20 đề thi thử THPTQG môn Sinh học năm 2019 - 2020 (Đề số 1)
-
5991 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nói về sức chứa của một quần thể, cho các phát biểu sau:
(1) có thể tính được chính xác khi sử dụng mô hình tăng trưởng logistic.
(2) nhìn chung giữ ổn định theo thời gian.
(3) có thể thay đổi khi các điều kiện của môi trường thay đổi.
(4) không bao giờ có thể vượt qua.
Có bao nhiêu phát biểu chính xác?
Đáp án A
(1) Mô hình tăng trưởng logistic là mô hình khi quần thể ở trong môi trường giới hạn, điều đó nghĩa là để đạt được trạng thái kích thước quần thể tối đa gần như là không thể do đó ta không thể tính toán được sức chứa quần thể khi sử dụng mô hình này. ⟹ SAI.
(2) Do điều kiện môi trường thường luôn thay đổi theo thời gian nên sức chứa của quần thể cũng sẽ thay đổi theo. ⟹ SAI.
(3) Khi điều kiện môi trường thay đổi thì sức chứa của quần thể cũng sẽ thay đổi. ⟹ ĐÚNG.
(4) Trong một vài trường hợp khi mà các cơ thể cái trong quần thể có khả năng dự trữ năng lượng thì có thể sinh sản tiếp khi mà nguồn thức ăn của môi trường bắt đầu hạn chế trong khi số lượng cá thể đã đạt mức ngang sức chứa. ⟹ SAI.
Vậy chỉ có 1 ý đúng.
Câu 2:
Nguy cơ lớn nhất đối với đa dạng sinh học là
Đáp án D
Đa dạng sinh học được hiểu là sự đa dạng ở nhiều mức độ trong đó có 3 mức độ chính là đa dạng về di truyền (gen), đa dạng về loài và đa dạng về môi trường sống.
Trong các nguy cơ đã đưa ra thì viện biến đổi, phân mảnh và phá hủy nơi sẽ nhanh chóng đưa đến vòng xoáy tuyệt chủng cho các loài và sẽ dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học ở cả 3 mức độ trên.
Câu 3:
Ở một loài cá xét một locut gen gồm 2 alen là A và a trội lặn hoàn toàn, trong đó, A quy định vảy đỏ còn a quy định vảy trắng. Cho giao phối cá cái vảy đỏ với cá đực vảy trắng thu được toàn vảy đỏ. Cho giao phối ngẫu nhiên thu được 3 vảy đỏ : 1 vảy trắng, trong đó vảy trắng toàn con đực. Có bao nhiêu kết luận chắc chắn không đúng trong số các kết luận sau?
(1) Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X.
(2) Ở loài cá này, con đực có cặp NST giới tính là XX.
(3) Đem các con cho giao phối ngẫu nhiên đời luôn thu được 18,75% cá vảy trắng.
(4) Đem các con cho giao phối ngẫu nhiên đời luôn thu được các con đực vảy trắng.
Đáp án B
Ta thấy, toàn vảy đỏ, có tỉ lệ 3 vảy đỏ : 1 vảy trắng trong đó vảy trắng toàn con đực.
Do ở đây ta chưa biết cơ chế xác định giới tính của loài cá này nên sẽ có 3 khả năng xảy ra:
+) TH1: Ở loài cá này, con cái là XX còn con đực là XY và gen quy định tính trạng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X.
+) TH2: Ở loài cá này, con cái là XX còn con đực là XY và gen quy định tính trạng nằm trên vùng không tương đồng của NST X.
+) TH3: Ở loài cá này, con cái là XY còn con đực là XX và gen quy định tính trạng nằm trên vùng tương đồng của NST X.
Xét từng phát biểu ta có:
Ý 1: Có thể đúng ⟹ SAI.
Ý 2: Có thể đúng ⟹ SAI.
Ý 3: Ta thấy ở cả 3 trường hợp thì khi tạo giao tử sẽ luôn có 1 bên cho 1/4 giao tử mang a hoặc không mang gen, bên còn lại sẽ cho 3/4 giao tử lặn hoặc không mang gen. Vì vậy sự kết hợp ngẫu nhiên sẽ cho tỉ lệ váy trắng ở = 1/4.3/4 = 3/4 = 0,1875. ⟹ ĐÚNG.
Ý 4: Ở cả 3 trường hợp thì con cái luôn xuất hiện vảy trắng ở .
Vậy có 2 ý chắc chắn đúng là (3) và (4).
Câu 4:
Cho các phát biểu sau về CLTN:
(1) CLTN chỉ tác động lên kiểu hình mà không tác động lên kiểu gen.
(2) CLTN là nhân tố duy nhất liên tục tạo nên tiến hóa thích nghi.
(3) CLTN chỉ diễn ra khi môi trường không ổn định.
(4) CLTN tác động không phụ thuộc vào kích thước của quần thể.
