Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

20 đề thi thử THPTQG môn Sinh học năm 2019 - 2020 (Đề số 8)

  • 5979 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Áp suất thẩm thấu ở dịch tế bào của các cây sau đây được sắp xếp từ lớn đến nhỏ. Đáp án đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

Môi trường nước mặn có ASTT cao nhất, sau đó là môi trường nước lợ và đến môi trường nước ngọt.

Sú vẹt sống trong đất ngập mặn nên có ASTT lớn nhất. Bẻo hoa dâu thường sống ở những vùng nước có ASTT cao hơn so với rong đuôi chó – sống ở môi trường nước ngọt.


Câu 2:

Nói về di – nhập gen, phát biểu nào là chính xác?

Xem đáp án

Đáp án D

Câu A: Trong quá trình hình thành loài mới thì cần loại bỏ hoàn toàn di – nhập gen, loài mới chỉ hình thành khi không có di – nhập gen xảy ra => SAI.

Câu B: Di – nhập gen là một nhân tố tiến hóa vì nó làm thay đoiỉ tần số alen của quần thể. Ở đây việc di- nhập gen là một nhân tố tiến hóa không liên quan đến việc di – nhập gen cần phải loại bỏ hoàn toàn trong quá trinh hình thành loài mới => SAI.

Câu C: Di – nhập gen có thể làm biến đổi gen của cả quần thể cho và nhận => SAI.

Câu D: Di – nhập gen là nhân tố tiến hoá và di- nhập gencần loại bỏ khỏi quá trình hình thành loài mới không liên quan đến nhau => ĐÚNG.


Câu 3:

Thực vật không thể tự cố định N khí quyển vì

Xem đáp án

Đáp án A

Thực vật không có enzim nitrogenaza là enzim có vai trò chuyển nitơ phân tử (N2) thành dạng (NH4+).


Câu 4:

Tác dụng của các hạt sỏi đá nhỏ trong mề gà là:

Xem đáp án

Đáp án B

Các hạt sỏi và đá trong mề gà giúp tăng cường quá trình tiêu hóa cơ học ở đây do khi nhào trộn thì chúng sẽ tăng tác dụng co bóp làm nhuyễn thức ăn.


Câu 5:

Trong bụng mẹ, thai nhi

Xem đáp án

Đáp án B

Trong bụng mẹ thai nhi lấy chất dinh dưỡng cũng như O2 nhờ trao đổi với mẹ qua dây rốn và nhau thai.

Chính vì vậy quá trình hô hấp ở phổi không xảy ra. Quá trình này chỉ xảy ra khi sinh, dây rốn bị cắt đứt, lúc này phổi sẽ hoạt động và hô hấp thực sự xảy ra.

Chỉ khi hô hấp thì trọng lượng của phổi mới nhẹ hơn nước, còn nếu trong bụng mẹ thì phổi của thai nhi sẽ nặng hơn nước.


Câu 6:

Mối quan hệ nào sau đây không là động lực cho quá trình tiến hóa của cả hai loài:

Xem đáp án

Đáp án C

Câu A: Đây là mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi tác động đến cả 2 loài => ĐÚNG.

Câu B: Đây là mối quan hệ cạnh tranh khác loài do đó cũng chỉ tác động đến cả 2 loài => ĐÚNG.

Câu C: Đây là mối quan hệ hội sinh, nó chỉ tác động đến phong lan mà không ảnh hưởng đến cây gỗ lớn => SAI.

Câu D: Đây là mối quan hệ kí sinh – vật chủ do đó cũng có tác động đến cả 2 loài => ĐÚNG.


Câu 7:

Cho các phát biểu sau về đột biển gen:

(1) Trong tự nhiên tần số đột biến gen của một gen bất kì thường rất thấp.

(2) Đột biến gen xảy ra trong giai đoạn từ 2 đến 8 phôi bào có khả năng di truyền lại cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.

(3) Đột biến gen có thể tự phát sinh ngẫu nhiên.

(4) Đột biến trong cấu trúc của gen đòi hỏi một số điều kiện nhất định mới biểu hiện trên kiểu hình cơ thể.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

Ý 1: Trong tự nhiên tần số đột biến của 1 gen thường thấp từ  10-610-4 => ĐÚNG.

Ý 2: Đột biến xảy ra trong giai đoạn từ 2 đến 8 phôi bào là đột biến tiền phôi do đó có khả năng di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính => ĐÚNG.

Ý 3: Trong tế bào các bazo nito tồn tại ở 2 trạng thái là dang thường và dạng hiếm. Khi ở dạng hiếm các bazo có thể bắt cặp nhầm với các bazo khác không đúng và có thể gây đột biến thay thế cặp nucleotit làm phát sinh đột biến gen. Như vậy đột biến gen có thể phát sinh một cách ngẫu nhiên => ĐÚNG.

