Đề ôn luyện thi THPTQG Sinh Học có lời giải (Đề số 12)
-
6673 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong tế bào các lọai axit nuclêic nào sao đây có kích thước lớn nhất
Đáp án A
Trong tế bào, ADN có kích thước lớn nhất
Câu 2:
Vùng nuclêôtit ở đầu mút NST có chức năng
Đáp án C
Vùng nuclêôtit ở đầu mút NST có chức năng ngăn NST dính vào nhau
Câu 3:
Các nhóm động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là
Đáp án A
Các nhóm động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là: Động vật đơn bào
Câu 4:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án B
B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể. à sai
Câu 5:
Trong quá trình tạo ADN tái tổ hợp, enzim nối (ligaza) làm nhiệm vụ
Đáp án B
Trong quá trình tạo ADN tái tổ hợp, enzim nối (ligaza) làm nhiệm vụ xúc tác hình thành liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit của ADN cần chuyển và thể truyền
Câu 6:
Trong quang hợp ở thực vật, pha sáng cung cấp cho pha tối sản phẩm nào sau đây?
Đáp án D
Trong quang hợp ở thực vật, pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho pha tối
Câu 7:
Nhân tố tiến hóa nào sau đây chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không thay đổi tần số alen
Đáp án B
Giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không thay đổi tần số alen
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây là sai về tiến hóa nhỏ
Đáp án D
D. Cá thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa. à sai, quần thể là đơn vị của tiến hóa
Câu 9:
Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
Đáp án A
A. Trong những điều kiện nhất định, diễn thế thứ sinh có thể tạo ra một quần xã ổn định. à đúng
B. Diễn thế nguyên sinh bắt đầu sau khi một quần xã bị phá hủy hoàn toàn bời thiên tai hoặc con người à sai, diễn thế nguyên sinh bắt đầu từ vùng đất chưa có sự sống.
C. Động lực chủ yếu của quá trình diễn thế là sự thay đổi của môi trường. à sai, động lực của diễn thế là cạnh tranh trong quần xã.
D. Hoạt độ ng của con người luôn gây hại cho quá trình diễn thế sinh thái của các quần xã tự nhiên. à sai, hoạt động của con người có thể là có lợi cho diễn thế
Câu 10:
Khi nói về tháp sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án D
A. Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, đáy lớn, đỉnh nhỏ . à đúng
B. Tháp số lượng và tháp sinh khối có thể bị biến dạng, tháp trở nên mất cân đối. à đúng
C. Trong tháp năng lượng, năng lượng vật làm mồi bao giờ cũng đủ đến dư thừa để nuôi vật tiêu thụ mình. à đúng
D. Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước thường mất cân đối do sinh khối của sinh vật tiêu thụ nhỏ hơn sinh khối của sinh vật sản xuất. à sai
Câu 11:
Ở một loài, khi thực hiện 3 phép lai thu được các kết quả sau:
+ Xanh x Vàng → 100% xanh
+ Vàng x Vàng → 3 vàng : 1 đốm
+ Xanh x Vàng → 2 xanh : 1 vàng : 1 đốm
Quy luật di truyền chi phối các phép lai trên là
Đáp án C
Phép lai thứ nhất xanh là trội so với vàng.Quy ước: A- xanh, a- vàng. Phép lai: AAxaa
Phép lai thứ hai vàng là trội so với đốm.a- vàng, a1- đốm. Phép lai: aa1 x aa1
Phép lai thứ ba: Aa1 x aa1.
Như vậy một tính trạng có ba alen cùng quy định.
Tính trạng chịu sự chi phối của gen đa alen
Câu 12:
Cho các nhận xét về hình vẽ sau
1. Hình 1 là diễn tả quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực, hình 2 diễn tả quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ.
2. ADN của sinh vật nhân sơ có cấu tạo mạch vòng, ADN của sinh vật nhân thực có cấu tạo mạch thẳ ng
3. Trên phân tử ADN của sinh vật nhân thực có nhiều điểm khởi đầu tái bản
4. Thực chất trên toàn bộ phân tử ADN ở cả sinh vật nhân thực và nhân sơ mạch mới đều được tổng hợp gián đoạn
5. Các đoạn Okazaki chỉ hình thành trên 1 mạch của phân tử ADN mới tổng hợp
Số đáp án đúng là
Đáp án B
1. Hình 1 là diễn t ả quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực, hình 2 diễn tả quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ. à sai, hình 1 là nhân đôi của nhân sơ, hình 2 là của nhân thực.
