Thứ bảy, 18/05/2024
IMG-LOGO

20 đề thi thử THPTQG môn Sinh học năm 2019 - 2020 (Đề số 15)

  • 5712 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,1 AA: 0,2Aa: 0,7aa; ở giới đực là 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Sau bốn thế hệ ngẫu phối thì thế hệ:

1. Có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%.

2. Có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%.

3. Đạt trạng thái cân bằng di truyền.

4. Có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 32%.

Tần số tương đối của alen A=0,4, tần số tương đối của alen a=0,6. 

Số đáp án đúng:

Xem đáp án

Đáp án B

P: Giới cái 0,1AA: 0,2Aa: 0,7aa ta có tần số alen A = 0,2, tần số alen a = 0,8, Giới đực 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa ta có tần số alen A = 0,6, tần số alen a = 0,4. Khi quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa thì quần thể ở trạng thái cân bằng.

Sau 2 thế hệ ngẫu phối quần thể đã đạt được trạng thái cân bằng, đến thế hệ thứ 4 thì là duy trì cấu trúc đó cân bằng như vậy ta có:

Tần số alen  

Tần số alen a = 1-0,4 =0,6.


Câu 2:

Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ờ người:

(1) Bệnh phêninkêto niệu.

(2) Bệnh ung thư máu.

(3) Tật có túm lông ở vành tai.

(4) Hội chứng Đao.

(5) Hội chứng Tơcnơ.

(6) Bệnh máu khó đông.

Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là:

Xem đáp án

Đáp án C

- Tật có túm lông ở vành tai là đột biến gen nằm trên vùng không tương đồng của NST Y, không có alen tương ứng hên X, do đó chỉ xuất hiện ở nam.

- Hội chứng Tơcnơ có NST XO, không mang NST Y, nên không xuất hiện ở nam giới.


Câu 3:

Xitôkinin có vai trò:

Xem đáp án

Đáp án B

- Xitokinin: Là một nhóm chất tự nhiên và nhân tạo có tác dụng gây ra sự phân chia tế bào

- Tác động:

+ Ở mức tế bào: kích thích phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào.

+ Ở mức cơ thể: hoạt hóa sự phát sinh chồi thân trong nuôi cấy mô khi có mặt của auxin.


Câu 5:

Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?

(1) Để nhận biết các dạng đột biến người ta quan sát sự tiếp hợp NST ở kì đầu giảm phân 1.

(2) Lặp đoạn làm cho 2 gen alen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.

(3) Đảo đoạn góp phần tạo ra sự đa dạng giữa các nòi trong một loài.

(4) Mất đoạn được ứng dụng để làm công cụ phòng trừ sâu hại.

(5) Chỉ có đột biến chuyển đoạn là tạo nên nguồn nguyên liệu cho quá hình tiến hóa.

Xem đáp án

Đáp án D

(1) đúng vì ở kì đầu giảm phân I xảy ra sự tiếp hợp và có khả năng trao đổi chéo giữa các NST nên người ta có thể nhận biết được các dạng đột biến.

(2) đúng. Lặp đoạn có khả năng làm cho 2 gen alen cùng nằm trên một NST, tạo điều kiện cho đột biến gen xảy ra.

(3) đúng.

(4) sai vì chuyển đoạn được ứng dụng để làm công cụ phòng trừ sâu hại. Do thể đột biến mang chuyển đoạn bị giảm khả năng sinh sản nên người ta có thể sử dụng các loài côn trùng mang chuyến đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền.

(5) sai vì các dạng đột biến khác cũng có vai trò quan trọng với quá trình tiến hóa.

Vậy có 2 phát biểu không đúng.


Câu 6:

Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là:

Xem đáp án

Đáp án C

- Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

- Con đường này chủ yếu xảy ra ở lá còn non. Ở lá già, lớp cutin dày, thoát hơi nước chủ yếu xảy ra ở khí khổng.


Câu 7:

Một số nhận xét về hình ảnh bên như sau:

(1)  Hình ảnh bên diễn tả giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam.

(2) Sức sống của sinh vật cao nhất, mật độ lớn nhất trong khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái.

(3) Khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật gọi là khoảng chống chịu.

(4) Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của các nhân tố sinh thái ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

(5) Khi loài mở rộng khu phân bố thì giới hạn sinh thái của loài cũng được mở rộng

Có bao nhiêu nhận xét sai?

