Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

Đề ôn luyện thi THPTQG Sinh Học có lời giải (Đề số 17)

  • 6652 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong các đặc điểm sau:

(1) Thành phần tế bào mỏng, không có lớp cutin bề mặt.

(2) Thành tế bào dày.

(3) Chỉ có một không bào trung tâm lớn.

(4) Áp suất thẩm thấu lớn.

Tế bào lông hút ở rễ cây có bao nhiêu đặc điểm?

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Thành phần tế bào mỏng, không có lớp cutin bề mặt à đúng

(2) Thành tế bào dày à sai vì thành mỏng để dễ hấp thụ nước, muối khoáng

(3) Chỉ có một không bào trung tâm lớn à đúng

(4) Áp suất thẩm thấu lớn à đúng do hoạt động hô hấp mạnh


Câu 2:

Đặc điểm nào sau đây không có ở hệ sinh thái nhân tạo?

Xem đáp án

Đáp án B

Đặc điểm không có ở hệ sinh thái nhân tạo là độ đa dạng cao.


Câu 3:

Trong tạo giống bằng ưu thế lại, người ta không dùng con lai F1 làm giống vì:

Xem đáp án

Đáp án D

Trong tạo giống bằng ưu thế lại, người ta không dùng con lai F1 làm giống vì: Đời con sẽ phân li, ưu thế lai giảm dần


Câu 4:

Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:

- A - G - X - T - A - X - G - T - Đoạn mạch đơn bổ sung với nó có trình tự như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:

- A - G - X - T - A - X - G - T –

Đoạn mạch đơn bổ sung: - T- X - G - A - T - G - X - A-


Câu 5:

Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn diễn ra theo trật tự

Xem đáp án

Đáp án A

Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn diễn ra theo trật tự: Tim → Động mạch giàu O2 → mao mạch → tĩnh mạch giàu CO2 → tim 


Câu 6:

Đặc điểm nào không phải của tiến hoá lớn? 

Xem đáp án

Đáp án D

Đặc điểm nào không phải của tiến hoá lớn: Có thể tiến hành thực nghiệm được


Câu 7:

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm ảnh hưởng đến số lượng vật chất di truyền là

Xem đáp án

Đáp án C

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm ảnh hưởng đến số lượng vật chất di truyền là đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể


Câu 8:

Điều nào sau đây đầy đủ nhất về cấu tạo của cơ thể sinh vật? 

Xem đáp án

Đáp án B

   B. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. 


Câu 9:

Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa: 

Xem đáp án

Đáp án C

Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa: Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.


Câu 10:

Điểm quan trọng trong sự phát triển của sinh vật trong đại Cổ sinh là

Xem đáp án

Đáp án D

Điểm quan trọng trong sự phát triển của sinh vật trong đại Cổ sinh là sự di cư của thực vật và động vật từ dưới nước lên cạn.


Câu 11:

Về diễn thế sinh thái thứ sinh, có mấy phát biểu sau đây là đúng?

(1) Xuất hiện ở môi trường trống trơn (chưa có quần xã sinh vật từng sống)

(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường

(3) Song song với quá trình biến đổi của quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường

(4) Kết quả cuối cùng sẽ hình thành một quần xã đỉnh cực

(5) Song song với quá trình diễn thế,có sự biến đổi về cấu trúc của quần xã sinh vật

(6) Quá trình diễn thế có thể do tác động của nhân tố bên ngoài quần xã hoặc do tác động trong nội bộ quần xã

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Xuất hiện ở môi trường trống trơn (chưa có quần xã sinh vật từng sống) à sai

(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường à đúng

(3) Song song với quá trình biến đổi của quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường à đúng

(4) Kết quả cuối cùng sẽ hình thành một quần xã đỉnh cực à sai

(5) Song song với quá trình diễn thế,có sự biến đổi về cấu trúc của quần xã sinh vật à đúng

(6) Quá trình diễn thế có thể do tác động của nhân tố bên ngoài quần xã hoặc do tác động trong nội bộ quần xã à đúng


Câu 12:

Cho hình vẽ dưới đây 

Số nhận định đúng là:

1. Một operon gồm các thành phần: vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), cụm gen cấu trúc (Z,Y,A), gen điều hòa R.

