Tuyển tập đề thi thử Sinh Học cực hay có đáp án (Đề số 15)
-
4456 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ở một locut trên nhiễm sắc thể thường có (n +1) alen. Tần số của một alen là còn tần số của mỗi alen còn lại là . Giả sử quần thể ở trạng thái cân bằng, thì tần số của các cá thể đồng hợp tử là bao nhiêu?
Đáp án C
Tần số của các cá thể đồng hợp tử là :
Câu 2:
Gen là
Đáp án C
Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.
Câu 3:
Ở người u nang là một bệnh hiếm gặp do alen lặn a quy định, alen tương ứng quy định trạng thái bình thường tính trạng di truyền theo quy luật Men đen. Một người đàn ông bình thường có bố bị bệnh lấy vợ bình thường và họ dự định sinh con. Xác suất bị bệnh của con đầu lòng của cặp bố mẹ nêu trên là bao nhiêu?
Nếu đứa trẻ đầu lòng bị bệnh thì đứa trẻ thứ hai không mắc bệnh với xác suất là bao nhiêu? Biết rằng trong quần thể của họ cứ 100 người có một người dị hợp về gen gây bệnh.
Đáp án B
A qui định bị bệnh >> a qui định bình thường
Một người đàn ông bình thường, có bố bị bệnh có kiểu gen : Aa
Người vợ bình thường A- mà trong quần thể, cứ 100 người có một người dị hợp về gen gây bệnh
ð Người vợ có dạng:
- Xác suất đứa con đầu lòng bị bệnh là :
Nếu người con đầu lòng của họ đã bị bệnh thì họ chắc chắn sẽ là : Aa x Aa
ð Xác suất đứa thứ 2 bình thường là 75%
Câu 4:
Trong các loại biến dị sau, loại nào không được học thuyết tiến hóa hiện đại coi là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên?
(1) Đột biến gen; (2) Biến dị cá thể; (3) Thường biến; (4) Biến dị đồng loạt; (5) Biến dị tổ hợp; (6) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Đáp án A
Biến dị không được coi là nguyên liệu tiến hóa là : (3) và (4)
Bởi vì thường biến và biến dị đồng loạt đều là các phản ứng của cơ thể trước môi trường tự nhiên, nó không ảnh hưởng đến cấu trúc gen, không làm thay đổi tần số alen trong quần thể và không di truyền được ð không được coi là nguyên liệu tiến hóa
Câu 5:
Ở một loài động vật, các gen được xét đều có 3 alen, trong đó 2 gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường và một gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở đoạn không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y. Số kiểu gen và số kiểu giao phối chứa các gen nói trên trong quần thể lần lượt là:
Đáp án B
2 gen trên NST thường có tối đa kiển gen
1 gen trên vùng không tương đồng X có kiểu gen, gồm 6 của giới cái, 3 của giới đực
Số kiểu gen tối đa là : 45 x 9 = 405
Số kiểu giao phối tối đa là (45 x 6) x (45 x 3) = 36450
Câu 6:
Tháp dân số Việt nam thuộc dạng nào? Yếu tố quan trọng nhất dẫn đến hiện tượng đó là gì?
Đáp án A
Tháp dân số Việt Nam là tháp dân số trẻ. Do tỷ lệ sinh sản tăng – nguyên nhân trực tiếp nhất. Còn nguyên nhân là tỉ lệ sinh sản tăng có thể là vì chất lượng đời sống nâng cao một cách nhanh chóng, y tế cải thiện, con người nâng cao tuổi thọ
Câu 7:
Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến chuyển đoạn?
(1) Có thể làm thay đổi trật tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.
(2) Có thể làm mất một số gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Có thể làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.
(4) Vừa có thể làm tăng vừa làm giảm số gen trên nhiễm sắc thể.
