Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp
-
333 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản, trong đó 45% thuộc các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2:
Đầm phá là vùng nước ở cửa sông ven biển ->có môi trường nước lợ.
=>Thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ
=>Chọn B
-Các ao hồ, sông ngòi, kênh rạch là môi trường nuôi trồng thủy sản nước ngọt
=>Loại đáp án A, C, D
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất cả nước.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Viêt Nam trang 20:
B1. Nhận biết kí hiệu sản lượng thủy sản khai thác (cột màu hồng) và nuôi trồng (cột màu xanh)
B2. Xác định được:- tỉnh Bạc Liêu có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác (cột màu xanh cao hơn).
- Các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định có sản lượng thủy sản nuôi trồng thấp hơn khai thác (cột màu xanh thấp hơn)
=>Loại đáp án A, B, C
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết, tỉnh Quảng Bình có giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ở mức là
Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20:
B1. Nhận biết kí hiệu giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm– ngư nghiệp
B2. Xác định vị trí tỉnh Quảng Bình và tìm ra giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ở mức từ trên 20 đến 30%(nền màu hồng nhạt nhất).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
Ngư trường trọng điểm nằm ngoài khơi xa của vùng biển nước ta là
Xác định từ khóa: ngư trường nằm ngoài khơi xa
=>Ngư trường trọng điểm nằm ngoài xa khơi là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
Thuận lợi về kinh tế - xã hội đối với ngành thủy sản nước ta là
Xác định từ khóa: thuận lợi về kinh tế - xã hội
=>Thuận lợi về kinh tế - xã hội đối với ngành thủy sản nước ta là thị trường ngoài nước về thủy sản mở rộng
- Đáp án A, B, D là những thuận lợi về điều kiện tự nhiên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8:
Phát biểu nào không đúngvới hoạt động khai thác thủy sản của nước ta hiện nay
Nước ta tiếp giáp vùng biển rộng lớn, nhiều ngư trường trọng điểm với nguồn lợi thủy hải sản dồi dào
=>Hoạt động đánh bắt thủy sản vùng biển ven bờ và hiện nay là ngoài khơi xa được đẩy mạnh, mang lại sản lượng thủy hải sản vô cùng lớn.
=>Nhận xét: Khai thác thủy sản nội địa là chủ yếu là không đúng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9:
Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10:
Do khai thác quá mức kết hợp với nhiều hình thức khai thác trái phép (như nổ mìn..), ô nhiễm môi trường biển đã làm cho nguồn lợi thủy sản ven bờ bị suy giảm
=>Đây là khó khăn mà các địa phương vùng ven biển nước ta đang phải đối mặt.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11:
Giải pháp quan trọng nhất để phát triển đánh bắt xa bở ở nước ta:
Đánh bắt xa bờ đòi hỏi phương tiện đánh bắt hiện đại, tàu thuyền công suất lớn để có thể đi xa và khai thác nguồn lợi ở vùng biển sâu.
- Tuy nhiên ở nước ta phương tiện đánh bắt còn thô sơ, cần chi phí đầu tư về vốn lớn để đổi mới phương tiện hiện đại
=>Khó khăn cần giải quyết khi đánh bắt xa bở ở nước ta là: Tăng cường tàu thuyền có công suất lớn, trang bị hiện đại.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12:
Vùng vừa có thế mạnh về chăn nuôi trâu bò, vừa có thế mạnh về đánh bắt thủy sản:
Vùng có thế mạnh cả về chăn nuôi trâu bò và đánh bắt thủy sản là Trung du miền núi Bắc Bộ. Nhờ có địa hình miền núi với các đồng cỏ lớn; vùng biển Quảng Ninh có nguồn lợi hải sản lớn (ngư trường trọng điểm Hải Phòng – Quảng Ninh).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13:
Thuận lợi chủ yếu cho việc nuôi trồng thuỷ sản là:
Xác định từ khóa “ thuận lợi cho nuôi trồng”
=>các bãi triều đầm phá, cánh rừng ngập mặn là những môi trường hết sức thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14:
Cho bảng số liệu:
Sản lượng thuỷ sản ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2015
(Đơn vị: nghìn tấn)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Theo số liệu ở bảng trên, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2015?
Xét lần lượt các đáp án:- Tổng sản lượng thủy sản tăng: 6582.1/ 2250.9 = 2,92 lần
=>Nhận xét A: tổng sản lượng thủy sản tăng 5,5 lần =>Sai
- Thủy sản khai thác tăng: 3049,9 / 1660,9 = 1,84 lần.
- Thủy sản nuôi trồng tăng: 3532,2 / 590,0 = 6 lần
=>Nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác (6>1,84)
=>Nhận xét B: Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng =>Sai
- Nhận xét D.Sản lượng thuỷ sản khai thác luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta =>Sai
- Nhận xét C: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh và vượt sản lượng thuỷ sản khai thác trong giai đoạn 2010 – 2015. =>Đúng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15:
Năng suất lao động của hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp chủ yếu là do
Vùng biển nước ta còn nhiều tiềm năng ở khu vực xa bờ.
