Trắc nghiệm Bài tập cơ bản Chia một tổng cho một số có đáp án
-
1041 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
(28 + 4) : 4 = 28 : 4 – 4 : 4.
Đúng hay sai?
Khi chia 1 tổng cho 1 số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy từng số hạng của tổng chia cho số chia rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.
Ta thấy (28 + 4) : 4 có dạng 1 tổng chia cho 1 số
Mà 28 và 4 đều chia hết cho 4, nên ta có thể viết như sau:
(28 + 4) : 4 = 28 : 4 + 4 : 4
Vậy ta chọn đáp án: Sai. Chọn B
Câu 2:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
(30 + 6) : 3 = 30 : 3 + 6 : 3.
Đúng hay sai?
Khi chia 1 tổng cho 1 số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy từng số hạng của tổng chia cho số chia rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.
Ta thấy (30 + 6) : 3 có dạng 1 tổng chia cho 1 số
Mà 30 và 6 đều chia hết cho 3, nên ta có thể viết như sau:
(30 + 6) : 3 = 30 : 3 + 6 : 3
Vậy ta chọn đáp án: Đúng. Chọn A
Câu 3:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
(60 – 18) : 3 = ...............
Khi chia 1 hiệu cho 1 số, nếu số bị trừ và số trừ của hiệu đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy số bị trừ và số trừ lần lượt chia cho số chia rồi trừ các kết quả tìm được với nhau
Ta thấy biểu thức trên có dạng 1 hiệu chia cho 1 số
Mà 60 và 18 đều chia hết cho 3, nên ta có:
(60 – 18) : 3 = 60 : 3 – 18 : 3
Chọn D
Câu 4:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
(18 – 14) : 2 = ...............
Khi chia 1 hiệu cho 1 số, nếu số bị trừ và số trừ của hiệu đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy số bị trừ và số trừ lần lượt chia cho số chia rồi trừ các kết quả tìm được với nhau
Ta thấy biểu thức trên có dạng 1 hiệu chia cho 1 số
Mà 18 và 14 đều chia hết cho 2, nên ta có:
(18 – 14) : 2 = 18 : 2 – 14 : 2
Chọn B
Câu 5:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Giá trị của biểu thức (20 + 12) : 2 là 14.
Đúng hay sai?
Ta có: (20 + 12) : 2 = 20 : 2 + 12 : 2
= 10 + 6
= 16
Ta thấy 16 là giá trị của biểu thức (20 + 12) : 2
14 không phải là giá trị của biểu thức trên
Vậy ta chọn đáp án: Sai. Chọn B
Lưu ý : Khi chia 1 tổng cho 1 số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy từng số hạng của tổng chia cho số chia rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.
Câu 6:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Giá trị của biểu thức (16 + 18) : 2 là 17.
Đúng hay sai?
Ta có: (16 + 18) : 2 = 16 : 2 + 18 : 2
= 8 + 9
= 17
Ta thấy 17 là giá trị của biểu thức (16 + 18) : 2
Vậy ta chọn đáp án: Đúng. Chọn A
Lưu ý : Khi chia 1 tổng cho 1 số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy từng số hạng của tổng chia cho số chia rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.
Câu 7:
Điền đáp án đúng vào ô trống:
Tổng của 40 và 8 chia 8 bằng ...............
Tổng của 40 và 8 là: 40 + 8. Theo bài ra ta có:
(40 + 8) : 8 = 40 : 8 + 8 : 8 = 5 + 1 = 6
Vậy số cần điền là 6.
Câu 8:
Điền đáp án đúng vào ô trống:
Hiệu của 30 và 6 chia 3 bằng ...............
Hiệu của 30 và 6 là: 30 – 6. Theo bài ra ta có:
(30 – 6) : 3 = 30 : 3 – 6 : 3 = 10 – 2 = 8
Vậy số cần điền là 8
Lưu ý : Khi chia 1 hiệu cho 1 số, nếu số bị trừ và số trừ của hiệu đều chia hết cho số chia ta có thể lấy số bị trừ và số trừ của hiệu lần lượt chia cho số chia rồi trừ các kết quả tìm được với nhau.