Xem đáp án

Đáp án A

(1) đúng vì cá rô phi ở nước ta có giới hạn sinh thái về nhiệt độ là 5,6 °C đến 42 °C

(2) đúng vì khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

(3) đúng.

(4) sai. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

(5) sai, giới hạn sinh thái là cố định đối với từng loài.

Vậy có 2 nhận xét sai.


Câu 8:

Ở chim khi đem lai P đều thuần chủng, F1 đồng loạt có một kiểu hình, F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 907 con lông trắng, mỏ dài: 412 con lông trắng, mỏ ngắn: 301 con lông nâu, mỏ dài. Xác định quy luật di truyền ảnh hướng tới 2 tính trạng trên.

Xem đáp án

Đáp án C

F2 có phân ly kiểu hình theo tỷ lệ:

- 9 lông trắng, mỏ dài: 4 lông trắng, mỏ ngắn : 3 lông nâu, mỏ dài

Xét riêng tính trạng hình dạng mỏ, F2 biểu hiện 3 mỏ dài: 1 mỏ ngắn

Mỏ dài là trội hoàn toàn so với mỏ ngắn và tính trạng do 1 gen quy định

Xét riêng tính trạng màu lông: 13 trắng : 3 nâu

Tính trạng màu lông do 2 cặp gen không alen quy định, tương tác với nhau theo quy luật tương tác át chế trội 13 : 3

- Nếu các gen phân ly độc lập sẽ tạo được 4 loại kiểu hình, tuy nhiên trong bài toán chỉ tạo được 3 loại kiểu hình, do đó phải có sự hiện tượng các gen nằm chung trong 1 nhóm gen liên kết

- Sự phân bố kiểu hình đồng đều, vậy các gen trong cùng nhóm gen liên kết không xảy ra hoán vị.


Câu 9:

Cho các ví dụ về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:

(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8°C.

(2) Số lượng thỏ và mèo rừng Canada biến động theo chu kì 9-10 năm.

(3) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.

(4) Ở đồng rêu phương Bắc, số lượng cáo và chuột lemmut biến động theo chu kì 3 - 4 năm.

(5) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.

(6) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.

Có bao nhiêu ví dụ về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật mà nguyên nhân gây biến động là nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể?

Xem đáp án

Đáp án C

Những nguyên nhân gây ra sự biến động số lượng

1)  Do sự thay đổi các nhân tố sinh thái vô sinh:

- Các nhân tố sinh thái vô sinh không bị chi phối bởi mật độ cá thể quần thể của quần thể, còn được gọi là nhân tố không phụ thuộc mật độ

- Khí hậu là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt nhất

- Nhiệt độ môi trường quá thấp sẽ gây chết nhiều động vật, nhất là động vật biến nhiệt như ếch, nhái

Ví dụ: Rét đậm kéo dài ở miền Bắc vào tháng giêng, năm 2008, làm chết nhiều trâu bò và các động, thực vật khác

2) Do sự thay đổi các nhân tố hữu sinh:

- Các nhân tố hữu sinh bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể còn được gọi là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể

- Biến động số lượng phụ thuộc sự canh tranh giữa các cá thể, cạnh tranh làm thay đổi mức tử vong, sức sinh sản, di cư và nhập cư

  Tất cả trường hợp biến động số lượng cá thể hầu hết theo chu kì nhiều năm, hoặc do nhiệt độ môi trường, khí hậu làm thay đổi chứ không phụ thuộc vào mật độ.


Câu 10:

Ở 1 loài động vật có vú, xét tính trạng màu sắc lông do 2 cặp gen qui định (A, a và B, b). Khi cho lai giữa một cá thể đực có kiểu hình lông hung với một cá thể cái có kiểu hình lông trắng đều có kiểu gen thuần chủng, F1 thu được 100% lông hung. Cho F1 ngẫu phối thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 37,5% con đực lông hung: 18,75% con cái lông hung: 12,5% con đực lông trắng: 31,25% con cái lông trắng. Cho các phát biểu sau đây:

(1) Kiểu gen con đực F1 là AaXBY hoặc BbXAY.

(2) Kiểu gen con cái F1 là AaXBXb hoặc BbXAXa.

(3) Nếu lấy những con lông hung ở đời F2 cho ngẫu phối thì tỉ lệ con đực lông hung F3 là 4/9.

