20 đề thi thử THPTQG môn Sinh học năm 2019 - 2020 (Đề số 13)
-
5983 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xét các nhóm loài thực vật:
1. Thực vật thân thảo có mô dậu phát triển, biểu bì dày
2. Thực vật thân thảo có mô dậu kém phát triển, biểu bì mỏng.
3. Thực vật thân gỗ có lá dày, mô dậu phát triển, biểu bì mỏng.
4. Thực vật thân cây bụi có mô dậu phát triển, biểu bì dày.
Trong quá trình diễn ra nguyên sinh, thứ tự xuất hiện của các nhóm loài thực vật này là
Đáp án B
Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, những loài xuất hiện đầu tiên tạo quần xã tiên phong là những thực vật thân thảo ưa sáng, sau đó đến thân cây bụi ưa sáng, đến thân gỗ ưa sáng. Ở quần xã đinh cực thì bên cạnh các loài thân gỗ ưa sáng vẫn tồn tại các loài thân thảo ưa bóng sống dưới cây thân gỗ.
Thực vật ưa sáng luôn có biểu bì dày, mô dậu phát triển. Do vậy trong 4 nhóm thực vật nêu trên thì trong quá trình diễn thế nguyên sinh, thứ tự xuất hiện của các nhóm cây này là:
1. Thực vật thân thảo có mô dậu phát triển, biểu bì dày
4. Thực vật cây bụi có mô dậu phát triển, biểu bì dày
3. Thực vật thân gỗ có lá dày, mô dâu phát triển, biểu bì mỏng
2. Thực vật thân thảo có mô dậu kém phát triển, biểu bì mỏng
Câu 2:
Trong quá trình dịch mã ở trong tế bào chất của tế bào sinh vật nhân thực, không có sự tham gia của loại tARN mang bộ ba đôí mã nào sau đây?
Đáp án D
Trong quá trình dịch mã, các bộ ba kết thúc không quy định tổng hợp aa nên không có t ARN tương ứng.
- Bộ ba kết thức 5'UAA3' => đối mã 3'AUU5'.
- Bộ ba kết thúc 5'UAG3' => đối mã 3'AUX5' => D đúng
- Bộ ba kết thúc 5'UGA3' => đối mã 3'AXU5'.
Câu 3:
Cho các phát biểu sau:
1. Trong nông nghiệp, việc trồng câu nhãn và nuôi ong đồng thời là ứng dụng của quan hệ hợp tác.
2. Việc ứng dụng quan hệ cộng sinh là trồng luân canh, xen canh các cây hoa màu với các cây họ đậu.
3. Mô hình “Tôm ôm cây đước” là một ứng dụng của quan hệ hội sinh giữa các loài.
4. Trồng rau thường xen kẽ với tỏi là một ví dụ về việc ứng dụng của quan hệ ức chế-cảm nhiễm trong nông nghiệp.
5. Dựa vào hiểu biết về mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài, trong nuôi trồng thuỷ sản người ta thường nuôi trồng các loại thuỷ sản khác nhau ở các tầng nước khác nhau.
6. Hiện tượng thiên địch được dùng trong nông nghiệp như một biện pháp sinh học không gây ô nhiễm môi trường là ứng dụng của mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án B
Câu 4:
Cho các hiện tượng sau:
1. Quá trình hình thành hệ sinh thái rừng từ đồi trọc.
2. Để cây trồng cho năng suất cao trong quá trình trồng trọt người nông dân bón cho cây với các loại phân khác nhay như phân chuồng, phân hoá học, phân vi lượng...
3. Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng thưa.
4. Số lượng các thể của các quần thể sinh vật trên một xác con gà ngày càng giảm dần.
Có bao nhiều hiện tượng là diễn thái sinh thái?
Đáp án B
Diễn biến sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi các điều kiện tự nhiên của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng,...
Trong các ví dụ của đề bài:
Các ví dụ 1,3,4 là các diễn thế sinh thái. Trong đó 1 là diễn thế nguyên sinh, 3 là diễn thế thứ sinh, 4 là diễn thế phân huỷ.
2 không được coi là quần xã vì không có sự thay thế quần xã này bằng quần xã khác.
Có 3 hiện tượng là diễn thế sinh thái => Đáp án B
Câu 5:
Cho các phát biểu sau về hệ sinh thái, số phát biểu đúng là:
1. Hệ sinh thái là tập của quần thể và môi trường vô sinh của nó.
2. Hệ sinh thái là một hệ thống sịnh học hoàn chỉnh như một cơ thể
3. Hệ sinh thái là một động lực mở và tự điều chỉnh.
4. Các sinh vật tương tác với nhau tạo nên chu trình địa hoá và sự biến đổi năng lượng.
5. Hệ sinh thái hoạt động theo các quy luật nhiệt động học, trước hết là quy luật bảo toàn năng lượng.
Đáp án C
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã)
Ví dụ: Hệ sinh thái ao hồ, đồng ruộng, rừng... - Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định nhờ các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.