Có bao nhiêu phát biểu chính xác?
Đáp án B
(1) CLTN trực tiếp tác động lên kiểu hình qua đó gián tiếp tác động lên các kiểu gen trong quần thể. Như vậy, CLTN tác động lên cả KH và KG. ⟹ SAI.
(2) Tiến hóa thích nghi được hiểu là giữ lại các gen quy định các đặc điểm có lợi cho loài. Ở đây, CLTN, di-nhập gen hay các yếu tố ngẫu nhiên đều có thể làm tăng tần số các alen có lợi. Tuy nhiên, với di-nhập gen hay các yếu tố ngẫu nhiên thì cũng hoàn toàn có thể làm tăng tần số các alen có lợi là không liên tục. Chỉ có CLTN là luôn luôn giữ lại các aln có lợi và đào thải các alen có hại. ⟹ ĐÚNG.
(3) Dù môi trường ổn định hay không ổn định thì CLTN vẫn luôn diễn ra. ⟹ SAI.
(4) CLTN tác động lên cả mức độ cá thể cũng như quần thể, do đó tác động của CLTN là không phụ thuộc vào kích thước của quần thể. ⟹ ĐÚNG.
Vậy có 2 ý đúng.
Câu 5:
Ở một loài thú có bộ NST 2n = 12. Xét 2 locut gen A và B cùng nằm trên 1 cặp NST thường và cách nhau 30cM. Một cơ thể đực của loài có kiểu gen AB//ab DdEe giảm phân tạo giao tử. Để cơ thể trên tạo ra tối đa tất cả các loại tinh trùng về các locut gen trên thì cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh tinh tham gia giảm phân? Biết rằng không có đột biến xảy ra.
Đáp án D
- Kiểu gen trên cho tối đa 4.2.2.2 = 32 loại tinh trùng khi có hoán vị gen.
- Trong 32 loại tinh trùng có 16 loại tinh trùng chỉ chứa các gen liên kết, 16 loại tinh trùng mang các gen hoán vị gặp ở cặp AB//ab.
Khi 1 tế bào giảm phân có hoán vị sẽ cho 2 loại giao tử hoán vị và 2 loại giao tử liên kết. Tương ứng với mỗi cách sắp xếp của NST trên mặt phẳng phân bào ở kì đầu giảm phân I sẽ cho các loại giao tử khác nhau.
⟹ Để cho 16 giao tử hoán vị cần tối thiểu 8 tế bào xảy ra hoán vị. Và tương ứng cũng sẽ thu được 16 giao tử liên kết khác nhau.
- Khoảng cách giữa A và B là 30cM ⟹ hoán vị gen = 30%.
⟹ Tỉ lệ tế bào khi giảm phân có hoán vị = 60%
⟹ Để cho 16 giao tử hoán vị cần tối thiểu 8 tế bào hoán vị.
Như vậy, có 60% số tế bào giảm phân có hoán vị gen ở cặp AB//ab ứng với 8 tế bào.
⟹ Tổng số tế bào tối thiểu = 8/0,6 ≈ 13,33.
Vậy cần tối thiểu là 14 tế bào.
Câu 6:
Một loài động vật xét 1 locut gen gồm 2 alen trội lặn hoàn toàn, trong đó, alen A quy định mắt đỏ còn a quy định mắt trắng. Ở một quần thể có cấu trúc di truyền ở thế hệ ban đầu (P) như sau:
- Giới đực: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
- Giới cái: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.
Quần thể trên giao phối ngẫu nhiên qua các thế hệ. Tỉ lệ kiểu hình của quần thể ở thế hệ là như thế nào? Biết rằng sau khi quần thể cân bằng di truyền thì các cá thể aa không có khả năng sinh sản.
Đáp án B
Do đề cho CTDT của quần thể riêng rẽ từng giới, vì vậy cần tính tần số alen riêng:
Giới đực: A = 0,36 + 0,48/2 = 0,6; a = 0,4.
Giới cái: A = 0,25 + 0,5/2 = 0,5; a = 0,5.
Khi thế hệ P giao phối ngẫu nhiên thì CTDT của quần thể sẽ là:
⟹ CTDT: 0,3 AA + 0,5 Aa + 0,2 aa = 1.
⟹ Tần số alen ở là: A = 0,3 + 0,5/2 = 0,55; a = 0,45.
Quần thể ngẫu phối nên quần thể sẽ CBDT và có CTDT là:
0,3025 AA + 0,495 Aa + 0,2025 aa = 1.
Do khi quần thể đạt trạng thái CBDT thì các cá thể aa không có khả năng sinh sản nên ở sẽ chỉ có các cá thể AA và Aa tham gia sinh sản.
⟹ Tỉ lệ các KG tham gia sinh sản ở là:
AA = 0,3025/(1-0,2025) = 11/29.
Aa = 1 – AA = 1 – 11/29 = 18/29.