(4) Con đực lông trắng F2 có 4 loại kiểu gen.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

P : đực lông hung  x  cái lông trắng

F1: 100% lông hung

F1 x F1:

F2: Đực: 37,5% hung : 12,5% trắng

Cái: 18,75% hung : 31,25% trắng

Ta có:  Đực: 6 hung: 2 trắng

Cái: 3 hung: 5 trắng

Do F2 có 16 tổ hợp lai

=> F1 mỗi bên cho 4 tổ hợp giao tử.

=> F1 dị hợp 2 cặp gen

Mà kiểu hình biểu hiện ở 2 giới khác nhau

=> Có 1 cặp gen nằm trên NST giới tính, ở loài động vật có vú nên quy định con cái là XX; con đực là XY.

Trường hợp 1: Gen quy định tính trạng nằm trên vùng không tương đồng cặp NST giới tính X, Y.

Ta có 2 giới cùng có tỉ lệ kiểu hình là 3:5

=> Loại trường hợp này.

Trường hợp 2: Gen quy định tính trạng nằm ở vùng tương đồng cặp NST giới tính X, Y.

Ta có:    Giới đực: 6A-B-: 2aaB-

Giới cái: 3A-B-: 3A-bb : laaB- : laabb

Vậy tính trạng do 2 alen tương tác bổ sung qui định.

Lông hung F2 x lông hung F2:

Xét cặp NST thường: (1AA : 2Aa) x (1AA : 2Aa)

Đời con: 

Xét cặp NST giới tính: 

Đực lông trắng F2 có 2 kiểu gen.

Trường hợp trên xét với cặp gen B, b nằm trên NST giới tính. Ngoài ra cặp gen A, a cũng có thể nằm trên cặp NST giới tính. Vai trò của hai cặp gen này là như nhau.

Vậy các phát biểu đúng là (2) và (3)


Câu 12:

Khi nói về quá trình hình thành loài mới, xét các phát biểu sau:

(1) Sự hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hóa không liên quan đến chọn lọc tự nhiên.

(2) Không có cách ly địa lý thì không thể hình thành loài mới.

(3) Dòng gen giảm đáng kể trong hình thành loài khác khu.

(4) Đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc tự nhiên trong mọi con đường hình thành loài.

(5) Biến động di truyền nếu có tham gia vào hình thành loài bằng con đường địa lý thì sự phân hóa vốn gen diễn ra nhanh hơn.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

1. sai vì cho dù hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hóa vẫn cần có sự tác động của chọn lọc tự nhiên để chọn lại các cá thể đột biến thích nghi và nhân lên thành quần thể thích nghi

2. sai, ví dụ như hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa - không có sự tham gia của cách li địa lí. Chỉ khi nào xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới mới được hình thành.

3. đúng vì khi khác khu vực sự trao đổi dòng gen giữa các loài diễn ra hạn chế nên dòng gen giảm đáng kể.

4. đúng. Đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu so cấp cho chọn lọc tự nhiên trong mọi con đường hình thành loài. Trong đó, đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu.

5. đúng.

Vậy có 3 phát biểu đúng.


Câu 13:

Những phát biểu không đúng khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?

1. Quan hệ cạnh tranh trong quần thể thường gây hiện tượng suy thoái dẫn đến diệt vong.

2. Khi mật độ vượt quá sức chịu đựng của môi trường các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.

3. Sự phân công trách nhiệm của ong chúa, ong thợ, ong mật trong cùng một đàn ong biểu thị mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.

4. Các cá thể trong quần thể có khả năng chống lại dịch bệnh khi sống theo nhóm.

Do điều kiện bất lợi nên cạnh tranh cùng loài được coi là ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển của loài.

Xem đáp án

Đáp án A

1. sai vì quan hệ cạnh tranh trong quần thể giúp quần thể có được số lượng cá thể phù hợp với sức chứa của môi trường.

2. sai vì khi mật độ vượt quá sức chịu đựng của môi trường các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng tỉ lệ tử vong và giảm mức sinh sản.

3. đúng.

4. sai vì dù sống theo nhóm thì các cá thể trong quần thể vẫn không thể nào tránh khỏi việc bị nhiễm bệnh.

5. sai vì canh tranh cùng loài giúp cho loài tồn tại và phát triển hưng thịnh

Vậy 1, 2, 4, 5 sai.


Câu 14:

Ở một loài thực vật NST có trong nội nhũ = 24. Có bao nhiêu trường hợp trong tế bào đồng thời có thể ba kép và thể một?

Xem đáp án

Đáp án A

Tế bào nội nhũ là tế bào 3n.