Ý 4: Một đột biến gen muốn được biểu hiện ra kiểu hình cần 1 số điều kiện như: đột biến gen trội , đột biến không gây chết, đột biến gen lặn ở trạng thái đồng hợp,… => ĐÚNG.


Câu 8:

Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Câu A: Hệ sinh thái gồm 2 thành phận là vô sinh và hữu sinh, trong đó thành phần vô sinh là môi trường sống còn thành phần hữu sinh chính là quần xã sinh vật => ĐÚNG.

Câu B: Theo nguồn gốc hình thành có thể chia hệ sinh thái thành HST tự nhiên và HST nhân tạo => ĐÚNG.

Câu C: Sinh vật dị dưỡng gồm các loài động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt và 1 số thực vật ăn động vật => SAI.

Câu D: Với các HST nhân tạo thì sinh vật sản xuất được cung cấp 1 nguồn năng lượng từ con người => ĐÚNG.


Câu 9:

Ở ruồi giấm, gen A: thân xám trội hoàn toàn so với a: thân đen, gen B: cánh thẳng trội hoàn toàn so với gen b: cánh cong và hai gen này cùng nằm trên cặp NST số 1; gen D: có râu trội hoàn toàn so với gen d: không râu, gen E chân dài trội hoàn toàn so với gen e: chân ngắn và 2 gen này cùng  nằm trên cặp NST số 2; gen G: mắt đỏ trội hoàn toàn so với gen g: mắt trắng, gen H: mắt tròn trội hoàn toàn so với h: mắt dẹt và 2 gen này nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Đem ruồi cái dị hợp về tất cả các cặp gen giao phối với ruồi đực trội về tất cả các tính trạng nhưng không mang 2 alen giống nhau trong kiểu gen, đời con F1 thu được rồi thân đen, cánh cong nhưng không xuất hiện ruồi không râu, chân ngắn và trong tổng số ruồi thu được thì tỉ lệ ruồi mang mội tính trạng trội chiếm 1,125%. Biết rằng khoảng cách giữa các gen cùng nằm trên một cặp NST là giống nhau ở cả 3 cặp NST trên, không có đột biến mới phát sinh. Theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi thân cái xám, cánh cong, không  râu, chân dài và có mắt tròn, đỏ là:

Xem đáp án

Đáp án B

Việc cần làm là xác định kiểu gen của cả đực và cái trong phép lai.

Ta thấy đời con có ruồi thân đen, cánh cong abab 

=> Con đực xám, thẳng có kiểu gen là ABab.

Đời con không cho ruồi con không râu, chân ngắn dede 

=> Ruồi đực có râu, chân dài có kiểu gen là DedE .

Ruồi đực có kiểu gen là ABabDedEXGHY.

Xét cặp tính trạng về râu và chiều dài chân ta thấy con đực không có hoán vị gen và có kiểu gen dị hợp chéo.

=> Cặp D và E luôn cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là 1D-ee : 2D-E- : 1ddE-

=> Tỉ lệ mang 1 tính trạng trội chỉ có thể ở cặp D và E = 0,25 + 0,25=0,5.

Ta có tỉ lệ cơ thể mang 1 tính trạng trội là abab (D-ee + ddE-)XghY = 0,01125.

=> ababXghY= 0,011250,5 = 0.0225.

=> abXgh = 0,02250,25 =0,09 .

Do khoảng cánh giữa các cặp gen trên các cặp NST là như nhau nên tần số hoán vị là như nhau.

Gọi tần số hoán vị là 2x (x  0,25).

=> Tỉ lệ giao tử hoán vị là x, tỉ lệ giao tử liên kết = 0,5-x.

Đến đây sẽ có 3 trường hợp xảy ra như sau:

+) Cả 2 cặp NST thường và giới tính ở con cái đều dị hợp chéo: AbaBXGhXGh 

=> x.x = 0,09.

=> x= 0,3. ( loại)

+) Một trong hai cặp NST mang kiểu gen dị hợp đều, cặp con lại dị hợp chéo:

=> x.(0,5-x) = 0,09.

=> Không có x thỏa mãn. ( loại)

+) Cả 2 cặp NST đều có kiểu gen dị hợp đều ABabXGHXgh :

=> (0,5- x). (0,5 – x ) = 0,09.

=> 0,5- x = 0,3.

=> x = 0,2. ( thỏa mãn)

=> Tần số hoán vị là f= 0,4.

=> Kiểu gen ở con cái là ABabXGHXgh (cặp D và E không cần quan tâm)

=> Tỉ lệ ruồi cái thân xám, cánh cong, không , râu, chân dài, mắt tròn đỏ (A-bb ddE-XGHX- ) = (0,25 – 0,3.0,5).0,25.0,5 = 0,0125.