2. Trong một operon các gen cấu trúc có số lần nhân đôi và phiên mã như nhau

3. Chỉ khi môi trường không có lactose, gen điều hòa R mới hoạt động.

4. Khi đường lactose bị phân giải hết thì protein ức chế lại liên kết vùng vận hành và quá trình phiên mã dừng lại.

5. Nếu vùng vận hành O bị đột biến thì chất ức chế do gen điều hòa R tạo ra có thể không liên kết được với vùng này, do đó nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) vẫn có thể được phiên mã.

Xem đáp án

Đáp án C

1. Một operon gồm các thành phần: vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), cụm gen cấu trúc (Z, Y, A), gen điều hòa R. à đúng

2. Trong một operon các gen cấu trúc có số lần nhân đôi và phiên mã như nhau à sai, nhân đôi ít hơn phiên mã.

3. Chỉ khi môi trường không có lactose, gen điều hòa R mới hoạt động. à sai, khi có hay không có lactose thì gen điều hòa R vẫn hoạt động.

4. Khi đường lactose bị phân giải hết thì protein ức chế lại liên kết vùng vận hành và quá trình phiên mã dừng lại. à đúng.

5. Nếu vùng vận hành O bị đột biến thì chất ức chế do gen điều hòa R tạo ra có thể không liên kết được với vùng này, do đó nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) vẫn có thể được phiên mã. à đúng


Câu 13:

Điều không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp (tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp) là

Xem đáp án

Đáp án D

Điều không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp (tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp) là xác định được cường độ quang hợp của cây.


Câu 14:

Khi nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, có các phát biểu sau

1. Tất cả các gen trên NST đều được phiên mã nhưng với số lần không bằng nhau

2. Sự phiên mã này chỉ xảy ra ở trong nhân tế bào

3. Không phải tất cả quá trình phiên mã đều trải qua giai đoạn hoàn thiện mARN

4.Quá trình phiên mã thường tạo ra nhiều loại mARN trường thành khác nhau từ 1 gen duy nhất.

5. Quá trình phiên mã chỉ xảy ra trong pha G1 của chu kỳ tế bào

Số phát biểu đúng là :

Xem đáp án

Đáp án B

1. Tất cả các gen trên NST đều được phiên mã nhưng với số lần không bằng nhau à sai

2. Sự phiên mã này chỉ xảy ra ở trong nhân tế bào à sai, phiên mã có thể diễn ra ở ti thể, lục lạp.

3. Không phải tất cả quá trình phiên mã đều trải qua giai đoạn hoàn thiện mARN à đúng

4. Quá trình phiên mã thường tạo ra nhiều loại mARN trường thành khác nhau từ 1 gen duy nhất. à đúng

5. Quá trình phiên mã chỉ xảy ra trong pha G1 của chu kỳ tế bào à sai


Câu 15:

Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ sau:

 

AA

Aa

aa

P

0,5

0,3

0,2

F1

0,45

0,25

0,3

F2

0,4

0,2

0,4

F3

0,3

0,15

0,55

F4

0,15

0,1

0,75

Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?

Xem đáp án

Đáp án D

D. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. à vì thấy kiểu gen AA và Aa đều giảm dần qua các thế hệ.


Câu 16:

Trong lịch sử tiến hoá, các loài xuất hiện sau có nhiều đặc điểm hợp lý hơn các loài xuất hiện trước vì

Xem đáp án

Đáp án D

Trong lịch sử tiến hoá, các loài xuất hiện sau có nhiều đặc điểm hợp lý hơn các loài xuất hiện trước vì đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng phát huy tác dụng làm cho các đặc điểm thích nghi không ngừng được hoàn thiện.


Câu 18:

Ở người độ pH của máu dao động trong giới hạn 7,35 – 7,45. Độ pH này được điều hòa bởi 3 hệ đệm chính: bicacbonat, photphat, proteinat. Trong 3 hệ đệm trên hệ đệm nào có vai trò quan trọng nhất?

