Đề ôn luyện thi THPTQG Sinh Học có lời giải (Đề số 13)
-
6690 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Mã di truyền trên mARN được đọc theo
Đáp án D
Mã di truyền trên mARN được đọc theo một chiều từ 5’-3 ’
Câu 2:
Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái nhân tạo
Đáp án B
Hệ sinh thái nhân tạo: đồng ngô
Câu 3:
Trong quần xã đồng ruộng, cỏ và lúa có quan hệ
Đáp án D
Trong quần xã đồng ruộng, cỏ và lúa có quan hệ cạnh tranh
Câu 4:
Trong các khái niệm sau, đâu là khái niệm chính xác nhất về tiêu hóa ở động vật?
Đáp án D
Khái niệm chính xác nhất về tiêu hóa ở động vật:
D. Là quá trình biến đổi các chất hữu cơ phức tạp trong thức ăn thành các chất hữu cơ đơn giản mà cơ thể có khả năng hấp thụ
Câu 5:
Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, người ta có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của hai loài khác nhau nhờ phương pháp
Đáp án C
Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, người ta có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của hai loài khác nhau nhờ phương pháp dung hợp tế bào trần
Câu 6:
Ở sinh vật nhân thực, axit amin nào sau đây được cắt bỏ khi chuỗi polypeptit được tổng hợp xong
Đáp án A
Ở sinh vật nhân thực, axit amin Methionine (Met) được cắt bỏ khi chuỗi polypeptit được tổng hợp xong
Câu 7:
Các cơ quan tương tự được hình thành ở các loài khác nhau là do:
Đáp án B
Các cơ quan tương tự được hình thành ở các loài khác nhau là do: Các loài sống trong điều kiện sống giống nhau
Câu 8:
Nhận định đúng về gen là:
Đáp án A
Nhận định đúng về gen là:
A. Gen mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN
Câu 9:
Hãy cho biết nhóm thực vật nào cố định CO2 theo chu trình dưới đây?
Đáp án B
C4 là nhóm thực vật nào cố định CO2 theo chu trình (hình vẽ)
Câu 10:
Hình thành loài mới theo phương thức lai xa kết hợp đa bội hóa trong tự nhiên có trình tự
Đáp án D
Hình thành loài mới theo phương thức lai xa kết hợp đa bội hóa trong tự nhiên có trình tự: D. Lai xa → con lai xa → thể song nhị bội → loài mới
Câu 11:
Tại sao khi chất ức chế operon Lac liên kết vào vùng vận hành (vùng O) của operon thì sự phiên mã các gen Z, Y, A bị ngăn cản?
Đáp án D
Khi chất ức chế operon Lac liên kết vào vùng vận hành (vùng O) của operon thì sự phiên mã các gen Z, Y, A bị ngăn cản vì: chất ức chế khi liên kết vào vùng O sẽ ngăn cản ARN polymerase tương tác với ADN tại vị trí khởi đầu phiên mã
Câu 12:
Xây dựng các hồ chứa trên sông để lấy nước tưới cho đồng ruộng, làm thủy điện và trị thủy dòng sông sẽ đem lại hậu quả sinh thái nào nặng nề nhất?
Đáp án B
Xây dựng các hồ chứa trên sông để lấy nước tưới cho đồng ruộng, làm thủy điện và trị thủy dòng sông sẽ đem lại hậu quả: Gây thất thoát đa dạng sinh học cho các thủy vực
Câu 13:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng các thí nghiệm về quá trình hô hấp ở thực vật sau đây?
(1) Thí nghiệm A nhằm phát hiện sự thải CO2, thí nghiệm B dùng để phát hiện sự hút O2, thí nghiệm C để chứng mình có sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình hô hấp.
(2) Trong thí nghiệm A, dung dịch KOH sẽ hấp thu CO2 từ quá trình hô hấp của hạt.
(3) Trong thí nghiệm A, cả hai dung dịch nư ớc vôi ở hai bên lọ chứa hạt nảy mầm đều bị vẩn đục.
(4) Trong thí nghiệm B, vôi xút có vai trò hấp thu CO2 và giọt nước màu sẽ bị đầy xa hạt nảy mầm.