⟹ Tỉ lệ giao tử: A = 11/29 + (18/29).(1/2) = 20/29; a = 9/29.
⟹ Tỉ lệ KG ở là:
AA = = 400/841;
Aa = 2.(20/29).(9/29) = 360/841;
aa = = 81/841.
⟹ Tỉ lệ KH ở là: 760 hoa đỏ : 81 hoa trắng.
Câu 7:
Ở người xét một bệnh di truyền do 2 đột biến lặn thuộc 2 locut nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau quy định. Cho phả hệ sau:
Biết rằng III1 mang toàn gen lặn và II4, II5 có kiểu gen đồng hợp. Không có đột biến xảy ra. Cho các phát biểu sau:
(1) III2 có thể có 4 kiểu gen.
(2) III3 chỉ có 1 kiểu gen duy nhất.
(3) III3 và III4 có thể có kiểu gen khác nhau.
(4) Xác suất để cặp vợ chồng III2-III3 sinh được đứa con bình thường là 69,44%.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án C
Thấy rằng bệnh do 2 đột biến gen thuộc 2 locut khác nhau quy định.
III1 bị bệnh mang toàn gen lặn. II4 và II5 bị bệnh sinh được con bình thường chứng tỏ chỉ cần chứa 1 hoặc cả 2 gen lặn thuộc 2 locut đều bị bệnh. Người bình thường là người chứa alen trội về cả 2 locut.
Ta có thể quy ước về KG như sau:
A-B-; bình thường;
(A-bb + aaB- + aabb): bị bệnh.
Như vậy ta có thể tìm được sơ bộ KG của các thành viên trong phả hệ như sau:
+) III1 mang toàn gen lặn ⇒ II2 và II3 chắc chắn có KG AaBb.
⟹III2 bình thường có bố mẹ dị hợp về 2 cặp gen nên sẽ có thể có 4 KG (A-B-) là AABB; AABb; AaBB và AaBb. ⟹ Ý (1) ĐÚNG.
+) II4 và II5 có KG đồng hợp, bị bệnh sinh con bình thường nên sẽ có KG là AAbb và aaBB.
⟹ III3 và III4 chắc chắn có KG là AaBb. ⇒ Ý (2) ĐÚNG, ý (3) SAI.
+) Xét cặp vợ chồng III2 và III3:
III2 có bố mẹ là: AaBb x AaBb
⇒ III2 (A-B-) có tỉ lệ KG là: 1/9AABB: 2/9AABb: 2/9AaBB: 4/9AaBb.
⇒ Ta có sơ đồ lai:
III2 (1/9AABB:2/9AABb:2/9AaBB:4/9AaBb) x III3 (AaBb)
4/9AB : 2/9Ab : 2/9aB : 1/9 ab ; 1/4AB : 1/4Ab : 1/4aB : 1/4ab
⇒ (A-B-) = 4/9.1 + 2/9.(1/4+1/4).2 + 1/9.1/4 = 0,6944. ⇒ Ý (4) ĐÚNG.
Vậy có 3 ý đúng.
Câu 8:
Quá trình phiên mã của sinh vật nhân sơ có bao nhiêu yếu tố sau đây không tham gia?
(1) mARN.
(2) Enzim mở xoắn.
(3) 8 loại nucleotit.
(4) ADN.
(5) Protein.
(6) Đoạn mồi.
(7) ARN polimeraza.
(8) Riboxom.
Đáp án D
(1) MARN là sản phẩm của quá trình phiên mã chứ không phải thành phần tham gia. ⇒ SAI.
(2) Enzim ARN polimeraza có khả năng tự mở xoắn mà không cần enzim mở xoắn như trong quá trình tái bản. ⇒ SAI.
(3) Quá trình phiên mã có AND làm khuôn chứa 4 loại Nu là A, T, G, X và cần các Nu tự do từ môi trường để tạo thành ARN, do đó cần có 8 loại Nu tham gia. ⇒ ĐÚNG.
(4) AND là khuôn tổng hợp nên ARN. ⇒ ĐÚNG.
(5) Bản chất của các enzim chính là protein. Quá trình phiên mã có sự tham gia của enzim. ⇒ ĐÚNG.
(6) Enzim ARN polimeraza có khả năng tự xúc tác tổng hợp chuỗi polinucleotit mà không cần đoạn mồi như enzim AND polimeraza. ⇒ SAI.
(7) ARN polimeraza là enzim tổng hợp ra ARN. ⇒ ĐÚNG.
(8) Riboxom tham gia quá trình dịch mã chứ không tham gia phiên mã. ⇒ SAI.
Vậy có 4 yếu tố không tham gia vào phiên mã ở sinh vật nhân sơ.
Câu 9:
Chọn câu đúng
Đáp án C
Xét từng đáp án ta thấy:
A. Mỗi nhân tố sinh thái tác động như nhau lên cùng một chức năng sống. ⇒ Mỗi nhân tố sinh thái sẽ có tác động khác biệt lên chức năng sống và gây ra những đáp ứng biến đổi khác nhau. ⇒ SAI.