- Trong hệ sinh thái, trai đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã - sinh cảnh chúng biểu hiện chức năng của 1 tổ chức sống, trong đó quá trình “ đồng hoá” do sinh vật tự dưỡng, cong quá trình “ dị hoá” do sinh vật phân giải thực hiện.
- Kích thước của một HST rất đa dạng:
+ HST có thể nhỏ như 1 giọt nước ao; 1 bể cá cảnh
+ HST lớn nhất là Trái Đất
- Trong HST có sự gắn kết giữa các sinh vật với các NTST của môi trường tạo thành 1 chu trình sinh học hoàn chỉnh.
Xét các phát biểu của đề bài:
Các phát biểu 2,3,4 đúng.
(1) sai vì hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã) chứ không phải là tập hợp của quần thể với môi trường vô sinh của nó.
(5) sai vì năng lượng trong hệ sinh thái không được bảo toàn mà nó được vận chuyển 1 chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng và trở lại môi trường.
Có 3 phát biểu đúng => Đáp án C
Câu 6:
Có bao nhiều đặc điểm sau đây chỉ có ở quá trình nhân đôi ADN mà không có ở quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực?
(1) Sự tháo xoắn đoạn ADN diễn ra theo hai hướng ngược nhau.
(2) Mạch pôlinuclêôtit mới luôn được tổng hợp theo chiều từ 5' đến 3', ngược chiều với sợi ADN khuôn.
(3) Ađênin của môi trường liên kết với Timin của mạch ADN khuôn trong quá trình tổng hợp.
(4) Enzim nối ligaza xúc tác hình thành các liên kết hoá trị nối các đoạn mạch pôlinuclêôtit mới.
(5) Điểm khởi đầu tổng hợp mạch mới nằm tại những điểm xác định ở giữa phân tử ADN.
(6) Khi enzim polimeraza trượt qua thì hai mạch của ADN khuôn đóng xoắn lại với nhau.
Đáp án B
(1) đúng, chỉ có trong nhân đôi.
(2) sai, có ở cả 2 quá trình.
(3) sai, có ở cả 2 quá trình.
(4) đúng, chỉ có trong nhân đôi.
(5) sai, có ở cả 2 quá trình. Các khởi điểm tái bản hay điểm khởi đầu phiên mã đều không phân bố ở một đầu ADN, vì phần đầu mút NST không chứa gen.
(6) sai, chỉ có trong phiên mã
Câu 7:
Quy trình chuyển gen sản sinh protein của sữa người vào cừu tạo ra cừu chuyển gen gồm các bước:
1. Tạo véc tơ chứa gen người và chuyển vào tế bào xoma của cừu.
2. Chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen
3. Nuôi cấy tế bào xoma của cừu trong môi trường nhân tạo.
4. Lấy nhân tế bào chuyển gen rồi cho vào tế bào trứng đã bị mất nhân tạo ra tế bào chuyển nhân.
5. Chuyển phôi được phát triển từ tế bào chuyển nhân vào tử cung của cừu để phôi phát triển thành cơ thể.
Thứ tự các bước tiến hành:
Đáp án A
Câu 9:
Trong các phát biểu về kích thước của quần thể sau đây, có bao nhiêu phát biểu sai?
(1) Khi kích thước quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
(2) Kích thước tối thiểu của một quần thể là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
(3) Khi kích thước quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì không có sự cạnh trạnh giữa các cá thể trong quần thể.
(4) Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì khả năng sinh sản của quần thể cũng bị suy giảm
(5) Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển
Đáp án B
Các phát biểu sai: (3) (5).
3- sai, khi kích thước của quần thể xuống tới mức tối thiểu thì sự cạnh tranh các thể để giao phối cũng sẽ tăng lên
5- sai, kích thước quần thể là số lượng cá thể trong quần thể.