(5) Trong thí nghiệm C, mùn cưa giảm bớt sự tác động gây sai lệch kết quả của nhiệt độ môi trường
Đáp án B
(1) Thí nghiệm A nhằm phát hiện sự thải CO2, thí nghiệm B dùng để phát hiện sự hút O2, thí nghiệm C để chứng mình có sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình hô hấp. à đúng
(2) Trong thí nghiệm A, dung dịch KOH sẽ hấp thu CO2 từ quá trình hô hấp của hạt. à sai, dung dịch KOH hấp thu CO2 từ không khí.
(3) Trong thí nghiệm A, cả hai dung dịch nư ớc vôi ở hai bên lọ chứa hạt nảy mầm đều bị vẩn đục. à sai
(4) Trong thí nghiệm B, vôi xút có vai trò hấp thu CO2 và giọt nước màu sẽ bị đầy xa hạt nảy mầm. à sai, giọt màu đẩy xa hạt mầm.
(5) Trong thí nghiệm C, mùn cưa giảm bớt sự tác động gây sai lệch kết quả của nhiệt độ môi trường à đúng
Câu 14:
Những nội dung nào sau đây là đúng khi nói về sự tự nhân đôi của ADN ?
(1). Khi ADN tự nhân đôi, chỉ có 1 gen được tháo xoắn và tách mạch.
(2). Sự lắp ghép nucleotit của môi trường vào mạch khuôn của ADN tuân theo nguyên tắc bổ sung (A liên k ết với U, G liên kết với X).
(3). Cả 2 mạch của ADN đều là khuôn để tổng hợp 2 mạch mới.
(4). Tự nhân đôi của ADN sinh vật nhân thực chỉ xảy ra ở trong nhân
Đáp án A
(1). Khi ADN tự nhân đôi, chỉ có 1 gen được tháo xoắn và tách mạch. à sai, có thể nhiều gen được tháo xoắn.
(2). Sự lắp ghép nucleotit của môi trường vào mạch khuôn của ADN tuân theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với U, G liên kết với X). à sai, A-T; G-X
(3). Cả 2 mạch của ADN đều là khuôn để tổng hợp 2 mạch mới. à đúng
(4). Tự nhân đôi của ADN sinh vật nhân thực chỉ xảy ra ở trong nhân à sai, ở sinh vật nhân thực, tự nhân đôi xảy ra ở cả tế bào chất
Câu 15:
Cho biết các côdon mã hóa các axitamin tương ứng trong bảng sau:
Một đoạn gen sau khi bị đột biến điểm đã mang thông tin mã hóa chuỗi pôlipeptit có trình tự axitamin Pro – Gly – Lys – Val. Biết rằng đột biến đã làm thay thế một nuclêôtit Guanin (G) trên mạch gốc bằng nuclêôtit loại ađênin (A). Trình tự nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen trước khi bị đột biến có thể là
Đáp án B
Pro – Gly – Lys – Val
mARN: 5’ XXX – GGG – AAA – GUU 3’
gen: 3’ GGG – XXX – TTT – XAA 5’
gen chưa đột biến có thể là 3’GGGXXXTTTXGG 5’
Câu 16:
Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Trong số các phương pháp dưới đây, phương pháp nào không thể xác định được kiểu gen ở cây hoa đỏ F2.
Đáp án A
P: AA x aa
F1: Aa
F2: 1AA: 2Aa: 1aa
Phương pháp nào không thể xác định được kiểu gen ở cây hoa đỏ F2: Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa đỏ ở P
Câu 17:
Cho các quá trình sau:
1. Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt
2. Khai thác các cây gỗ già, săn bắt các động vật ốm yếu ở rừng
3. Đổ thuốc sâu, chất độc hóa học xuống ao nuôi cá, đầm nuôi tôm
4. Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao hồ, đầm lầy.
Số quá trình sẽ không dẫn đến diễn thế sinh thái là:
Đáp án B
Các quá trình không dẫn đến diễn thế sinh thái:
4. Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao hồ, đầm lầy.
