Trắc nghiệm Bài tập nâng cao Chia một tổng cho một số có đáp án
-
1058 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Điền đáp án đúng vào ô trống:
Tìm a, biết:
(a + 15) : 5 = 245 : 5 + 15 : 5.
Vậy a = ...............
Viết biểu thức 245 : 5 + 15 : 5 dưới dạng 1 tổng chia cho một số như sau:
245 : 5 + 15 : 5 = (245 + 15) : 5
Theo bài ra ta có:
(a + 15) : 5 = (245 + 15) : 5
Ta thấy 2 biểu thức trên đều có dạng 1 tổng chia cho 1 số
Trong đó 2 thương bằng nhau, số chia bằng nhau và bằng 5, vậy số bị chia cũng bằng nhau
Ta có: a + 15 = 245 + 15
Vậy a = 245
(vì 2 tổng bằng nhau, số hạng thứ hai bằng nhau và bằng 15 thì số hạng thứ nhất cũng bằng nhau và bằng 245)
Câu 2:
Điền đáp án đúng vào ô trống:
Tìm c, biết:
234 : 2 – 122 : 2 = (c – 122) : 2.
Vậy c = ...............
Viết biểu thức 234 : 2 – 122 : 2 dưới dạng 1 hiệu chia cho một số như sau:
234 : 2 – 122 : 2 = (234 – 122) : 2
Theo bài ra ta có:
(234 – 122) : 2 = (c – 122) : 2
Ta thấy 2 biểu thức trên đều có dạng 1 hiệu chia cho 1 số
Trong đó 2 thương bằng nhau, số chia bằng nhau và bằng 2, vậy số bị chia cũng bằng nhau
Ta có: 234 – 122 = c – 122.
Vậy c = 234
(vì 2 hiệu bằng nhau, số trừ bằng nhau và bằng 122, thì số bị trừ cũng bằng nhau và bằng 234)
Câu 3:
Điền đáp án đúng vào ô trống:
Tổng của 28 và 49 chia cho số liền sau của 6 được kết quả là ...............
Tổng của 28 và 49 là 28 + 49
Số liền sau của 6 là 7
Theo bài ra ta có: (28 + 49) : 7 = 77 : 7 = 11
Vậy số cần điền là 11.
Câu 4:
Điền đáp án đúng vào ô trống:
Tổng của 24 và 44 chia cho số liền sau của 3 được kết quả là ...............
Tổng của 24 và 44 là 24 + 44
Số liền sau của 3 là 4
Theo bài ra ta có: (24 + 44) : 4 = 68 : 4 = 17
Vậy số cần điền là 17.
Câu 5:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Hiệu của 125 và 35 chia số lẻ liền trước của 7 bằng bao nhiêu?
Số lẻ liền trước của 7 là 5
Theo bài ra ta có: (125 – 35) : 5 = 90 : 5 = 18
Vậy đáp án đúng là 18. Chọn B
Câu 6:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Hiệu của 96 và số nhỏ nhất lớn hơn 47 chia 3 bằng bao nhiêu?
Số nhỏ nhất lớn hơn 47 là 48
Theo bài ra ta có: (96 – 48) : 3 = 48 : 3 = 16
Vậy đáp án đúng là 16. Chọn B
Câu 7:
Điền đáp án đúng vào ô trống:
Nếu a = 45, b = 20, thì (a + b) : 5 = ...............
Thay a = 45, b = 20 vào biểu thức trên, ta có:
(45 + 20) : 5 = 45 : 5 + 20 : 5
= 9 + 4 = 13
Vậy số cần điền là 13
Lưu ý : Khi chia 1 tổng cho 1 số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy từng số hạng của tổng chia cho số chia rồi cộng các kết quả tìm được với nhau
Câu 8:
Điền đáp án đúng vào ô trống:
Nếu a = 72, b = 81, thì (a + b) : 9 = ...............
Thay a = 72, b = 81 vào biểu thức trên, ta có:
(72 + 81) : 9 = 72 : 9 + 81 : 9
= 8 + 9
= 17
Vậy số cần điền là 17
Lưu ý : Khi chia 1 tổng cho 1 số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy từng số hạng của tổng chia cho số chia rồi cộng các kết quả tìm được với nhau
Câu 9:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
m : e + n : e = (m + n) : e
Đúng hay sai?
Ta thấy m và n đều chia cho e
Ta có: m : e + n : e = (m + n) : e
Đây chính là cách chuyển đổi 1 biểu thức sang dạng 1 tổng chia cho 1 số
Cách chuyển đổi ban đầu đúng. Chọn A
Câu 10:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
(m + n) : t = m : t + n : t.
Đúng hay sai?
Khi chia 1 tổng cho 1 số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy từng số hạng của tổng chia cho số chia rồi cộng các kết quả tìm được với nhau
(m + n) : t = m : t + n : t
Chọn A.
