Tuyển tập đề thi thử Sinh Học cực hay có đáp án (Đề số 5)
-
4513 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án C
Phát biểu sai về CLTN là C, CLTN tác động lên kiêu hình, gián tiếp thay đổi tần số alen của quần thể.
Câu 2:
Cá chép có giới hạn chịu đựng là 2°C đến 44°C, điểm cực thuận là 28°C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng là 5°C đến 42°C, điểm cực thuận là 30°C. Nhận định nào sau đây đúng?
Đáp án A
Nhận định đúng là A: Vì giới hạn chịu nhiệt của cá chép : 42oC; cá rô phi: 37oC
Câu 3:
Theo lí thuyết, kiểu gen AaBBDd giảm phân bình thường cho giao tử ABd chiếm tỉ lệ
Đáp án B
Theo lí thuyết, kiểu gen AaBBDd giảm phân bình thường cho giao tử ABd chiếm tỉ lệ: 25%.
Câu 4:
Theo quan điểm tiến hóa hiện đại. nhân tố nào sau đây chỉ làm thay đổi thành phẩn kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
Đáp án B
Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không thay đổi tần số alen,
Câu 5:
Trong các mức cấu trúc siêu hiên vi của nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11 nm?
Đáp án B
Sợi cơ bản có đường kính 11nm.
Câu 6:
Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật. nội dung nào sau đây không đúng?
Đáp án A
Phát biểu sai là A, phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống không đồng đều, các cá thể trong quần thể có xu hướng sống tụ tập.
Câu 7:
Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong các sản phẩm quang hợp ở cây xanh?
Đáp án A
Diệp lục a tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong các sản phẩm quang hợp ở cây xanh.
Câu 8:
Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế phát sinh đột biến gen?
Đáp án D
Nhận định đúng về cơ chế phát sinh đột biến gen là: D (SGK trang 20)
A sai, virus có thể gây đột biến gen, chúng cài xen hệ hen của chúng vào hệ gen của tế bào chủ.
B sai, G* gây đột biến thay cặp G-X bằng cặp A-T
C sai, tác động của tia UV có thể làm cho 2 timin trên cùng 1 mạch liên kết với nhau.
Câu 9:
Điểm khác nhau giữa hệ tuần hoàn ở người và hệ tuần hoàn ở cá là
Đáp án B
Điểm khác nhau giữa hệ tuần hoàn ở người và hệ tuần hoàn ở cá là người có 2 vòng tuần hoàn, cá chỉ có 1 vòng tuần hoàn.
A sai, cá có tim 2 ngăn
C sai, cá có mao mạch vì là HTH kín.
D sai,
Câu 10:
Nội dung nào sau đây đúng khi nói về hô hấp ở thực vật?
Đáp án C
Phát biểu đúng về hô hấp ở thực vật là: C
A sai, đường phân: glucose → axit pyruvic
B sai, chu trình Crep diễn ra tại chất nền của ti thể.
D sai, trong các hạt đang nảy mầm thì hô hấp hiếu khí diễn ra mạnh mẽ.
Câu 11:
Một quần thể sinh vật, thế hệ xuất phát có tỷ lệ kiểu gen: 0,6AA : 0,4 Aa . Tần số Alen A và a trong quần thể lần lượt là
Đáp án C
Tần số alen pA=
Câu 12:
Khi nói về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Song song với quá trình biến đổi của quần xã là quá trình biến đổi của các điều kiện tự nhiên của môi trường.
II. Giai đoạn cuối cùng trong diễn thế nguyên sinh là hình thành quần xã đa dạng phong phú nhất.
III. Cho dù điều kiện thuận lợi, diễn thế thứ sinh cũng không hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
IV. Mối quan hệ cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật.
Đáp án C
Khi nói về diễn thế sinh thái, các phát biểu đúng là: I,II, IV
III sai, trong điều kiện cực thuận, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định (rừng thứ sinh)
Câu 13:
Nhân tố nào ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của loài kiến nâu (Formica rufa)
Đáp án C
Nhiệt độ ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của loài kiến nâu.
Câu 14:
Ở cà chua có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào của thể ba thuộc loài này là
Đáp án A
Thể ba: 2n +1 = 25
Câu 16:
Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là
Đáp án C
Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là hình thành các tế bào sơ khai.