=> bộ NST lưỡng bội = 16.

Trường hợp trong tế bào đồng thời có thể ba kép và thể một:

- Ta chọn 2 trong số 8 cặp NST để hình thành nên thể 3 kép, chọn ngẫu nhiên, vậy đây là một tổ hợp chập 2 của 8 C82  

- Ta chọn tiếp 1 trong 6 cặp NST còn lại để hình thành nên thể 1, chọn ngẫu nhiên, vậy đây là một tổ hợp chập 1 của 6 C61  

Vậy đáp án là tích số của tổ hợp chập 2 của 8 và tổ hợp chập 1 của 6 = 168.


Câu 15:

Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là:

Xem đáp án

Đáp án B

Gen tiền ung thư bị đột biến thành gen ung thư là đột biến trội, gen này bị đột biến trên tế bào xôma do đó không có khả năng di truyền thông qua sinh sản hữu tính.


Câu 19:

Một hệ sinh thái có nhiệt độ cao, lượng mưa cao; có nhiều cây sống bì sinh, khí sinh; côn trùng đa dạng, động vật cỡ lớn. Trong số các đặc điểm sau, hệ sinh thái này có bao nhiêu đặc điểm đúng?

(1) Chứa các loài rộng nhiệt.

(2) Có độ đa dạng cao.

(3)   Ít xảy ra sự phân tầng.

(4)   Có năng suất sinh học cao.

(5)   Có lưới thức ăn phức tạp.

(6)   Mỗi loài có ổ sinh thái rộng.

Xem đáp án

Đáp án B

Có thể đây là 1 hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.

Các đặc điểm đúng là (2) (4) (5).

1. sai vì ở vùng nhiệt đới, biên độ dao động nhiệt nhỏ nên các loài thường không rộng nhiệt.

2. sai vì có xảy ra phân tầng do số lượng loài đa dạng. Trong một sinh cảnh nhất định khi số lượng loài đa dạng thì sự phân tầng giúp các loài giảm cạnh tranh với nhau.

3. đúng vì số lượng loài rất đa dạng nên lưới thức ăn rất phức tạp.

4. sai do đa dạng loài nên các loài phải tự thu hẹp ổ sinh thái để thích nghi và giảm bớt sự cạnh tranh.


Câu 20:

Cho các phát biểu sau:

1. Diễn thế là quá trình biến đổi tuần tự của các quần xã sinh vật, từ dạng khởi đầu qua các giai đoạn trung gian để đạt đến quần xã cuối cùng tương đối ổn định.

2. Diễn thế là một quá trình xảy ra không theo chiều hướng nào, không thể dự báo được.

3. Nguyên nhân nội tại gây ra diễn thế là do sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã.

4. Những biến đổi của môi trường là động lực chính cho quá trình diễn thế.

5. Diễn thế thứ sinh diễn ra ở môi trường mà trước đây từng tồn tại một quần xã, nhưng nay bị hủy diệt hoàn toàn.

6. Sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh tăng lên là một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế.

7. Trong quá trình diễn thế, tính đa dạng về loài tăng nhưng số lượng cá thể của mỗi loài lại giảm và quan hệ sinh học giữa các loài trờ nên căng thẳng.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

1. đúng.

2. sai vì diễn thế thường là một quá trình định hướng có thể dự báo được.

3. đúng. Nguyên nhân nội tại gây ra diễn thế là sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã. Trong điều kiện môi trường tương đối ổn định, loài ưu thế thường làm cho điều kiện môi trường biến đổi mạnh đến mức bất lợi cho chính cuộc sống của mình, nhưng lại thuận lợi cho loài ưu thế khác có sức cạnh tranh cao hơn thay thế. Như vậy, những biến đổi của môi trường chỉ là nhân tố khởi động còn quần xã sinh vật là động lực chính cho quá trình diễn thế.

4. sai đó chỉ mới là nhân tố khởi động.

5. đúng.

6. sai vì sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh (sản lượng được tích lũy trong mô thực vật, làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng) giảm là một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế.

7. đúng. Số lượng loài càng đa dạng nhưng sức chứa môi trường thì có hạn nên xuất hiện sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài. Để phù hợp với sức chứa của môi trường buộc mỗi loài phải giảm số lượng cá thế lại.