2. ADN của sinh vật nhân sơ có cấu tạo mạch vòng, ADN của sinh vật nhân thực có cấu tạo mạch thẳng à đúng
3. Trên phân tử ADN của sinh vật nhân thực có nhiều điểm khởi đầu tái bản à đúng
4. Thực chất trên toàn bộ phân tử ADN ở cả sinh vật nhân thực và nhân sơ mạch mới đều được tổ ng hợp gián đoạn à sai
5. Các đoạn Okazaki chỉ hình thành trên 1 mạch của phân tử ADN mới tổ ng hợp à đúng
Câu 13:
Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các đột biến đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào
II. Đột biến lệ ch bội có thể làm giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào
III. Trong tự nhiên, rất ít gặp thể đa bội ở động vật
IV. Đều là đột biến thể ba nhưng thể ba ở các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì sẽ biểu hiện thành kiểu hình khác nhau
Đáp án D
I. Tất cả các đột biến đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào. à đúng
II. Đột biến lệ ch bội có thể làm giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào. à đúng
III. Trong tự nhiên, rất ít gặp thể đa bội ở động vật. à đúng
IV. Đều là đột biến thể ba nhưng thể ba ở các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì sẽ biểu hiện thành kiểu hình khác nhau. à đúng
Câu 14:
Có mấy tác nhân ngoại cảnh sau đây ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở cây?
I. Các ion khoáng. II. Ánh sáng. III. Nhiệt độ .
IV. Gió. V. Nước.
Đáp án D
Các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở cây:
I. Các ion khoáng; II. Ánh sáng; III. Nhiệt độ ; IV. Gió; V. Nước
Câu 15:
Nghiên cứu tốc độ gia tăng dân số ở một quần thể người với qui mô 1 triệu dân vào năm 2016. Biết rằng tốc độ sinh trung bình hằng năm là 3%, tỷ lệ tử là 1%, tỷ lệ xuất cư là 2%, tỷ lệ nhập cư là 1%. Dân số của thành phố sẽ đạt giá trị bao nhiêu vào năm 2026
Đáp án A
Tỉ lệ gia tăng trung bình hàng năm của thành phố là : 3% - 1% - 2% + 1% = 1% = 0,01. Vào năm 2026 – tức là sau 10 năm, dân số thành phố sẽ đạt: 1 000 000 x (1 + 0,01)x10 = 1104622
Câu 16:
Có mấy nhận định dưới đây đúng với các chuỗi pôlipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân chuẩn?
(2) Đều được bắt đầu tổng hợp bằng axitamin mêtiônin.
(3) Axitamin ở vị trí đầu tiên bị cắt bỏ sau khi chuỗi pôlipeptit tổng hợp xong.
(4) Axitamin mêtiônin chỉ có ở vị trí đầu tiên của chuỗi pôlipeptit.
(5) Chỉ được sử dụng trong nội bộ tế bào đã tổng hợp ra nó
Đáp án A
(1) Luôn diễn ra trong tế bào chất của tế bào. à đúng
(2) Đều được bắt đầu tổng hợp bằng axitamin mêtiônin. à đúng
(3) Axitamin ở vị trí đầu tiên bị cắt bỏ sau khi chuỗi pôlipeptit tổng hợp xong à đúng
(4) Axitamin mêtiônin chỉ có ở vị trí đầu tiên của chuỗi pôlipeptit. à sai, axit metionin ngoài có ở đầu chuỗi polipeptit, nó còn ở nhiều vị trí khác nữa
(5) Chỉ được sử dụng trong nội bộ tế bào đã tổng hợp ra nó à sai, các chuỗi polipeptit được tổng hợp ra có thể được “gói” vào trong các túi lipid để đưa đến nơi mà nó được sử dụng
Câu 17:
Khẳng định nào sau đây không đúng?
Đáp án B
A. Mỗi quần xã thường có một số lượng loài nhất đinh, khác với quần xã khác. à đúng
B. Các quần xã ở vùng ôn đới do có điều kiện môi trường phức tạp nên độ đa dạng loài cao hơn các quần xã ở vùng nhiệt đới. à sai, quần xã ôn đới ít đa dạng hơn quần xã nhiệt đới.
