Cấu tạo của từ
-
452 lượt thi
-
32 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các từ “đèm đẹp, tôn tốt, ang ác, anh ách” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “đèm đẹp, tôn tốt, ang ác, anh ách ” thuộc nhóm từ láy toàn bộ (biến đổi phụ âm cuối p -> m; t -> n; ch -> nh; c -> ng)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2:
Các từ “vội vã, phờ phạc, gượng gạo, mập mạp” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “vội vã, phờ phạc, gượng gạo, mập mạp ” thuộc nhóm từ láy bộ phận (láy phụ âm đầu)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
Các từ “thúng mủng, mặt mũi, buôn bán, phẳng lặng” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “thúng mủng, mặt mũi, buôn bán, phẳng lặng ” thuộc nhóm từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa giống nhau.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4:
Các từ “xe cộ, treo pheo, gà qué, chợ búa” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “xe cộ, treo pheo, gà qué, chợ búa” thuộc nhóm từ ghép tổng hợp. (Bởi vì các từ đã cho đều thuộc trường hợp một tiếng có nghĩa, một tiếng đã mất nghĩa, nhưng hai tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp chúng vào nhóm từ ghép)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5:
Các từ “Chim chóc, đất đai, tuổi tác, thịt thà” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “Chim chóc, đất đai, tuổi tác, thịt thà” thuộc nhóm từ láy phụ âm đầu. Bởi vì các từ đã cho đều thuộc trường hợp 1 tiếng có nghĩa, 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng lại có quan hệ về âm (láy phụ âm đầu).
Đáp án cần chọn là C
Câu 6:
Các từ “học hỏi, bạn bè” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “học hỏi, bạn bè” thuộc nhóm từ ghép tổng hợp.
Đáp án cần chọn là A
Câu 7:
Các từ “đi đứng, tươi tốt, mơ mộng, hốt hoảng” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “đi đứng, tươi tốt, mơ mộng, hốt hoảng” thuộc nhóm các từ ghép giữa trên 2 từ tố có nghĩa giống nhau.
Đáp án đúng là A
Câu 8:
Các từ “cây cối, máy móc, da dẻ, múa may” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “cây cối, máy móc, da dẻ, múa may” thuộc nhóm từ láy phụ âm đầu. Bởi vì các từ đã cho đều thuộc trường hợp 1 tiếng có nghĩa, 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng lại có quan hệ về âm (láy phụ âm đầu).
Đáp án cần chọn là C
Câu 9:
Các từ “thảm thương, nứt nẻ, buôn bán, phố phường”thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “thảm thương, nứt nẻ, buôn bán, phố phường”thuộc nhóm từ ghép tổng hợp.
Đáp án cần chọn là A
Câu 10:
Các từ “luộc khoai, đạp xe, rán bánh, nướng bánh” thuộc nhóm từ nào?
Trảlời:
Các từ “luộc khoai, đạp xe, rán bánh, nướng bánh” là từ ghép.
Đáp án cần chọn là B
Câu 11:
Các từ “líu lo, nhí nhảnh, róc rách” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “líu lo, nhí nhảnh, róc rách, não nề” thuộc nhóm từ láy bộ phận (phụ âm đầu).
Đáp án cần chọn là C
Câu 12:
Các từ “bảo ban, bồng bế, đấu đá, đèn đuốc” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “bảo ban, bồng bế, đấu đá, đèn đuốc” thuộc nhóm từ ghép tổng hợp bởi vì 2 thành tố tạo thành từ đều có nghĩa. Sự trùng hợp về âm thanh giữa các tiếng chỉ mang tính chất ngẫu nhiên.
Đáp án cần chọn là A
Câu 13:
Các từ “thằn lằn, chích chòe” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “thằn lằn, chích chòe” thuộc nhóm từ láy bộ phận bởi vì các từ này đều không xác định được tiếng gốc, nhưng có quan hệ về âm với nhau: thằn lằn (láy vần "ăn"), chích chòe (láy phụ âm đầu "ch")
Đáp án cần chọn là D
Câu 14:
Các từ “ồn ào, ầm ĩ, ấm áp” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “ồn ào, ầm ĩ, ấm áp” thuộc nhóm từ láy khuyết phụ âm đầu bởi vì các từ này đều có một tiếng có nghĩa và một tiếng không có nghĩa nhưng các tiếng trong từ được biểu hiện trên chữ viết không phụ âm đầu thì cũng được xếp vào nhóm từ láy (láy khuyết phụ âm đầu).
Đáp án cần chọn là A
Câu 15:
Các từ “cay cú, chen chúc, phanh phui, mịt mùng, chăm chút” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “cay cú, chen chúc, phanh phui, mịt mùng, chăm chú” thuộc nhóm từ láy phụ âm đầu.
Đáp án cần chọn là A
Câu 16:
Các từ “đền đài, gậy gộc, mưa móc, thuốc thang” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “đền đài, gậy gộc, mưa móc, thuốc thang ” thuộc nhóm từ từ ghép. Bởi vì những từ này cả hai yếu tố cấu thành nó đều có nghĩa: gộc: gốc tre già, móc: sương buổi sớm, thang: dược liệu để dẫn các vị thuốc chính trong một thang thuốc bắc hoặc thuốc nam, đài: công trình xây dựng trên nền cao, thường không có mái che hoặc nơi để cắm nến thờ cúng.