Câu 18:
Cho hình tháp sinh khối tại một thời điểm ở một hệ sinh thái như sau:
Lý do để xuất hiện hình tháp như vậy là:
Đáp án D
Lý do để xuất hiện hình tháp như vậy là:
D. Sinh vật bậc 2 là loài tích lũy sinh khối thấp hơn nhưng do sinh sản nhanh nên vẫn cung cấp đủ cho sinh vật bậc 3
Câu 19:
Nhịp tim của một loài động vật là 25 nhịp/phút. Giả sử, thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 2,1 giây, của tâm thất là 1,5 giây. Tỉ lệ về thời gian giữa các pha nhĩ co: thất co : giãn chung trong chu kì tim của loài động vật trên là
Đáp án A
Thời gian của 1 chu kì tim là: 60 : 25 = 2,4 giây
Pha nhĩ co là: 2,4 - 2,1 = 0,3 giây
Pha thất co là: 2,4 - 1,5 = 0,9 giây
Pha giãn chung là: 2,4 - (0,3 + 0,9) = 1,2 giây
→ Tỉ lệ về thời gian các pha trong chu kì tim là: 0,3 : 0,9 : 1,2 = 1 : 3 : 4
Câu 20:
Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, xét các kết luận sau đây:
(1) Cấu trúc tuổi của quần thể có thể bị thay đổi khi có sự thay đổi của điều kiện môi trường.
(2) Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể
(3) Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ đực : cái trong quần thể
(4) Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh trạng thái phát triển khác nhau của quần thể tức là phản ánh tiềm năng tồn tại và sự phát triển của quần thể trong tương lai
(5) Trong tự nhiên, quần thể của mọi loài sinh vật đều có cấu trúc tuổi gồm 3 nhóm tuổi: tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản và tuổi sau sinh sản
(6) Cấu trúc tuổi của quần thể đơn giản hay phức tạp liên quan đến tuổi thọ của quần thể và vùng phân bố của loài
Có bao nhiêu kết luận đúng ?
Đáp án B
Các kết luận đúng là : (1) (4) (6)
Đáp án B
2 sai, không thể dựa vào cấu trúc tuổi để xác định kiểu gen của quần thể
3 sai, cấu trúc tuổi không phản ánh tỉ lệ đực : cái
5 sai, một số loài sinh vật không được chia nhóm như thế vậy. ví dụ như vi khuẩn : không có nhóm tuổi sau sinh sản vì sau khi phân chia (sinh sản) thì từ 1 vi khuẩn (tế bào) mẹ đã tạo ra 2 vi khuẩn con
Câu 21:
Từ một quần thể sinh vật trên đất liền, một cơn bão to đã tình cờ đưa hai nhóm chim nhỏ đến hai hòn đảo ngoài khơi. Hai hòn đảo này cách bờ một khoảng bằng nhau và có cùng điều kiện khí hậu như nhau.Giả sử sau một thời gian tiến hóa khá dài, trên hai đảo đã hình thành nên hai loài chim khác nhau và khác cả với loài gốc trên đất liền mặc dù điều kiện môi trường trên các đảo dường như vẫn không thay đổi. Nguyên nhân nào có thể xem là nguyên nhân chính góp phần hình thành nên các loài mới này ?
Đáp án C
Nguyên nhân có thể xem là nguyên nhân chính là yếu tố ngẫu nhiên : cơn bão to
Yếu tố này đã góp phần chia cắt quần thể ban đầu thành 3 quần thể nhỏ không thể trao đổi vốn gen với nhau. Từ đây, các quần thể nhỏ phát triển theo hướng riêng của mình
B chưa đúng. CLTN ở đây ít thể hiện vai trò vì môi trường ở 2 hòn đảo là giống nhau
Câu 22:
Cho các phát biểu sau về đột biến đa bội:
(1) Thể tự đa bội chỉ được tạo ra nhờ quá trình nguyên phân.
(2) Sự không phân li toàn bộ bộ NST của hợp tử trong lần nguyên phân đầu tiên luôn tạo ra thể tự đa bội chẵn.
(3) Thể tự đa bội lẻ thường bất thụ.
(4) Thể dị đa bội có thể được hình theo con đường lai xa và đa bội hóa.