A,D: Tiến hoá sinh học
B: tiến hoá hoá học
Câu 17:
Ở một loài thực vật, biết một gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiêu loại kiểu gen nhất?
Đáp án C
Phép lai cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất là: Aa × Aa
Câu 18:
Mối quan hệ giữa hai loài sinh vật mà mỗi loài đều có lợi nhưng là mối quan hệ không nhất thiết phải có đối với mỗi loài, là mối quan hệ nào dưới đây?
Đáp án D
Mối quan hệ giữa hai loài sinh vật mà mỗi loài đều có lợi nhưng là mối quan hệ không nhất thiết phải có đối với mỗi loài là hợp tác.
A: + -
B: 0 +
C: + + ; bắt buộc
Câu 19:
Khi lai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ
Đáp án D
Khi lai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1 vì có nhiều cặp gen dị hợp nhất.
Câu 20:
Một loài thực vật có kiểu gen AaBb, cặp gen Aa và Bb lần lượt nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 1 và số 3. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân II. cặp nhiễm sắc thể số 3 phân li bình thường, khi đó số tạo ra các loại giao tử có kiểu gen:
Đáp án D
Cặp NST 1 không phân ly trong GP II tạo AA; aa; O
Cặp NST số 3 phân ly bình thường → B, b
Loại giao tử có thể được tạo ra là: AAb, AAB, aaB, aab, B, b.
Câu 21:
Ở một loài thực vật biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến và không hoán vị gen. Theo lí thuyết, phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là
Đáp án B
KH: 1:2:1
Câu 22:
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp. Các cây tứ bội tạo ra giao tử lưỡng bội có sức sống và khả năng thụ tinh bình thường. Phép lai Aaaa × Aaaa cho tỉ lệ phân ly về kiểu gen là
Đáp án A
Aaaa → 1/2Aa : 1/2aa
Phép lai Aaaa × Aaaa → 1AAaa : 2Aaaa : 1aaaa
Câu 23:
Lai cây đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng × hạt xanh thu được F1: 100% hạt vàng. Cho F1 tự thụ phấn thu đươc F2. Trong số các cây hạt vàng ở F2, cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ
Đáp án C
A- hạt vàng; a – hạt xanh
P: AA × aa → F1: Aa → F2: 1AA:2Aa:1aa
Trong số các cây hạt vàng ở F2, cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 2/3
Câu 24:
Ở một loài thực vật xét 3 gen A, B, D; Mỗi gen có 2 alen, mỗi alen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Các cặp gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Khi cho cây có kiểu gen AaBbdd
giao phấn với một cây chưa biết kiểu gen, đời con F1 thu được kiểu hình mang 3 tính trạng trội là 9/32. Kiểu gen của cá thể đem lai có thể là
Đáp án D
P: AaBbdd × X → A-B-D- = 9/32 = 3/4×3/4×1/2 → Cây X có thể có kiểu gen AaBbDd
Câu 25:
Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do 2 cặp gen không alen (A,a và B,b) phân ly độc lập cùng quy định. Tính trạng màu sắc quả do một cặp gen (D, d) quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Khi cho cây (P) quả dẹt, màu vàng tự thụ phấn thu được F1 có kiểu hình phân ly theo tỷ lệ 6 quả dẹt, màu vàng: 5 cây quả tròn, màu vàng : 3 cây quả dẹt, màu xanh : 1 cây quả tròn, màu xanh : 1 cây quả dài, màu vàng. Biết rằng không xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
Xét tỷ lệ phân ly các tính trạng: 9 dẹt/6 tròn/1 dài; 3 vàng/1 xanh
P dị hợp về các cặp gen.
Nếu các gen PLĐL thì tỷ lệ kiểu hình (9:6:1)(3:1) ≠ đề bài → 3 cặp gen trên 2 cặp NST. Giả sử cặp Aa và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST.
Tỷ lệ dẹt, vàng : A-B-D = 6/16 = 0,375 →A-D-=0,5 → aadd =0 → không có HVG, P dị hợp đối:
P:
A đúng, tỷ lệ tròn, vàng = 0,3125=5/16; tỷ lệ tròn, vàng thuần chủng = 0,25×0,25 =0,0625 → chiếm 0,2
B sai, cho P lai phân tích thu được 4 loại kiểu hình.