Câu 10:

Nói về giao phối không ngẫu nhiên, phát biểu nào chưa chính xác:

Xem đáp án

Đáp án A

Câu A: Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể => thay đỏi vốn gen của quần thể => SAI.

Câu B: Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể  do đó nó là một nhân tố tiến hóa => ĐÚNG.

Câu C: Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp và tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp do đó làm giảm đa dạng di truyền của quần thể => ĐÚNG.

Câu D: : Giao phối không ngẫu nhiên giúp tăng kiểu gen đồng hợp và được biêu hiện ra kiểu hình => ĐÚNG.


Câu 11:

Nói về nguồn nguyên liệu của tiến hóa, phát biểu nào là chính xác?

Xem đáp án

Đáp án A

Câu A: phải có biến dị di truyền thì mới có sự tác động của các nhân tố tiến hóa và khi đó mới có tiến hóa do đó  biến  dị di truyền là điều kiện tiêm quyết của tiến hóa => ĐÚNG

Câu B: đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa => SAI

Câu C: giao phối tạo ra các biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp chủ yếu cho tiến hóa => SAI

Câu D: Biến dị di truyền có biến dị đột biến và biến dị tổ hợp , biến dị đột biến được tạo ra nhờ quá trình đột biến còn biến dị tổ hợp  được tao ra nhờ quá trình giao phôi => SAI


Câu 12:

Trong các kết luận về đột biến cấu trúc NST, kết luận nào chưa chính xác?

Xem đáp án

Đáp án D

Câu A: Đột biến mất đoạn có thể được phát hiện khi cơ thể dị hợp tử về kiểu gen đang xét bị mất đoạn NST chưa alen trội tương ứng do đó cơ thể chỉ còn alen lặn và alen này được biểu hiện ra kiểu hình gọi là hiện tượng giả trội => ĐÚNG.

Câu B: Đột biến lặp đoạn NST dẫn tới lặp gen. Quá trình lặp đoạn xảy ra  do trao đổi chéo không cân giữa các đoạn cromatit trong cặp tương đồng. Khi trao đổi sự bắt chéo xảy ra ở một vị trí giữa một gen nào đó thì dẫn tới gen này được lặp nhưng không còn nguyên vẹn (bị thay đổi vị trí vùng promoter, bị mất một đoạn nuclêôtit), khi đó hình thành một gen mới. Ngoài ra gen lặp có thể tích lũy các đột biến điểm và hình thành gen mới  => ĐÚNG.

Câu C: Nhóm gen liên kết ứng với số lượng NST đơn bội , Như vậy chỉ có truyền đoạn Robertson mới có thể làm giảm số lượng NST dẫn đến giảm số lượng nhóm gen liên kết  => ĐÚNG.

Câu D: Đảo đoạn có thể dẫn đến hình thành loài mới. Người ta quan sát thấy nhiều đảo đoạn trong một bộ NST của các loài có mối quan hệ  họ hàng , như vậy rõ ràng đảo đoạn có vai trò nhất định  đối với quá trình hình thành loài mới  => SAI.


Câu 13:

Trong các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào ở thực vật, phương pháp nào không tạo được biến dị tổ hợp?

Xem đáp án

Đáp án B

Câu A: Từ một cơ thể ban đầu có thể cho nhiều loài giao tử mang các kiểu gen khác nhau, do đó sau khi được lưỡng bội hóa thì mỗi kiểu gen sẽ biểu hiện kiểu hình khác nhau và do đó sẽ dẫn đến xuất hiện những kiểu hình khác so với kiểu bố mẹ (biến dị tổ hợp).

Câu B: Từ một tế bào ban đầu qua nguyên phân tạo mô sẹo thì các tế bào con đều giống hệt tế bào ban đầu về kiểu gen do đó có kiểu hình giống nhau tức là không xuất hiện biến dị tổ hợp.

Câu C: Từ các biến dị tổ hợp để chọn lọc ra dòng tế bào phù hợp do đó sẽ có các kiểu hình khác nhau và khác bố mẹ tức là xuất hiện biến dị tổ hợp.

Câu D: Dung hợp tế bào trần giữa 2 loài khác nhau sẽ dẫn đến xuất hiện khẩu hình mới  do đó xuất hiện biến dị tổ hợp.


Câu 14:

Ở người, máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải thì đi qua:

Xem đáp án

Đáp án B

Quả tim ở người chia làm 4 ngăn : 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, Ngăn cách giữa tâm nhĩ và tâm thất ở mỗi bên là các van nhĩ thất, trong đó: nhĩ phải và thất phải ngăn cách với  nhau bởi van 3 lá, nhĩ trái và thất trái ngăn cách với nhau bởi van 2 lá.


Câu 15:

Máu đến thận để lọc là:

Xem đáp án

Đáp án A

Máu đến thận được lọc ở các tiểu cầu thận nhờ búi bao mạch ở đây.