Câu 10:
Thỏ bị bạch tạng không tổng hợp được sắc tố mêlamin nên lông màu trắng, con ngươi của mắt có màu đỏ do nhìn thấu mạch máu trong đáy mắt. Đây là hiện tượng di truyền theo quy luật:
Đáp án B
Câu 11:
Xét các nhóm loài thực vật:
1. Thực vật thân thảo ưa sáng
2. Thực vật thân thảo ưa bóng.
3. Thực vật thân gỗ ưa sáng
4. Thực vật thân cây bụi ưa sáng
Trong quá trình diễn thế nguyên sinh của quần xã trên cạn, thứ tự xuất hiện của các nhóm loài thực vật này là:
Đáp án B
Câu 12:
Xét các nhân tố tiến hoá:
(1) Đột biến
(2) Giao phối ngẫu nhiên
(3) Chọn lọc tự nhiên(CLTN)
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên
(5) Di nhập gen
Số nhân tố có thể làm xuất hiện alen mới trong quần thể là:
Đáp án D
Chọn (1) ,(5).
(1) Do đột biến gen sẽ làm thay đổi thành phần hoặc cấu trúc của gen vì vậy nó tạo ra alen mới mà quần thể chưa có.
(5) Di nhập gen là hiện tượng trao đổi giao tử hoặc alen giữa các quần thể, vì vậy có thể mang đến alen mới cho quần thể hoặc alen có sẵn trong quần thể.
(2) Giao phối ngẫu nhiên không tạo alen mới mà chỉ tổ hợp các alen để tạo ra các kiểu gen.
(3) CLTN không tạo alen mới mà chỉ mang nhiệm vụ sàng lọc và làm tăng số lượng các KG quy định KH thích nghi trong quần thể.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số alen theo hướng alen trở nên phổ biến trong quần thể hoặc bị loại bỏ hoàn toàn.
Câu 13:
Alen B có 2100 liên kết hiđrô, số Nuclêôtit loại G là 200 Nuclêôtit. Alen B bị đột biến thành alen b có chiều dài 272 nm và có số liên kết hiđrô tăng thêm 1. Có bao nhiều nhận xét đúng dưới đây:
(1) Alen đột biến b dài hơn alen
(2) Là loại đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X
(3) Số Nuclêôtit loại G của gen b là 501
(4) Tỷ lệ A/G của alen b là
Đáp án D
Alen B có: 2A+3G=2100
=> Số Nu loại T=A=750(Nu); G=X=200(Nu),
N=1900(Nu) => chiều dài alen B= (nm)
Alen b có: tổng số Nu:
N= (Nu) => 2A+2G=1600 và 2A+3G=2101
=> số Nu từng loại là: A=T=299 (Nu) và G=X=501 (Nu).
(1) Sai. Do độ dài của alen B lớn hơn độ dài của alen b.
(2) Sai. Khi ta so sánh các loại Nu trong 2 alen thì ta thấy có sự chênh lệch số lượng nhiều giữa các loại Nu trước và sau khi đột biến => đột biến liên quan đến nhiều cặp Nu, chứ không phải đột biến điểm.
(3) Đúng.
(4) Sai. Do của alen b = khác với tỉ lệ .
Câu 14:
Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cải bắp (loài Brassica 2n=18) với cây cải củ (loài Raphanus 2n=18) tạo ra cây lai khác loài. Trong các đặc điểm sau đây, có bao nhiêu đặc điểm đúng với các thể song nhị bội?
(1) Mang vật chất di truyển của hai loài ban đầu
(2) Trong tế bào sinh dưỡng, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4NST tương đồng.
(3) Có khả năng sinh sản hữu tính
(4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
Đáp án A
(1) Đúng. Vì thể song nhị bội là sự dung hợp 2 bộ NST của 2 loài khác nhau vì vậy nó mang vật chất di truyền của 2 loài.
(2) Sai. Do các NST tạo thành 1 nhóm 4 NST nhưng không là NST tương đồng do trong nhóm có NST của 2 loài khác nhau.
(3) Đúng. Do trong tế bào các NST còn tồn tại thành từng cặp tương đồng của mỗi loài, vì vậy có thể phân ly trong giảm phân hình thành giao tử. Vì vậy có thể sinh sản hữu tính.
(4) Đúng. Do thể song nhị bội được hình thành do đa bội hoá thể lai xa nên có KG đồng hợp về tất cả các cặp gen.
Câu 15:
Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường, alen trội tương ứng quy định người bình thường. Một cặp vợ chồng đều mang gen gây bệnh ở thể dị hợp. Về mặt lý thuyết, hãy tính xác suát các khả năng có thể xảy ra về giới tính và tính trạng trên nếu họ có dự kiến sinh 2 người con? Cho các phát biểu sau:
(1) Xác suất sinh con trai bình thường là 3/8.
(2) Xác suất sinh con gái bị bệnh là 1/8.
(3) Xác suát sinh 2 con trai bị bệnh là 9/64.
(4) Xác suất sinh 1 trai bình thường và 1 gái bình thường là 6/64.