Câu 21:

Một quần thể của một loài động vật sinh sản giao phối bao gồm các cá thể thân xám và thân đen. Giả sử quần thể này đang đạt trạng thái cân bằng di truyền về kiểu gen quy định màu thân, trong đó tỉ lệ cá thể thân xám chiếm 36%. Nếu người ta chỉ cho những con có kiểu hình giống nhau giao phối qua 2 thế hệ thì theo lý thuyết, tỉ lệ thân đen trong quần thể thu được là bao nhiêu? Biết rằng tính trạng màu thân do 1 gen quy định, thân xám trội hoàn toàn so với thân đen

Xem đáp án

Đáp án D

Quy ước: A: xám >> a: đen.

Quần thể cân bằng di truyền.

Theo đề ta có: A- =36%; aa =64% suy ra A =0,2; a =0,8 

Cấu trúc di truyền của quần thể: 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa 

Theo đề bài, chỉ cho những cá thể giống nhau giao phối qua các thế hệ ta có:

Xám x Xám: (0,04AA : 0,32Aa)(0,04AA : 0,32Aa)

Các bạn lưu ý tổng thân xám là 0,36 nên khả năng ngẫu phối giữa các cá thể thân xám chỉ trong 0,36.

Các cá thể lông xám chỉ được tạo ra từ bố mẹ lông xám.

Tỉ lệ các cá thể lông đen trong quần thể:


Câu 22:

Đu đủ là cây đơn tính. Tuy nhiên người ta quan sát được trên hoa đu đủ đực vẫn còn di tích nhụy. Có bao nhiêu kết luận trong số các kết luận sau là đúng về hiện tượng này?

(1) Đây là cơ quan thể hiện tiến hóa phân ly.

(2) Chứng tỏ thực vật này vốn có nguồn gốc đơn tính, về sau mới phân hóa thành lưỡng tính.

(3) Do thời gian tiến hóa chưa đủ lâu để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ gen quy định tính trạng nhụy.

(4) Cơ quan nhụy không còn giữ chức năng thụ phấn nhưng vẫn còn di tích là do chọn lọc tự nhiên giữ lại.

Xem đáp án

Đáp án C

Các kết luận đúng là (1), (3).

Bằng chứng này chứng tỏ là đu đủ đực và đu đủ cái có chung một nguồn gốc sau đó phân li thành các cây đơn tính. Như vậy, đu đủ vốn có nguồn gốc lưỡng tính, về sau mới phân hóa thành đơn tính. 2 sai.

Cơ quan thoái hóa cũng thuộc cơ quan tương đồng và nó thể hiện sự tiến hóa phân ly.

Cơ quan thoái hóa vẫn còn là do thời gian tiến hóa chưa đủ lâu để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ gen quy định tính trạng nhụy. 3 đúng.

Cơ quan nhụy không còn chức năng nên không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. 4 sai.


Câu 23:

Cho các phát biểu sau:

(1) Lượng nước rơi xuống bề mặt lục địa rất ít, trong đó 2/3 lại bốc hơi đi vào khí quyển.

(2) Nước mà sinh vật và con người sử dụng chỉ còn 35000km3/năm.

(3) Nước là tài nguyên vô tận, con người có thể tùy ý khai thác và sử dụng.

(4) Trên lục địa, nước phân bố đồng đều trong các vùng và các tháng trong năm.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

- Phát biểu đứng là 1 và 2.

- 3. Sai, nước giờ đây không còn là nguồn tài nguyên vô tận nữa do sự sử dụng lãng phí và bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người. Chính vì sự mặc định rằng nước là nguồn tài nguyên vô hạn nên đã khiến ý thức của mỗi người kém đi, khi sử dụng nước không hề quan tâm đến hậu quả để lại sau này. Và bây giờ chính những hành động đó đã và đang làm nguồn nước ngày càng cạn kiệt nhất là nguồn nước sạch, nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, kéo theo đó là sự ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của nhiều sinh vật.

- 4. Sai, trên lục địa, nước phân bố không đồng đều. Ở nhiều vùng rộng lớn, có nhiều tháng trong năm nước không đủ cung cấp. Trong khi đó ở một số nơi khác, nguồn nước lại thừa thãi dẫn đến ô nhiễm, không thể sử dụng.


Câu 24:

Những loài có kích thước cá thể nhỏ, tuổi thọ thấp, thường sinh sản nhanh, kích thước quần thể đông, do đó mức tử vong ở giai đoạn đầu phải cao tương ứng thì quần thể mới có thể tồn tại được trong môi trường mà nguồn thức ăn có giới hạn. Những loài này có mấy đặc điểm đúng trong số các đặc điểm sau:

(1) Đường cong tăng trưởng số lượng cá thể có hình chữ S trong giai đoạn đầu.