C. Tính đa dạng về loài của quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, sự thay đổi môi trường vô sinh. à đúng
D. Quần xã càng đa dạng về loài bao nhiêu thì số lượng cá thể của mỗi loài càng ít bấy nhiêu. à đúng
Câu 18:
Khi nồng độ ion H+ trong máu tăng, quá trình hô hấp ở cơ thể động vật sẽ
Đáp án C
Khi nồng độ ion H+ trong máu tăng, quá trình hô hấp ở cơ thể động vật sẽ tăng nhịp và tăng cường độ
Câu 19:
Trong các quá trình tiến hóa, để một hệ thống sinh học ở dạng sơ khai nhất có thể sinh sôi được, thì ngoài việc nó nhất thiết phải có những phân tử có khả năng tự tái bản, thì còn cần năng lượng và hệ thống sinh sản. Thành phần tế bào nào dưới đây nhiều khả năng hơn cả cần có trước tiên để có thể tạo ra một hệ thống sinh học có thể tự sinh sôi?
Đáp án B
Để 1 hệ thống sinh học ở dạng sơ khai nhất có thể sinh sôi thì ngoài việc phải có những phân tử có khả năng tự tái bản thì nó còn câng 1 lớp màng bao bọc, có khả năng trao đổi các chất với môi trường
Ví dụ như ở giọt côaxecva, có các đặc tính sơ khai của sự sống, nó có lớp lipit bao bọc bên ngoài
Câu 20:
Phương pháp nào sau đây tạo được loài mới?
Đáp án A
A. Dung hợp tế bào trần, nuôi tế bào lai phát triển thành cây, tách các tế bào từ cây lai và nhân giống vô tinh invitroà đúng, dung hợp tế bào trần tạo ra con lai có mang bộ NST của 2 loài và cách li sinh sản với loài gốc
Câu 21:
Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào dưới đây là không chính xác?
Đáp án D
A. Quá trình trao đổi chéo không cân xảy ra giữa các chromatile không chị em trong cặp NST tương đồng làm xuất hiện đột biến lặp đoạn NST. à đúng
B. Đột biến đảo đoạn NST góp phần làm xuất hiện loài mới. à đúng
C. Trong một số trường hợp, đột biến mất đoạn nhỏ có thể có lợi cho sinh vật vì nó giúp loại bỏ gen có hại cho quần thể à đúng
D. Có thể sử dụng đột biến lặp đoạn NST để xây dựng bản đồ gen à sai
Câu 22:
Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào những hoạt động nào sau đây:
(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn .
(2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng nhỏ để thu được năng suất càng cao.
(3) Trồng các loài cây đúng thời vụ.
(4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong cùng một ao nuôi
Đáp án A
Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào những hoạt động:
(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn .
(3) Trồng các loài cây đúng thời vụ.
(4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong cùng một ao nuôi
Câu 23:
Một số đột biến ở ADN ti thể có thể gây bệnh ở người gọi là bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON). Bệnh này đặc trưng bởi chứng mù đột phát ở người lớn. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Đáp án B
Một số đột biến ở ADN ti thể có thể gây bệnh ở người gọi là bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON). Bệnh này đặc trưng bởi chứng mù đột phát ở người lớn.
B. Một người sẽ bị bệnh LHON khi cả bố và mẹ đều phải bị bệnh. à đúng
Câu 24:
Nghiên cứu tăng trưởng của một quần thể sinh vật trong tự nhiên trong một khoảng thời gian nhất định, người ta nhận thấy đường cong tăng trưởng của quần thể có dạng như sau:
Khẳng định nào sau đây là phù hợp nhất ?
Đáp án A
Đây là tăng trưởng dạng chữ J (tăng trưởng theo tiềm năng sinh học)
A. Nhiều khả năng loài này có kích thước cơ thể nhỏ, vòng đời ngắn, tuổi sinh sản lần đầu đến sớ m. à đúng
Câu 25:
Biết rằng alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho hai cây (P) giao phấn với nhau, thu được F1. Trong tổng số cây ở F1, cây thân cao chiếm tỉ lệ 50% và cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 100%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, các phép lai nào dưới đây đều có thể cho kết quả như F1 ở trên?
(1). AaBB x aaBB. (2). AaBB x aaBb. (3). AaBb x aaBb.