Trong các phát biểu trên, các phát biểu sai là
Đáp án C
Cho các phát biểu sai về đột biến đa bội:
(1) Thể tự đa bội chỉ đư ợc tạo ra nhờ quá trình nguyên phân.
Câu 23:
Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng về chọn lọc tự nhiên?
(1) Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể.
(2) Chọn lọc tự nhiên khó có thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.
(3) Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng cá thể mà tác động lên cả quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(5) Chọn lọc tự nhiên tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.
Đáp án B
Các phát biểu đúng 2, 4.
Chọn lọc tự nhiên không làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể, nó chỉ chọn lọc trong các kiểu hình có sẵn để giữ lại những kiểu hình thích nghi ⇒ 1 sai.
Chọn lọc tự nhiên khó có thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể do chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu hình, mà alen lặn nếu tồn tại ở thể dị hợp thì không biểu hiện kiểu hình nên không bị tác động ⇒ 2 đúng
Chọn lọc tự nhiên tác động cả các thể và quần thể ⇒ 3 sai
Chọn lọc chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen do alen trội biểu hiện ra kiểu hình ⇒ 4 đúng
Chọn lọc tự nhiên không tạo kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi ⇒ 5 sai
Câu 24:
Ở người, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
Đáp án A
Ở người, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen tr ội M tương ứng quy định mắt bình thườ ng. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là XMXm x XmY
Câu 25:
Trong một quần xã tự nhiên ở vùng Đông Nam Á, các loài động vật ăn cỏ cỡ lớn hơn bò rừng mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các loài côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này, loài chim diệc bạc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ cũng như việc chim diệc bạc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến đời sống bò rừng. Chim gõ bò có thể bắt ve bét trên da bò rừng làm thức ăn. Xét các mối quan hệ sau: Bò rừng với côn trùng, chim gõ bò, chim diệc bạc, ve bét ; chim diệc bạc với côn trùng; chim gõ bò với ve bét. Có bao nhiêu phát biểu sau đúng về các mối quan hệ trên?
(1) Chỉ có 1 mối quan hệ ức chế cảm nhiễm
(2) Quần xã có nhiều hơn 1 mối quan hệ động vật ăn thịt – con mồi
(3) Có tối đa 3 mối quan hệ mà trong mỗi mối quan hệ chỉ có 1 loài có lợi
(4) Chỉ có 1 mối quan hệ mà trong đó mỗi loài đều có lợi
(5) Bò rừng đều không có hại trong tất cả các mối quan hệ
Đáp án D
(1) Chỉ có 1 mối quan hệ ức chế cảm nhiễm à đúng
(2) Quần xã có nhiều hơn 1 mối quan hệ độ ng vật ăn thịt – con mồi à đúng
(3) Có tối đa 3 mố i quan hệ mà trong mỗi mối quan hệ chỉ có 1 loài có lợi à sai
(4) Chỉ có 1 mối quan hệ mà trong đó mỗi loài đều có lợi à đúng
(5) Bò rừng đều không có hại trong tất cả các mối quan hệ à sai
Câu 26:
Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây:
1. AAaaBBbb x AAAABBBb 2. AaaaBBbb x AaaaBBbb
3. AaaaBBbb x AAAaBbbb 4. AAAaBBbb x Aaaabbbb
5. AAaaBBbb x AAaabbbb.
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau có bao nhiêu kết luận đúng?
Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây:
1. AAaaBBbb x AAAABBBb 2. AaaaBBbb x AaaaBBbb
3. AaaaBBbb x AAAaBbbb 4. AAAaBBbb x Aaaabbbb
5. AAaaBBbb x AAaabbbb.
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau có bao nhiêu kết luận đúng?