C sai.
D sai, tròn vàng có 2 loại kiểu gen.
Câu 26:
Ở một loài thực vật tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen không alen quy định, mỗi gen đều có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thtrờng, alen trội là trội hoàn toàn. Kiểu gen không có alen trội qui định có kiểu hình màu trắng, cứ thêm một alen trội thì kiểu hình màu sắc sẽ tăng lên theo thứ tự hồng → đỏ nhạt → đỏ → đỏ đậm. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Kiểu hình đỏ nhạt có nhiều kiểu gen nhất.
II. Cho hai cây dị hợp về 2 cặp gen giao phấn với nhau, có thể thu được 9 kiểu gen ở thể hệ con.
III. Cho cây dị hợp 2 cặp gen lai phân tích, Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
IV. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau thu được F1. Nếu cho các cây có kiểu hình hoa hồng ở F1 giao phấn ngẫu nhiên, đời con có kiểu hình hoa trắng là 25%.
Đáp án C
KH |
Trắng |
Hồng |
Đỏ nhạt |
Đỏ |
Đỏ dậm |
Số alen trội |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
Các kiểu gen |
aabb |
Aabb; aaBb |
AAbb aaBB; AaBb |
AABb AaBB |
AABB |
I đúng
II đúng, AaBb × AaBb → (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb)
III đúng: AaBb × aabb →1AaBb:1Aabb:1aaBb: 1aabb →1 đỏ nhạt:2 hồng:1 trắng
IV đúng, AaBb × AaBb → cây hoa hồng: Aabb; aaBb→ tỷ lệ giao tử ab = 0,5 → hoa trắng = 0,25
Câu 27:
Ở ruồi giám tính-trạng thân xám, cánh dài, mắt đỏ do các gen trội hoàn toàn quy định lần lượt là A ,B, D. Tính trạng thân đen, cánh cụt, mắt trắng do các gen lặn tương ứng quy định lần lượt là a, b, d. Thực hiện phép lai P: XDXd × XDY, thu được F1. Trong tổng số ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ 52,5%. Biết răng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Tần số hoán vị gen ở hai giới là 20%.
II. Con cái thân xám, cánh cụt, mắt đỏ có 6 kiểu gen.
III. Ở F1 tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là 1,25%.
IV. Ở F1 trong số ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ thì con cái có kiểu gen thuần chủng là 5%.
Đáp án C
A-B-D= 0,525 →A-B-= 0,7 →aabb =0,2 = 0,4×0,5 → con cái HVG với tần số 20%
I sai, con đực không có HVG
II sai, con cái, thân xám, cánh cụt, mắt đỏ (A-bbD-):
III đúng. Ở F1 tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là
IV sai. con cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ thuần chủng . Ở F1 trong số ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ thì con cái có kiểu gen thuần chủng là 0,05/0,525 =2/21
Câu 28:
Một gen có chiều dài 4080 A và có số A=2G bị đột biến điểm. Gen đột biến có chiều dài không đổi và nhiều hơn gen ban đầu 1 liên kết hiđrô. Khi gen đột biến nhân đôi bình thường 5 lền liên tiếp. Số nuclêôtit loại G mà môi trưòng cung cấp cho quá trình nhân đôi đó là
Đáp án A
Số nucleotit của 2 gen là:
Gen bình thường:
Gen đột biến có chiều dài bằng gen bình thường nhưng có nhiều hơn gen ban đầu 1 liên kết hiđrô → đột biến thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
Gen đột biến có G=401
Khi gen đột biến nhân đôi bình thường 5 lền liên tiếp. Số nuclêôtit loại G mà môi trưòng cung cấp cho quá trình nhân đôi đó là: Gmt =G×(25 – 1) = 12431
Câu 29:
Ở một loài thực vật tính trạng hình dạng cánh hoa do hai cặp gen Aa và Bb quy định, tính trạng màu hoa do cặp gen Dd quy định. Cho cây hoa cánh kép, màu đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 40,5% cây hoa cánh kép, màu đỏ : 15,75% cây hoa cánh kép, màu trắng : 34,5% cây hoa cánh đơn, màu đỏ : 9,25% cây hoa cánh đơn, màu trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau.
Gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. P có thể có kiểu gen Bb .
II. Tần số HVG ở P là 40%
III. Ở F1 kiểu hình cây hoa cánh kép, màu trắng có tối đa 10 kiểu gen
IV. Ở F1 lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa cánh kép, màu trắng, xác suất thu được cây thuần chủng là 16%
Đáp án A
Xét tỷ lệ phân ly các tính trạng : 9 cánh kép/7 cánh đơn ; 3 đỏ/1 trắng → P dị hợp 3 cặp gen,
Nếu các gen PLĐL thì tỷ lệ kiểu hình ở đời con phải là : (9 :7)(3 :1) ≠ đề bài. → 3 cặp gen trên 2 cặp NST. Giả sử cặp Aa và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST.
Tỷ lệ kép, đỏ : A-B-D = 0,405 →A-D-=0,405 :0,75 =0,54 → aadd =0,04→ ad =0,2 ; P dị hợp đối:
P:
I đúng
II đúng
III sai, cánh kép màu trắng: A-ddB- có tối đa 2×2 =4 kiểu gen
IV sai, cây cánh kép, màu trắng thuần chủng/ tổng số cây hoa cánh kép, màu trắng=
Câu 30:
Trong một hệ sinh thái có các loài A,B,C,D,E,G,H tạo thành lưới thức ăn sau :
Biết rằng A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về lưới thức ăn này ?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng
II. Lưới thức ăn trên có tối đa 11 chuỗi thức ăn
III. Nếu loại bỏ bớt cá thể của loài A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng
IV. Loài E tham gia vào tối đa 8 chuỗi thức ăn
Đáp án C
I đúng.
II đúng. số chuỗi thức ăn có E : 3×3=9 ; số chuỗi thức ăn không có E : 2 → Tổng là 11.
III đúng, vì loài A là sinh vật sản xuất, có mặt trong tất cả các chuỗi thức ăn.
IV sai, loài E tham gia vào 9 chuỗi thức ăn.
Câu 31:
Ở một loài xét 3 gen, biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn quá trình giảm phân ở hai giới diễn ra như nhau. Phép lai , thu được F1 có kiểu hình lặn về 3 cặp là 4%. Biết rằng không xảy ra quá trình đột biến, theo lí thuyết tần số hoán vị gen là
Đáp án C
Câu 32:
Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18. Khi quan sát quá trình giảm phân của 4000 tế bào sinh tinh, người ta thấy có 160 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyêt, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Số giao tử được hình thành là 16000.
II. Tỷ lệ giao tử bình thường là 4%.
III. Các loại giao tử tạo ra có thể chứa 8, 9, 10 nhiễm sắc thể trong tế bào.
IV. Trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì giao tử có 9 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ 2%.
Đáp án C
I đúng, số tinh trùng = 4000 ×4 =1600
II sai, tỷ lệ giao tử bình thường 100% - 160/4000 =0,96
III đúng, các tế bào bình thường giảm phân tạo giao tử n=9; các tế bào đột biến tạo giao tử n +1 =10; n-1=8
IV sai, giao tử có 9NST (gt bình thường) chiếm 96%.
Câu 33:
Trong một hệ sinh thái, năng lượng được sinh vật sản xuất tích lũy trong một ngày là 2,1.106 calo. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 tích lũy được 0,57% năng lượng của sinh vật sản xuất. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 tích luỹ được 0,9% năng lượng của sinh vật tiêu thụ bậc 1. Hiệu suất sinh thái giữa sinh vật tiêu thụ bậc 3 với bậc 2 là 45%. Có bao nhiêu phát biểu sau là đúng?