Động mạch thận tách ra trực tiếp từ động mạch chủ bụng và chia thành các nhánh vào thận. Sau  đó tách ra nhánh tiểu động mạch đến đi vào tiều cầu thận chia thành 3-5 nhánh mao mạch tạo thành búi mao mạch – nơi xảy ra quá trình lọc, sau đó mác mao mạch này lại hợp thành tiểu động mạch đi.


Câu 16:

Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô => Sâu ăn lá ngô => Nhái => Rắn hổ mang => Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn trên loài nào là sinh vật bậc dinh dưỡng cấp 2?

Xem đáp án

Đáp án A

Câu A: Sâu ăn lá ngô là bậc dinh dưỡng cấp 2 => ĐÚNG.

Câu B: Nhái là bậc dinh dưỡng cấp 3 => SAI.

Câu C: Rắn hổ mang là bậc dinh dưỡng cấp 4 => SAI.

Câu D: Diều hâu là bậc dinh dưỡng cấp 5 => SAI.


Câu 17:

Sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi không có bao mielin:

(1) Chậm hơn sợi có bao mielin.

(2) Liên tục suốt dọc sợi trục.

(3) Thay đổi theo cường độ kích thích.

(4) Điện thế giữ nguyên suốt dọc sợi trục.

Có mấy ý đúng?

Xem đáp án

Đáp án  C

Dây thần kính có bao nhiêu myelin thì điện thế sẽ dẫn truyền qua các eo Ranvier theo kiểu nhảy cóc, còn các dây thần kinh không có bao myelin thì điện thế được dẫn truyền liên tục trên sợi trục. Chính vì vậy mà tốc độ dẫn truyền của sợi có bao myelin nhanh hơn, ít tốn năng lượng hơn.

Điện thế dẫn truyền trên sợi trục là hằng định không thay đổi theo kích thích, giữ nguyên suốt chiều dài sợi trục.

Như vậy ý (1) ,(2) và (4) đúng.


Câu 18:

Phát biểu nào chính xác khi nói về cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể?

Xem đáp án

Đáp án B

Câu A: Biến động số lượng là phản ứng tổng hợp của quần thể trước những thay đổi của các nhân tố môi trường để quần thể duy trì trạng thái của mình phù hợp với hoàn cảnh cũ  => SAI.

Câu B: cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể phụ thuộc mật độ quần thể chủ yếu thông qua sự thống nhất giữ tỉ lệ sinh sản và tử vong => ĐÚNG.

Câu C: cạnh tranh cùng loài mới là nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể  => SAI.

Câu D: nhập cư mới là nhân tố giúp điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể còn nhập cư là không do sự điều chỉnh của quần thể => SAI.


Câu 19:

Sự giống nhau trong quang hợp giữa thực vật C3 và thực vật C4 

Xem đáp án

Đáp án C

Quang hợp của thực vật C3 và C4:

Như vậy, chỉ có thời gian cố định CO2 là giống nhau giữa 2 nhóm thực vật C3C4.


Câu 21:

Trong quá trình hô hấp, nếu hệ số hô hấp >1 hoặc <1 thì cơ chất hô hấp không phải là

Xem đáp án

Đáp án A

Cacbohidrat có tỉ lệ giữa số C và số O trong phân tử bằng nhau do đó hệ số hô hấp luôn bằng 1.


Câu 22:

Cho các phát biểu sau:

(1) Cặp NST tương đồng gồm 2 NST có hình dạng, kích thước và trình tự gen giống nhau, 1 chiếc có nguồn gốc từ bố và 1 chiếc từ mẹ.

(2) Ở người bình thường, các NST thường luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng ở mọi tế bào.

(3) Ở người bình thường, NST giới tính tồn tại thành cặp tương đồng ở nữ, không tương đồng ở nam và chỉ có ở các tế bào sinh dục.

(4) Hầu hết các loài, số lượng cặp NST thường lớn hơn số lượng cặp NST giới tính và có cả ở tế bào sinh dục lẫn tế bào xoma.

(5) Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài chứa tế bào trên là 2n=8.

Số thông tin chính xác là

Xem đáp án

Đáp án B

Ý 1: ĐÚNG.

Ý 2: Ở người bình thường các cặp NST thường luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng trong tế bào xoma, tế bào sinh dục chưa bước vào giảm nhưng trong các tế bào giao tử như trứng hay tinh trùng thi NST ở trạng thái đơn bội tức là không có NST tưng đồng => SAI.

Ý 3: Ở người bình thường , cặp NST giới tính nữ là XX  là cặp tương đồng còn ở nam là XY chỉ có 2 vùng đầu mút là NST tương đồng , NST giới tính có ở mọi loại tế bào chứ không chỉ riêng tế bào sinh dục => SAI .

Ý 4: ĐÚNG.