Tuy nhiên do phương tiện tàu thuyền còn lạc hậu nên hoạt động đánh bắt xa bờ cũng như khả năng khai thác con yếu kém
=>Năng suất khai thác thấp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16:
Mỗi năm nước ta có hàng nghìn ha rừng bị chặt phá và cháy, nghiêm trọng nhất là ở Tây Nguyên.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12:
B1. Xem kí hiệu rừng ngập ở bảng chú giải.
B2. Xác định các khu vực phân bố:
Kí hiệu rừng ngập mặn được thể hiện nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
=>rừng ngập mặn ven biển nước ta tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18:
Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 12:
B1. Xem kí hiệu rừng ôn đới núi cao ở bảng chú giải (màu xanh tím than)
B2. Xác định các khu vực phân bố:
Kí hiệu rừng ôn đới núi cao chỉ thể hiện ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn (thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ)
=>Ở nước ta, rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19:
- Hoạt động lâm nghiệp của nước ta gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng),khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20:
Rừng phòng hộ thường tập trung ở khu vực nào?
- Rừng phòng hộ bao gồm các khu rừng đầu nguồn, rừng chắn cát ven biển, rừng ngập mặn.
- Dọc theo các lưu vực sông lớn là các khu rừng đầu nguồn có tác dụng rất lớn đối với việc điều hòa nước sông, chống lũ, chống xói mòn. Các cánh rừng ven biển có tác dụng chắn sóng, hạn chế nạn cát bay, cát chảy.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 21:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào có tỉ lệ rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60%?
Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20:B1. Xác định kí hiệu màu thể hiện: tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60% (màu xanh lá đậm nhất)
B2. Xác định được khu vực có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60% là Lâm Đồng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 22:
Ý nghĩa kinh tế của rừng được biểu hiện ở việc
Ý nghĩa kinh tế của rừng là cung cấp nhiều lâm sản và các dược liệu
=>Đáp án C đúng
- Các đáp án A, B, D là ý nghĩa về bảo vệ môi trường tự nhiên và sự đa dạng sinh học.
=>Loại A, B, D
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23:
B1. Xem kí hiệu vườn quốc gia ở Atlat trang 3.
B2.Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 12
=>Xác định vị trí các vườn quốc gia đã cho: Xuân Thủy nằm trên vùng đất thuộc tỉnh Nam Định, Cát Tiên thuộc tỉnh Lâm Đồng, Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình.
=>Cả 3 vườn quốc gia này đều nằm trên đất liền. =>loại A, C, D
=>Vườn quốc gia Cát Bà nằm trên đảo Cát Bà (Hải Phòng)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24:
Căn cứ vào bản đồ Lâm nghiệp ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20:
B1.
- Nhận dạng kí hiệu thể hiện giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2007 của các tỉnh là các cột màu hồng.
- Xác định phạm vi vùng Bắc Trung Bộ (dựa vào Atlat trang 27)
B2. Tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp cao nhất vùng Bắc Trung Bộ là Nghệ An (kí hiệu cột màu hồng cao nhất).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25:
Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi và có vùng rừng ngập mặn ven biển.
=>độ che phủ rừng lớn, hầu hết các vùng lãnh thổ ở miền núi phía Tây và cả vùng đồng bằng ven biển đều phát triển ngành lâm nghiệp
=>Do vậy, lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết vùng lãnh thổ nước ta.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 26:
Các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản thường phân bố ở
Các xí nghiệp gỗ và lâm sản sử dụng nguồn nguyên liệu từ gỗ.
=>Vì vậy chúng phân bố chủ yếu ở gần các vùng nguyên liệu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27:
Phát biểu nào sau đây không đúngvới hoạt động trồng rừng ở nước ta
Diện tích trồng rừng nước ta chủ yếu là rừng sản xuất (gồm rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa) và rừng phòng hộ.
=>Đáp án C: Rừng trồng chỉ có rừng sản xuất =>Không đúng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 28:
Nhận định không đúng về vai trò của tài nguyên rừng là
Xác định từ khóa “không đúng về vai trò”
- Vai trò của rừng là: cung cấp nguyên liệu cho các ngành sx chế biến gỗ; tăng thu nhập, bảo vệ môi trường sinh thái (hạn chế lũ lụt thiên tai, xói mòn, điều hòa khí hậu, giữ nước...)
=>Nhận định B, C, D thể hiện đúng vai trò của rừng =>Loại
- Nhận định A chưa chính xác
Đáp án cần chọn là: A
Câu 29:
Dọc duyên dải miền Trung, phổ biến loại rừng nào?
Dọc bờ biển Duyên hải miền Trung có nhiều bãi cát lớn ->thường xảy ra hiện tượng cát bay, cát chảy; mặt khác sóng biển cũng dễ gây sạt lở bờ biển.
=>Cần trồng rừng phòng hộ ven biển để chắn cát, hạn chế ảnh hưởng của sóng biển, hiện tượng sạt lở bờ biển.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 30:
Các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ do
Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ là 2 vùng có diện tích rừng còn lại lớn nhất ở nước ta.
=>tạo nguồn nguyên liệu phong phú
=>là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.
Đáp án cần chọn là: A