I. Trong hệ sinh thái trên có 4 bậc dinh dưỡng.
II. Năng lượng sinh vật tiêu thụ bậc 1 tích lũy được là 11970 calo.
III. Năng lượng sinh vật tiêu thụ bậc 3 tích lũy được là 107,73 calo.
IV. Hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng cuối cùng so với tổng năng lượng ban đầu là 2%.
Đáp án D
SVXS |
|
|
SVTT 1 |
0,57% |
|
SVTT 2 |
0,9% |
|
SVTT 3 |
45% |
|
I đúng, SVSX; SVTT 1; SVTT2; SVTT3
II đúng. Năng lượng sinh vật tiêu thụ bậc 1 tích lũy được là: 0,57% ×2,1.106 =11970 calo
III sai. Năng lượng sinh vật tiêu thụ bậc 3 tích lũy được là E2: E3: E2 ×45%= 48,4785
IV sai. Hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng cuối cùng so với tổng năng lượng ban đầu là
Câu 34:
Cho phả hệ mô tả một bệnh di truyền ở người như sau:
Bệnh này do một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Người số 5 mang gen gây bệnh, còn người số 6 đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 10%. Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen gây bệnh là gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường.
II. Xác định được tối đa kiểu gen của 5 người trong phả hệ.
III. Xác suất người (6) mang alen gây bệnh là 20%.
IV. Xác suất sinh con trai, bình thường của cặp vợ chồng 8 - 9 là 115/252.
Đáp án C
Bố mẹ bình thường sinh con gái bị bệnh → gen gây bệnh là gen lặn trên NST thường.
A- bình thường; a- bị bệnh
1:aa |
2:A- |
|
|||
3:Aa |
4:Aa |
5:Aa |
6: 9AA:2Aa |
||
7:aa |
8: 1AA:2Aa |
9: |
|||
|
10: |
|
|||
Người số 5: mang alen gây bệnh
Người số 6: đến từ quần thể có tần số alen a =0,1 → quần thể đó có cấu trúc:0,81AA:0,18Aa:0,01aa → người bình thường: 0,81AA:0,18Aa ↔ 9AA:2Aa
I đúng
II đúng, xác định được kiểu gen của tối đa 5 người.
III sai, xác suất người 6 mang alen gây bệnh là 2/11
IV đúng,
- Xét cặp vợ chồng: 5-6: Aa × (9AA:2Aa) ↔ (1A:1a)(10A:1a) → người 9: 10AA:11Aa
- Xét cặp vợ chồng: 8 – 9: (1AA:2Aa) × (10AA:11Aa)↔ (2A:1a)(31A:11a) → Xác suất sinh con trai, bình thường:
Câu 35:
Gen M có 4050 liên kết hidrô và có hiệu số giữa tỉ lệ phần trăm nuclêôtit loại G và nucleôtit không bổ sung với nó là 20%. Gen M bị đột biến điểm thành gen m. Một tế bào chứa cặp gen Mm nguyên phân bình thường liên tiếp hai lần cần môi trường nội bào cung cấp 2703 nuclêôtit loại T và 6297 nuclêôtit loại X. Biết rằng quá trình nguyên phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Dạng đột biến xảy ra đối với gen M là đột biến thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
II. Chiều dài của gen m là 5100Å.
III. Số nuclêôtit mỗi loại của gen m là A= T= 499, G =X = 1051.
IIV. Số chu kì xoắn của gen M nhiều hơn gen m.
Đáp án B
Gen M:
Ta có N = 2A +2G = 100% →H=2A+3G= 135%N → N= 3000 nucleotit
→A=T=450 ; G=X=1050
Cặp gen Mm :
Tmt = (TM + Tm)×(22 – 1)= 2703 → Tm =451
Xmx = (XM + Xm)×(22 – 1)= 6297 → Xm =1049
→ Đột biến thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X → Chiều dài gen không đổi : L= 3,4×N/2=5100Å
Xét các phát biểu :
I sai
II đúng.
III đúng
IV sai, chu kỳ xoắn bằng nhau.
Câu 36:
Một gen có 5000 nucleotit và có loại A chiếm 10% bị đột biến điểm. Gen đột biến có chiều dài là 8496,6Å và có 6998 liên kết hiđrô. Đây là dạng đột biến
Đáp án B
Gen bình thường:
N =5000; A=10% = T; G=X=40%
H= 2A+3G= 140%N =7000 nucleotit ;
L = 8500
Gen đột biến:
L = 8496,6Å; → N = 4998; H= 6998
→ Số nucleotit giảm 2 →mất 1 cặp nucleotit; số H giảm 2 →mất 1 cặp A-T
Câu 37:
Một quần thể thực vật, alen A quy định cây cao là trội hoàn toàn so với a quy định cây thấp. Thế hệ P có thành phần kiểu gen 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa. Sau môt số thế hệ tự thụ phấn liên tiếp, tần số kiểu gen dị hợp tử
ở thế hệ cuối cùng là 3,75%. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá, theo lý thuyết bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể đã trải qua 4 thế hệ tự thụ phấn liên tiếp.