(2) Đường cong tăng trưởng số lượng cá thể có hình chữ J trong giai đoạn đầu.

(3) Chúng mẫn cảm với tác động của các nhân tố hữu sinh.

(4) Chúng có khả năng chăm sóc con non tốt.

Xem đáp án

Đáp án C

(1) sai, (2) đúng vì những loài này có kích thước cá thể nhỏ, tuổi thọ thấp, thường sinh sản nhanh nên có xu hướng tăng trưởng số lượng cá thể giống như tăng trưởng ở môi trường lý tưởng ở giai đoạn đầu và sau đó số lượng cá thể của quần thể có thể giảm đột ngột dưới tác động của môi trường. Do vậy, đường cong tăng trưởng số lượng cá thể có hình chữ J trong giai đoạn đầu.

(3) sai, Chúng mẫn cảm với tác động của các nhân tố vô sinh.

(4) sai, Chúng thường không có khả năng chăm sóc con non tốt.


Câu 26:

Sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền nhóm máu: A, B, AB, O và một loại bệnh ở người. Biết rằng gen quy định nhóm máu gồm 3 alen IA, IB IO; trong đó alen IA quy định nhóm máu A; alen IB quy định nhóm máu B đều trội hoàn toàn so vói alen IO quy định nhóm máu O và bệnh trong phả hệ là do 1 trong 2 alen của một gen quy định trong đó alen trội là trội hoàn toàn

Giả sử các cặp gen quy định nhóm máu và các cặp gen quy định bệnh phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Có 6 người trong phả hệ này xác định chính xác được kiểu gen.

(2) Xác suất cặp vợ chồng 7, 8 sinh con gái đầu lòng không mang gen bệnh là 1/18.

(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen dị hợp tử.

(4) Nếu người số 6 kết hôn với người số 9 thì có thể sinh ra người con mang nhóm máu AB

Xem đáp án

Đáp án A

Xét tính trạng nhóm máu:

- Cặp vợ chồng 1x2: nhóm máu A lấy nhóm máu O

con nhóm máu O

=> Cặp vợ chồng này có kiểu gen là IAIO×IOIO  

=> Con của họ: người 5 và người 6 có kiểu gen IAIO

Người 7 có kiểu gen  IOIO

- Cặp vợ chồng 3x4: nhóm máu B lấy nhóm máu B

con nhóm máu O

=> Cặp vợ chồng này có kiểu gen là IBIO×IBIO

=> Con của họ: người 9 mang nhóm máu IOIO

Người 8 chưa biết kiểu gen, chỉ biết là dạng 13IBIO: 23IBIO   

-  Nếu người 6 kết hôn người 9: IAIO×IOIO

100% không thể sinh con có nhóm máu AB - 4 sai.

Xét tính trạng bị bệnh:

- Cặp vợ chồng 1x2 bình thường sinh con bị bệnh.

=> Alen gây bệnh là alen lặn

Mà đứa con bị bệnh là con gái do vậy alen gây bệnh nằm trên NST thường. Quy ước: D bình thường >> d bị bệnh

- Cặp vợ chồng 1x2 có kiểu gen Dd x Dd

Người 5 và người 7 có kiểu gen dạng 13DD:23Dd  

Cặp vợ chồng 3 x 4 có con bị bệnh

Cặp vợ chồng này có kiểu gen dd x Dd

Người con số 8 có kiểu gen là Dd

-Cặp vợ chồng 7x8: 13DD:23Dd×Dd 23D:13d12D:12d

Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng là con gái, không mang alen gây bệnh là: 12×23×12=16  

1 đúng, những người biết rõ kiểu gen là 1, 2, 3, 4, 6, 9

2 sai

3 sai, người số 9 có kiểu gen đồng hợp là IOIOdd.


Câu 27:

Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên trái đất, cây có mạch dẫn và động vật đầu tiên di chuyển lên sống trên cạn vào thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Cây có mạch và động vật đầu tiên di chuyển lên sống trên cạn vào đại Cổ sinh - Kỉ Silua.


Câu 28:

Nhân tố chủ yếu làm cây vận động theo chu kì đồng hồ sinh học:

Xem đáp án

Đáp án A

Ánh sáng và các hoocmon thực vật, là nhân tố chủ yếu làm cây vận động theo chu kì đồng hồ sinh học.