(5) Có thể làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
Đáp án B
Các phát biểu đúng là : 1 , 3, 4
2 và 5 sai vì đột biến chuyển đoạn có thể chuyển gen từ NST này qua NST khác, nó không thuần túy là mất hoàn toàn gen trong hệ hay thêm gen vào hệ
Câu 8:
Các prôtein được tổng hợp trong tế bào vi khuẩn đều
Đáp án C
Chuỗi acid amin được tổng hợp nhờ dịch mã của vi khuẩn thường được bắt đầu bằng acid amin foocmin metionin
Câu 9:
Lai ruồi cái cánh thường, mắt đỏ với ruồi đực cánh xoăn, mắt trắng. F1 được 100% cánh thường, mắt đỏ. F1 ngẫu phối được F2 với tỷ lệ như sau:
|
Ruồi đực |
Ruồi cái |
Cánh xoăn, mắt đỏ |
50 |
0 |
|
|
|
Cánh thường, mắt đỏ |
150 |
402 |
Cánh xoăn, mắt trắng |
150 |
0 |
Cánh thường, mắt trắng |
50 |
0 |
Nhận định nào sau đây đúng cho trường hợp trên?
Đáp án A
P: cái cánh thường, mắt đỏ x đực cánh xoăn, mắt trắng
F1: 100% cánh thường, mắt đỏ
F1 x F1
F2:
Do ở F2, tính trạng màu mắt và tính trạng dạng cánh khác nhau ở 2 giới đực và cái
ð Gen qui định 2 tính trạng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y
Do P sinh ra 100% cánh thường, mắt đỏ
ð Vậy A : cánh thường >> a : cánh xoăn
B : mắt đỏ >> b mắt trằng
Do F1 100% A-B- nên
P: XABXAB x XabY
F1: 1XABXab : 1 XABY
F1 x F1 : XABXab x XABY
F2: đực : 18,75% XABY : 18,75% XabY : 6,25% XAbY : 6,25% XaBY
Vậy ruồi cái cho giao tử hoán vị XAb = XaB = 12,5%
ð Tần số hoán vị gen bằng f = 25%
Câu 10:
Những nguyên nhân cơ bản có thể gây nên bệnh ung thư ở người là:
(1) Tế bào bị đột biến nhiều lần khiến tế bào không còn khả năng đáp ứng lại cơ chế điều khiển phân bào làm tế bào phân chia liên tục.
(2) Tiếp xúc với hóa chất độc hại.
(3) Tế bào bị đột biến nhiều lần có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển vào máu tái lập khối u ở nhiều nơi khác trong cơ thể.
(4) Do đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể.
(5) Con người tiếp xúc với tia phóng xạ.
(6) Do xuất hiện của các vi rut gây ung thư.
Đáp án B
Các nguyên nhân cơ bản gây nên ung thư là 2, 4, 5, 6
1 và 3 không đúng vì đây không là nguyên nhân gây ra ung thư – gây đột biến mà là quá trình hình thành ung thư, u lành tinh , u ác tính
Câu 11:
Sự sai khác về các axit amin trong chuỗi polipeptit giữa các loài trong bộ linh trưởng so với người: Các loài trong bộ linh trưởng
Các loài trong bộ linh trưởng |
Tinh tinh |
Gôrila |
Vượn |
Khỉ |
Khỉ |
|
|
|
Gibbon |
Rhezus |
sóc |
Số axit amin khác so với người |
0 |
1 |
3 |
8 |
9 |
Dựa vào số liệu trên, điều khẳng định nào sau đây đúng nhất?
Đáp án D
Khẳng định đúng nhất là D
A sai vì chưa chắc 2 loài đã được tiến hóa trực tiếp từ 1 tổ tiên, có thể chúng có chung tổ tiên nhưng lại là 2 – 3 đời trên cây tiến hóa
B sai vì không phải tất cả các loài trong bộ linh trưởng đều có nguồn gốc gần gũi con người. có loài gần có loài xa
C sai vì nếu tinh tinh có tốc độ tiến hóa giống loài người thì bây giờ trên Trái Đất đã có vương quốc tinh tinh rồi
Câu 12:
Trong một số loài cỏ mọc trên đất nhiễm độc được xác định bởi một alen trội A, nếu trong quần thể ngẫu phối: có 60% hạt có khả năng mọc trên đất nhiễm độc thì tần số alen kháng độc và tỷ lệ cây đồng hợp tử trong số cây mọc được lần lượt là:
Đáp án B
Quần thể ngẫu phối
60% mọc được trên đất nhiễm độc
Vậy 40% bị chết có kiểu gen aa
ð Tần số alen a là 0,63
ð Tần số alen A là 0,37
ð Cấu trúc quần thể đem gieo là 0,1369AA : 0,4662Aa : 0,3969aa
ð Tỉ lệ cây đồng hợp tử : số cây mọc là = ( 0,1369 : 0.60) = 0,23
Câu 13:
Vì sao tổng hợp mạch ADN mới thực hiện theo hai cách khác nhau?