B. Sự tác động của các nhân tố sinh thái chỉ khác nhau khi mật độ sinh vật sống trong môi trường thay đổi. ⇒ Ở cùng mật độ thì sự tác động của các nhân tố cũng là khác nhau. ⇒ SAI.
C. Môi trường tác động lên sinh vật và sinh vật làm biến đổi môi trường. ⇒ Sự tác động giữa sinh vật và môi trường là 2 chiều. ⇒ ĐÚNG.
D. Tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái là sự cộng gộp của các tác động của từng nhân tố sinh thái. ⇒ Tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái là tổ hợp các nhân tố sinh thái cùng tác động lên sinh vật, trong đó tác động của các nhân tố có ảnh hưởng lẫn nhau. ⇒ SAI.
Câu 10:
Cho các phát biểu về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể như sau:
(1) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm.
(2) Quần thể phân bố trong một phạm vi nhất định gọi là ổ sinh thái của quần thể.
(3) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể giúp khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
(4) Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án C
Xét từng ý ta có:
(1) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm. ⇒ Hiệu quả nhóm thể hiện khi các cá thể trong quần thể hỗ trợ nhau tìm kiếm thức ăn hay chống lại kẻ thù. ⇒ ĐÚNG.
(2) Quần thể phân bố trong một phạm vi nhất định gọi là ổ sinh thái của quần thể. ⇒ Đây là khái niệm nơi ở chứ không phải ổ sinh thái. ⇒ SAI.
(3) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể giúp khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. ⇒ ĐÚNG.
(4) Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. ⇒ Cạnh tranh giúp chọn lọc giữ lại các cá thể mang các đặc điểm có lợi cho loài, nên đó là đặc điểm thích nghi của quần thể. ⇒ ĐÚNG.
Vậy có 3 ý đúng.
Câu 11:
Khi trâu bò ăn cỏ chúng đánh động nhiều loài côn trùng trú ẩn trong cỏ, các loài chim ăn côn trùng săn mồi gần đàn trâu bò. Quan hệ giữa chim ăn côn trùng và trâu bò là quan hệ gì?
Đáp án D
Ở đây ta thấy chỉ có chim ăn côn trùng được hưởng lợi từ trâu bò, còn trâu bò không có lợi cũng không bị hại. Do đó, đây là mối quan hệ hội sinh.
Câu 12:
Phát biểu nào đúng khi nói về học thuyết Đacuyn?
Đáp án D
Xét từng đáp án ta có:
A. Những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá trình sinh sản gọi là biến dị xác định. ⇒ Đây là khái niệm biến dị cá thể. ⇒ SAI.
B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa. ⇒ Đacuyn chưa đưa ra khái niệm đột biến gen, đây là phát biểu của thuyết tiến hóa hiện đại. ⇒ SAI.
C. Chọn lọc nhân tạo là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các loài. ⇒ CLTN chứ không phải chọn lọc nhân tạo. ⇒ SAI.
D. Số lượng cá thể sinh ra trong mỗi thế hệ nhiều hơn số cá thể sống sót và sinh sản. ⇒ ĐÚNG.
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án D
Hàm lượng tăng chủ yếu là do các hoạt động của con người như khai thác sử dụng đốt các nhiên liệu,…
Câu 14:
Nói về sự phát sinh và phát triển của sinh giới qua các đại địa chất phát biểu nào chưa chính xác?
Đáp án A
Nghiên cứu hóa thạch có thể biết được tuổi sinh vật cũng như các lớp địa chất.
Câu 15:
Ở một loài thực vật, màu hoa do 2 locut gen không alen nằm trên NST quy định, trong đó, khi có mặt của cả 2 alen trội A và B thì cho hoa đỏ; khi có mặt của cặp gen aa trong kiểu gen sẽ luôn cho hoa trắng; các kiểu gen còn lại cho hoa vàng. Đem giao phấn cây hoa trắng đồng hợp lặn với cây hoa đỏ đồng hợp trội thu được đời con toàn cây hoa đỏ. Đem toàn bộ các cây hoa đỏ ở cho tự thụ phấn thu được . Tiếp tục đem các cây hoa đỏ ở thụ phấn cho các cây hoa khác màu thu được . Theo lí thuyết, trong số các cây hoa trắng ở thì tỉ lệ hoa trắng khi đem tự thụ không có sự phân li về kiểu hình chiếm tỉ lệ
Đáp án D
Ở đây hãy chỉ cần quan tâm cây hoa trắng sẽ có KG aa và cây có KG aa là cây hoa trắng. Vì vậy, cây hoa trắng (aa) tự thụ phấn thì đời con sẽ luôn thu được 100% là hoa trắng (aa) tức là không có sự phân ly về KH.