Câu 29:

Ở một loài sinh vật, xét hai cặp gen Aa và Bb nằm trên một cặp NST và cách nhau 40 cM. Một tế bào sinh tinh của một cơ thể ruồi giấm đực kiểu gen ABab giảm phân sẽ tạo ra loại giao tử mang gen AB với tỉ lệ:

Xem đáp án

Đáp án C

Ruồi giấm đực không xảy ra hiện tượng hoán vị gen, nên giao tử AB được tạo ra với tỷ lệ 12;12  còn lại là giao tử có kiểu gen ab


Câu 31:

Cho biết khả năng kháng DDT được qui định bởi 4 alen lặn a, b, c, d tác động theo kiểu cộng gộp. Trong môi trường bình thường, các dạng kháng DDT có sức sống kém hơn các dạng bình thường. Cho 3 quần thể: quần thể 1 chỉ toàn các cá thể có kiểu gen AABBCCDD, quần thể 2 chỉ toàn cá thể có kiểu gen aabbccdd, quần thể 3 bao gồm các cá thể mang các kiểu gen khác nhau. Nếu người ta phun DDT trong thời gian dài, sau đó ngừng phun thì quần thể nào sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất sau khi ngừng phun DDT

Xem đáp án

Đáp án C

Khi phun DDT, trong môi trường DDT quần thể 1 sẽ bị tiêu diệt vì các cá thể có kiểu gen AABBCCDD không có khả năng kháng DDT. Quần thể 3 có các cá thể mang các kiểu gen khác nhau do vậy chắc chắn quần thể này vẫn tồn tại vì chứa các kiểu gen khác nhau giúp quần thể có khả năng kháng DDT. Quần thể 2 chắc chắn tồn tại tốt trong môi trường chứa DDT vì quần thể 2 gồm các cá thể có kiểu gen aabbccdd. Do đó sau khi phun, chi còn quần thể 2 và 3 tồn tại

Sau khi ngừng phun DDT hoàn toàn, trong môi trường không có DDT, quần thể 2 phát triển rất chậm vì các cá thế trong quần thể phải mất năng lượng để hình thành chất kháng DDT. Trong khi đó, quần thể 3 có các cá thể mang nhiều kiểu gen khác nhau do đó trong quần thể có các cá thể sinh trưởng tốt trong môi trường không DDT. Vậy quần thể 3 sinh trưởng và phát triển tốt nhất.


Câu 32:

Xét sự di truyền tính trạng về gen quy định tay thuận ở người do 1 gen có 2 alen trên NST thường quy định: A-tay phải và a-tay trái. Ở một quần thể người cân bằng di truyền có 64% người thuận tay phải. Một người đàn ông thuận tay phải có bà nội thuận tay trái lấy một người phụ nữ thuận tay phải có anh trai thuận tay phải và bố tay phải có kiểu gen đồng hợp. Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh được đứa con thuận tay phải mang 2 alen khác nhau trong kiểu gen là bao nhiêu? Những người khác trong phả hệ nếu không nói đến là thuận tay phải

Xem đáp án

Đáp án A

Quần thể đang ở trạng thái cân bằng.

Cấu trúc di truyền của quần thể: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.

Người bình thường có thành phần kiểu gen: 14AA : 34Aa.

Người chồng:

Bố chồng có kiểu gen Aa. Vợ có kiểu gen 14AA : 34Aa => Tỉ lệ giao tử: 58A:38a.

Thành phần kiểu gen ở đời con: 516AA: 816Aa: 316aa.

Người chồng có thành phần kiểu gen: 513AA :813Aa => TLGT: 913A :413a

Người vợ:

Bố có kiểu gen AA.

Mẹ vợ có kiểu gen 14AA :34Aa => Tỉ lệ giao tử 58A: 38a.

Người vợ có thành phần kiểu gen 58AA:38Aa1316A:316a.

Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh được đứa con thuận tay phải mang 2 alen khác nhau trong kiểu gen là 913×316+416×1316=79208.


Câu 33:

Phương pháp tạo giống được miêu tả trong hình là phương pháp nào?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 34:

Trong các phát biếu sau về hiện tượng liên kết gen, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Hiện tượng liên kết gen phổ biến hơn so với hoán vị gen.

(2) Liên kết gen chỉ xảy ra ở cả thể cái, không xảy ra ở cá thể đực.

(3) Tính trạng di truyền liên kết gen hoàn toàn cho kết quả khác nhau trong phép lai thuận nghịch.