Ý 5: Ở tế bào trên ta chỉ thấy có 2 cặp NST tương đồng tức là 2n=4 => SAI.

Vậy có 2 ý đúng.


Câu 23:

Trong quá trình tái bản ADN của E.coli, yếu tố nào sau đây không xuất hiện trên cả hai mạch mới của hai phân tử ADN con?

Xem đáp án

Đáp án D

Cả 3 thành phần đều xuất hiện trên cả 2 mạch của phân tử AND con.


Câu 24:

Xét phép lai: AaBBDdeeGgHh x AaBbddEeGgHH. Biết quá trình phát sinh giao tử không xảy ra đột biến và không có đột biến gen xảy ra. Trong những kiểu gen sau của đời con, kiểu gen nào chiếm tỷ lệ lớn nhất?

Xem đáp án

Đáp án C

Ta thấy ở mỗi cặp gen thì tỉ lệ gen đồng hợp (bao gồm cả đồng hợp trội và lặn) luôn bằng tỉ lệ kiểu gen dị hợp =1/2.

=> Tỉ lệ cơ thể mang 1 cặp dị hợp và 5 cặp đồng hợp = 

Tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp dị hợp và 4 cặp đồng hợp = 

Tỉ lệ cơ thể mang 3 cặp dị hợp và 3 cặp đồng hợp = 

Tỉ lệ cơ thể mang 4 cặp dị hợp và 2 cặp đồng hợp = 


Câu 25:

Cơ thể sinh vật nhân thực đầu tiên xuất hiện ở giai đoạn nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Từ các tế bào nguyên thủy sơ khai được tạo ra trong tiến hóa tiền sinh học CLTN tiếp tục tác động và tạo ra các tế bào nhân sơ đầu tiên và dần dần sau đó sinh ra các tế bào nhân thực đầu tiên trên trái đất ở giai đoạn tiến hóa sinh học. Sinh giới đang tiếp tục tiến hóa trong giai đoạn tiến hóa sinh học.


Câu 26:

Ở một loài thực vật, đem cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Đem cây F1 lai phân tích thu  được đời con có 4 loại kiểu hình là hoa đỏ; hoa trắng; hoa vàng và hoa xanh với tỉ lệ ngang nhau. Đem các cây F1 cho tự thụ phấn thu được F2. Đem loại bỏ các cây hoa xanh và hoa trắng ở F2, sau đó cho các cây còn lại giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Theo lí thuyết, tỉ lệ hoa đỏ thuần chủng trong số hoa đỏ ở F3 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án B

Phép lai về 1 tính trạng cho 4 loại kiểu hình.

=> Tính trạng do 2 cặp gen không alen tương tác quy định.

Lai phân tích thu được tỉ lệ kiểu hình phân ly 1:1:1:1.

=> Tính trạng do 2 cặp gen tương tác bổ sung quy định.

Quy ước:   A-B- : hoa đỏ;

             A-bb : hoa vàng;

             aaB- : hoa xanh;

             aabb : hoa trắng.

Loại bỏ các cây hoa xanh và hoa trắng thì còn các cây hoa đỏ và hoa vàng, đem giao phối ngẫu nhiên ta có tỉ lệ kiểu gen đem phối là 1AABB : 2AABb : 4AaBb : 2AaBB : 1Aabb : 2Aabb.

Các cây trên khi giảm phân cho giao tử là 

ð Tỉ lệ hoa đỏ =

Tỉ lệ hoa đỏ thuần chủng  

=> Tỉ lệ cần tìm 


Câu 27:

Chọn phát biểu sai:

Xem đáp án

Đáp án D

Câu A: Liên kết gen hoàn toàn không xảy ra tái tổ hợp gen do đó không làm xuất hiện các tổ hợp gen mới vì vậy hạn chế biến dị tổ hợp => ĐÚNG.

Câu B: Với những loài mà cơ chế xác định giới tính phụ thuộc vào số lượng NST như ong,… thì chúng không có NST giới tính => ĐÚNG.

Câu C: Từ hoán vị gen ta có thể tính được khoảng cách tương đối giũa các gen do đó có thể lập được bản đồ di truyền => ĐÚNG.

Câu D: Gen đa hiệu mới là cơ sở để giải thích hiện tượng biến dị tương quan, biến dị tương quan có thể được tạo ra nhờ hiện tượng gen đa hiệu hoặc liên kết gen hoàn toàn => SAI.


Câu 28:

Ở ruồi dấm, xét 3 gen A, B, D trên NST thường, trong đó gen B, D nằm trên cùng 1 NST. D quy định mắt lồi trội hoàn toàn so với d quy định mắt dẹt. A, B tương tác theo kiểu: 9 thân đen: 6 thân vàng: 1 thân nâu. Cho ruồi cái thân đen mắt lồi giao phối với ruồi đực thân nâu mắt dẹt thu được F1. Trong các cá thể F1, số cá thể có KH thân nâu mắt dẹt chiếm 10%. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

P: cái đen, lồi × đực nâu, dẹt

        AaBdbD             aabdbd

F1 thu được thân nâu, mắt dẹt (aabdbd) = 0,1.