(4). AaBb x aaBB (5). AB/aB x ab/ab (6). AB/aB x aB/ab
(7). AB/ab x aB/aB (8). AB/ab x aB/ab (9). Ab/ab x aB/ab
Đáp án D
Phép lai thỏa mãn: cao = A- = 50%; đỏ = B- = 100%: 1, 2, 4, 5, 6, 7.
A cao >> a thân thấp; B hoa đỏ >> b hoa tr ắng.
(1). AaBB x aaBB. à A-=50%, B-=100%
(2). AaBB x aaBb. à A-=50%; B-=100%
(3). AaBb x aaBb. à A-=50%; B-=75%
(4). AaBb x aaBB à A-=50%; B-=100%
(5). AB/aB x ab/ab à
(6). AB/aB x aB/ab
(7). AB/ab x aB/aB
(8). AB/ab x aB/ab
(9). Ab/ab x aB/ab
Câu 26:
Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nhưng có sự trao đổi chéo giữa các gen cùng nằm trên một NST, phép lai nào sau đây cho đời con có ít loại kiểu gen nhất:
Đáp án D
A. AB/ab Dd x AB/ab Dd à 40KG
B. AB/ab DD x AB/ab dd à 10KG
C. AB/ab Dd x Ab/ab dd à 16KG
D. Ab/ab Dd x Ab/ab dd à 6KG
Câu 27:
Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen qui định và trội hoàn toàn, hoán vị gen ở cả bố và mẹ đều với tần số 20%. Tiến hành phép lai Aa BD/bd x Aa Bd/bD thu được F1. Lấy ngẫu nhiên hai cá thể ở F1. Xác suất để thu được một cá thể có kiểu hình A-bbD- là bao nhiêu?
Đáp án C
P: Aa BD/bd x Aa Bd/bD (f 2 bên = 20%)
A-bbD- = 0,75x(0,25-aabb) = 0,75x(0,25-0,04) = 0,1575
Câu 28:
Trên một thảo nguyên, các con ngựa vằn mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các con côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này các con chim diệc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ, cũng như việ c chim diệc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến ngựa vằn. Chim mỏ đỏ (một loài chim nhỏ) thường bắt ve bét trên lưng ngựa vằn làm thức ăn. Số nhận định đúng về mối quan hệ giữa các loài:
(1) Quan hệ giữa ve bét và chim mỏ đỏ là mối quan hệ vật dữ - con mồi
(2) Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và ngựa vằn là mối quan hệ hợp tác.
(3) Quan hệ giữa ngựa vằn và côn trùng là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm (hãm sinh).
(4) Quan hệ giữa côn trùng và chim diệc là mối quan hệ vật dữ - con mồi.
(5) Quan hệ giữa chim diệc và ngựa vằn là mối quan hệ hội sinh.
(6) Quan hệ giữa ngựa vằn và ve bét là mối quan hệ ký sinh – vật chủ
Đáp án C
Ta có lưới thức ăn
à cả 6 ý đều đúng
Câu 29:
Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂AaBb x ♀ AaBb. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp NST Bb không phân li trong GP II. Cơ thể cái giảm phân bình thư ờng. Theo lý thuyết sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo tối đa bao nhiêu loại hợp tử khác nhau dạng 2n-1, dạng 2n-1-1, dạng 2n+1 và dạng 2n+1+1
Đáp án C
Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai
P: ♂AaBb x ♀ AaBb.
GP: (Aa,0,A,a)(BB, bb, 0, B,b) (A,a)(B,b)
Số KG có 2n-1 = 2x3+3x2 = 12
Số KG có 2n-1-1 = 2x2 = 4
Số KG có 2n+1 = 2x3 + 3x4 = 18
Số KG 2n+1+1 = 2x4 = 8
Câu 30:
Ở một loài thực vật, tính trạng khối lượng quả do nhiều cặp gen qui định nằm trên các cặp NST khác nhau di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp. Cho cây có quả nặng nhất 120g lai
với cây có quả nhẹ nhất 60 g được F1. Cho F1 giao phấn tự do được F1 có 7 loại kiểu hình về tính trạng khối lượng quả. Ở F2 loại cây có quả nặng 90g chiếm tỉ lệ:
Đáp án C
Có 7 loại KH à có 3 cặp gen tương tác cộng gộp
Nặng nhất 120g = AABBDD
Nhẹ nhất 60g = aabbdd
à 1 alen trội làm nặng thêm 10g
F2: 90g = 3 alen trội = C36/43 = 5/16
Câu 31:
Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN đư ợc gọi là nhiệt độ nóng chảy. Phân tử ADN có số liên kết hidro càng nhiều thì nhiệt độ nóng chảy càng cao và ngược lại. Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở mộ t số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 36 C ; B = 78 C ; C = 55 C ; D = 83 C ; E = 44 C. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ t ổ ng nucleotide của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?