(4) Số nhóm gen liên kết tối đa bằng số nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội của loài.

(5) Liên kết gen hạn chế biển dị tổ hợp.

(6) Hoán vị gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST.

(7) Hoán vị gen làm tăng số biến dị tổ hợp, tạo ra nhóm gen liên kết quý, là cơ sở để lập bản đồ di truyền.

Xem đáp án

Đáp án C

(1) đúng vì số lượng gen rất lớn trong khi đó số lượng NST lại có hạn, các gen tồn tại thành từng nhóm liên kết trên các NST. Hiện tượng liên kết gen là vô cùng phổ biến. Liên kết gen phổ biến hơn cả hoán vị gen vì hoán vị gen chỉ xảy ra khi các gen nằm tương đối xa nhau và có khoảng cách tương đối, lúc này lực liên kết giữa các gen yếu đi thì hoán vị gen sẽ dễ xảy ra.

(2) sai vì liên kết gen có thể xảy ra ở cả hai giới.

(3) sai vì tính trạng di truyền liên kết gen hoàn toàn cho kết quả giống nhau trong phép lai thuận nghịch.

(4) đúng.

(5) đúng. Nhưng điều này không có nghĩa là liên kết gen không tạo ra biến dị tổ hợp.

(6) sai vì liên kết gen mới đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST.

(7) đúng.


Câu 36:

Thụ tinh trong tiến hoá hơn thụ tinh ngoài là vì?

Xem đáp án

Đáp án D

- Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh, trong đó trứng gặp tinh trùng và thụ tinh trong cơ quan sinh dục của con cái

- Ở thụ tinh trong, trứng và tinh trùng gặp nhau trong cơ quan sinh sản con cái nên hiệu quả thụ tinh cao.


Câu 37:

Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen dị hợp, trên cặp nhiễm sắc thể giới tính xét một gen có hai alen nằm ở vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu không xảy ra đột biến thì khi các ruồi đực có kiểu gen khác nhau về các gen đang xét giảm phân có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?

Xem đáp án

Đáp án C

Ruồi đực có bộ NST giới tính là XY, gọi A và a là 2 alen đang cần xét trên NST giới tính, vậy có 4 kiểu giao từ được tạo ra từ NST giới tính: XA, Xa, YA, Ya.   

Mỗi cặp NST thường xét 2 cặp gen dị hợp, vậy 1 cặp NST thường tạo được 4 loại giao tử. Có 3 cặp NST thường, vậy tạo được 43=64 giao tử.

Các gen trên NST thường phân ly độc lập với NST giới tính, vậy tạo ra được 64.4=256 giao tử khác nhau.


Câu 39:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Tiến hành phép lai P: ABabDd×ABabDd trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu hình lặn về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 4,41%. Cho các dự đoán sau:

1.     F1 kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là 27,95%.

2.  Ở F1 kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội chiếm tỉ lệ lớn hơn 71%.

3.F1 cá thể mang kiểu gen AbaBDd trong số những cá thể mang kiểu gen A-B-D- chiếm tỉ lệ là 16,31%.

4.Ở F1 có 30 kiểu gen.

5. Ở F1 tần số hoán vị gen là f=8% 

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

F1 kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn có các kiểu gen như sau:

F1 kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là: 0,1691 + 2.0,0552 = 0,2795. Vậy 1 đúng.

F1 kiểu hình mang một tính trạng trội có các kiểu gen:

F1 kiểu hình mang một tính trạng trội chiếm tỉ lệ là: 0,1691.

F1 kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội chiếm tỉ lệ: 1-0,0441-0,1691 = 0,7868 =78,68%. Vậy 2 đúng.

Kiểu gen AbaBDd chiếm tỉ lệ: (0,08.0,08 + 0,08.0,08).0,5 =0,0064.

Kiểu gen A-B-D- chiếm tỉ lệ: 0,6764.0,75 = 0,5073.

F1 cá thể mang kiểu gen AbaBDd trong số những cá thể mang kiểu gen A-B-D- chiếm tỉ lệ là:  0,00640,5073=1,26%. Vậy 3 sai.

F1 có 30 kiểu gen. Vậy 4 đúng.

Tần số hoán vị gen: f= 8%.2 =16%. Vậy 5 sai


Câu 40:

Ý nào không phải là sinh sản vô tính ở động vật đa bào?

Xem đáp án

Đáp án B


Bắt đầu thi ngay