=>  

=> Tần số hoán vị = 40%.

P đen, lồi có KG dị hợp chéo.

Đáp án A: ruồi đực không có hoán vị gen => không có các giao tử được tạo ra => Không xuất hiện kiểu hình phân li như trên.

=> ĐÚNG.

Đáp án B: ruồi thân vàng, mắt lồi = AaBdbd + aaBDbd=0,5.0,3+0,5.0,2 = 0,25%.

=> SAI.

Đáp án C: ruồi thân nâu, mắt lồi ở F1 có kiểu gen aabDbd

=> cái aabDbd × đực aabdbd.

=> Kiểu hình thân đen mắt dẹt = 0,5.

=> SAI.

Đáp án D: ở xuất hiện cả ruồi cái và ruồi đực.

=> SAI.


Câu 29:

Yếu tố nào trong các yếu tố sau đây có thể không đóng góp vào quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí?

Xem đáp án

Đáp án D

Một quần thể khi được cách li với quần thể gốc thì CLTN sẽ diễn ra theo những hướng khác nhau do ở môi trường mới thì điều kiện thay đổi, đồng thời những đột biến sẽ được tích lũy theo những hướng khác nhau dẫn đến sự phân hóa vốn gen, theo thời gian có thể dẫn đến cách li sinh sản dẫn đến hình thành loài mới => Câu A, B, C ĐÚNG.

Câu D: Dòng gen xảy ra mạnh làm cho vốn gen của 2 quần thể hợp nhất với nhau do đó không có sự phân hóa vốn gen và hiển nhiên không thể dẫn đến cách li sinh sản tức là dòng gen cần được loại bỏ trong quá trình hình thành loài mới => SAI.


Câu 30:

Bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường gây ra. Một cặp vợ chồng mới cưới dự định sinh con đi tư vấn bác sĩ về nguy cơ mắc bệnh của con mình. Biết rằng, người chồng và người vợ đều có em bị bạch tạng và những người còn lại trong gia đình đều bình thường. Tính xác suất để cặp vợ chồng trên sinh ba đứa con cùng giới liên tiếp trong ba năm và chúng đều không mắc bệnh:

Xem đáp án

Đáp án A

Quy ước: A: bình thường; a: bạch tạng.

Cả vợ và chồng đều có bố mẹ bình thường nhưng có em trai bị bệnh nên có xác suất kiểu gen là 1/3 AA : 2/3 Aa.

Do ở đây là sinh con nhiều lần nên ta phải xác định kiểu gen của bố mẹ trong các trường hợp.

+) TH1: Cả bố và mẹ đều có kiểu gen AA.

=> Xác suất để sinh 3 người con đều không bị bệnh =

+) TH2: Hai người có kiểu gen khác nhau ( đồng hợp hoặc dị hợp).

=> Xác suất để sinh 3 người con đều không bị bệnh =

+) TH3: Hai người đều có kiểu gen Aa.

=> Xác suất để sinh 3 người con đều không bị bệnh = .

Xác suất để 3 lần sinh con đều cùng giới ( cả 3 cùng là na hoặc cùng là nữ)

=> Xác suất cần tìm =


Câu 31:

Ở một loài động vật, xét hai gen (A,a), (B,b) cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng. Ở một cơ thể cái loài trên, trong quá trình giảm phân, 8 tế bào sinh trứng đã tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau về 2 gen đang xét. Nhận định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Câu A: Để tạo ra được 4 loại giao tử thì cơ thể trên cần dị hợp về cả 2 cặp gen.

Cơ thể dị hợp về 2 cặp gen cùng nằm trên một cặp NST có 2 kiểu gen là AB//ab và Ab//aB. Như vậy có 2 kiểu gen thỏa mãn => SAI.

Câu B: Ở đây ta chưa biết số tế bào xảy ra hoán vị trên tổng số tế bào giảm phân là bao nhiêu nên không thể khẳng định chính xác về tần số hoán vị gen trong khoảng từ 0% 50% => SAI.

Câu C: Trong 4 loại giao tử có thể được tạo ra thì có 2 loại là giao tử liên kết và 2 loại giao tử hoán vị.Ta biết rằng mỗi tế bào sinh trứng chỉ cho 1 trứng duy nhất, do đó để tạo ra được 2 loại giao tử hoán vị thì cần ít nhất 2 tế bào sinh trứng đã xảy ra hoán vị. Ta cũng không thể khẳng định chắc chắn có mấy tế bào đã xảy ra hoán vị mà chỉ biết là có từ 2 tế bào trở lên đã có hoán vị => SAI.

