Thứ bảy, 18/05/2024
IMG-LOGO

20 đề thi thử THPTQG môn Sinh học năm 2019 - 2020 (Đề số 19)

  • 5709 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong điều kiện không xảy ra đột biến:

1- Cặp NST giới tính luôn tồn tại thành cặp tương đồng ở giới cái.

2- Cặp NST giới tính ở vùng tương đồng gen tồn tại thành từng cắp alen.

3- Cặp NST giới tính chứa gen quy định tính trạng thường ở vùng không tương đồng.

4- Gen trên Y không có alen trên X truyền cho giới cái ở động vật có vú.

5- Ở người gen trên X không có alen trên Y tuân theo quy luật di truyền chéo.

Số kết luận đúng:

Xem đáp án

Đáp án B

1 Sai nếu như giới cái có bộ NST XO thì cặp NST giới tính không thể tồn tại thành cặp tương đồng.

2 Đúng vì trên vùng tương đồng cặp NST giới tính tương tự như NST thường nên trên vùng tương đồng NST cũng tồn tại thành từng cặp alen.

3 Sai vì gen quy định tính trạng thường có thể nằm trên cả vùng tương đồng và vùng không tương đồng nên xảy ra hiện tượng di truyền liên kết với giới tính.

4 Sai NST Y chỉ có ở giới đực thuộc động vật có vú nên sẽ không được truyền cho giới cái.

5 Đúng.

Vậy có 2 ý đúng.


Câu 2:

Biết rằng trong quá trình giảm phân của một cơ thể đực có 10% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; các tế bào khác giảm phân bình thường. Cơ thể cái giảm phân bình thường. Cho các dự đoán sau nói về đời con của phép lai hai cá thể . Có bao nhiêu dự đoán đúng?

1. Số cá thể có kiểu gen ABb và AAaBb chiếm tỉ lệ bằng nhau.

2. Số cá thể có kiểu gen AAaBb chiếm tỉ lệ 2,5%.

3. Có tất cả 2 kiểu hình ở đời con nếu hai cặp gen (A,a) và (B,b) trội lặn hoàn toàn.

4. Có tất cả 32 kiểu gen ở đời con.

Xem đáp án

Đáp án C

Trong quá trình giảm phân của một cơ thể đực có 10% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Như vậy qua giảm phân, cơ thể đực cso thể tạo ra các giao tử A, a, Aa và O.

Trong đó:

 

Số cá thể có kiểu gen Abb chiếm tỉ lệ: 0,05.1.0,5 =0,025.

Số cá thể có kiểu gen AaaBb chiếm tỉ lệ: 0,05.1.0,5 =0,025.

Vậy 1, 2 đúng.

Vậy ở đời con có tất cả 2 kiểu hình nếu gặp (A,a), (B,b) trội lặn hoàn toàn. 3 đúng.

Có tất cả 4.3=12 kiểu gen ở đời con. Vậy 4 sai.


Câu 3:

Cho chuỗi thức ăn sau đây: Lúa => Chuột đồng => Rắn hổ mang => Diều hâu. Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây:

Xem đáp án

Đáp án C

A sai vì chuột đồng là sinh vật tiêu thụ bậc 1 đồng thời là bậc dinh dưỡng bậc 2.

B sai vì năng lượng tích lũy trong quần thể lúa mới là cao nhất.

C đúng vì khi giảm số lượng diều hâu thì số lượng rắn sẽ tăng lên khiến số lượng chuột đồng giảm.

D sai vì rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ cấp 2.


Câu 4:

Hai tế bào dưới đây là cùng của một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb đang thực hiện giảm phân.

Xét các khẳng định sau đây:

1. Sau khi kết thúc phân bào, số loại tế bài con sinh ra từ tế bào 1 nhiều hơn số loại tế bào con sinh ra từ tế bào 2.

2. Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I, tế bào 2 đang ở kì giữa của nguyên phân.

3. Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen là Ab và aB.

4. Nếu giảm phân bình thường thì số NST trong mỗi tế bào con của hai tế bào đều bằng nhau.

5. Nếu 2 chromatide chứa gen a của tế bào 2 không tách nhau ra thì sẽ tạo ra các tế bào con bị đột biến lệch bội.

6. Nếu 2 NST kép chứa gen A và a của tế bào cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào có kiểu gen là AaB và Aab hoặc Aab và aaB.

Có bao nhiêu khẳng định đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Khi nhìn vào hình chúng ta thấy:

- Số lượng NST ở tế bào 1 nhiều hơn tế bào 2.

- Các NST kép (2n) ở tế bào 1 xếp thành 2 hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào nên tế bào 1 đang thực hiện phân bào ở giai đoạn kì giữa giảm phân I.

- Các NST kép (n) ở tế bào 2 xếp thành 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào nên tế bào này đang trải qua quá trình kì giữa giảm phân 2.

1 đúng vì sau giảm phân I tế bào 1 có thể tạo ra các loại thế bào AABB, aabb. Còn sau giảm phân 2 tế bào 2 chỉ tạo ra loại tế bào aB.