Câu 9:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Dấu thích hợp thay cho ô trống trên là
Ta thấy biểu thức đã cho có dạng 1 tổng chia cho 1 số
Trong đó 21 và 18 đều chia hết cho 3, nên ta có:
(21 + 18) : 3 = 21 : 3 + 18 : 3
Vậy ta chọn dấu: +. Chọn A
Lưu ý : Khi chia 1 tổng cho 1 số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia ta có thể lấy từng số hạng của tổng chia cho số chia rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.
Câu 10:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Dấu thích hợp thay cho ô trống trên là
Ta thấy biểu thức đã cho có dạng 1 hiệu chia cho 1 số
Trong đó 49 và 21 đều chia hết cho 7, nên ta có:
(49 – 21) : 7 = 49 : 7 – 21 : 7
Vậy ta chọn dấu: – . Chọn B
Lưu ý : Khi chia 1 hiệu cho 1 số, nếu số bị trừ và số trừ của hiệu đều chia hết cho số chia ta có thể lấy số bị trừ và số trừ của hiệu lần lượt chia cho số chia rồi trừ các kết quả tìm được với nhau.
Câu 11:
Điền đáp án đúng vào ô trống:
Lớp 4A có 36 học sinh, lớp 4B có 30 học sinh. Nhà trường chia đều số học sinh của cả hai lớp thành 6 nhóm. Vậy mỗi nhóm có ............... học sinh.
Tóm tắt:
Lớp 4A có: 36 học sinh
Lớp 4B có: 30 học sinh
Cả hai lớp chia đều thành: 6 nhóm
1 nhóm có : ...học sinh?
Trước hết ta tìm tổng số học sinh của cả 2 lớp
Sau đó tìm số học sinh của 1 nhóm:
(lấy số học sinh cả 2 lớp chia đều cho 6 nhóm)
Bài giải
Số học sinh của cả hai lớp là:
36 + 30 = 66 (học sinh)
Mỗi nhóm có số học sinh là:
66 : 6 = 11 (học sinh)
Đáp số: 11 học sinh.
Câu 12:
Điền đáp án đúng vào ô trống:
Số sản phẩm của các phân xưởng Một, Hai, Ba lần lượt là: 105, 110, 85. Số sản phẩm này được đóng vào các hộp, mỗi hộp có 5 sản phẩm. Vậy số sản phẩm của cả 3 phân xưởng đóng được ............... hộp.
Ta có thể làm theo 2 cách như sau:
Cách 1:
Bước 1: Tìm tổng sản phẩm của 3 phân xưởng (lấy sản phẩm của từng phân xưởng cộng lại với nhau)
Tổng sản phẩm của cả 3 phân xưởng là:
105 + 110 + 85 = 300 (sản phẩm)
Bước 2: Tìm số hộp để đóng hết tổng số sản phẩm đó (lấy tổng số sản phẩm chia cho số sản phẩm trong 1 hộp)
Số sản phẩm của 3 phân xưởng đó đóng được số hộp là:
300 : 5 = 60 (hộp)
Đáp số: 60 hộp
Cách 2
Sản phẩm của phân xưởng Một đóng được số hộp là:
105 : 5 = 21 (hộp)
Sản phẩm của phân xưởng Hai đóng được số hộp là:
110 : 5 = 22 (hộp)
Sản phẩm của phân xưởng Ba đóng được số hộp là:
85 : 5 = 17 (hộp)
Sản phẩm của cả 3 phân xưởng đóng được số hộp là:
21 + 22 + 17 = 60 (hộp)
Đáp số: 60 hộp.
Câu 13:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Tâm viết lên bảng như sau:
(35 – 25) : 5 = 35 : 5 – 25 : 5
Theo em, bạn Tâm viết đúng hay sai?
Ta thấy biểu thức: (35 – 25) : 5 có dạng 1 hiệu chia cho 1 số
Trong đó 35 và 25 đều chia hết cho 5
Nên ta có: (35 –25) : 5 = 35 : 5 – 25 : 5
Vậy bạn Tâm đã viết đúng. Chọn A
Lưu ý : Khi chia 1 hiệu cho 1 số, nếu số bị trừ và số trừ của hiệu đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy số bị trừ và số trừ của hiệu lần lượt chia cho số chia rồi trừ các kết quả tìm được với nhau.