(5) Xác suất sinh 1 trai bình thường và 1 gái bị bệnh là 18/64
(6) Xác suát sinh 1 con trai bị bệnh và 1 con gái bị bệnh là 1/64.
(7) Xác suất sinh 1 con gái bình thường và 1 con gái bị bệnh là 6/64.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án B
Quy ước: A: bình thường, a:bạch tạng.
Cặp vợ chồng đều có kiểu gen dị hợp (Aa) sinh con:3/4 bình thường : 1/4 dị hợp.
Xác xuất cặp vợ chồng này sinh con trai bình thường là: 3/4 . 1/2 =3/8.
Xác suất cặp vợ chồng này sinh con trai bị bệnh là: 1/4 . 1/2 = 1/8.
Xác suất cặp vợ chồng này sinh con gái bình thường là: 3/4 . 1/2 = 3/8.
Xác suất cặp vợ chồng này sinh con gái bị bệnh là: 1/4 . 1/2 = 1/8
Xét các phát biểu của đề bài:
(1) đúng.
(2) đúng.
(3) sai. Xác suất sinh 2 con trai bị bệnh là: 1/8 . 1/8 = 1/64.
(4) sai. Xác suất sinh 1 trai bình thường và 1 con gái bình thường là: 3/8. 3/8. = 18/64
(5) sai. Xác suất sinh 1 trai bình thường và 1 gái bị bệnh là: 3/8. 1/8. = 6/64
(6) sai. Xác suất sinh 1 trai bị bệnh và 1 gái bị bệnh là: 1/8. 1/8. = 2/64
(7) đúng. Xác suất sinh 1 giá bình thường và 1 gái bệnh là: 3/8. 1/8. = 6/64
Vậy có 3 phát biểu đúng => Đáp án B
Câu 16:
Gen I,II và III có số alen lần lượt là 2,4 và 3.
Cho các kết luận sau: Có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Trong trường hợp mỗi gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng thì số kiểu gen tối đa trong quần thể là 180 kiểu gen
(2) Trong trường hợp cả 3 gen này cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng thì số kiểu gen tối đa trong quần thể là 82 kiểu gen
(3) Trong trường hợp gen I và III cùng nằm trên một cặp NST thường, vị trí các gen trên một NST có thể thay đổi, Gen II nằm trên cặp NST thường khác thì sô kiểu gen tối đa có thể có là 210 kiểu gen.
(4) Trong trường hợp gen I và II cùng nằm trên một cặp NST thường, vị trí các gen trên một NST có thể thay đổi, Gen III nằm trên cặp NST thường khác thì sô kiểu gen tối đa có thể có là 432 kiểu gen.
Đáp án B
Gen I có 2 alen, gen II có 4 alen, gen III có 3 alen
Xét các kết luận của đề bài:
(1) đúng. Trong trường hợp mỗi gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng thì số kiểu gen tối đa trong quần thể là: kiểu gen.
(2) sai. Trong trường hợp cả 3 gen này cùng nằm trên 1 cặp NST tương đống thì số kiểu gen tối đa trong quần thể là: kiểu gen (do vị trí các gen có thể thay đổi).
(3) sai. Trong trường hợp gen I và III cùng nằm trên một cặp NST thường, vị trí các gen trên một NST có thể thay đổi, gen II nằm trên cặp NST thường khác thì số kiểu gen tối đa có thể có là: kiểu gen.
(4) đúng.Trong trường hợp gen I và II cùng nằm trên một cặp NST thường, vị trí các gen trên một NST có thể thay đổi, gen III nằm trên cặp NST thường khác thì số kiểu gen tối đa có thể có là: kiểu gen.
Vậy trong số những phát biểu trên có 2 phát biểu đúng => Đáp án B.
Câu 17:
Ở ruồi giấm, tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với tính trạng thân đen, cánh dài trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Các gen qui định màu thân và chiều dài cánh cùng nằm trên 1 NST và cách nhau 40cm. Cho ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài lai với ruồi thân đen, cánh cut; thu được 100% thân xám, cánh dài. Cho ruồi cái lai với ruồi thân đen, cánh dài dị hợp. thu được kiểu thân xám, cánh cụt chiếm tỉ lệ
Đáp án B
Quy ước: A: thân xám, a:thân đen, B cánh dài, b:cánh ngắn.