Đáp án A
1. AAaaBBbb x AAAABBBb à (1AAAA: 4AAAa: 1AAaa) (1/12 BBBB: 5/12BBBb: 5/ 12 BBbb: 1/12Bbbb)
2. AaaaBBbb x AaaaBBbb à (1AAaa: 2Aaaa: 1aaaa)(1/36 BBBB: 8/36 BBBb: 18/36 BBbb: 8/36 Bbbb: 1/36 bbbb)
3. AaaaBBbb x AAAaBbbb à (1AAAa: 2AAaa: 1Aaaa)(1/12 BBBb: 5/12 BBbb: 5/12 Bbbb: 1/12 bbbb)
4. AAAaBBbb x Aaaabbbb à (1AAAa: 2AAaa: 1Aaaa)(1/6 BBbb: 4/6 Bbbb: 1/6 bbbb)
5. AAaaBBbb x AAaabbbb. à (1/36 AAAA: 8/36AAAa: 18/36 AAaa: 8/36 Aaaa: 1/36aaaa) (1BBbb: 4Bbbb: 1bbbb)
1. Có 2 phép lai cho 9 kiểu gen và 4 kiểu hình. à sai
2. Có 3 phép lai cho 2 kiểu hình. à sai
3. Có 2 phép lai cho 15 kiểu gen và 4 kiểu hình. à đúng
4. Có 2 phép lai cho 12 kiểu gen và 2 kiểu hình. à sai
Câu 27:
Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây không làm xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 1:2:1
Đáp án A
Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây không làm xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 1:2:1
A. P: Ab/ab x Ab/ab, các gen liên kết hoàn toàn à 3: 1
Câu 28:
Có 8 phân tử ADN của một vi khuẩn chỉ chứa N nếu chuyển nó sang môi trường chỉ có N thì sau 6 lần phân đôi liên tiếp có tối đa bao nhiêu vi khuẩn con còn chứa N?
Đáp án B
Số phân tử ADN tạo thành sau 6 lần nhân đôi liên tiếp là 8x26 = 512
Nhưng trong số các phân tử này có 16 phân tử ADN mà trong phân tử có một mạch chứa N14, mạch kia chứa N15, số ADN còn lại chứa toàn N14.
Vậy số vi khuẩn tối đa chứa N14 là 512 – 16 = 496.
Câu 29:
Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao t rội hơn hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen này nằ m trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai cho đời con có số cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 25%?
(1) AaBb x Aabb (2) AaBB x aaBb (3) Aabb x aaBb (4) aaBb x aaBB.
Đáp án A
Phép lai cho đời con có số cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 25% = aabb
(1) AaBb x Aabb à aabb = 1/8
(2) AaBB x aaBb à aabb = 0
(3) Aabb x aaBb à aabb = 1/4
(4) aaBb x aaBB à aabb = 0
Câu 30:
Khi nói về hoán vị gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Xảy ra do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng.
II. Có tần số không vượt quá 50%, tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen.
III. Làm thay đổi vị trí của các lôcut trên NST, tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cung cấp cho chọn giống.
IV. Tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp với nhau, làm phát sinh nhiều biến dị mới cung cấp cho tiến hoá.
Đáp án D
I. Xảy ra do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng. à sai, trao đổi chéo giữa các NST khác nguồn.
II. Có tần số không vượt quá 50%, tỷ lệ nghịch với kho ảng cách giữa các gen à sai, hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách.
III. Làm thay đổi vị trí của các lôcut trên NST, tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cung cấp cho chọn giống. à sai, không làm thay đổi vị trí của locut.
IV. Tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp với nhau, làm phát sinh nhiều biến dị mới cung cấp cho tiến hoá. à đúng
Câu 31:
Ở người, các nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan của tuổi mẹ vớI tỉ lệ con mắc hội chứng Đao. Giả sử phụ nữ sinh con ở tuổi 40 bị rối loạn phân li cặp NST số 21 trong quá trình giảm phân I là 1%, giảm phân II diễn ra bình thường. Một người phụ nữ 40 tuổi muốn sinh con, giả sử tế bào sinh tinh giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, khả năng người phụ nữ này sinh ra 1 đứa con mắc hội chứng Đao là
Đáp án A
1% mẹ bị rối loạn GP1 => 0,005 n+1; 0,005 n-1
Theo lý thuyết, khả năng người phụ nữ này sinh ra 1 đứa con mắc hội chứng Đao là 0,005.