Câu 16:
Ở cừu, alen A quy định có sừng, alen lặn tương ứng quy định không sừng. Nhưng cừu cái có kiểu gen Aa không sừng còn cừu đực có kiểu gen Aa lại có sừng. Một quần thể cừu đang cân bằng di truyền có 60% cừu không sừng. Cho các con cừu không sừng giao phối ngẫu nhiên thì tỉ lệ cừu cái không sừng ở đời con thu được là bao nhiêu? Biết không có đột biến xảy ra.
Đáp án C
Cừu không sừng có KG aa và cừu cái có KG Aa.
Quần thể CBDT có CTDT là: AA + 2pqAa + aa = 1.
⇒ + pq = 0,6.
Luôn có: p + q = 1.
⇒ p = 0,6; q = 0,4.
⇒ CTDT của quần thể ban đầu: 0, 36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.
Cừu không sừng có:
♀: 0,16/2 = 0,08 aa; 0,48/2 = 0,24 Aa.
⇒ Trong số cừu cái không sừng có tỉ lệ KG là: Aa = 3/4; aa = 1/4.
♂: 0,08 aa ⇒ Cừu đực không sừng 100% có KG aa.
Cho các cừu không sừng giao phối ngẫu nhiên ta sẽ có phép lai: ♂ aa x ♀ (3/4Aa : 1/4aa)
F: 3/8Aa : 5/8aa.
⇒ Tất cả cừu cái đều không có sừng, nên tỉ lệ này chiếm 50% tổng số cừu.
Câu 17:
Ở ruồi giấm, cho phép lai sau: AB//ab x AB//ab . Biết rằng khoảng cách giữa các locut cùng nằm trên một cặp NST đều như nhau là 40cM. Tỉ lệ cá thể đời con có số tính trạng trội bằng số tính trạng lặn là bao nhiêu? Biết 1 gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn và không có đột biến xảy ra.
Đáp án A
Chú ý đề cho ruồi giấm vì vậy hóa vị gen chỉ xảy ra ở giới cái mà thôi.
Khoảng cách 2 gen là 40cM nghĩa là hoán vị gen có tần số 40%.
Xét riêng từng cặp NST ta có:
: ab//ab = 0,5.0,3 = 0,15;
⇒ A-B- = 0,5 + 0,15 = 0,65; A-bb= aaB- = 0,25 – 0,15 = 0,1.
: gh//gh = 0,5.0,3 = 0,15;
⇒ G-H- = 0,5 + 0,15 = 0,65; G-hh = ggH- = 0,25 = 0,15 = 0,1.
Ở đây coi như Y là 1 giao tử lặn , quy về như trường hợp bên trên để tính toán cho dễ.
Có 4 gen quy định 4 tính trạng nên KH có số tính trạng trội bằng lặn nghĩa là mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn.
⇒ Tỉ lệ cần tìm = (A-B-).(gh//gh) + (A-bb+aaB-).(G-hh+ggH-) + (ab//ab).(G-H-) = 0,65.0,15 + (0,1+0,1),(0,1 + 0,1) + 0,15.0,65 = 0,235.
Câu 18:
Cho các đặc điểm về đột biến như sau:
(1) Chiều dài NST không thay đổi.
(2) Số lượng nhóm gen liên kết thay đổi.
(3) Sức sinh sản của thể đột biến bị giảm.
(4) Có thể góp phần hình thành loài mới.
(5) Số lượng và thành phần gen trên NST không thay đổi.
Có bao nhiêu đặc điểm có thể thuộc về đột biết chuyển đoạn NST?
Đáp án D
Cùng nhớ lại kiến thức về đột biến chuyển đoạn NST.
Đột biến chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản. Chuyển đoạn nhỏ ít ảnh hưởng đến sức sống.
- Đột biến chuyển đoạn làm thay đổi số lượng nhóm gen liên kết.
- Các cá thể chuyển đoạn dị hợp tử cũng có hiện tượng bán bất thụ.
- Các cá thể chuyển đoạn dị hợp tử khi tiếp hợp thường bắt đôi với nhau tạo cấu trúc hình chữ thập hoặc hình số 8.
- Chuyển đoạn tương hỗ thường xảy ra giữa các NST có các trình tự tương đồng.
- Dùng để xác định vị trí gen trên NST.
- Khi chuyển đoạn xảy ra trên cùng 1 NST thì gọi là chuyển vị và không gây thay đổi về vật chất di truyền mà chỉ gây nên sự thay đổi vị trí của gen.
- Chuyển đoạn NST cũng góp phần vào quá trình tiến hóa tạo loài mới. Ngoài ra, chuyển đoạn còn được ứng dụng để tổ hợp gen, chuyển gen để tạo giống mới.
- Chuyển đoạn sáp nhập tâm hay Robertson làm giảm số lượng NST hay có thể nói là làm giảm số lượng nhóm gen liên kết.