Các gen qui định màu thân và chiều dài cánh cùng nằm trên 1 NST và cách nhau 40cm => f hoán bị = 40%
: xám, dài x đen, cụt => P: AB/AB x ab/ab
: AB/ab
: AB/ab x thân đen, cánh dài dị hợp : aB/ab, ♀ F1 giảm phân cho giao tử: AB = ab = 30%, Ab = aB = 20%
: Thân xám, cánh cụt có kiểu gen: A-bb( Ab/Ab hoặc Ab/ab) = ♀Ab.♂ab= 20% . 50% = 10%
=> Đáp án B.
Câu 18:
Khảo sát hệ nhóm máu A,B,O của một quần thể người tại một vùng có 14500 dân. Trong đó có 3480 người có nhóm máu A,5075 người có nhóm máu B,5800 người có nhóm máu AB,145 người có nhóm máu O.Tần số tương đối của các alen trong quần thể là:.
Đáp án A
Gọi p,q,r lần lượt là tần số tương đối của alen .
Khảo sát hệ nhóm máu A,B,O của một quần thể người tại một vùng có 14500 dân => 145 người có nhóm máu O => số người nhóm máu O chiếm 1% nên tần số tương đối của alen là: r =0,1.
Số người có nhóm máu A chiếm tỉ lệ: 3480:14500=0,24
=> + 2.p .r=0,24 => p = 0,4
Vì p + q + r =1 => q = 1- 0,4- 0,1 = 0,5
Vậy đáp A đúng.
Câu 19:
Biết mỗi gen quy định một tính trạng, các cặp gen cùng nằm trên một cặp NST thường và liên kết hoàn toàn.Xét các phép lai sau:
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 3:3:1:1?
Đáp án B
Tỉ lệ kiểu hình: 3:3:1:1=(3:1)(1:1)
Xét các phép lai của đề bài:
(1) (Ab/ab x ab/ab).(Dd:dd) cho tỉ lệ kiểu hình =(1:1).(3:1) =>1 đúng.
(2) (Ab/ab x aB/aB).(Dd x DD) cho tỉ lệ kiểu hình=(1:1).1 => 2 sai.
(3) P:(AB/ab x Ab/ab).(DD x dd) cho tỉ lệ kiểu hình=(1:2:1).1 => 3 sai.
(4) (aB/ab x Ab/Ab).(Dd x Dd)cho tỉ lệ kiểu hình=(1:1).(3:1) => 4 đúng
(5) (Ab/ab x aB/ab).(Dd x Dd)cho ti lệ kiểu hình=(1:1:1:1).(3:1) => 5 sai.
(6) (Ab/aB x Ab/aB).(Dd x Dd)cho tỉ lệ kiểu hình=(1:2:1).(3:1) => 6 sai.
Vậy có 2 phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 3:3:1:1 => Đáp án B
Câu 20:
Lai giống lúa thân cao, hạt trong với thứ lúa thân thấp hạt đục thuần chủng. F thu được toàn bộ thân cao, hạt đục. Lai thu được 15600 cây với 4 loại kiểu hình, trong đó 3744 cây thân cao, hạt trong. Cho biết mỗi tính trạng nói trên do 1 gen tác động riêng rẽ, mỗi diễn biến của NST trong giảm phân ở tế bào sinh noãn và sinh hạt phấn là giống nhau.
Cho các phát biểu sau:
(1) Hai cặp tính trạng chiều cao thân và màu sắc hạt di truyền độc lập với nhau.
(2) Có xảy ra hiện tượng hoá vị gen với tần số 20%
(3) Trong số 15600 cây thu được có 7956 cây thân cao, hạt đục.
(4) Số cá thể mang gen đồng hợp trội về 2 kiểu gen ở là 0,02.
(5) Số cá thể mang gen đồng hợp trội về 2 kiểu gen ở là 0,34.
(6) Số cá thể mang một tính trạng lặn ở là 0,48
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
Đáp án B
P thuần chủng tương phản, thu được 100% thân cao, hạt đục => Thân cao, hạt đục là các tính trạng trội so với thân cao, hạt trong.
Quy ước: A:Thân cao, a: thân thấp.B: hạt đục,b:hạt trong.
=> thu được 15600 cây với 4 loại kiểu hình, trong đó 3744 cây thân cao, hạt trong
=> Thân cao, hạt trong = 24%.
=> Tỉ lệ thân thấp, hạt trong (aabb) chiếm tỉ lệ: 25% - 24% = 1%.
1% aabb=10% ab.10% ab (do diễn biến giảm phân ở bố và mẹ như nhau).
ab= 10% < 25% => là giao tử sinh ra do hoán vị gen.
f hoán vị =2.10%=20%.
có kiểu gen: Ab/aB.
Xét các phát biểu của đề bài:
(1) sai vì 2 cặp tính trạng này di truyền liên kết không hoàn toàn với nhau.
(2) đúng.