Đáp án C
Vì enzim ADN – polimeraza sử dụng mạch làm khuôn tổng hợp mạch mới theo chiều 5’à3’
Nên trên mạch khuôn 3’-5’, mạch mới được tổng hợp liên tục còn mạch đối diện 5- 3’ thì tổng hợp gián đoạn
Câu 14:
Tại sao phải phun thuốc diệt muỗi vào thời điểm trước mùa hè?
Đáp án D
Phải phun thuốc diệt muỗi vào trước hè vì mùa xuân là mùa sinh sản của muỗi, số cá thể non trong quần thể lớn, số muỗi chết cao hơn
Câu 15:
Tại sao nhiều đột biến điểm như đột biến thay thế cặp nuclêôtit lại hầu như vô hại với cơ thể sinh vật?
Đáp án B
Đột biến điểm như đột biến thay thế vô hại vì đột biến làm thay đổi bộ ba trên gen nhưng không làm thay đổi đến cấu trúc của chuỗi polipeptit do tính thoái hóa của mã di truyền hoặc đột biến xảy ra ở trong vùng không mã hóa axit amin.
Câu 16:
Ở một loài thực vật, xét hai cặp tính trạng về màu sắc quả và chiều cao thân. Nếu đem lai cây thuần chủng thân cao, quả đỏ với cây thân thấp, quả vàng thì đều thu được cây có thân cao, quả đỏ. Trong một phép lai, người ta cho giao phấn hai cây thân cao, quả đỏ có cùng kiểu gen. Kết quả thu được 15% cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng. Nhận định nào đúng cho phép lai nói trên?
Đáp án B
P thuần chủng thân cao, quả đỏ với cây thân thấp, quả vàng thì đều thu được cây có thân cao, quả đỏ
ðA cao >> a thấp
B đỏ >> b vàng
Lai hai cây thân cao hoa đỏ có cùng kiểu gen cho ra cây thân thấp quả vàng => hai cây thân cao hoa đỏ dị hợp .
F1: aabb = 15% => liên kết không hoàn toàn
Ta có : aabb = 15% = 0.15 = 0.5 x 0.3 =
Trường hợp 1 : 0.5 x 0.3 => Hoán vị một bên bố mẹ cùng kiểu gen , giao tử liên kết là ab và AB
=> hoán vị với tần số (0,5 – 0,3) x 2 = 0.2 x 2 = 0.4
Trường hợp 2: aabb = => ab =( số vô tỉ => loại )
Câu 17:
Cho gà trống chân ngắn, lông vàng lai với gà mái chân ngắn, lông đốm thu được F1 có số lượng sau:
Gà trống: 59 con chân ngắn, lông đốm; 30 con chân dài, lông đốm.
Gà mái: 60 con chân ngắn, lông vàng; 29 con chân dài, lông vàng.
Biết một gen quy định một tính trạng, alen A quy định chân ngắn, a quy định chân dài, lông đốm do alen B quy định, lông vàng được quy định bởi alen b. Kiểu gen của phép lai có kết quả trên là:
Đáp án C
Xét tính trạng chiều cao chân :
Ta thấy tỉ lệ phân li kiểu hình
P: trống chân ngắn x mái chân ngắn
F1: trống 2 ngắn : 1 dài
Mái : 2 ngắn : 1 dài
ð Tính trạng màu lông nằm trên NST thường, chân ngắn sinh cón chân dài => chân ngắn dị hợp
Do 1 gen qui định 1 tính trạng
P: Aa x Aa
F1 : 2 A- : 1 aa
ðKiểu gen AA gây chết
Xét tính trạng màu lông :
P : trống lông vàng x mái lông đốm
F1: trống : 100% đốm
Mái : 100% vàng
ð Gen qui định tính trạng màu lông nằm trên NST X
ð F1: XbY : XBX- => P có kiểu gen XBY x XbXb
Vậy ♀Aa XBY x ♂AaXbXb
Câu 18:
Một loài động vật, xét một gen có hai alen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn với alen quy định mắt trắng. Cho con cái mắt trắng lai với con đực mắt đỏ thuần chủng (P) thu được F1 toàn con mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỷ lệ 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng, tất cả các con mắt trắng đều là con cái. Biết rằng không có đột biến, biểu hiện của gen không chịu tác động của môi trường. Hãy cho biết nếu lai con cái mắt đỏ và con đực mắt trắng cùng thuần chủng rồi giao phối các con F1 với nhau thì thu được kết quả như thế nào?