II. Tỷ lệ kiểu gen đồng hợp lặn ở thế hệ cuối cùng chiếm 46,25%.
III. Số cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ cuối cùng chiếm 50,78%
IV. Số cá thể mang alen lặn ở thế hệ P chiếm 86%
Đáp án A
P: 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa
Sau n thế hệ tự thụ, ở Fn;
I đúng
II sai, ở F4: aa =
III sai, Số cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ cuối cùng chiếm
IV sai, Số cá thể mang alen lặn ở thế hệ P chiếm: 0,8
Câu 38:
Khi nói về quá trình hình thành loài mới, theo quan điểm tiến hóa hiện đại có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cách li tập tính và cách lí sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
II. Cách lí địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
III. Sự khác biệt về di truyền giữa các quần thể được tích tụ dẫn đến xuất hiện sự cách lí sinh thái thì loài mới được hình thành.
IV. Lai xa kèm theo đa bội hóa góp phần hình thành nên loài mới ở các khu vực địa lí khác nhau
Đáp án D
Khi nói về quá trình hình thành loài mới, theo quan điểm tiến hóa hiện đại các phát biểu đúng là: I.
II sai, cách ly địa lý chỉ góp phần duy trì sự khác biết về vốn gen giữa các quần thể
III sai, khi nào sự khác biệt về di truyền làm cách ly sinh sản thì hình thành loài mới.
IV sai, lai xa và đa bội hoá là hình thành loài cùng khu.
Câu 39:
Ở lúa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một cơ thể giảm phân bình thường tạo giao tử, trong đó loại giao tử có 13 nhiễm sắc thể chiếm 50%. Cơ thể đó bị đột biến dạng
Đáp án D
Khi nói về quá trình hình thành loài mới, theo quan điểm tiến hóa hiện đại các phát biểu đúng là: I.
II sai, cách ly địa lý chỉ góp phần duy trì sự khác biết về vốn gen giữa các quần thể
III sai, khi nào sự khác biệt về di truyền làm cách ly sinh sản thì hình thành loài mới.
IV sai, lai xa và đa bội hoá là hình thành loài cùng khu.
Câu 40:
Nghiên cứu thành phần kiểu gen của một quần thể qua các thế hệ thu được kết quả như sau
Thế hệ |
Kiểu gen AA |
Kiểu gen Aa |
Kiểu gen aa |
P |
0,01 |
0,18 |
0,81 |
F1 |
0,01 |
0,18 |
0,81 |
F2 |
0,10 |
0,60 |
0,30 |
F3 |
0,16 |
0,48 |
0,36 |
F4 |
0,20 |
0,40 |
0,40 |
Khi nói về quần thể trên có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Quần thể này có thể đang chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên,
II. Tần số alen trội tăng dần qua các thế hệ.
III. Ở thế hệ F1 và F2 quần thể ở trạng thái cân bằng
IV Chọn lọc tự nhiên tác động từ F3 đến F4 theo hướng loại bỏ kiểu hình lặn.
Đáp án B
Thế hệ |
Kiểu gen AA |
Kiểu gen Aa |
Kiểu gen aa |
Tần số alen |
P |
0,01 |
0,18 |
0,81 |
A=0,1; a = 0,9 |
F1 |
0,01 |
0,18 |
0,81 |
A = 0,1; a = 0,9 |
F2 |
0,10 |
0,60 |
0,30 |
A = 0,4; a = 0,6 |
F3 |
0,16 |
0,48 |
0,36 |
A = 0,4; a = 0,6 |
F4 |
0,20 |
0,40 |
0,40 |
A = 0,4; a = 0,6 |
Ở F3 cấu trúc di truyền thay đổi đột ngột, kiểu hình lặn giảm mạnh → có thể đang chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
I đúng
II sai,
III sai
IV sai, tỷ lệ kiểu hình lặn ở F4 > F3