Đáp án A
Liên kết A-T bằng 2 liên kết hidro
Liên kết G-X bằng 3 liên kết hidro
→ càng nhiều liên kết A-T , nhiệt độ nóng chảy càng giảm
Vậy trình tự sắp xếp theo nhiệt độ nóng chảy giảm là : D → B → C → E → A
→ vậy trình tự sắp xếp theo tỉ lệ (A+T)/ tổng số nu tăng dần là D → B → C → E → A
Câu 32:
Ở gà, giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Cho phép lai: Pt/c: gà lông dài, màu đen x gà lông ngắn, màu trắng thu được F1 toàn gà lông dài, màu đen. Cho gà trống F1 giao phối với gà mái chưa biết kiểu gen thu được F2 gồm:
+ Gà mái: 40% lông dài, màu đen: 40% lông ngắn, màu trắng: 10% lông dài, màu trắng: 10% lông ngắn, màu đen.
+ Gà trống: 100% lông dài, màu đen.
Biết một gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn, không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, tần số hoán vị gen của gà F1 là
Đáp án D
Ở gà con đực là XX, con cái là XY.
Dài đen x ngắn trắng → 100% dài đen
→ Quy ước A: lông dài > a: lông ngắn
B: màu đen > b: màu trắng.
Xét phép lai: ♂ F1 x ♀ chưa rõ
→F2: 100% ♂ dài đen
40%♀ dài đen: 40% ♀ ngắn trắng: 10%♀ dài trắng: 10% ♀ ngắn đen.
→ 2 gen đều nằm trên NST X và có hiện tượng hoán vị gen
Xét kiểu gen của ♀ ở F2: 40%
→ ♂ F1 cho 4 loại giao tử:
→ Tần số hoán vị gen f= 2.10%= 20%. → Đáp án D đúng
Câu 33:
Ở người, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST X tại vùng không tương đồng với NST Y gây ra. Giả sử trong một quần thể, người ta thống kê được số liệu như sau: 952 phụ nữ a có kiểu gen XDXD, 355 phụ nữ có kiểu gen XDXd, 1 phụ nữ có kiểu gen XdXd, 908 nam giới có kiểu gen XDY, 3 nam giới có kiểu gen XdY. Tần số alen gây bệnh (X) trong quần thể trên là bao nhiêu?
Đáp án B
Vì bệnh này do gen nằm trên NST X tại vùng không tương đồng với NST Y nên ta chỉ xét NST X lần lượt ở 2 giới:
- Giới cái chứa (952 + 355 + 1) X 2 = 2616 NST X
trong đó
- Giới đực chứa 908 + 3 = 911 NST X trong đó chiếm 3
=> Tần số alen gây bệnh trong quần thể là:
=> Đáp án B
Câu 34:
Ở người 2n=4, giả sử không có trao đổi chéo xảy ra ở cả 23 cặp NST tương đồng. Có bao nhiêu nhận định đúng dưới đây:
1. Số loại giao tử mang 5 NST từ bố là 3369
2. Xác suất một loại giao tử mang 5NST từ mẹ là C 23 / 2
3. Khả năng một người mang 1NST của ông nội và 21 NST của bà ngoại là 8,269.10
4. Xác suất sinh ra đứa trẻ nhận được 2 cặp NST mà trong mỗi cặp có 1 từ ông nội và 1 từ bà ngoại là 0,0236
Đáp án C
Ở người 2n=46, giả sử không có trao đổi chéo xảy ra ở cả 23 cặp NST tương đồng.
1. Số loại giao tử mang 5 NST từ bố là 3369 à sai, mang 5NST bố = C523 = 33649
2. Xác suất một loại giao tử mang 5NST từ mẹ là C 23 / 2 à sai, mang 5 NST từ mẹ = C523
3. Khả năng một người mang 1NST của ông nội và 21 NST của bà ngoại là 8,269.10 à đúng
à (C123xC2123)/423 = 8,629x10-11
4. Xác suất sinh ra đứa trẻ nhận được 2 cặp NST mà trong mỗi cặp có 1 từ ông nội và 1 từ bà ngoại là 0,0236 à (C123xC123)/423
Câu 35:
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cách dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho ruồi thân xám, cánh cụt giao phối với ruồi thân đen, cánh dài (P), thu được F1 gồm 100% ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi F1 giao phối với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là
Đáp án C
Ở ruồi giấm
A thân xám >> a thân đen; B cách dài >> b cánh cụt.