Đáp án B
Ptc : cái trắng x đực đỏ
F1: 100% đỏ
F1 x F1
F2: 3 đỏ : 1 trắng(cái)
Do ở F2, con mắt trắng đều là con cái
ð Con cái có kiểu gen XY còn con đực là XX
Vậy F1: XAY : XAXa
Cái mắt đỏ XAY x đực trắng XaXa
cho con lai XAXa : XaY
Lai các con với nhau : XAXa x XaY
Đời con : XAXa : XaXa
XAY : XaY
Vậy có 50% con cái mắt trắng
Câu 19:
Trong cơ chế phiên mã
Đáp án D
Trong phiên mã thì enzim ARN pôlimeraza trượt dọc trên mạch mã gốc của gen theo chiều 3’à5’
Để tổng hợp phân tử ARN theo chiều 5’à3’.
Câu 20:
Trường hợp nào sau đây có thể làm phá vỡ cân bằng di truyền theo định luật Hacđi – Van bec của quần thể?
(1) Người Việt nam có màu da vàng.
(2) Công cái thích giao phối với chim công đực có màu sắc sặc sỡ.
(3) Sâu bọ có nọc độc có màu sắc báo hiệu kẻ thù.
(4) Một quần thể người trên đảo đều có mắt đen.
(5) Lợn nhà giao phối với lợn rừng.
Đáp án đúng:
Đáp án D
Quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền khi quần thể đó giao phối ngẫu nhiên và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa
Các trường hợp có thể phá vỡ cân bằng Hacdi – Vanbec là 2, 3, 5
2 .là giao phối có chọn lọc
3.Chịu sự ảnh hưởng của chọn lọc tự nhiên
5 .là giao phối khác loài
Câu 21:
Tại sao chọn lọc chống lại alen lặn không bao giờ bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể?
Đáp án D
Alen lặn không bị chọn lọc loại ra khổi quần thể vì alen lặn có thể tồn tại với tần số thấp trong các cá thể sinh vật mang alen đó nhưng không biểu hiện ra kiểu hình.
Mà không biểu hiện ra kiểu hình thì không thể bị chọn lọc tự nhiên tác động
Câu 22:
Trong các phương pháp tạo giống sau đây, phương pháp nào có thể tạo giống nhanh và có hiệu quả trên quy mô rộng nhất hiện nay?
(1) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
(2) Tạo giống bằng phường pháp gây đột biến.
(3) Tạo giống bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào.
(4) Nuôi cấy hạt phấn.
Đáp án C
Phương pháp có thể tạo giống nhanh và có hiệu quả trên quy mô rộng nhất hiện nay là (2), (3), (4)
Câu (1) tạo dòng thuần nhờ biến dị tổ hợp sẽ tốn thời gian hơn các phương án khác.
Câu 23:
Theo quan niệm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, tiến hóa nhỏ là
Đáp án D
Theo quan điểm tiến hóa tổng hợp, tiến hóa nhỏ là quá trình làm biển đổi cấu trúc di truyền của quần thể đến khi có sự khác biệt về vốn gen cũng như cách li sinh sản.