Đáp án cần chọn là A
Câu 17:
Các từ “bạn hữu, trông nom, thuốc thang” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “bạn hữu, trông nom, thuốc thang ” thuộc nhóm từ ghép đẳng lập bởi vì cả hai yếu tố đều có nghĩa và có quan hệ đẳng lập với nhau: hữu (bạn), nom (trông), thang (dược liệu để dẫn các vị thuốc chính trong một thang thuốc bắc hoặc thuốc nam).
Đáp án cần chọn là A
Câu 18:
Trong các từ sau đây, từ nào không phải từ láy?
Trảlời:
Trong các từ trên từ xinh xắn, gần gũi, dễ dànglà các từ láy phụ âm đầu.
Từ không phải từ láy là từ đông đủ, bởi vì đây là từ mà hai yếu tố cấu thành đông, đủ đều có nghĩa.
Đáp án cần chọn là B
Câu 19:
Trong các từ sau, từ nào là láy toàn bộ?
Trảlời:
- Từ mạnh mẽ, mong manh là từ láy phụ âm đầu.
- Từ ấm áp là từ láy khuyết phụ âm đầu.
- Từ thăm thẳm là từ láy toàn bộ (có biến đổi thanh điệu).
Đáp án cần chọn là D
Câu 20:
Các từ “long lanh, khó khăn, vi vu, nhỏ nhắn, bồn chồn, linh tinh, lấp lánh” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ đã cho thuộc kiểu từ láy bộ phận:
- Từ láy phụ âm đầu: long lanh, khó khăn, vi vu, nhỏ nhắn, lấp lánh.
- Từ láy vần: linh tinh.
Đáp án cần chọn là A
Câu 21:
Các từ “ngời ngời, hiu hiu, loang loáng, thăm thẳm” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “ngời ngời, hiu hiu, loang loáng, thăm thẳm” thuộc nhóm từ láy toàn bộ
- ngời ngời, hiu hiu: láy toàn bộ
- loang loáng, thăm thẳm: láy toàn bộ có biến đổi thanh điệu.
Đáp án cần chọn là A
Câu 22:
Các từ “lạnh lùng, lạnh lẽo, nhanh nhảu, nhanh nhẹn” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “lạnh lùng, lạnh lẽo, nhanh nhảu, nhanh nhẹn” thuộc nhóm từ láy bộ phận (phụ âm đầu).
Đáp án cần chọn là D
Câu 23:
Các từ “bổi hổi bồi hồi, nham nham nhở nhở, cảu nhảu càu nhàu, nhăn nhăn nhở nhở” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “bổi hổi bồi hồi, nham nham nhở nhở, cảu nhảu càu nhàu, nhăn nhăn nhở nhở” thuộc nhóm từ láy toàn bộ. Vì bản chất của các từ này là láy toàn bộ với đơn vị gốc là hai âm tiết: bồi hồi, nham nhở, càu nhàu, nhăn nhở.
Đáp án cần chọn là B
Câu 24:
Các từ “bắng nhắng, luẩn quẩn, lừng khừng, lúng túng” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “bắng nhắng, luẩn quẩn, lừng khừng, lúng túng” thuộc nhóm từ láy bộ vận (láy vần).
Đáp án cần chọn là B
Câu 25:
Các từ “bắng nhắng, luẩn quẩn, lừng khừng, lúng túng” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “bắng nhắng, luẩn quẩn, lừng khừng, lúng túng” thuộc nhóm từ láy bộ vận (láy vần).
Đáp án cần chọn là B
Câu 26:
Các từ “lềnh bềnh, lanh chanh, lông bông, cheo leo” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “lềnh bềnh, lanh chanh, lông bông, cheo leo” thuộc nhóm từ láy vần.
Đáp án cần chọn là B
Câu 27:
Các từ “gọn ghẽ, gầy gò, gân guốc, gượng gạo” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “gọn ghẽ, gầy gò, gân guốc, gượng gạo” thuộc nhóm từ láy phụ âm đầu (g - gh)
Đáp án là C
Câu 28:
Các từ “im ắng, ao ước, yếu ớt” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “im ắng, ao ước, yếu ớt” thuộc nhóm từ láy khuyết phụ âm đầu bởi vì các từ này đều có một tiếng có nghĩa và một tiếng không có nghĩa nhưng các tiếng trong từ được biểu hiện trên chữ viết không phụ âm đầu thì cũng được xếp vào nhóm từ láy (láy khuyết phụ âm đầu)
Đáp án cần chọn là D
Câu 29:
Các từ “khô cằn, giá lạnh, lan tỏa” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ khô cằn, giá lạnh, lan tỏa” thuộc nhóm từ ghép tổng hợp.
Đáp án cần chọn là A
Câu 30:
Các từ “nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm” thuộc nhóm từ láy phụ âm đầu bởi vì các từ này đều không xá định được tiếng gốc, nhưng có quan hệ về âm với nhau (láy phụ âm đầu)
Đáp án cần chọn là D
Câu 31:
Các từ “sôi nổi, lúng túng, tưng bừng, bối rối” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ ““sôi nổi, lúng túng, tưng bừng, bối rối” thuộc nhóm từ láy bộ phận.
Đáp án cần chọn là B
Câu 32:
Các từ “lơ lửng, la liệt, nhẹ nhõm” thuộc nhóm từ nào?
Trả lời:
Các từ “lơ lửng, thăm thẳm, la liệt” thuộc nhóm từ láy phụ âm đầu.
Đáp án cần chọn là D