Trắc nghiệm Toán 4 Bài 3: (có đáp án) biểu thức có chứa hai chữ, ba chữ
-
1061 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chọn đáp án đúng nhất: a + b - 2 được gọi là:
Biểu thức a+b−2 bao gồm số, dấu tính dấu (+ và dấu -) và hai chữ a,b.
Vậy a+b−2 được gọi là biểu thức có chứa hai chữ.
Đáp án C
Câu 2:
Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là biểu thức có chứa ba chữ?
Ta có: 276+154−99 là biểu thức chỉ gồm các số.
a−b×5+256 và m×n:8 là các biểu thức có chứa hai chữ.
a+b−c×7 là biểu thức có chứa ba chữ.
Đáp án D
Câu 3:
Với a = 4637 và b = 8892 thì giá trị của biểu thức a + b là:
Nếu a=4637 và b=8892 thì a+b=4637+8892=13529
Vậy với a=4637 và b=8892 thì giá trị của biểu thức a+b là 13529.
Đáp án A
Câu 4:
Điền số thích hợp vào ô trống:
Nếu a = 84 và b = 47 thì giá trị biểu thức a + bx5 là
Nếu a=84 và b=47 thì biểu thức a+b×5=84+47×5=84+235=319.
Vậy a=84 và b=47 thì giá trị của biểu thức a+b×5 là 319.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 319.
Chú ý
Học sinh có thể thực hiện sai thứ tự phép tính, tính lần lượt từ trái sang phải nên tìm ra đáp án sai là 655.
Câu 5:
Với a = 23658,b = 57291 và c = 33608 thì biểu thức a + b - c có giá trị là:
Nếu a = 23658,b = 57291 và c = 33608 thì a+b−c=23658+57291−33608=80949−33608=47341
Vậy với a = 23658,b = 57291 và c = 33608 thì biểu thức a+b−c có giá trị là 47341.
Đáp án D
Câu 6:
Nếu a = 4529,b = 3073 và c = 7 thì biểu thức a + b : c - 357 có giá trị là 4601. Đúng hay sai?
Nếu a=4529,b=3073 và c=7 thì:
a+b:c−357=4529+3073:7−357=4529+439−357=4968−357=4611
Vậy với a=4529,b=3073 và c=7 thì biểu thức a+b:c−357 có giá trị là 4611.
Mà 4611>4601.
Vây khẳng định đã cho là sai.
Chú ý
Học sinh có thể thực hiện sai thứ tự thực hiện phép tính, tính từ trái sang phải, từ đó dẫn đến tính sai giá trị của biểu thức đã cho.
Câu 7:
Điền số thích hợp vào ô trống: Nếu 7 < m < 9 và n là số chẵn lớn nhất có ba chữ số thì giá trị của biểu thức: 1088 : m + nx2 là
Ta thấy 7<8<9 nên m=8.
Số chẵn lớn nhất có ba chữ số là 998. Vậy n=998.
Với m=8 và n=998 thì 1088:m+n×2=1088:8+998×2=136+1996=2132
Do đó nếu 7<m<9 và n là số chẵn lớn nhất có ba chữ số thì giá trị của biểu thức: 1088:m+n×2 là 2132.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 2132.
Chú ý
Học sinh có thể thực hiện sai thứ tự thực hiện phép tính, tính từ trái sang phải, từ đó dẫn đến tính sai giá trị của biểu thức đã cho.
Câu 8:
Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
Cho hình tam giác ABC với số đo các cạnh a,b,c lần lượt là 354cm, 246cm và 558cm là ... cm
Hình tam giác ABC với số đo các cạnh a,b,c thì công thức tính chu vi tam giác đó là a+b+c.
Với a=354cm,b=246cm và c=558cm thì a+b+c=354+246+558=1158(cm).
Chu vi tam giác đó là 1158cm.
Vậy đáp án đúng điền vào chỗ chấm là 1158.
Câu 9:
Kéo thả dấu thích hợp vào ô trống: > < =
Với a = 65102, b = 13859 và c = 3 thì: a - bxc + 9768 ... 33293
Với a=65102,b=13859 và c=3 thì :
a−b×c+9768=65102−13859×3+9768=65102−41577+9768=23525+9768=33293
Mà 33293=33293
Do đó với a=65102,b=13859 và c=3 thì a−b×c+9768=33293.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là =.
Chú ý
Học sinh có thể thực hiện sai thứ tự thực hiện phép tính, tính từ trái sang phải, từ đó dẫn đến tính sai giá trị của biểu thức đã cho.
Câu 10:
Cho hai biểu thức: P = 268 + 57 x m - 1659:n và
Q = (1085 - 35 x n):m + 4 x h.
So sánh giá trị của 2 biểu thức P và Q biết m = 8, n = 7, h = 58
Với m=8,n=7,h=58 thì:
P=268+57×m−1659:n
=268+57×8−1659:7
=268+456−237
=724−237
=487
Q=(1085−35×n):m+4×h
=(1085−35×7):8+4×58
=(1085−245):8+232
=840:8+232
=105+232
=337
Mà 487>337 nên P>Q.
Vậy với m=8,n=7,h=58 thì P>Q.
Chú ý
Học sinh cần nhớ thứ tự thực hiện phép tính, từ đó tính đúng giá trị của P và Q .
Câu 11:
Điền số thích hợp vào ô trống:
Biểu thức 2018 - (m + n) có giá trị lớn nhất khi m = ...; n = ...
Giá trị của biểu thức 2018−(m+n) lớn nhất khi số trừ (m+n) bé nhất.
Do m,n là các số tự nhiên nên tổng của m và n nhỏ nhất là m+n=0.
Suy ra m=0 và n=0 .
Khi đó giá trị lớn nhất của biểu thức 2018−(m+n) là 2018−(0+0)=2018.
Vậy biểu thức 2018−(m+n) có giá trị lớn nhất khi m=0; n=0.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trên xuống dưới là 0;0.
Câu 12:
Cho biểu thức P = a + a + a + a + a + a + 1010 + b + b + b + b + b + b - 2018. Giá trị của biểu thức P với a + b = 468 là:
P=a+a+a+a+a+a+1010+b+b+b+b+b+b−2018
P=(a+a+a+a+a+a)+(b+b+b+b+b+b)+1010−2018
P=a×6+b×6+1010−2018
P=(a+b)×6+1010−2018
Thay a+b=468 ta có:
P=468×6+1010−2018
=2808+1010−2018
=3818−2018
=1800
Vậy giá trị của biểu thức P với a+b=468 là 1800.
Câu 13:
Một hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b (a và b cùng đơn vị đo).
Công thức tính chu vi của hình chữ nhật đó là:
Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy tổng của chiều dài và chiều rộng rồi nhân với 2.
Vậy hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b (a và b cùng đơn vị đo) thì công thức tính chu vi của hình chữ nhật đó là:
(a+b)×2
Đáp án B
Câu 14:
Một hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b (a và b cùng đơn vị đo).
Nếu a = 275cm và b = 168cm thì chu vi hình chữ nhật đó là:
Hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b (a và b cùng đơn vị đo) thì công thức tính chu vi của hình chữ nhật đó là: (a+b)×2.
Với a=275cm và b=168cm thì (a+b)×2=(275+168)×2=886(cm)
Do đó chu vi hình chữ nhật đó là 886cm.
Đáp án D