2 sai vì tế bào 2 đang ở kì giữa của giảm phân II.

3 sai vì giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen AB, ab.

4 đúng vì với tế bào 1 sau hai lần giảm phân sẽ tạo ra các tế bào con mang n NST và tế bào 2 sau 1 lần giảm phân sẽ tạo ra tế bào con mang bộ NST n.

5 đúng vì khi đó có thể tạo ra các giao tử aaB, OB.

6 sai vì nếu A, a cùng đi về 1 phía sẽ tạo ra giao tử mang Aa và O.


Câu 6:

Cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Thực hiện phép lai ở ruồi giấm:  thu được tỉ lệ kiểu hình trội cả 4 tính trạng ở đời con là 26,25%. Cho các phát biểu sau:

1. Tỉ lệ kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn là 11,25%.

2. Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn là 23,25%.

3. Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 1 tính trạng trội là 98,5%.

4. Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội là 87%.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn gồm các kiểu gen:

Tỉ lệ kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn là:

0,075 + 0,025 + 0,00625.2 = 0,1125. Vậy 1 đúng.

Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn có thêt mang các kiểu gen sau:

Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn là: 0,2125. Vậy 2 sai.

Kiểu hình mang 4 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ: 0,25.0,5.0,2 =0,025.

Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 1 tính trạng trội: 1-0,025 =0,975. Chúng ta sẽ trừ đi tỉ lệ kiểu hình lặn hoàn toàn. Vậy 3 sai.

Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội là: 1-0,025-0,1125 = 0,8625. Chúng ta sẽ trừ đi tỉ lệ kiểu hình mang 1 tính trạng trội và kiểu hình lặn hoàn toàn. Vậy 4 sai.

Vậy có 1 phát biểu đúng.


Câu 7:

Ở người, xét hai cặp gen phân li độc lập trên nhiễm sắc thể thường, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể theo sơ đồ sau:

Các alen đột biến lặn a và b không tạo được các enzim A và B tương ứng, alen A và B là các alen trội hoàn toàn. Khi chất A không được chuyển hóa thành chất B thì cơ thể bị bệnh H. Khi chất B không được chuyển hóa thành sản phẩm P thì cơ thể bị bệnh G. Khi chất A được chuyển hóa hoàn toàn thành sản phẩm O thì cơ thể không bị hai bệnh trên. Một người đàn ông bị bệnh H kết hôn với người phụ nữ bị bệnh G. Biết rằng không xảy ra đợt biến mới. Theo lí thuyết, các con của cặp vợ chồng này có thể có tối đa bao nhiêu khả năng sau đây?

(1) Bị đồng thời cả hai bệnh G và H.

(2) Chỉ bị bệnh H.

(3) Chỉ bị bệnh G.

(4) Không bị đồng thời cả hai bệnh G và H.

Xem đáp án

Đáp án B

Một người đàn ông bị bệnh H (aa-) kết hôn với người phụ nữ bị bệnh G (A-bb).

(1) đúng: Bị đồng thời cả hai bệnh G và H.

Nếu bố (aa-) , mẹ (Aabb hoặc Aabb) thì con có thể bị cả 2 bệnh (aa-b) .

(2) sai: Bị bệnh H sẽ bị bệnh G vì không có chất B sẽ không có sản phẩm P.

(3) đúng: Nếu bố (aabb), mẹ (Aabb) thì có thể đẻ con chỉ bị bệnh G (A-bb).

(4) đúng: Nếu bố (aaBB), mẹ (Aabb) thì có thể đẻ con (A-B-) , không đồng thời bị cả hai bệnh G và H.


Câu 8:

Trong các quá trình tiến hóa, để một hệ thống sinh học ở dạng sơ khai nhất có thể sinh sôi được, thì ngoài việc nó nhất thiết phải có những phần tử có khả năng tự tái bản, thì còn cần năng lượng và hệ thống sinh sản. Thành phần tế bào nào dưới đây nhiều khả năng hơn cả cần có trước tiên để có thể tạo ra một hệ thống sinh học có thể tự sinh sôi?

Xem đáp án

Đáp án B

Để 1 hệ thống sinh học ở dạng sơ khai nhất có thể sinh sôi thì ngoài việc phải có những phân tử có khả năng tự tái bản thì nó còn cần 1 lớp màng bao bọc, có khả năng trao đổi các chất với môi trường.

Ví dụ như ở giọt côaxecva, có các đặc tính sơ khai của sự sống, nó có lớp lipit bao bọc bên ngoài.


Câu 10:

Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

P: 0,2AA + 0,3Aa + 0,5aa =1

F1: 0,3AA + 0,25Aa + 0,45aa =1

F20,4AA + 0,2Aa + 0,4aa =1

F30,55AA + 0,15Aa + 0,3aa =1

F40,75AA + 0,1Aa + 0,15aa =1

Biết A trội hoàn toàn so với a. Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?

Xem đáp án

Đáp án D

Qua các thế hệ chúng ta sẽ thấy tấn số alen thay đổi theo hướng tăng dần tần số alen A và giảm dần tần số alen a. Đồng thời có sự loại bỏ các cá thể mang kiểu hình lặn (aa). Do vậy, tác động chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các cá thể mang kiểu hình lặn.