Câu 24:
Bộ ba mã hóa cho axit amin mở đầu trên mạch mã gốc của gen là
Đáp án A
Áp dụng nguyên tắc bổ sung trong quá trình phiên mã và dịch mã có
Bộ ba mã hóa có aa mở đầu là 5’ AUG 3’
Mã bộ ba mở đầu trên mạch mã gốc là 3’TAX5’
Câu 25:
Để tạo con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, công việc được coi khó khăn nhất đối với các nhà tạo giống là:
Đáp án C
Việc khó khăn nhất là : tìm được tổ hợp lai thích hợp nhất
Do hệ gen có số lượng gen rất lớn, để tìm ra được tổ hợp lai thích hợp nhất thì họ cần tốn rất nhiều thời gian để lai tạo và thí nghiệm
Câu 26:
Trong môi trường không có lactozơ
Đáp án B
Trong môi trường không có Lactose thì gen R phiên mã và dịch mã tạo ra prortein ức chế và protein ức chế gắn với vùng vận hành của Operon
ð Các gen cấu trúc Z Y A không được phiên mã ð không tổng hợp được enzim phân giải
Câu 27:
Từ một hợp tử chứa cặp gen Aa qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 3369 nuclêôtit loại timin và 4431 loại xitôzin. Biết rằng alen A bị đột biến thành alen a, alen A dài 442 nm và có 3338 liên kết hidro. Dạng đột biến xảy ra với alen A là:
Đáp án C
Alen A dài 442 nm = 4420 A0
ð Có tổng nu trong gen A là là (4440 : 3,4 ) x 2 = 2A + 2G = 2600
Alen A có 3338 liên kết hidro = 2A + 3G => G = 738
Vậy A=T = 562 và G=X = 738
Alen a , đặt A = T = x và G = X = y
2 lần nguyên phân, môi trường cung cấp :
Timin = 3*562 + 3*x = 3369 ó x = 561
Xitozin = 3*738 + 3*y = 4431 ó y = 739
Vậy alen A biến thành alen a bằng cách thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X.
Câu 28:
Trong quần thể người, những hội chứng bệnh liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể thường thấy ở nhiễm sắc thể 21. Điều đó là do:
Đáp án A
Điều này là do nhiễm sắc thể 21 nhỏ, chứa ít gen hơn phần lớn các nhiễm sắc thể thường khác, sự mất cân bằng gen do thay đổi cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể 21 ít ảnh hưởng nghiêm trọng nên người vẫn có thể sống được
Câu 29:
Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, trong đó 50% giao tử chứa alen này và 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì?
Đáp án C
Để các alen phân li đồng đều thì cần điều kiện là quá trình giảm phân xảy ra bình thường Khi đó các alen sẽ được phân chia vào các giao tử một cách đồng đều 50 – 50
Câu 30:
Vùng mã hóa của gen ở người
Đáp án B
Vùng mã hóa của gen người có chứa trình tự nuclêôtit mang thông tin mã hóa các axit amin. Vùng mã hóa là vùng đảm nhiệm chức năng lưu trữ thong tin di truyền, cái duy nhất mà nó có là trình tự nu mã hóa cho acid amin
Câu 31:
Những cơ quan thoái hóa không còn chức năng gì nhưng vẫn được di truyền từ đời này qua đời khác. Điều giải thích nào đúng nhất cho trường hợp đó?
Đáp án A
Các cơ quan này không ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật nên không bị chọn lọc tự nhiên đào thải.
ð Các gen quy định cấu trúc cơ quan này vẫn được giữ lại trong hệ gen nên nó vẫn tồn tại đến ngày nay
Đến nay, có rất nhiều giả thuyết được đưa ra liên quan đến cơ quan thoái hóa nhưng các giả thuyết ấy đều giải thích không được thỏa đáng
Nên kết luận chính xác nhất ở đây là vì còn gen qui định trong hệ gen thì cơ thể sẽ tạo ra cơ quan thoái hóa
Câu 32:
Khi lai hai dòng thuần chủng (P) cùng loài là cây hoa đỏ và cây hoa trắng giao phấn với nhau thu được F1 100% cây hoa đỏ. F1 giao phấn với nhau thu được F2 có tỷ lệ kiểu hình 369 hoa trắng, 272 cây hoa đỏ. Nếu lấy cây hoa đỏ dị hợp tử về tất cả các gen lai với cây hoa trắng ở P thì tỷ lệ cây hoa đỏ của phép lai này là:
Đáp án C
Ptc: đỏ x trắng
F1: 100% đỏ
F1 x F1
F2: 37 hoa trắng : 27 hoa đỏ
Do F2 có 64 kiểu tổ hợp lai
ð F1 dị hợp 3 cặp gen
ð F1 là A-B-D-
Mà kiểu hình hoa đỏ F2 có tỉ lệ 27/64 = (3/4)3
ð A-B-D- hoa đỏ, các kiểu gen còn lại cho hoa trắng
Cây dị hợp AaBbDd x cây lặn tất cả các gen aabbdd
ð Tỉ lệ hoa đỏ đời con là ½ x ½ x ½ = 1/8
Câu 33:
Theo quan điểm của Đacuyn, cơ chế chọn lọc tự nhiên là:
Đáp án D
Theo DACUYN, cơ chế chọn lọc là trong cuộc đấu tranh sinh tồn, cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn dẫn đến khả năng sống sót và sinh sản cao hơn các cá thể khác, do đó để lại nhiều con cháu cho hậu thế.