Câu 32:
Xét 4 tế bào sinh dục ở một cá thể ruồi giấm cái cái có kiểu gen Ab//aB DE//de đang tiến hành giảm phân bình thường tạo giao tử. Giả sử gen A cách gen B 20cM, gen D cách gen E 30cM thì tính theo lí thuyết trong số các giao tử được tạo ra, loại giao tử có kiểu gen Ab DE có tỉ lệ tối đa là:
Đáp án D
F1: 7A-B- : 8A-bb : 3aaB- : 2aabb
à aabb = 0,1 = 0,2ab x 0,5ab à f = 40% (1 bên)
Câu 33:
Theo dõi sự di truyền của 2 cặp tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen và di truyền trội hoàn toàn. Nếu F1 có tỷ lệ kiểu hình 7A-B- : 8A-bb : 3aaB- : 2aabb thì kiểu gen của P và t ần số hoán vị gen là
Đáp án D
F1: 7A-B- : 8A-bb : 3aaB- : 2aabb
à aabb = 0,1 = 0,2ab x 0,5ab à f = 40% (1 bên)
Câu 34:
Giả sử trong một quần thể người đạt trạng thái cân bằng di truyền với tần số của các nhóm máu là: nhóm A = 0,45; nhóm B = 0,21; nhóm AB = 0,3; nhóm O = 0,04. Kết luận nào dưới đây về quần thể này là đúng?
Đáp án D
A = 0,45; B = 0,21; AB = 0,3; O = 0,04.
IO= 0,2; IA = 0,5; IB = 0,3(quần thể cân bằng)
A. Tần số các alen IA, IB và IO quy định các nhóm máu tương ứng là: 0,3; 0,5 và 0,2 à sai
B. Tần số kiểu gen quy định các nhóm máu là: 0,25 IAIB; 0,09 IBIB; 0,04 IOIO; 0,3 IAIA; 0,21 IAIO; 0,12 IBIO à sai
C. Khi các thành viên trong quần thể kết hôn ngẫu nhiên với nhau sẽ làm tăng dần tần số cá thể có nhóm máu O à sai
D. Xác suất để gặp một người có kiểu gen IBIO trong số những người có nhóm máu B trong quần thể là 57,14% à
4/7 IBIO ; 3/7 IBIB à sinh con IBIO = 57,14%
Câu 35:
Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, xác suất sinh môt người con có 4 alen trội của một cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDdEe là bao nhiêu?
Đáp án A
AaBbDdEe x AaBbDdEe à con có 4 alen trội = C48/44 = 35/128
Câu 36:
Trong một quần thể thực vật (2n), xét 1 gen gồm 2 alen nằm trên NST thường: A: quy định hoa tím là trội hoàn toàn so với a: quy định hoa trắng, Ở trạng thái cân bằng cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 36%. Đem toàn bộ cây hoa tím trong quần thể này tự thụ phấn. Hỏi tỉ lệ kiểu hình sau một thế hệ là:
Đáp án D
A: quy định hoa tím >> a: quy định hoa trắng
Ở trạng thái cân bằng cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 36% = aa à a = 0,6; A = 0,4
à AA = 1/4; Aa = 3/4 (tự thụ)
à aa = 3/16 ; A-= 13/16
Câu 37:
Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen qui định các enzyme khác nhau cùng tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố cánh hoa theo sơ đồ sau :
Các alen lặn đột biến a, b, d đều không tạo ra được các enzyme A, B và D tương ứng. Khi sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồ ng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồ ng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1 . Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng ?
(1) ở F2 có 8 kiểu gen qui định kiểu hình hoa đỏ
(2) ở F2, kiểu hình hoa vàng có ít kiểu gen qui định nhất
(3) trong số các cây hoa trắng ở F2 , tỉ lệ hoa trắng có kiểu gen dị hợp về ít nhất một cặp gen là 78,57%
(4) nếu cho tất cả các cây hoa vàng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên, tỉ lệ hoa đỏ thu được ở đời F3 là 0%
Đáp án C
Các gen phân li độc lập, ta xét phép lai:
(P) AABBDD X aabbdd
F1: AaBbDd
F1 X F1: AaBbDd X AaBbDd
Ta xét các kết luận:
(1) Đúng vì F2 có 8 kiểu gen quy định hoa đỏ bao gồm: AABBDD, AABBDd,AABbDD, AaBBDD, AABbDd, AaBBDd, AaBbDD, AaBbDd.