(3) đúng. Cây thân cao hạt đục chiếm tỉ lệ: 50% +1% =51%
Số lượng cây thân cao, hạt đục là: 15600.51%=7956 cây.
(4),(5) sai vì số cá thể đồng hợp trội về 2 kiểu gen ở (AABB) = số cá thể đồng hợp lặn (aabb) = 1% =0,01.
(6) số cá thể mang 1 tính trạng lặn ở (A-bb+aaB-) là: 24%+24%= 48%
Vậy có 3 phát biểu đúng => Đáp án B
Câu 21:
Số phát biểu đúng về đột biến chuyển đoạn tương hỗ nhiễm sắc thể:
1. Chuyển đoạn tương hỗ làm thay đổi nhóm gen liên kết.
2. Chuyển đoạn tương hỗ là một nhiễm sắc thể này sát nhập vào một nhiễm sắc thể khác.
3. Tế bào mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa hai nhiễm sắc thể khi giảm phân không thể tạo ra loại giao tử bình thường.
4. Chuyển đoạn tương hỗ là một đoạn nhiễm sắc thể này chuyển sang một nhiễm sắc thể khác không tương đồng với nó và ngược lại.
Đáp án B
Các phát biểu đúng là 1,4
Một NST này sát nhập vào một NST khác là một dạng của chuyển đoạn không tương hỗ.
Tế bào mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ vẫn có thể tạo ra 1/4 số giao tử bình thường. Nếu chuyển đoạn sang NST tương đồng với nó thì người ta gọi là đột biến lặp đoạn.
Câu 22:
Liệu pháp gen là
Đáp án C
Liệu pháp gen là việc trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gen đột biến: thay thế gen bệnh bằng gen lành hoặc bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh, nhằm mục đích phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô, phục hồi sai hỏng di truyền.
Câu 23:
Quá trình xử lí các bản sao ARN sơ khai tế bào nhân chuẩn được xem là sự điều hoà biểu hiện gen ở mức:
Đáp án B
mARN sơ khai sau khi được tạo ra do phiên mã có thể được cắt nối theo các cách khác nhau để tạo nên các mARN trưởng thành khác nhau để tham gia tổng hợp các chuỗi polypeptid khác nhau trong quá trình dịch mã.
Câu 24:
Ở thế hệ xuất phát ở một quần thể tự phối có tuổi trước sinh sản P: 0,2AA+0,6Aa+0,2aa =1. Xác định tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ trước sinh sản. Biết rằng các cá thể có kiểu hình lặn không có khả năng sinh sản:
Đáp án D
Do quần thể tự phối, các cá thể không liên quan tới nhau nên giả sử aa có khả năng sinh sản thì
: 0,48125AA : 0,0375Aa : 0,48125aa.
Nhưng chỉ có các cá thể có kiểu hình trội mới tham gia vào quá trình sinh sản thực tế là AA:Aa
trước sinh sản là AA: Aa: aa
Câu 25:
Để sản xuất insulin trên quy mô công nghiệp người ta chuyển gen mã hoá insulin ở vi khuẩn E.coli bằng cách phiên mã ngược mARN của gen người thành ADN rồi mới tạo ADN tái tổ hợp và chuyển vào E.coli.
1. ADN của người tồn tại trong nhân nên không thể hoạt động được trong tế bào vi khuẩn.
2. Gen của người không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn.
3. Sẽ không tạo ra được sản phẩm mong muốn vì cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E.coli không phù hợp với ADN tái tổ hợp mang gen người
4. Sẽ không tạo ra được sản phẩm như mong muốn vì cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E.coli không phù hợp với hệ gen người
Số đáp án đúng trong các giải thích sau về cơ sở khoa học của việc làm trên là:
Đáp án C
Đáp án đúng:4.
Gen của E.coli có cấu trúc không phân mảnh, còn gen của người cócấu trúc phân mảnh nên phải có cơ chế hoàn thiện mARN. Tuy nhiên ở sinh vật nhân sơ không có cơ chế hoàn thiện mARN như ở sinh vật nhân thực nên nếu sử dụng trực tiếp ADN trong hệ gen của người rồi chuyển vào E.coli, mARN tạo ra không được hoàn thiện nên sẽ không tạo ra sản phẩm như mong muốn.
Câu 26:
Cho các biện pháp:
1- Dung hợp tế bào trần.
2- Cấy truyền phôi.
3- Nhân bản vô tính.
4- Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hoá.
5- Tự thụ phấn liên tục từ 5 đến 7 đời kết hợp với chọn lọc.