Câu D: Ứng với mỗi loại trứng được tạo ra sẽ có 2 loại thể định hướng được tạo ra. Số loại thể định hướng tối đa về kiểu gen trên là 4 loại nên nếu số lượng trứng được tạo ra là tối đa thì số loại thể định hướng được tạo ra cũng là tối đa => ĐÚNG.


Câu 32:

Nói về sự phân bố cá thể trong không gian, phát biểu nào là chưa chính xác?

Xem đáp án

Đáp án D

Câu A: Phân bố đồng đều rất ít khi gặp trong tự nhiên, do điều kiện sống trong tự nhiên thường phân bố không đồng đều, mà kiểu phân bố này chỉ gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều => ĐÚNG.

Câu B: Phân bố ngẫu nhiên thường gặp trong môi trường có điều kiện sống phân bố đồng đều => ĐÚNG.

Câu C: Phân bố theo nhóm gặp khi điều kiện sống không đồng nhất. Trong tự nhiên thì điều kiện sống đa số phân bố không đồng đều vì vậy mà kiểu phân bố theo nhóm rất hay gặp trong tự nhiên => ĐÚNG.

Câu D: Kiểu phân bố theo nhóm hay gặp với những loài có tính bầy đàn cao, sống hỗ trợ lẫn nhau mà ít có tính tự lập => SAI.


Câu 33:

Cho các thành phần sau:

(1) ADN Polimeraza.

(2) Enzim ADN-ligaza.

(3) rA; rU; rG; rX.

(4) tARN – synthetaza.

(5) Enzim kéo dài đầu mút.

(6) Enzim tháo xoắn.

Có bao nhiêu thành phần có mặt ở mọi quá trình tái bản AND ở sinh vật nhân thực?

Xem đáp án

Đáp án B

(1) ADN Polimeraza có chức năng kéo dài mạch mới hoặc các đoạn okazaki do đó xuất hiện ở mọi quá trình nhân đôi ADN => ĐÚNG.

(2) Enzim ADN-ligaza có chức năng nối các đoạn okazaki lại với nhau vì vậy nó cũng xuất hiện ở mọi quá trình nhân đôi ADN => ĐÚNG.

(3) rA; rG; rX; rX ta biết rằng các ADN – polimeraza không thể tự tổng hợp nên mạch mới mà nó chỉ có thể kéo dài mạch khi có vị trí 3’ – OH sẵn có trước đó. Vì vậy khi tổng hợp mạch mới thì cần có các đoạn mồi do enzim ARN – polimeraza tổng hợp nên có bản chất là các đoạn ARN ngắn từ 5-15 nucleotit. Thành phần của đoạn mồi này chính là rA; rU; rG; rX => ĐÚNG.

(4) tARN – synthetaza có chức năng hoạt hóa axit amin và gắn axit amin vào tARN, quá trình nhân đôi ADN sẽ không có sự tham gia của enzim trên => SAI.

(5) Enzim kéo dài đầu mút có tên gọi là Telomerase, nó là 1 enizm có hoạt tính ARN- polimeraza tức  là có khả năng tự xúc tác nối các nucleotit mà không cần một vị trí  3’-OH trước đó. Enzim này xuất hiện trong các tế bào sinh dục và đặc biệt là các tế bào ung thư thì có thể enzim này được tái hoạt hóa đây là nguyên nhân làm cho các tế bào ung thư phân chia vô hạn . Như vậy enzim này chỉ có ở sự nhân đôi AND của 1 số loại tế bào mà không phải mọi quá trình nhân đôi đều có => SAI

(6) Enzim tháo xoắn: quá trình nhân đôi AND muốn thực hiện được thì 2 mạch của AND mẹ cần tách đôi ra, việc này được thực hiện nhờ các enzim tháo xoắn => ĐÚNG

Vậy chỉ có 4 thành phần  luôn có mặt trong mọi quá trình nhân đôi AND.


Câu 34:

Có hai loài vịt trời không hề giao phối với nhau trong tự nhiên ngay cả khi chúng làm tổ cạnh nhau. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhốt các cá thể đực, cái của cả hai loài này lại giao phối với nhau sinh ra con lai hữu thụ. Hãy cho biết cơ chế cách li sinh sản nhiều khả năng nhất của hai loài trong tự nhiên là

Xem đáp án

Đáp án B

Vì 2 loài làm tổ cạnh nhau do đó 2 loài có cùng mùa sinh sản, Vậy đây không phải cách li  mùa vụ. mặt khác khi nhốt chung 2 loài với nhau thì chúng vẫn giao phối được nên đây cũng không thể là cách li cơ học. Khi giao phối chúng vẫn sinh ra con lai hữu thụ như vậy chứng tỏ đây không phải cách li sau hợp tử mà thuộc dạng cách li trước hợp tử. Ở đây ta thấy có thể do 2 loài có tập tính ve vãn bạn tình, các hành vi sinh dục khác nhau do đó trong tự nhiên chúng không giao phối với nhau nhưng khi nhốt thì chúng vẫn giao phối được, vậy đây là cách li tập tính.