Hai cặp gen này nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường.
P: Ab/Ab x aB/aB
F1: Ab/aB
F2: 2 con thân xám, cánh dài: 1 con thân xám, cánh c ụt: 1 con thân đen, cánh dài
Câu 36:
Ở một loài thực vật, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Lai cây thuần chủng lưỡng bội quả đỏ với cây lưỡng bội quả vàng được F1. Xử lý F1 bằng cônsixin, sau đó cho F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau được F2. Giả thiết thể tứ bội chỉ tạo ra giao tử lưỡng bội, khả năng sống và thụ tinh của các loại giao tử là ngang nhau, hợp tử phát triển bình thường và hiệu quả việc xử lí hoá chất gây đột biến lên F1 đạt 60%. T ỉ lệ kiểu hình quả đỏ ở F2 là
Đáp án D
A quả đỏ >> a quả vàng.
F1: Aa => tứ bội hóa: 0,6 AAaa: 0,4Aa
à F2: A- = (1-aa) = 1 – 0,09 = 91%
Câu 37:
Ở ruồi giấm, alen A qui định thân xám trội hoàn toàn so với alen a qui định thân đen, alen B qui định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b qui định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST thường. Alen D qui định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d qui định mắt trắng. Gen qui định màu mắt nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Thực hiện phép lai AB/ab XDXd x Ab/ab XdY thu được F1. Ở F1 ruồi thân đen cánh cụt mắt đỏ chiếm tỉ lệ 10%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
I. Tỉ lệ ruồi đực mang một trong 3 tính trạng trội ở F1 là 14,53%
II. Tỉ lệ ruồi cái dị hợp về 2 trong 3 cặp gen ở F1 là 17,6%
III. Tỉ lệ ruồi đực có KG mang 2 alen trội là 15%
IV. Tỉ lệ ruồi cái mang 3 alen trội trong kiểu gen là 14,6%
Đáp án A
Ở ruồi giấm
A thân xám >> a thân đen, B cánh dài >> b cánh cụt.
Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST thường.
D mắt đỏ >> d mắt trắng (nằm trên NST giới tính X)
P: AB/ab XDXd x Ab/ab XdY
F1: aabbXd = 10% à aabb = 20%=40%ab x 50%ab
à hoán vị 1 bên với f = 20%
I. Tỉ lệ ruồi đực mang một trong 3 tính trạng trội ở F1 là 14,53% à sai
A-bbXdY + aaB-XdY + aabbXDY = 30%
II. Tỉ lệ ruồi cái dị hợp về 2 trong 3 cặp gen ở F1 là 17,6% à sai
AaBbXdXd + AABbXDXd + AaBBXDXd = 11,25%
III. Tỉ lệ ruồi đực có KG mang 2 alen trội là 15% à đúng
AAbbXdY + aaBBXdY + AabbXDY + aaBbXDY + AaBbXdY = 15%
IV. Tỉ lệ ruồi cái mang 3 alen trội trong kiểu gen là 14,6% à sai
AABbXdXd + AaBBXdXd + AAbbXDXd + aaBBXDXd + AaBbXDXd = 7,5%
Câu 38:
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền ở người, bệnh bạch tạng do một gen có 2 alen nằm trên NST thường quy định, bệnh mù màu do một gen có 2 alen nằm trên NST X tại vùng không tương đồng trên Y quy định. Có bao nhiêu phát biểu đúng dưới đây:
(1). Xác định được chính xác kiểu gen của 8 người trong phả hệ
(2). Xác suất để người số 13 mang alen lặn là 1/2
(3). Xác suất sinh con gái đầu lòng dị hợp 2 cặp gen của cặp vợ chồng (13) và (14) là 1/18.
(4). Xác suất sinh một trai, một gái không bị bệnh nào của cặp vợ chồng (13) và (14) là 0,302.