Xem đáp án

Đáp án C

Ở người độ pH của máu dao động trong giới hạn 7,35 – 7,45. Độ pH này được điều hòa bởi 3 hệ đệm chính: bicacbonat, photphat, proteinat. Proteinat là hệ đệm có vai trò quan trọng nhất.


Câu 19:

Nguyên nhân làm suy giảm chất lượng cuộc sống của con người:

(1) Sự gia tăng nhanh dân số tạo sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên.

(2) Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên không bền vững.

(3) Môi trường ngày càng ô nhiễm.

(4) Xây dựng ngày càng nhiều các khu bảo tồn thiên nhiên.

Có bao nhiêu phương án đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Nguyên nhân làm suy giảm chất lượng cuộc sống của con người:

(1) Sự gia tăng nhanh dân số tạo sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên.

(2) Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên không bền vững.

(3) Môi trường ngày càng ô nhiễm.


Câu 20:

Trong nghề nuôi cá để thu được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì điều nào dưới đây là cần làm hơn cả?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong nghề nuôi cá để thu được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì cần: Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau.


Câu 23:

Ở đậu Hà Lan, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen B quy định thân thấp; alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng, các gen phân ly độc lập. Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 3 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến theo lý thuyết tỷ lệ phân ly kiểu gen ở F1

Xem đáp án

Đáp án D

B thân cao >> B thân thấp; D hoa đỏ >> d hoa trắng (các gen phân ly độc lập)

F1: 3 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng.

à P: (Bb x bb) x (Dd x Dd)

Biết rằng không xảy ra đột biến theo lý thuyết tỷ lệ phân ly kiểu gen ở F1 là 2:1:1:2:1:1


Câu 24:

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Cặp nhiễm sắc thể số 2 bị đột biến mất đoạn ở một chiếc; cặp nhiễm sắc thể số 3 bị đột biến đảo đoạn ở một chiếc; cặp nhiễm sắc thể số 4 bị đột biến chuyển đoạn ở một chiếc; cặp nhiễm sắc thể còn lại bình thường. Trong tổng số giao tử được sinh ra, giao tử chứa một đột biến mất đoạn và một đột biến đảo đoạn chiếm tỉ lệ là

Xem đáp án

Đáp án D

Một NST bị đột biến mất đoạn là ở cặp NST số 2 là  Xác suất sinh giao tử đột biến ở cặp số 2 là 1/2.
Hai NST bị đột biến đảo đoạn là ở cặp NST số 3 là
Xác suất sinh giao tử đột biến ở cặp số 3 là 1/2. 
Cặp NST số 4 bị đột biến chuyển đoạn ở một chiếc 
 Xác suất sinh giao tử đột biến ở cặp số 4 là 1/2.  
Trong tổng số giao tử được sinh ra, giao tử chứa một đột biến mất đoạn và một đột biến đảo đoạn chiếm tỉ lệ là: 1/2×1/2×1/2= 1/8


Câu 25:

Người ta chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn E.coli chứa N15 sang môi trường chứa N14. Tất cả các ADN nói trên đều thực hiện nhân đôi 3 lần sau đó được chuyển về môi trường chứa N15 để nhân đôi thêm 2 lần nữa. Ở lần nhân đôi cuối cùng người ta thu được 70 phân tử ADN chứa 1 mạch N14 và 1 mạch N15. Số phân tử ADN ban đầu là:

Xem đáp án

Đáp án D

Gọi số phân tử ADN ban đầu là a

a phân tử ADN chỉ chứa N15 nhân đôi 3 lần trong môi trường N14 sẽ tạo ra:

2a phân tử chưa N14 và N15 + a.(23-2) phân tử chỉ chứa N14 = 2a (N15/N14) + 6a (N14)

Chuyển tất cả các phân tử tạo ra về môi trường N15 nhân đôi thêm 2 lần:

2a phân tử chứa N14 và N15 → 2a phân tử chứa N14 và N15 + (2a.22-1 + 2a) phân tử chứa N15 6a phân tử N14 → 12a phân tử chưa N14 và N15 + 6a.(22-2) phân tử chỉ chứa N15

Số phân tử ADN chứa 1 mạch N14 và 1 mạch N15 là:

2a + 12 a = 70 → a = 5  


Câu 27:

Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện phép lai: P: ♀ AaBbCcDd x ♂ AabbCcDd. Tỉ lệ phân li ở F1 về kiểu gen không giống cả cha lẫn mẹ là

Xem đáp án

Đáp án B

Dùng phương pháp tách từng cặp gen.