(2) Đúng vì ở F2 hoa vàng chỉ có 4 kiểu gen bao gồm: AABBdd, AaBBdd,AABbdd,AaBbdd.
(3) Sai vì trong tổng số 64 cây, trong đó có 52 cây hoa trắng thì có 6 cây hoa trắng đồng hợp à xác suất cây có kiểu gen dị hợp về ít nhất một cặp gen là 46/52 = 88,46%
(4) Đúng vì các cây hoa vàng ở F2 có kiểu gen A-B-dd giao phấn ngẫu nhiên sẽ không thể tạo ra đời con có kiểu hình hoa đỏ (A-B-D-)
Câu 38:
Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P:
Ab/aB XDEY x Ab/aB XDeXde t ạo ra F1. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
I. Đời con F1 có số loại kiểu gen tối đa là 56.
II. Số cá thể mang cả 4 tính trạng trội ở F1 chiế m 25%.
III. Số cá thể đực có kiểu hình trộ i về 2 trong 4 tính trạng trên ở F1 chiếm 6,25%.
IV. Ở F1 có 12 loại kiểu hình.
Đáp án C
P: Ab/aB XDEY x Ab/aB XDeXde
Xét: Ab/aB x AB/ab (Ruồi đực k xảy ra HVG) => 7 kiểu gen
Xét: XdEY x XDeXde
=> XdEXDe : XdEXde : XDeY : XdeY
=> Số kiểu gen tối đa ở F1 là: 7x4 = 28
Ruồi giấm đực k có HVG
Tỉ lệ: A-B- = 0,5 ; XDE- = 0,25
=> A-B-XDE- = 0,5 x 0,25 = 12,5%
Số kiểu hình ở ruồi cái là: 3 x 2 = 6
I. Đời con F1 có số loại kiểu gen tối đa là 56. à sai, số KG = 7.4=28
II. Số cá thể mang cả 4 tính trạng trội ở F1 chiếm 25%. à sai
III. Số cá thể đực có kiểu hình trội về 2 trong 4 tính trạng trên ở F1 chiếm 6,25%. à đúng
A-B-Xde- + A-bbXDe-+ aaB-XDe + A-bbXdE-+ aaB-XdE- + aabbXDE- = 6,25%
IV. Ở F1 có 12 loạ i kiểu hình. à sai, có 3.3 = 9KH
Câu 39:
Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người:
Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Có 23 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen.
(2) Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử.
(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử.
(4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh.
Đáp án A
a bình thường >> A bị bệnh (NST thường)
(1) Có 23 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen à đúng, xác định KG của 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 22, 23, 24, 25, 26
(2) Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử. à đúng, đồng hợp tử có: 2, 4, 5, 6, 9, 10, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 23, 24, 25, 26
(3) T ất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử. à sai
(4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh à đúng
Câu 40:
Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Cho cơ thể mang 3 cặp gen dị hợp thuộc 2 cặp NST thường khác nhau tự thụ phấn, trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về một trong 3 tính trạng trên chiếm tỉ lệ 15,5625%. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng:
I. Tần số hoán vị gen là 20%
II. Số cá thể F1 có kiểu gen giống bố mẹ chiếm tỉ lệ 12,25%
III. Số cá thể F1 mang kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 14,5%
IV. Số cá thể F1 có kiểu hình trội về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 46,6875%
Đáp án C
P: dị hợp 3 cặp gen (nằm trên 2 NST)
à F1: A-bbdd + aaB-dd + aabbD- = 15,625%
à aabb = 12,5%
I. Tần số hoán vị gen là 20% à sai
II. Số cá thể F1 có kiểu gen giống bố mẹ chiếm tỉ lệ 12,25% à đúng
III. Số cá thể F1 mang kiểu gen đồ ng hợp chiếm tỉ lệ 14,5% à đúng
IV. Số cá thể F1 có kiểu hình trội về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 46,6875% à đúng