A sai, A là chọn lọc nhân tạo nhưng không là chọn lọc tự nhiên
B sai , biến dị phải di truyền được
C sai , biến dị phải di truyền được
Câu 34:
Giả sử ở một nơi nào trên trái đất hiện nay, các hợp chất hữu cơ được tổng hợp từ chất vô cơ trong tự nhiên, thì các chất này có thể hình thành nên tế bào sơ khai như đã từng xảy ra trong lịch sử hình thành sự sống hay không?
Đáp án D
Các chất này không thể tạo nên các tế bào sơ khai vì vì môi trường hiện tại khác xa so với khi trái đất mới hình thành và chất hữu cơ sẽ bị phân hủy.
Nguyên nhân quan trọng nhất là môi trường hiện tại tràn ngập vi khuẩn, các chất hữu cơ là nguồn thức ăn của vi khuẩn, các chất hữu cơ chưa kịp tiến hoá thì đã bị các vi khuẩn tiêu hủy
Câu 35:
Bộ ba kết thúc của gen trên mạch mã gốc của gen có thể là
Đáp án D
Theo nguyên tắc bổ sung trong quá trình phiên mã ta có :
Bộ ba kết thúc trên mARN là : 5’UAG3’ ; 5’UGA3’ ; 5’UAA3’
Bộ ba kết thúc trên mạch mã gốc là 3’ATX5’ ; 3’AXT5’ ; 3’ATT5’
Câu 36:
Trong các nhân tố sau, nhân tố nào làm nghèo vốn gen của quần thể?
(1) Đột biến; (2) Chọn lọc tự nhiên; (3) Di - nhập gen; (4) Yếu tố ngẫu nhiên; (5) Giao phối không ngẫu nhiên.
Đáp án C
Nhân tố làm nghèo vốn gen của quần thể là. 2,4,5
CLTN loại bỏ các kiểu gen kém thích nghi
Yếu tố ngẫu nhiên làm giảm đột ngột số các cá thể dẫn đến làm giảm lượng thông tin di truyền của quần thể
Giao phối không ngẫu nhiên dễ dẫn đến thoái hóa giống, gây hao tổn vốn gen
Câu 37:
Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây?
(1) Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.
(2) Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
(3) Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
(4) Quan hệ giữa các loài trong quần xã.
Đáp án D
Quan sát 1 tháp sinh khối, ta có thể thấy:
(3) Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
(4) Quan hệ giữa các loài trong quần xã.
Câu (1) sai vì thấp sinh khối không thể hiện chuỗi thức ăn
Câu (2) sai vì năng suất được đánh giá theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau, tùy vào mục đích của người đánh giá
Câu 38:
Trong thiên nhiên ở các quần thể thực vật, hình thức giao phối nào là phổ biến nhất?
(1) Giao phối ngẫu nhiên; (2) Tự thụ phấn; (3) Vừa tự thụ phấn vừa giao phối ngẫu nhiên; (4) Giao phối có chọn lọc; (5) Giao phối cận huyết.
Đáp án A
Hình thức giao phối phổ biến nhất trong tự nhiên của các quần thể thực vật là vừa tự thụ phấn vừa giao phối ngẫu nhiên
Vì thực vật thì thực vật có hóa có số lượng lớn, trong hoa vừa có nhụy, vừa có nhị nên có khả năng tự thụ phấn, ngoài ra còn giao phấn nhờ côn trùng, gió,…
Giao phối cận huyết và giao phối có chọn lọc chỉ xuất hiện ở động vật
Câu 39:
Cây trong rừng có hiện tượng tỉa thưa, là ví dụ về mối quan hệ
Đáp án D
Hiện tượng tự tỉa thưa lá là hiện tượng cạnh tranh cùng loài hoặc khác loài. Tất cả các cây của cùng loài hoặc khác loài cạnh tranh với nhau, tranh giành nhau nguồn sáng, nguồn nước,..