Như vây, rõ ràng tất cả đều có thể là đặc điểm của đột biến chuyển đoạn NST.
Câu 19:
Nói về ung thư, phát biểu nào chưa chính xác?
Đáp án B
Bệnh di truyền là bệnh gây nên do các biến đổi ở vật chất di truyền.
Ung thư là các bất thường về chuyển hóa mà nguyên nhân là do các biến đổi xảy ra ở vật chất di truyền liên quan đến các gen tiền ung thư và gen ức chế khối u.
Như vậy, rõ ràng ung thư là bệnh di truyền.
Câu 20:
Ở một loài thực vật chiều cao cây do 4 cặp gen phân li độc lập tương tác cộng gộp quy định. Mỗi alen trội làm tăng chiều cao cây thêm 5cm. Đem cây cao nhất lai với cây thấp nhất thu được cây cao 150cm. Cho các cây tự thụ phấn thu được . Chọn 2 cây bất kỳ ở , xác suất bắt gặp 1 cây cao 160cm và 1 cây cao 150cm là bao nhiêu?
Đáp án A
Cây là cây dị hợp về 4 cặp gen, có 4 alen trội và 4 alen lặn trong KG.
⇒ Cây cao 160cm sẽ có số alen trội trong KG = (160-150)/5 + 4 = 6.
Vậy cần tính tỉ lệ KG mang 4 alen trội và tỉ lệ KG mang 6 alen trội ở .
⇒ Tỉ lệ KG mang 4 alen trội =
Tỉ lệ KG mang 6 alen trội =
⇒ Xác suất cần tìm = 2.35/128.14/128 = 0,0598.
Câu 21:
Ở người bệnh bạch tạng do 1 gen lặn nằm trên NST quy định, alen trội tương ứng quy định người bình thường. Một quần thể người đang cân bằng di truyền có 96% người bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường trong quần thể trên dự định sinh 2 người con. Xác suất để 2 người con của họ đều bình thường là
Đáp án B
Quy ước: A: bình thường; a: bạch tạng.
Tỉ lệ người bị bạch tạng trong quần thể (aa) = 0,04.
⇒ Tần số alen a = 0,2; A = 0,8.
⇒ CTDT của quần thể là 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1.
⇒ Tỉ lệ KG trong số người bình thường là:
AA = 0,64/(1-0,04) = 2/3; Aa = 1/3.
Vậy có các trường hợp 2 vợ chồng bình thường sau:
+) TH1: ♂ AA x ♀AA
⇒ Đời con 100% bình thường.
⇒ Xác suất sinh 2 con bình thường = 2/3.2/3.1.1 = 4/9
+) TH2: ♂ AA x ♀Aa
⇒ Đời con 100% bình thường.
Xác suất sinh 2 con bình thường = 2/3.1/3.1.1 = 2/9
+) TH3: ♂ Aa x ♀AA
⇒ Đời con 100% bình thường.
⇒ Xác suất sinh 2 con bình thường: 1/3.2/3.1.1 = 2/9
+) TH4: ♂ Aa x ♀Aa
⇒ Đời con sinh 1 đứa bình thường với xác suất 3/4.
⇒ Xác suất sinh 2 con bình thường = 1/3.1/3.3/4.3/4 = 1/14.
⇒ Xác suất cần tìm: 4/9 + 2/9 + 2/9 + 1/16 = 137/144 ≈ 0,9514.
Câu 22:
Ở một ruồi giấm, khi đem lai con cái chân cao, mắt đỏ với con đực chân thấp, mắt trắng thu được toàn chân cao, mắt đỏ. Cho các con ở giao phối ngẫu nhiên với nhau ở thu được 140 chân cao, mắt đỏ; 50 chân cao, mắt trắng; 48 chân thấp, mắt đỏ và 15 chân thấp, mắt trắng. Mỗi tính trạng do 1 gen quy định và không có đột biến xảy ra. Cho các con chân cao, mắt trắng giao phối với các con chân thấp, mắt đỏ. Xác suất thu được ruồi chân cao, mắt đỏ ở là
Đáp án C
Dễ dàng nhận thấy 2 tính trạng phân ly độc lập, trong đó: chân cao trội hoàn toàn so với chân thấp, mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng.
Quy ước:
A: chân cao; a: chân thấp.
B: mắt đỏ; b: mắt trắng.
có tỉ lệ KH là 9A-B-:3A-bb:3aaB-:1aabb.
Cho các con chân cao, mắt trắng (A-bb) giao phối với các con chân thấp, mắt đỏ (aaB-) ở F2, ta có phép lai:
x : (1/3AAbb : 2/3Aabb) x (1/3aaBB : 2/3aaBb)
2/3Ab : 1/3ab x 2/3aB : 1/3ab
⇒ Tỉ lệ chân cao, mắt đỏ (A-B-) ở = 2/3.2/3 = 4/9.