Câu 14:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Hoa viết lên bảng như sau:
(14 + 35) : 7 = 14 : 7 + 35 : 7
Theo em, bạn Hoa viết đúng hay sai?
Ta thấy biểu thức: (14 + 35) : 7 có dạng 1 tổng chia cho 1 số
Trong đó 14 và 35 đều chia hết cho 7
Nên ta có: (14 + 35) : 7 = 14 : 7 + 35 : 7
Vậy bạn Hoa đã viết đúng. Chọn A
Lưu ý : Khi chia 1 tổng cho 1 số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy từng số hạng của tổng chia cho số chia rồi cộng các kết quả tìm được với nhau
Câu 15:
Điền đáp án đúng vào ô trống:
Biểu thức (480 – 216) : 8 có giá trị là ...............
Ta có: (480 – 216) : 8 = 480 : 8 – 216 : 8
= 60 – 27
= 33
Vậy giá trị của biểu thức trên là 33.
Lưu ý : Khi chia 1 hiệu cho 1 số, nếu số bị trừ và số trừ của hiệu đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy số bị trừ và số trừ của hiệu lần lượt chia cho số chia rồi trừ các kết quả tìm được với nhau.
Câu 16:
Điền đáp án đúng vào ô trống:
Biểu thức (125 – 35) : 5 có giá trị là ...............
Ta có: (125 – 35) : 5 = 125 : 5 – 35 : 5
= 25 – 7
= 18
Vậy giá trị của biểu thức trên là 18.
Lưu ý : Khi chia 1 hiệu cho 1 số, nếu số bị trừ và số trừ của hiệu đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy số bị trừ và số trừ của hiệu lần lượt chia cho số chia rồi trừ các kết quả tìm được với nhau.
Câu 17:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Số cây của 3 tổ: Một, Hai, Ba trồng được lần lượt là: 28 cây, 36 cây, 32 cây. Tất cả số cây đó được trồng đều theo 4 hàng. Hỏi một hàng trồng được bao nhiêu cây?
Bước 1: Tìm tổng số cây của 3 tổ (lấy số cây của từng tổ cộng lại với nhau)
Bước 2: tìm ra số cây của 1 hàng (lấy số cây của 3 tổ chia cho 4 – vì có 4 hàng)
Bài giải
Cả ba tổ trồng được tất cả số cây là:
28 + 36 + 32 = 96 (cây)
Mỗi hàng trồng được số cây là:
96 : 4 = 24 (cây)
Đáp số: 24 cây. Chọn A
Câu 18:
Lựa chọn đáp án thích hợp điền tiếp vào chỗ chấm trong câu sau:
Khi chia một hiệu cho một số, nếu số bị trừ và số trừ của hiệu đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy lần lượt số bị trừ và số trừ của hiệu chia cho số chia rồi ... các kết quả tìm được với nhau.
Khi chia một hiệu cho một số, nếu số bị trừ và số trừ của hiệu đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy lần lượt số bị trừ và số trừ của hiệu chia cho số chia rồi trừ các kết quả tìm được với nhau.
Chọn B
Ví dụ: (14 – 7) : 7 = 14 : 7 – 7 : 7
= 2 – 1 = 1
Câu 19:
Điền dấu (>, <, =) thích hợp vào chỗ trống:
(49 – 35) : 7 ............... 12
Bước 1: Tính giá trị biểu thức ở bên trái ô trống
Bước 2: So sánh giá trị đó với số ở bên phải ô trống
Ta có:
Mà 2 < 12
Nên (49 – 35) : 7 < 12
Vậy ta điền dấu <.
Câu 20:
Điền dấu (>, <, =) thích hợp vào chỗ trống:
(72 + 81) : 9 ............... 14
Bước 1: Tính giá trị biểu thức ở bên trái ô trống
Bước 2: So sánh giá trị đó với số ở bên phải ô trống
Ta có:
Mà 17 > 14
Nên (72 + 81) : 9 > 14
Vậy ta điền dấu >.