Đáp án D
A: bình thường >> a bạch tạng (NST thường)
B: bình thường >> b mù màu (NST X)
(1). Xác định được chính xác kiểu gen của 8 ngườ i trong phả hệ à sai
Xác định bệnh bạch tạng: 3, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 15
Xác định bệnh mù màu: 1, 2, 4, 5, 8, 9, 11, 12, 13
Cả 2 bệnh: 8, 9, 10, 11, 12
(2). Xác suất để người số 13 mang alen lặn là 1/2 à sai
Bệnh bạch tạng: 7, 8: Aa
13: 1/3AA; 2/3 Aa
Mù màu: 13: XBY
(3). Xác suất sinh con gái đầu lòng dị hợp 2 cặp gen của cặp vợ chồng (13) và (14) là 1/18
à đúng, 14: (1/3AA; 2/3Aa)(1/2XBXB: 1/2XBXb)
à con gái dị hợp 2 cặp gen
(4). Xác suất sinh một trai, một gái không bị bệnh nào của cặp vợ chồng (13) và (14) là 0,302. à sai
Không bị bệnh bạch tạng = 8/9
Không bị mù màu: 1/4 trai; 100% gái
1 trai, 1 gái không bệnh = 19,75%
Câu 39:
Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuẩn chủng, thu được F1 gồm hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng ?
I. Tính trạng màu sắc hoa do 2 cặp gen không alen phân li độc lập qui định
II. Cây F1 dị hợp tử hai cặp gen
III. Các cây F2 có tối đa 9 loại kiểu gen
IV. Trong tổng số cây hoa đỏ ở F2 số cây đồng hợp tử về hai cặp gen chiếm tỉ lệ 1/9
V. Trong tổng số cây hoa đỏ F2 số cây tự thụ phấn cho đời con có 2 loại kiểu hình chiếm 4/9
Đáp án C
Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuẩn chủng, thu được F1 gồm hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
F2: 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa tr ắng.
A-B-: đỏ
A-bb; aaB-; aabb: trắng
I. Tính trạng màu sắc hoa do 2 cặp gen không alen phân li độ c lập qui định à đúng
II. Cây F1 dị hợp tử hai cặp gen à đúng
III. Các cây F2 có tối đa 9 loại kiểu gen à đúng
IV. Trong tổng số cây hoa đỏ ở F2 số cây đồng hợp tử về hai cặp gen chiếm tỉ lệ 1/9 à đúng, AABB/A-B-=1/9
V. Trong tổng số cây hoa đỏ F2 số cây tự thụ phấn cho đời con có 2 loại kiểu hình chiếm 4/9 à sai, (AaBB+AABb+AaBb)/A-B-=8/9
Câu 40:
Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài. Thế hệ xuất phát (P) có 95% cây quả tròn : 5% cây quả dài, sau 2 thế hệ thu được F2 gồm 80% cây quả tròn : 20% cây quả dài. Biết không có đột biến xảy ra, theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Tần số alen A và a ở thế hệ P lần lượt là 0,75 và 0,25.
(2) Tỷ lệ kiểu gen dị hợp ở P là 40%.
(3) Ở F1 quả tròn thuần chủng chiế m 85%.
(4) Nếu các cá thể F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì thu đư ợc F2 có 62,5% cây thuần chủng
Đáp án C
(P) có 95% cây quả tròn : 5% cây quả dài
0,95 A_ : 0,05 aa
Sau 2 thế hệ thụ phấn ,
F2: 80% cây quả tròn : 20% cây quả dài
0,8 A_ : 0,2 aa
=> Ta áp dụng CT : x AA + y Aa + z aa =1
Sau n thế hệ tự thụ phấn => Aa = y * 1/2^n
AA = x + y * (1-1/2^n) : 2
aa = z + y * (1-1/2^n) : 2
-----------------
=> aa = 0,05 + y* ( 1-1/2^2 ) : 2 = 0,2
=> y = 0,4
=> (P) : 0, 55 AA : 0,4 Aa : 0,05 aa
=> P(A) = 0,75 ; P(a) = 0,25 => (1) ĐÚNG ; (2) ĐÚNG
---------------
F1 : 0,65 AA : 0,2 Aa : 0,15 aa = 1
=> (3) SAI
------------------
Nếu các cá thể F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau :
Ta có : P(A) = 0,75 ; P(a) = 0,25
=> có : 9/16 AA : 3/8 Aa : 1/16 aa = 1
=> cây thuần chủng chiếm = 10/16 ( AA + aa ) = 62.5 % => (4) ĐÚNG
=> CHỌN C