Câu 23:
Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Tính trạng màu hoa do 1 locut gen nằm trên NST thường quy định, trong đó, alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng. Cho 2 cây hoa đỏ đồng hợp giao phấn với cây hoa trắng, đời con thu được 24 cây hoa đỏ và 1 cây hoa trắng. Lí do nào có thể giải thích cho sự xuất hiện của cây hoa trắng?
(1) Đột biến mất đoạn NST đã xảy ra trong nguyên phân của cây hoa đỏ.
(2) Đột biến gen đã xảy ra trong giảm phân của cây hoa trắng.
(3) Đột biến số lượng NST đã xảy ra trong giảm phân của cây hoa đỏ.
(4) Đột biến số lượng NST hoặc đột biến gen đã xảy ra trong nguyên phân của cây hoa đỏ.
Có bao nhiêu ý đúng?
Đáp án B
Rõ ràng khi lai cây hoa đỏ đồng hợp (AA) với cây hoa trắng (aa) lại cho ra 1 cây hoa trắng (aa) thì là do đột biến. Có 3 khả năng có thể xảy ra:
- Đột biến gen từ A → a ở cây hoa đỏ.
- Đột biến số lượng NST tạo giao tử không chứa NST mang alen A ở cây hoa đỏ.
- Đột biến cấu trúc NST làm mất đoạn NST mang alen A ở cây hoa đỏ.
Như vậy chỉ có 2 ý đúng.
Câu 24:
Ở một loài thực vật, lai cây hoa đỏ, cánh dài thuần chủng với cây hoa trắng, cánh ngắn thuần chủng thu được toàn cây hoa đỏ, cánh ngắn. Cho các cây tự thụ phấn thu được 25% cây hoa đỏ, cánh dài : 50% cây hoa đỏ, cánh ngắn : 25% cây hoa trắng, cánh ngắn. Quy luật di truyền chi phối là
Đáp án D
P thuần chủng, đồng nhất về KH 2 tính trạng. Khi tự thụ thu được tỉ lệ KH là 1 : 2 : 1 thì có thể có 3 trường hợp xảy ra như 3 đáp án A, B, C.
Câu 25:
Một loài thực vật màu hoa do 1 locut gen nằm trên NST thường quy định, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Xét một quần thể đang cân bằng di truyền thấy có 64% cây hoa đỏ. Người ta chọn ngẫu nhiên 5 cây hoa đỏ trong quần thể trên. Xác suất khi cho 5 cây hoa đỏ giao phấn ngẫu nhiên thu được đời con có tỉ lệ 24 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến xảy ra.
Đáp án D
Quần thể đang CBDT có 64% cây hoa đỏ (A-).
⇒ Hoa trắng (aa) = 1-0,64 = 0,36.
⇒ Tần số alen của quần thể ban đầu là a = 0,6; A = 0,4.
⇒ CTDT của quần thể ban đầu là 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa = 1.
⇒ Trong số hoa đỏ thì tỉ lệ KG là:
AA = 0,16/(1-0,36) = 1/4;
Aa = 3/4.
Chọn 5 cây hoa đỏ đem ngẫu phối thì quần thể sau đó sẽ CBDT.
Đời sau có tỉ lệ hoa trắng (aa) = 1/25.
⇒ Tần số a trong số 5 cây hoa đỏ được chọn = 1/5.
⇒ Tỉ lệ cây Aa trong số 5 cây hoa đỏ = 1/5.2 = 2/5.
Như vậy, trong số 5 cây hoa đỏ có 3 cây đồng hợp (AA) và 2 cây dị hợp (Aa).
⇒ Xác suất cần tìm =
Câu 26:
Khi nói về đột biến gen, ý nào chưa đúng?
Đáp án D
Chỉ có đột biến dạng thay thế cặp Nu mới xảy ra ngẫu nhiên khi các Nu tồn tại ở dạng hiếm dẫn đến sự bắt cặp nhầm.
Câu 27:
Có mấy hiện tượng sau đây là hiện tượng khống chế sinh học?
(1) Dùng bẫy diệt chuột để bảo vệ mùa màng.
(2) Dùng ong mắt đỏ để diệt sâu đục thân hại lúa.
(3) Dùng thuốc trừ sâu để diệt sâu bệnh.
(4) Bắt bớt rắn dọc dưa để diệt chuột hại lúa.
Đáp án đúng là:
Đáp án A
Khống chế sinh học là hiện tượng mà sự phát triển của 1 loài bị khống chế bởi 1 loài khác thông qua mối quan hệ giữa 2 loài.
Như vậy, chỉ có ý (2) là khống chế sinh học.
Câu 28:
Cho các nhân tố sau:
(1) Đột biến
(2) Giao phối không ngẫu nhiên.
(3) Di nhập gen.
(4) Chọn lọc tự nhiên.
(5) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(6) Ngẫu phối.