Phương pháp được sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng là:
Đáp án A
Dung hợp tế bào trần tạo ra loài có thể mang bộ NST của 2 loài khác xa nhau.
Cấy truyền phôi và nhân bản vô tính tạo ra các cá thể có kiểu gen giống nhau, chỉ khi cá thể đó thuần chủng thì mới tạo ra nhiều cá thể thuần chủng.
Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hoá, tự thụ phấn là 2 phương pháp tạo dòng thuần chủng.
Câu 27:
Trong các quá trình sau đây ở tế bào nhân thực, có bao nhiêu quá trình chỉ diễn ra ở tế bào chất?
(1) Nhân đôi ADN
(2) Phiên mã tổng hợp mARN
(3) Phiên mã tổng hợp tARN
(4) Hoạt hoá axit amin
(5) Dịch mã tổng hợp protein Histôn
Đáp án A
Chọn (4),(5)
(1),(2),(3). Các quá trình trên đều phải sử dụng ADN trong nhân tế bào để làm khuôn cho quá trình vì vậy nó được thực hiện trong nhân tế bào.
(4),(5). 2 quá trình này đều xảy ra ở tế bào chất vì quá trình dịch mã diễn ra ở ribixom nằm ở tế bào chất.
Câu 28:
Giả sử một gen đang nhân đôi trong môi trường có 1 phân tử 5- Brôm Uraxin (5-BU) thì sau 6 lần nhân đôi thì số lượng gen đột biến bị đột biến thay thế A-T bằng G-X và số gen bình thường lần lượt là bao nhiêu? Biết rằng 5-BU chỉ có một lần thay đổi cấu trúc trong suốt quá trình nhân đôi của gen nói trên.
Đáp án A
Khi gen đang nhân đôi thì môi trường có 1 phân tử 5- Brôm Uraxin thì sau lần nhân đôi thứ nhất gen đó sẽ tạo ra ADN con: một ADN giống với ADN mẹ ban đầu, ADN còn lại có chứa 1 phân tử 5- Brôm Uraxin
Các phân tử ADN con tiếp tục nhân đôi 5 lần nữa
Nhóm 1: 1 ADN giống với ADN mẹ ban đầu sau 5 lần nhân đôi tạo ra = 32 phân tử
Nhóm 2: 1 phân tử ADN con có chứa 1 phân tử 5- Brôm Uraxin sẽ tiếp tục nhân đôi 5 lần
Sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra 32 ADN con, trong đó có 16 ADN bình thường, 16 phân tử ADN có vật chất di truyền bị biến đổi (tính cả 1 phân tử ADN có chứa 5- Brôm Uraxin)
Số phân tử ADN đột biến được tạo ra sau 5 lần nhân đôi là: phân tử
Sau 6 lần nhân đôi thì số phân tử ADN con bình thường được tạo ra là 32+16=48
Câu 29:
Ở một loài ngẫu phối, thế hệ xuất phát có 100 cá thể trong đó có 64 con cái có kiểu gen AA, 32 con cái có kiểu gen Aa, 4 con đực có kiểu gen aa. Ở thế hệ tỉ lệ kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ:
Đáp án C
Câu 30:
Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Cho giao phối cây lưỡng bội thuần chủng khác nhau về hai tính trạng trên thu được . Xử lí cônsixin với các cây sau đó cho hai cây giao phấn với nhau thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 121:11:11:1.
Các phép lai có thể cho kết quả trên gồm:
1. AAaaBBbb x AaBb.
2. AAaaBb x AaBBbb.
3. AaBbbb x AAaaBBbb.
4. AAaaBBbb x AaaaBbbb.
5. AaaaBBbb x AAaaBb.
6. AaBBbb x AaaaBbbb.
Có mấy trường hợp mà cặp bố mẹ không phù hợp với kết quả ?
Đáp án A
Số tổ hợp giao tử thu được trong phép lai trên là: 121+11+11+1 =144
Trong phép lai tự thụ phấn những các thể có kiểu gen đồng hợp trội chiếm tỉ lệ nhỏ nhất
Xét tỉ lệ kiểu hình đồng hợp lặn ở đời con có
Với trường hợp: trường hợp 2 thoả mãn aab abb
Với trường hợp trường hợp 1 thoả mãn aabb ab
Các trường hợp 3,4,5,6 không thoả mãn.
Câu 31:
Do nguyên nhân nào nhóm thực vật CAM phải cố định C vào ban đêm?
Đáp án D
Nhóm thực vật CAM phải cố định C vào ban đêm vì lúc đó khí khổng mở còn ban ngày khí khổng đóng hoàn toàn để tiết kiệm nước. Nhóm thực vật CAM có đặc điểm ưa hạn, sống ở sa mạc gồm dứa, xương rồng, thuốc bỏng,cây mọng nước nên ban ngày khí khổng đóng để tránh mất nước.