Câu 35:

Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ; a quy định hoa trắng, kiểu gen Aa biểu hiện thành hoa hồng. Quần thể ban đầu có 1000 cây, trong đó có 300 cây hoa đỏ, 300 cây hoa trắng. Cho quần thể tự thụ phấn qua hai thế hệ. Trong trường hợp không có đột biến, tính theo lí thuyết, ở thế hệ thứ 2, tỷ lệ các cây là:

Xem đáp án

Đáp án C

Tỉ lệ kiểu gen trong quần thể ban đầu là:

AA = aa = 3001000 =0,3;

Aa=1-0,3-0,3= 0,4.

=> CTDT ở P là 0,3AA : 0,4Aa : 0,3aa.

Sau 2 thế hệ tự thụ thì tỉ lệ các kiểu gen là:

Aa=1-0,45-0,1=0,45.

Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 0,45 đỏ : 0,1 hồng : 0,45 trắng


Câu 36:

Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen nằm trên NST thường: alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Khi quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 4%. Cho toàn bộ các cây hoa đỏ trong quần thể đó tự thụ phấn thu được thế hệ F1, tiếp tục cho toàn bộ các cây hoa đỏ trong quần thể F1 tự thụ phấn thu được thế hệ F2, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con F2 là:

Chọn câu trả lời đúng

Xem đáp án

Đáp án C

Tỉ lệ hoa trắng (aa)=0,04.

=> a=0,2; A= 1-0,2=0,8.

=> CTDT của quần thể là 0,64 AA :0,32Aa :0,04aa

=> Tỉ lệ kiểu gen của hoa đỏ là 32AA: 13Aa

=> Đem hoa đỏ tự thụ phấn ta thu được tỉ lệ kiểu gen của F1 như sau:

=>Tỉ lệ gen hoa đỏ là 911AA:211 Aa.

Đem các cây hoa đỏ tự thụ ta thu được tỉ lệ kiểu gen ở F2 như sau:

Vậy CTDT ở F2 là 1922AA: 222Aa: 122aa

=>Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 21 đỏ : 1 trắng.


Câu 37:

Điền từ còn thiếu vào câu sau: “Trong hô hấp tế bào,… được sử dụng và… được hình thành.”

Xem đáp án

Đáp án B.

Phương trình hô hấp tế bào:

Glucose + 

Như vậy nguyên liệu được sử dụng là glucose(C6H12O6) tạo ra sản phẩm gồm CO2 H2O


Câu 38:

Trong một quần thể lưỡng bội, giao phối tự do, xét một gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng là 0,8 và 0,2; một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 alen B và b có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3. Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, các gen nằm trên NST thường. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội cả 2 tính trạng được dự đoán xuất hiện trong quần thể này là

Xem đáp án

Đáp án A

Tách riêng từng locut ta có:

+) A=0,8;a=0,2.

=> CTDT là 0,64AA:0,32Aa :0,04aa.

=> Tỉ lệ kiểu hình trội (A-)=0,64+0,32=0,96

+) B=0,7; b=0,3.

=> CTDT là 0,49BB :0,42Bb :0,09bb

=> Tỉ lệ kiểu hình trội (B-)=0,49+0,42=0,91

=> Tỉ lệ kiểu hình trội cả về 2 tính trạng =0,96.0,91=0,8736.


Câu 40:

Ở một loài thực vật alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST thường. Cho cây dị hợp về hai cặp gen thụ phấn cho cây thân thấp, quả vàng. Dự đoán nào sau đây về kết quả của phép lai trên là chính xác?

Xem đáp án

Đáp án C

Câu A: Đem thụ phấn tức là lấy hạt phấn của cây dị hợp 2 cặp gen thụ phấn cho noãn của cây thấp, vàng nên cây cho quả là cây quả vàng hay ta sẽ thu được 100% quả là vàng => SAI.

Câu B: Cây dị hợp 2 cặp có kiểu gen về  chiều cao là Bb, cây thân thấp có kiểu gen bb => Chiều cao ở đời lai sẽ là 1 cao: 1 thấp => SAI.

Câu C: Các quả thu được đều là 100% quả vàng , do đó ta không gặp quả đỏ nào  => ĐÚNG.

Câu D: Mỗi cây chỉ có 1 kiểu gen nhất định về dạng quả, màu quả do kiểu gen của cây quy định vì vậy mỗi cây sẽ chỉ cho 1 dạng quả duy nhất => SAI.


Bắt đầu thi ngay