Có bao nhiêu nhân tố tiến hóa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
Đáp án C
Làm phong phú vốn gen của quần thể nghĩa là làm xuất hiện alen mới hoặc KG trong quần thể.
Như vậy, có các nhân tố tiến hóa đột biến và di-nhập gen là làm phong phú vốn gen của quần thể.
Câu 29:
Trong các phát biểu về các yếu tố ngẫu nhiên, ý nào chưa chính xác?
Đáp án D
Tác động của các yếu tố ngẫu nhiên phụ thuộc kích thước của quần thể. Cụ thể, các yếu tố ngẫu nhiên thể hiện rõ tác động của mình đối với các quần thể có kích thước nhỏ.
Câu 30:
Đặc điểm không thuộc quần xã sinh vật rừng nhiệt đới là
Đáp án D
Với rừng nhiệt đới thì môi trường khá là ổn định, vì vậy biên độ dao động nhiệt thường nhỏ chứ không lớn.
Câu 31:
Sức căng trương nước tăng trong trường hợp nào?
Đáp án A
Khi đưa cây vào tối khí khổng đóng, vì vậy sức căng trương nước sẽ tăng.
Câu 32:
Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với một lượng nhỏ vì:
Đáp án C
Các nguyên tố vi lượng thường là các coenzim, tức là có vai trò quan trọng hoạt hóa các enzim. Enzim có lượng rất nhỏ vì thế các nguyên tố vi lượng cũng chỉ cần với lượng rất nhỏ.
Câu 33:
Điều nào sau đây là không đúng?
Đáp án C
Sứa là động vật ngành ruột khoang, chỉ có tiêu hóa hóa học chứ chưa có tiêu hóa cơ học.
Câu 34:
Khi động vật có vú hít thở bình thường, nguyên nhân nào gây nên dòng không khí từ bên ngoài đi vào trong phổi?
Đáp án B
Ở động vật có vú khi hít vào cơ hoành và cơ liên sườn ngoài đều co.
- Cơ hoành co, phẳng ra là tăng thể tích lồng ngực chiều thằng đứng.
- Cơ liên sườn ngoài co làm các sườn nâng lên làm tăng thể tích lồng chiều ngang và trước sau.
Thể tích lồng ngực tăng làm tăng áp suất âm dẫn đến không khí đi vào phổi.
Câu 35:
Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn diễn ra theo hướng:
Đáp án D
Hệ tuần hoàn tiến hóa theo chiều hướng: từ chưa có đến có, từ hở đến kín, từ đơn đến kép.
Câu 36:
Một phân tử đi từ bên trong màng tilacoit đến chất nền ti thể phải đi qua mấy lớp màng?
Đáp án C
Từ bên trong lòng tilacoit, phân tử này đi qua lớp đầu tiên là màng tilacoit, sau đó qua 2 lớp màng của lục lạp, tiếp theo đi qua 2 lớp màng ngoài và màng trong của ti thể thì sẽ đến chất nền ti thể. Như vậy, phân tử này cần đi qua 5 lớp màng.
Câu 37:
Loại tảo nào có thể sống ở mực nước sâu nhất?
Đáp án A
Ánh sáng bước sóng càng dài thì khả năng đâm xuyên qua lớp nước càng kém. Ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất, do đó thường chỉ có thể đi đến lớp nước trên bề mặt và được các loài thực vật ở đây hấp phụ.
Chúng ta cần hiểu nguyên tắc rằng khi một vật không hấp phụ ánh sáng nào thì chúng ta sẽ nhìn được màu đó.
Như vậy, ở đây tảo đỏ sẽ là sâu nhất vì không hấp phụ ánh sáng đỏ.
Câu 38:
Chất nào sau đây là sản phẩm của hô hấp hiếu khí?
Đáp án B
Hô hấp hiếu khí có nguyên liệu là Glucose và , tạo sản phẩm là , và năng lượng ATP.
Phương trình hô hấp hiếu khí:
Glucose + → + + ATP.
Câu 39:
Sự xuất hiện đường glucose trong nước tiểu:
Đáp án B
Khi xuất hiện glucose trong nước tiểu chứng tỏ việc tái hấp thu glucose ở ống thận không còn đảm bảo. Tái hấp thu glucose ở ống thận là vận chuyển chủ động do các chất vận chuyển ở màng tế bào ống thận. Khi các chất vận chuyển đều bị quá tải thì glucose sẽ không được tái hấp thu và xuất hiện trong nước tiểu.
Như vậy, điều đó có thể xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao, hoặc có bất thường ở các protein vận chuyển glucose, ta chưa thể kết luận chính xác. Thường hiện tượng này sẽ xuất hiện khi lượng đường trong máu quá cao.
Câu 40:
Sự khử cực của sợi trục được tạo ra do:
Đáp án B
Sự khử cực là do kênh mở, do đó ồ ạt vào trong màng và làm mất điện tích âm ở đây.