Câu 40:
Cây lâu năm ở miền Bắc Việt nam, có những loài thực vật rụng lá vào mùa đông nhưng có những cây rụng lá thường xuyên. Điều khẳng định nào sau đây là đúng với hiện tượng trên?
Đáp án A
Điều khẳng định đúng là : Cây rụng lá thường xuyên có giới hạn sinh thái rộng hơn cây rụng lá vào mùa đông.
Câu 41:
Điều nào sau đây là không đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật?
(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
(2) Nhiễm sắc thể giới tính chứa gen quy định giới tính và gen khác.
(3) Ở cơ thể mang nhiễm sắc thể giới tính XO sau giảm phân tạo một loại giao tử không có nhiễm sắc thể giới tính.
(4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể đột biến về cấu trúc và số lượng.
Đáp án A
Điều không đúng là 1
NST giới tính có trong mọi tế bào sinh dưỡng và sinh dục một tế bào sinh dưỡng bình thường sẽ có đủ một bộ NST của cá thể đó
Câu 42:
Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật?
(1) Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.
(2) Quần thể là tập hợp cá thể cùng loài.
(3) Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.
(4) Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.
(5) Các cá thể có kiểu gen giống nhau.
(6) Quần thể có khu phân bố rộng, giới hạn với các chướng ngại của thiên nhiên như núi, sông, biển…
(7) Trong quá trình hình thành quần thể, tất cả các cá thể cùng loài đều thích nghi với môi trường mới mà chúng phát tán tới.
Đáp án D
Những đặc điểm có thể có của một quần thể là : 2; 4
1 sai vì các cá thể phải cùng loài mới được coi là 1 quần thể sinh vật
3 sai vì các cá thể cùng loài phải phân bố ở cùng 1 không gian, có khả năng tạo thế hệ tiếp theo mới là quần thể
5 sai vì các cá thể có kiểu gen giống nhau – có thể là cùng 1 giới ð không sinh sản được
6 sai vì nếu bị giới hạn bởi chướng ngại địa lý không thể gặp nhau thì chúng không được coi là quần thể
7 sai vì không phải tất cả đều thích nghi được, sẽ có những cá thể bị CLTN loại bỏ
Câu 43:
Quy trình nhân bản vô tính cừu Dolly thực hiện theo thứ tự nào sau đây?
(1) Loại bỏ nhân của tế bào trứng.
(2) Lấy trứng của cừu cho trứng ra khỏi cơ thể.
(3) Lấy nhân của tế bào tuyến vú của con cừu cho nhân.
(4) Tiêm nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân.
(5) Cấy phôi vào tử cung của con cừu cho trứng.
(6) Nuôi trứng đã được cấy nhân trong ống nghiệm thành phôi.
Đáp án D
Qui trình nhân bản vô tính : 2 à 1à3à4à6à5.
Câu 44:
Trong chu trình cacbon, lượng cacbon của hệ sinh thái có thể không được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín vì
Đáp án C
Không tạo được một hệ tuần hoàn kín vì một phần lắng đọng vật chất như than đá, dầu lửa, lượng cacbon dư thừa không sử dụng đến trong quang hợp
Do đó lượng cacbon thất thoát không tiếp tục đi vào chu trình nên không được gọi là kín
Câu 45:
Các ví dụ sau đây:
(1) Cá cóc ở rừng nhiệt đới Tam Đảo;
(2) Thực vật có hạt;
(3) Cây cọ ở Phú Thọ;
(4) Cây tràm ở rừng U Minh;
(5) Cá trong hồ.
Ví dụ nào là loài ưu thế?
Đáp án A
Loài ưu thế là một loài hoặc các nhóm có ảnh hưởng xác định lên quần xã, quyết định số lượng, kích thước, năng suất và các thông số của chúng.
Loài ưu thế tích cực tham gia vào sự điều chỉnh, vào quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa quần xã với môi trường xung quanh. Chính vì vậy, nó có ảnh hưởng đến môi trường, từ đó ảnh hưởng đến các loài khác trong quần xã.
Ví dụ về loài ưu thế là : 2 và 5
Câu 46:
Hệ sinh thái nhân tạo có sự khác biệt nhất với hệ sinh thái tự nhiên ở điểm nào?