Tỉ lệ F1 có kiểu gen giống bố =12×12×12×12=116

Tỉ lệ F1 có kiểu gen giống mẹ =12×12×12×12=116

Tỉ lệ phân li ở F1 về kiểu gen không giống cả bố lẫn mẹ là 1-116-116=1416=78


Câu 29:

Quần thể Sóc trong vườn Quốc gia có 50 con (25 đực: 25 cái). Co biết tuổi đẻ của sóc là 1 và mỗi sóc cái đẻ 1 năm được 2 con (1 đực và 1 cái). Quần thể sóc không bị chết đi. Số lượng cá thể sóc sau 5 năm là ?

Xem đáp án

Đáp án A

Công thức: Số cá thể năm n = số cá thể năm (n-1) + số cá thể cái đang có * 2

Sau 1 năm = 50 + 25x2 = 100 à Số cái = 25 + 25 = 50

Tương tự, số cá thể năm 2 = 100 + 50*2 = 200 à số cái = 50 + 25 = 75

Năm 3 = 200 + 75*2 = 350 à số cái = 100 + 75 = 175

Năm 4 = 350 + 175*2 = 700 à số cái = 175 + 175 = 300

Năm 5 = 700 + 300*2 = 1600


Câu 30:

Cho 5 tế bào có kiểu gen như sau AB//ab DE//dE HhGgXY giảm phân sinh tinh trùng thực tế số giao tử tối đa mà các tế bào có thể tạo ra. Biết đã xảy ra hiện tượng hoán vị giữa gen A và a; giữa D và d

Xem đáp án

Đáp án C

Nếu tế bào sinh giao tử có xảy ra đột biến thì mỗi tế bào sinh tinh tạo ra tối đa 4 tinh trùng

Số giao tử tối đa mà 5 tế bào có thể tạo ra là 5*4 = 20

Xét cả cơ thể có kiểu gen AB//ab DE//dE HhGgXY (đã xảy ra hiện tượng hoán vị giữa gen A và a; giữa D và d) => số giao tử tối đa cơ thể tạo ra được = 4*2*2*2*2 = 64

Số giao tử tối đa mà 5 tế bào có thể tạo ra < số giao tử tối đa cơ thể tạo ra được => lấy giá trị 20


Câu 31:

Xét 3 gen nằm trên cùng một cặp NST thường không xảy ra hoán vị gen, trong đó 1 gen có 3 alen, một gen có 4 alen và 1 gen có 5 alen. Trong quần thể có thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen mà khi cơ thể giảm phân tạo 2 loại giao tử?

Xem đáp án

Đáp án D

Tổng số kiểu gen trong quần thể là: 3*4*5*3*4*5+12=1830

Cơ thể có thể tạo ra một loại giao tử là cơ thể có kiểu gen đồng hợp tất cả các cặp gen.  
Số cá thể có kiểu gen đồng hợp trong quần thể là: 3 * 4 * 5 = 60.  
Số kiểu gen có thể tạo nên hai loại giao tử (là những cơ thể mang kiểu gen dị hợp ít nhất 1 cặp gen): 1830 – 60 = 1770


Câu 32:

Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là

Xem đáp án

Đáp án D

Gen B:

2A + 2G=2210*23,4=1300 (1)

2A + 3G = 1669 (2)

Giải hệ PT (1), (2) => A = T = 281; G = X = 369

Gọi số nu T của gen b là x, số nu X là y

=> 281+x*22-1=1689

      369+y*22-1=2211

Vậy x = A = T = 282; y = G = X = 368

=> Đột biến xảy ra là thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T


Câu 33:

Ở một loài động vật, xét 3 phép lai sau:

Phép lai 1: (P) XAXA×XaY.

Phép lai 2: (P) XaXa×XAY.