Câu 11:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Tìm y, biết: (y × 5) – 52 = 18
Coi y × 5 là số bị trừ trong phép trừ có hiệu là 18, số trừ là 52
(Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ)
Ta có: (y × 5) – 52 = 18
y × 5 = 18 + 52
y × 5 = 70
y = 70 : 5
y = 14
Vậy đáp án đúng là y = 14. Chọn A
Câu 12:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Tìm y, biết: 124 : y + 32 : y = 4
Ta thấy biểu thức 124 : y + 32 : y có 124 và 32 đều chia cho y
Nên ta có thể viết biểu thức trên dưới dạng 1 tổng chia cho 1 số
Ta có: 124 : y + 32 : y = 4
(124 + 32) : y = 4
156 : y = 4
y = 156 : 4
y = 39
Vậy đáp án đúng là y = 39. Chọn A
Lưu ý : Viết biểu thức ở bên trái dấu bằng dưới dạng 1 tổng chia cho 1 số.
Câu 13:
Lựa chọn đáp án đúng nhất: Cách tính nào dưới đây sai?
Ta có:
(32 – 24) : 8 = 32 : 8 – 24 : 8 = 4 – 3 = 1
Vậy (32 – 24) : 8 = 29 là cách tính sai. Chọn B
Câu 14:
Lựa chọn đáp án đúng nhất: Cách tính nào dưới đây sai?
Ta có:
(16 + 18) : 2 = 16 : 2 + 18 : 2
= 8 + 9
= 17
Vậy (16 + 18) : 2 = 25 là cách tính sai. Chọn B
Câu 15:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Hai lớp 4A và 4B tổ chức đi cắm trại, lớp 4A có 48 bạn tham gia, lớp 4B có 36 bạn tham gia. Tính xem cả hai lớp phải dùng bao nhiêu mái lều để dựng trại, biết rằng ban tổ chức quy định mỗi trại là 6 học sinh.
Ta có thể làm theo 2 cách sau đây:
Cách 1:
Bước 1: Tìm số mái lều lớp 4A cần dựng
Số mái lều trại lớp 4A cần dựng là:
48 : 6 = 8 (mái lều)
Bước 2: Tìm số mái lều lớp 4B cần dựng
Số mái lều trại lớp 4B cần dựng là:
36 : 6 = 6 (mái lều)
Bước 3: Tìm số mái lều cả hai lớp cần dựng
Cả 2 lớp cần dựng số mái lều trại là:
8 + 6 = 14 (mái lều)
Đáp số: 14 mái lều
Cách 2:
Bước 1: Tìm tổng số học sinh của cả hai lớp
Tổng số học sinh của cả hai lớp là:
48 + 36 = 84 (học sinh)
Bước 2: Tìm số mái lều cả hai lớp cần dựng
Số mái lều cả hai lớp cần dựng là:
84 : 6 = 14 (mái lều)
Đáp số: 14 mái lều. Chọn A
Câu 16:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Một lớp học có a học sinh. Trong đó số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ là b bạn. Phép tính nào sau đây thể hiện số học sinh nữ của lớp?
Ta thấy :
Tổng số học sinh của lớp đó là a (học sinh)
Hiệu số học sinh nam và nữ của lớp đó là b (học sinh)
Bài toán ×uất hiện tổng và hiệu, nên đây là dạng toán tổng – hiệu
Ta có sơ đồ sau:
Coi số học sinh nam là số lớn, số học sinh nữ là số bé, áp dụng công thức:
Số bé = (tổng – hiệu) : 2
Số lớn = (tổng + hiệu) : 2
Số học sinh nữ của lớp đó là: (a – b) : 2 (bạn). Chọn B
Câu 17:
Điền đáp án đúng vào ô trống:
Nếu a = 7 × 6, b = 2 × 6, thì (a – b) : 6 = ...............
Ta có:
a = 7 × 6 = 42
b = 2 × 6 = 12
Thay a = 42, b = 12 vào biểu thức trên, ta có:
(a – b) : 6 = (42 – 12) : 6
= 30 : 6
= 5
Vậy số cần điền là 5.
Câu 18:
Điền đáp án đúng vào ô trống:
Nếu a = 6 × 6, b = 3 × 6, thì (a – b) : 6 = ...............
Ta có:
a = 6 × 6 = 36
b = 3 × 6 = 18
Thay a = 36, b = 18 vào biểu thức trên ta có:
(a – b) : 6 = (36 – 18) : 6
= 18 : 6
= 3
Vậy số cần điền là 3.
Câu 19:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
So sánh M và N, biết:
M = 126 : 9 + 153 : 9,
N = 224 : 4 – 120 : 4
Ta có:
M = 126 : 9 + 153 : 9 = 14 + 17 = 31
N = 224 : 4 – 120 : 4 = 56 – 30 = 26
Ta thấy 31 > 26, vậy M > N. Chọn A
Câu 20:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
So sánh M và N, biết:
M = 123 : 3 + 456 : 3,
N = 112 : 2 – 32 : 2
Ta có:
M = 123 : 3 + 456 : 3 = 41 + 152 = 193
N = 112 : 2 – 32 : 2 = 56 – 16 = 40
Ta thấy 193 > 40, vậy M > N. Chọn A