Câu 32:
Quang hợp các nhóm thực vật , và CAM giống nhau ở
Đáp án D
Quang hợp ở các nhóm thực vật này là giống nhau ở phản ứng sáng. Có pha sáng giống: đều quang phân li nước tạo ATP và giải phóng . Giai đoạn quang hoá đều tạo ra ATP,NADPH cung cấp cho pha tối.
Câu 33:
Đặt hạt đậu mới nảy mầm vị trí nằm ngang, sau thời gian, thân cây cong lên, còn rễ cong xuống. Hiện tượng này được gọi là:
Đáp án D
* Thí nghiệm: Đặt hạt đậu nay mầm theo chiều nằm ngang. Sau một thời gian, rễ mọc cong xuống đất và thân cong lên trên theo chiều ngược lại.
* Cơ chế:
- Rễ hướng đất dương:
+ Do tác động của trọng lực, lực hút của quả đất.
+ Ở rễ, auxin phân bố nhiều hơn ở mặt trên, tại đây tế bào phân chia kéo dài và lơn nhanh hơn. Do vậy rễ mọc theo hướng đâm xuống đất.
- Thân hướng đất ấm:
+ Ngược lại, auxin phân bố mặt dưới của thân, tại đây tế bào phân chia nhanh, lớn lên và kéo dài ra. Nhờ vậy, thân uốn cong lên trên.
Câu 34:
Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành do:
Đáp án C
Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh từ đó tạo thành mạng lưới.
Câu 35:
Sinh trưởng thứ cấp là quá trình lớn lên do sự phân chia của (A) làm cho cây lớn lên theo chiều (B).(A) và (B) lần lượt là:
Đáp án C
Sinh trưởng thức cấp là quá trình lớn lên do sự phân chia tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ làm cho cây lớn theo chiều ngang.
Câu 36:
Tương quan giữa GA/AAB điều tiết sinh lý của hạt như thế nào?
Đáp án D
Tương quan giữa chất kích thích và chất ức chế là GA/AAB điều tiết trạng thái sinh lí của hạt:
· Trong hạt khô GA rất thấp,AAB đạt trị số cực đại.
· Trong hạt nảy mầm, GA tăng nhanh và trị số cực đại, còn AAB giảm xuống rất mạnh.
Câu 37:
Thụ tinh ở thực vật có hoa là:
Đáp án B
Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành nên hợp tử (2n), khởi đầu của cá thể mới.
Câu 38:
Trong các động lực sau đây, động lực nào ảnh hưởng lớn nhất đến sự vận chuyển nước trong mạch gỗ?
Đáp án A
Động lực đẩy dòng mạch gỗ:
- Lực đẩy( áp suất rễ): Do áp suất thẩm thấu của rễ tạo ra. Chẳng hạn: hiện tượng ứ giọt, rỉ nhựa.
- Lực hút do thoát hơi nước của lá: Tế bào lá bị mất nước sẽ thu hút nước từ các tế bào nhu mô bên cạnh; sau đó tế bào nhu mô hut nước từ mạch gỗ ở lá từ đó tạo lực hút của lá kéo nước từ rễ lên. Trong đó lực này đóng vai trò quan trọng nhất.
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ thành dòng nước liên tục.
Câu 39:
Không nên tưới cây vào buổi trưa nắng gắt vì:
1. Làm thay đổi nhiệt độ đột ngột theo hướng bất lợi cho cây.
2. Giọt nước đọng trên lá sau khi tưới, trở thành thấy kính hội tụ, hấp thụ ánh sáng và đốt nóng lá, làm lá héo.
3. Lúc này khí khổng đang đóng, dù được tới nước cây vẫn không hút được nước.
4. Đất nóng, tưới nước sẽ bốc hơi nóng, làm héo lá.
Phương án đúng:
Đáp án D
Không nên tưới cây vào buổi trưa nắng gắt vì:
- Giọt nước đọng trên lá sau khi tưới, trở thành thấu kính hội tụ, hấp thụ ánh sáng và đốt nóng lá, làm lá héo.
- Đất nóng, tưới nước sẽ bốc hơi nóng, làm héo lá.
Câu 40:
Khi nồng độ testôstêron trong máu cao có tác dụng:
Đáp án A
Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm 2 bộ phân giảm tiết GnRH, FSH và LH dẫn đến tế bào kẽ giảm tiết testosteron. Nồng độ testosteron giảm không gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nữa, nên 2 bộ phân này lại tăng tiết hoocmon.