Phép lai 3: (P) Dd × Dd.

Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến; các phép lai trên đều tạo ra F1, các cá thể F1 của mỗi phép lai ngẫu phối với nhau tạo ra F2. Theo lí thuyết, trong 3 phép lai (P) có:

(1) 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình giống nhau ở hai giới.

(2) 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 cá thể mang kiểu hình trội : 1 cá thể mang kiểu hình lặn.

(3) 1 phép lai cho F2 có kiểu hình lặn chỉ gặp ở một giới.

(4) 2 phép lai đều cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen giống với tỉ lệ phân li kiểu hình.

Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

1) 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình giống nhau ở hai giới. à đúng, phép lai (2) và (3) có kiểu hình giống nhau ở cả hai giới.

(2) 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 cá thể mang kiểu hình trội : 1 cá thể mang kiểu hình lặn. à đúng, phép lai (1) và (3) thỏa mãn.

(3) 1 phép lai cho F2 có kiểu hình lặn chỉ gặp ở một giới. à đúng, phép lai (1) thỏa mãn

(4) 2 phép lai đều cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen giống với tỉ lệ phân li kiểu hình. à sai, chỉ có phép lai (2) thỏa mãn


Câu 34:

Một quần thể có tần số kiểu gen ban đầu là 0,1AA : 0,5Aa : 0,4aa. Biết rằng các cá thể dị hợp có khả năng sinh sản bằng 12 so với cá thể đồng hợp, các cá thể có kiểu gen đồng hợp có khả năng sinh sản như nhau và bằng 100%. Sau 1 thế hệ tự thụ phấn, tần số các cá thể có kiểu gen đồng hợp trội là 

Xem đáp án

Đáp án C

P: 0,1AA : 0,5Aa : 0,4aa

Aa sinh sản bằng 12so với AA, aa

Sau 1 thế hệ tự thụ phấn :

AA → AA

Aa → 12×14AA : 24Aa : 14aa

aa → aa

vậy      AA = 0,1+0,5×18=0,1625 

            aa = 0,4+0,5×18=0,4625

            Aa = 0,5×14=0,125

Vậy F1 : 0,1625AA : 0,125Aa : 0,4625aa

Hay chia lại tỉ lệ: 1360AA : 1060Aa : 3760aa

Vậy AA = 1360= 21,67 %

 


Câu 35:

Một quần thể giao phối ngẫu nhiên có tỉ lệ các loại kiểu gen ở thế hệ xuất phát như sau:

0,3 AABb : 0,2 AaBb : 0,1 AaBB: 0,4 aabb. Biết mỗi gen qui định một tính trạng và trội lặn hoàn toàn. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng.

(1). Chọn một cơ thể mang hai tính trạng trội, khả năng được cây thuần chủng là 6,16%

(2). Khả năng bắt gặp một cơ thể thuần chủng ở quần thể là 27,5225%

(3). Kiểu gen dị hợp tử 2 cặp gen chiếm tỉ lệ lớn nhất

(4). Kiểu hình mang một tính trạng trội, một tính trạng lặn chiếm 26,025%

Xem đáp án

Đáp án D

Tần số alen của quần thể: A=0,45; a=0,55; B=0,35; b=0,65

Khi quần thể cân bằng di truyền sẽ có cấu trúc: (0,2025AA:0,495Aa:0,3025aa)(0,1225BB:0,455Bb:0,4225bb)

Xét các dự đoán:

(1) đúng, chọn một cơ thể mang hai tính trạng trội, khả năng được cây thuần chủng là

0,2025×0,1225/(1−0,3025)(1−0,4225)≈6,16%

(2) đúng, khả năng bắt gặp một cơ thể thuần chủng ở quần thể là (1 – 0,495)(1 – 0,455)=27,5225%

(3) đúng, vì tỷ lệ dị hợp của từng cặp gen là lớn nhất

(4) sai, Kiểu hình mang một tính trạng trội, một tính trạng lặn chiếm (1 – 0,3025)  0,4225 + 0,3025 (1 0,4225)=0,4694


Câu 36:

Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 16%. Biết không xảy ra đột biến nhưng có hoán vị gen ở cả đực và cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1). Nếu cho F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có 4 kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 20%.

