Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh
-
420 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Nhật Bản diễn ra nghiêm trọng nhất là trong nông nghiệp. Do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành này.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:
Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3:
Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Năm 1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4:
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản, mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5:
Năm 1933, Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn, đưa Phổ Nghi - vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc lên đứng đầu, gọi là Mãn Châu quốc. Sự kiện Mãn Châu chính là ngòi lửa của cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc với quy mô ngày càng lớn, đánh dấu việc hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:
Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản đã góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của nước này
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
Năm 1929, sự sụp đổ của thị trường chứng khoản Mĩ dẫn đến cuộc đại suy thoái của chủ nghĩa tư bản nói chung, đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản giảm sút trầm trọng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:
Cuộc khủng hoảng đạt đến đỉnh điểm vào năm 1931, gây nên những hậu quả xã hội tai hại: nông dân bị phá sản, mất mùa, đói kém. Số công nhân thất nghiệp lên đến 3 triệu người. Mâu thuẫn xã hội và cuộc đấu tranh của những người lao động diễn ra quyết liệt.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9:
Đâu không phải là thách thức Nhật Bản phải đối mặt từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX?
Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề như khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu, đặc biệt là tình trạng nông nghiệp giảm sút trầm trọng do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành này. Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa do đang trong cuộc khủng hoảng thừa.
Đáp án C: tình trạng nhập cư không phải khó khăn đối với Nhật Bản từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10:
Nguyên nhân chủ yếu nào thôi thúc giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc trong đầu những năm 30 của thế kỉ XX?
Nhật Bản bên cạnh việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang còn tiến hành chiến tranh xâm lược Trung Quốc do: Thị trường Trung Quốc rộng lớn, nơi tập trung 82% tổng số vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản, Trung Quốc luôn là đối tượng Nhật Bản muốn độc chiếm từ lâu. Tháng 9-1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11:
Cách thức tiến hành quân phiệt hóa ở Nhật Bản có điểm gì khác so với Đức?
- Nhật Bản: do có sẵn chế độ chuyên chế Thiên Hoàng, quá trình này diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.
-Đức: quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12:
Đâu không phải là nguyên nhân khiến Nhật Bản lựa chọn đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để cứu vãn hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933?
Nguyên nhân khiến Nhật Bản lựa chọn đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để cứu vãn tình trạng khủng hoảng là
- Nhật Bản là một nước đế quốc trẻ có rất ít thuộc địa. Bản thân Nhật Bản lại là nước nghèo tài nguyên, thị trường nội địa yếu =>Nhật Bản luôn rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu, thị trường để phát triển
- Nhật Bản là nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) nhưng lại không nhận được nhiều quyền lợi đặc biệt là ở hội nghị Oasinhtơn (1921) =>tâm lý bất bất mãn và muốn phá bỏ hệ thống Vécxai- Oasinhtơn
- Lịch sử phát triển của Nhật Bản luôn gắn với vai trò của tầng lớp võ sĩ samurai =>ảnh hưởng của truyền thống quân phiệt
Đáp án D: Sự dung dưỡng các thế lực phát xít của Mĩ, Anh, Pháp không phải là nguyên nhân khiến Nhật Bản lựa chọn đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để cứu vãn hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13:
Nguyên nhân chủ yếu nào khiến cho quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật diễn ra lâu dài?
Quá trình quân phiệt hóa của Nhật Bản kéo dài trong những năm 30 của thế kỉ XX là do có những mâu thuẫn, bất đồng giữa phái “sĩ quan trẻ” (được quan chức cấp thấp và giai cấp tư sản mới ủng hộ) với phái “sĩ quan già” (được quan chức cấp cao và các tập đoàn tư bản lâu đời ủng hộ). Từ năm 1937. Giới cầm quyền Nhật Bản đã chấm dứt cuộc đấu tranh nội bộ và tập trung vào quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14:
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 có tác động như thế nào đến các tập đoàn tư bản độc quyền ở Nhật Bản?
Khủng hoảng kinh tế đã đẩy mạnh quá trình tập trung sản xuất và tăng cường quyền lực cho các tập đoàn tư bản lớn (daibátxưi), nắm giữ các vị trí then chốt trong nền kinh tế và chi phối đời sống chính trị, xã hội ở Nhật Bản
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15:
Điểm khác trong chính sách đối ngoại của Mĩ và Nhật Bản trong những năm 1929-1939 là
Chính sách đối ngoại của Mĩ và Nhật Bản trong những năm 1929 – 1939:
- Mĩ:trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trước các xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.
- Nhật Bản:Tăng cường chạy đua vũ trang, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Nhật là lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16:
Từ những cuộc biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền đã dẫn đến phong trào thành lập Mặt trận Nhân dân, tập hợp đông đảo các tầng lớp xã hội.
=>Mặt trận Nhân dân được thành lập ở Nhật Bản là kết quả của cuộc biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền Nhật Bản.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17:
Cả hai nước phát xít Đức và Nhật đều là những nước đế quốc trẻ. Do có nền kinh tế phát triển sau các nước đế quốc Anh, Pháp,… nhưng lại có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ. Hai nước đế quốc đã sớm nuôi âm mưu dùng vũ lực, gây ra một cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Đáp án A: điểm đặc trưng thuộc về phát xít Đức. Đáp án C, D là đặc điểm của phát xít Nhật.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18:
Điểm khác trong quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước của nước Đức với Nhật Bản là diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít. Còn ở Nhật Bản là diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh xâm lược.
Đáp án cần chọn là: B