Đáp án A
Điểm khác biệt nhất là trong khi hệ sinh thái tự hiên hoàn toàn do các qui luật tự nhiên chi phối thì hệ sinh thái nhân tạo, con người bổ sung nguồn vật chất và năng lượng khác để nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái.
Câu 47:
Nhóm sinh vật nào sau đây có thể thiết lập được một chuỗi thức ăn?
(1) Quả dẻ; (2) Chim gõ kiến; (3) Sóc; (4) Trăn; (5) Con xén tóc.
Đáp án A
Nhóm sinh vật có thể thiết lập được chuỗi thức ăn là :
Quả dẻ => sóc => trăn
Câu 48:
Khi lai giữa chuột lông ngắn, quăn nhiều với chuột lông dài, thẳng được F1 đồng loạt là chuột ngắn, quăn nhiều. Cho chuột F1 giao phối với chuột có kiểu gen chưa biết được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ:
37,5% chuột lông ngắn, quăn ít.
37,5% chuột lông dài, quăn ít.
12,5% chuột lông dài, thẳng.
6,25% chuột ngắn, thẳng.
6,25 chuột lông dài, quăn nhiều.
Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường; ngoài các tính trạng đã nêu, trong loài không xét các tính trạng tương phản khác, thế hệ lai được sinh ra từ 16 kiểu tổ hợp giữa các loại giao tử đực và cái, không có sự tác động của hiện tượng tương tác át chế. Nhận định nào sau đây đúng cho trường hợp trên?
Đáp án A
P: ngắn, quăn nhiều x dài, thẳng
F1: 100% ngắn , quăn nhiều
Xét sự phân li kiểu hình tỉ lệ tính trạng chiều dài lông
F1 x ??
F2: 56,25% dài : 43,75% ngắn ó 9 dài : 7 ngắn
ð Tính trạng chiều dài lông được qui định bởi 2 gen nằm trên 2 NST khác nhau theo cơ chế tương tác bổ sung :
A-B- = dài
A-bb = aaB- = aabb = ngắn
Và 75% quăn ít : 18,75% thẳng : 6,25% quăn nhiều 12 quăn ít : 3 thẳng : 1 quăn nhiều
ð Tính trạng quăn – thẳng được qui định bởi 2 gen nằm trên 2 NST khác nhau theo cơ chế tương tác :
ddee = quăn nhiều
D-E- = D-ee = quăn ít
eeD- = thẳng
Mà thế hệ lai được sinh ra từ 16 kiểu tổ hợp giữa các loại giao tử đực và cái, do đó, 2 tính trạng sẽ được qui định bởi 4 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau liên kết hoàn toàn, tạo ra 16 tổ hợp lai
Câu 49:
Những phát biểu nào sau đây mô tả về thể dị đa bội?
(1) Tế bào có số lượng ADN tăng theo bội số của lượng ADN ở một loài.
(2) Chất hữu cơ được tổng hợp tăng hơn so với thể lưỡng bội.
(3) Bộ nhiễm sắc thể của hợp tử được tạo thành do quá trình giảm phân và thụ tinh.
(4) Bộ nhiễm sắc thể của hợp tử được tạo thành do quá trình thụ tinh và đa bội.
(5) Các loài thực vật có hoa trong thiên nhiên chủ yếu là dạng thể dị đa bội.
Đáp án B
Các phát biểu đúng là 2, 4, 5
1 sai vì thể dị đa bội gồm ADN của 2 loài
3 sai vì hợp tử được tạo thành do sau thụ tinh còn thêm quá trình đa bội hóa mới tạo thành thể dị đa bội
Câu 50:
Những cấu tạo nào sau đây được coi là ví dụ về cơ quan tương tự?
(1) Màng cánh dơi và màng vây cá voi.
(2) Răng khôn ở người.
(3) Ruột thừa ở người và ruột tịt ở động vật ăn hạt và ăn cỏ.
(4) Nhiều loài rắn có dấu vết của các chi.
(5) Dạ cỏ của trâu bò và manh tràng của thỏ.
Đáp án A
Các ví dụ về cơ quan tương tự là (5)
(1), (2) ,(3) ,(4) đều là ví dụ về cơ quan tương đồng ( cơ quan thoái hóa là 1 dạng đặc biệt của cơ quan tương đồng )