(2). Trong quá trình phát sinh giao tử của cơ thể F1 đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.

(3) Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 13.

(4). Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 27

Xem đáp án

Đáp án A

A cao >> a thấp

B đỏ >> b trắng

F2: A-bb = 16% à aabb = 9%

à ab = 0,3, f = 40%

F1: ABab

 (1). Nếu cho F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có 4 kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 20%. à đúng, ABab×abab

(2). Trong quá trình phát sinh giao tử của cơ thể F1 đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. à đúng

(3) Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 13. à sai

aaBBaaB-=0,2×0,20,16=14

(4). Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 27. à sai

AABBA-B-=0,3×0,30,5+0,09=959


Câu 37:

Khi cho cây cao, hoa đỏ thuần chủng lai với cây thấp, hoa trắng thuần chủng thu được F1 có 100% cây cao, hoa đỏ. Các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 75% cây cao, hoa đỏ : 25% cây thấp, hoa trắng. Có bao nhiêu dự đoán sau đây là phù hợp với kết quả của phép lai nói trên?

(1). Có hiện tượng 1 gen quy định 2 tính trạng, trong đó thân cao, hoa đỏ là trội so với thân thấp, hoa trắng.

(2). Đời F2 chỉ có 3 kiểu gen.

(3) Nếu cho F1 lai phân tích thì đời con sẽ có tỉ lệ kiểu hình 50% cây cao, hoa đỏ : 50% cây thấp, hoa trắng.

(4). Có hiện tượng mỗi tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền liên kết hoàn toàn

Xem đáp án

Đáp án D

A cao >> a thấp

B đỏ >> b trắng

F2: 3 cao, đỏ: 1 thấp, trắng à liên kết hoàn toàn

P: AB/AB x ab/ab

F1: AB/ab

F1 x F1 à F2: 1AB/AB : 2AB/ab: 1ab/ab

(1). Có hiện tượng 1 gen quy định 2 tính trạng, trong đó thân cao, hoa đỏ là trội so với thân thấp, hoa trắng. à đúng

(2). Đời F2 chỉ có 3 kiểu gen. à đúng

(3) Nếu cho F1 lai phân tích thì đời con sẽ có tỉ lệ kiểu hình 50% cây cao, hoa đỏ : 50% cây thấp, hoa trắng. à đúng

(4). Có hiện tượng mỗi tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền liên kết hoàn toàn. à đúng


Câu 38:

Một loài thú, cho con đực mắt trắng, đuôi dài giao phối với con cái mắt đỏ, đuôi ngắn (P), thu được F1 có 100% con mắt đỏ, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình gồm: Ở giới cái có 100% cá thể mắt đỏ, đuôi ngắn; Ở giới đực có 45% cá thể mắt đỏ, đuôi ngắn; 45% cá thể mắt trắng, đuôi dài; 5% cá thể mắt trắng, đuôi ngắn; 5% cá thể mắt đỏ, đuôi dài. Biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1). Đời F1 có 8 loại kiểu gen.

(2). Đã xảy ra hoán vị gen ở giới đực với tần số 10%.

(3). Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở F2, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 45%.

(4). Nếu cho cá thể đực F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có kiểu hình đực mắt đỏ, đuôi dài chiếm 2,5%

Xem đáp án

Đáp án C

Xét tính trạng màu mắt: PtcF1 toàn mắt đỏ, F2: mắt đỏ: mắt trắng = 3: 1 → Mắt đỏ (A) là trội so với mắt trắng (a).

Mắt màu trắng ở F2 chỉ có ở con đực với tỉ lệ 14 → Gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y.

Thành phần kiểu gen ở P: XAXA×XaYF1: XAXa×XAY

Xét tính trạng hình dạng đuôi: Ptc, F1 toàn đuôi ngắn, F2: đuôi ngắn: đuôi dài = 3: 1 → Đuôi ngắn (B) là trội so với đuôi dài (b)

Đuôi dài ở F2 chỉ có ở con đực với tỉ lệ 14 → Gen quy định tính trạng hình dạng đuôi nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y.

Thành phần kiểu gen ở P: XBXB×XbY, F1: XBXb×XBY

Xét sự di truyền đồng thời của 2 cặp tính trạng:

Nếu các gen PLDL và tổ hộp tự do thì F2: (3:1)(3:1) khác tỉ lệ đầu bài

Có hiện tượng hoán vị gen, 2 cặp gen cùng nằm trên X

Ta có: 45%XabY = 1Y.45% Xab → Xab = 45%

XAb = 5% → Tần số hoán vị gen f = 5%.2 = 10%

P: XABXAB×XabY

F1: XABXab×XABY (f = 10%)

F2: Kiểu gen:

Cái: 22,5%XABXAB: 22,5%XABXab: 2,5%XABXAb: 2,5%XABXaB

Đực: 22,5%XABY: 22,5%XabY: 2,5%XAbY: 2,5%XaBY

Xét các phát biểu của đề bài:

I, đúng

II, sai, đã xảy ra hoán vị ở giới cái.

III sai. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở F2, xác suất thu được cá thể thuần chủng (XABXAB) là 22,5%

IV sai. Nếu cho cá thể cái F1 lai phân tích: XABY x XabXab à Fa: đực đỏ, dài = 0%

→ Có 1 kết luận đúng


Câu 39:

Ở phép lai ♂AaBb x ♀AaBB, trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li giảm phân I chiếm 16%, mọi diễn biến còn lại của giảm phân đều bình thường. Trong số bốn kết luận sau có bao nhiêu kết luận sai về phép lai trên?

I. Trong số các hợp tử được tạo ra ở F1 aaBb là hợp tử không đột biến.

II. Trong số các hợp tử được tạo ra ở F1 aaBb là hợp tử đột biến.

III. Hợp tử aaBb chiếm tỉ lệ 30,2%

IV. Hợp tử aaBb chiếm tỉ lệ 10,5%

V. Hợp tử chứa aa chiếm tỉ lệ 21%

Xem đáp án

Đáp án B

♂AaBb x ♀AaBB

16% tế bào đực có Aa không phân li ở giảm phân I tạo: Aa = O = 8%

Còn lại: A = a = 42%

I. Trong số các hợp tử được tạo ra ở F1 aaBb là hợp tử không đột biến. à đúng

II. Trong số các hợp tử được tạo ra ở F1 aaBb là hợp tử đột biến. à sai

III. Hợp tử aaBb chiếm tỉ lệ 30,2% à sai, aaBb = 0,42.0,5.0,5 = 0,105

IV. Hợp tử aaBb chiếm tỉ lệ 10,5% à đúng

V. Hợp tử chứa aa chiếm tỉ lệ 21% à đúng, aa = 0,42.0,5 = 0,21


Câu 40:

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả về bệnh P do một trong hai alen của gen qui định

Biết rằng quần thể người đang đạt trạng thái cân bằng di truyền, tỉ lệ người bị bệnh P trong quần thể là 64%. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng.

(1). Trong phả hệ có tối đa 4 người mang bệnh P có kiểu gen đồng hợp

(2). Xác suất cặp vợ chồng I3 - I4 mang kiểu gen khác nhau là 18,75%

(3). Xác suất để người , II9 có kiểu gen giống nhau là 43,75%

(4). Người số II7 có xác suất kiểu gen là 13AA : 23Aa

Xem đáp án

Đáp án C

Bố mẹ bệnh à sinh con không bệnh à A: bệnh, a: không bệnh

A- = 64% à aa = 36% à a = 0,6; A = 0,4

(1). Trong phả hệ có tối đa 4 người mang bệnh P có kiểu gen đồng hợp à sai, tối đa 6 người

(2). Xác suất cặp vợ chồng I3 - I4 mang kiểu gen khác nhau là 18,75% à sai, tỉ lệ = 37,5%

(3). Xác suất để người II8II9 có kiểu gen giống nhau là 43,75% à sai, tỉ lệ là 62,5%

(4). Người số II7 có xác suất kiểu gen là 13AA : 23Aa à đúng


Bắt đầu thi ngay