Câu 11:

Tại sao cây khó sử dụng chất khoảng ở đất kiềm?

Xem đáp án

Đáp án A

Cây khó sử dụng chất khoáng ở đất kiềm vì ở môi trường này chất khoáng bị chuyển sang dạng khó tiêu.


Câu 12:

Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, xét các kết luận sau đây:

(1) Cấu trúc tuổi của quần thể có thể bị thay đổi khi có sự thay đổi của điều kiện môi trường.

(2) Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể.

(3) Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ đực: cái trong quần thể.

(4) Cấu trúc tuổi của quần thể phản ảnh trạng thái phát triển khác nhau của quần thể tức là phản ánh tiềm năng tồn tại và sự phát triển của quần thể trong tương lai.

(5) Trong tự nhiên, quần thể của mọi loài sinh vật đều có cấu trúc tuổi gồm 3 nhóm tuổi: tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản và tuổi sau sinh sản.

(6) Cấu trúc tuổi của quần thể đơn giản hay phức tạp liên quan đến tuổi thọ của quần thể và vùng phân bố của loài.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Các kết luận đúng là: (1), (4), (6).

1 đúng vì cấu trúc tuổi của quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể và có phụ thuộc vào môi trường nên có thể thay đổi khi môi trường thay đổi.

2 sai, không thể dựa vào cấu trúc tuổi để xác định kiểu gen của quần thể.

3 sai, cấu trúc tuổi không phản ánh tỉ lệ đực: cái. Tỉ lệ giới tính mới phản ánh tỉ lệ đực: cái trong quần thể nên tỉ lệ giới tính đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả sinh sản của các cá thể trong quần thể.

4 đúng.

5 sai, một số loài sinh vật không được chia nhóm như vậy. Ví dụ như quần thể vi khuẩn: không có nhóm tuổi sau sinh sản vì sau khi phân chia (sinh sản) thì từ 1 vi khuẩn (tế bào) mẹ đã tạo ra 2 vi khuẩn con.

6 đúng vì tuổi thọ của quần thể càng cao và vùng phân bố chứa nhiều điều kiện sống thuận lợi thì cấu trúc tuổi của quần thể càng phức tạp.


Câu 14:

Cho các thông tin sau:

(1) Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit.

(2) Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn.

(3) Ở vùng nhân của vi khuẩn chỉ có một phần tử AND mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện ngay ở kiểu hình.

(4) Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.

Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội là:

Xem đáp án

Đáp án A

Ở vùng nhân của vi khuẩn chỉ có một phần tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện ngay ở kiểu hình. Bất kì alen nào có hại cho quần thể cũng nhanh chóng bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dù là lặn hay trội, làm thay đổi tần số alen một cách nhanh chóng so với quần thể lưỡng bội. Hơn nữa, vi khuẩn sinh sản rất nhanh trong thời gian ngắn nên có thể nhanh chóng nhân nhanh alen có lợi cho quần thể…góp phần đẩy nhanh sự thay đổi tần số alen của quần thể.


Câu 15:

Cho những phát biểu sau về công cụ lao động cũng như sinh hoạt của người Homo Neanderthalensis, số phát biểu đúng là:

1. Sống thành bộ lạc.

2. Có nền văn hóa phức tạp, đã có mầm mống của nghệ thuật và tôn giáo.

3. Đã biết dùng lửa thông thạo, biết săn bắn động vật.

4. Công cụ chủ yếu làm bằng đá silic thành dao nhọn, rìu mũi nhọn.

Xem đáp án

Đáp án A

Chọn (3), (4).

Câu (1) sai vì người H. Nêanderthalensis mới chỉ sống thành đàn trong hang khoảng từ 50-100 người chưa có đời sống bộ lạc.

Câu (2) sai vì người Nêanderthalensis mới chỉ bước đầu có lối sống văn hóa. Chỉ tới giai đoạn của người hiện đại Homo Sapiens mới có nền văn hóa phức tạp và có mầm mống của nghệ thuật và tôn giáo.

Các đặc điểm của người H. Nêanderthalensis là sống thành đàn trong hang, biết dùng lửa thông thạo, biết săn bắn động vật. Họ đã tạo được công cụ chủ yếu làm bằng đá silic thành dao nhọn, rìu mũi nhọn.


Câu 16:

Cho nội dung sau về HIV-AIDS:

(1) HIV-AIDS là bệnh do virút gây ra.

(2) HIV-AIDS có ba con đường lan truyền: đường máu, đường tình dục, đường từ mẹ sang con.

(3) HIV lây lan nhanh chóng khắp thế giới nhờ đường máu.

(4) Bệnh HIV có 2 giai đoạn: sơ nhiễm (thời kì cửa sổ) và giai đoạn AIDS.

(5) Người bị HIV thường chết do virut HIV làm mất sức đề kháng, sụt cân, sốt, lở loét toàn thân.

(6) Hiện nay, HIV đã trở thành căn bệnh thế kỉ chưa có thuốc đặc trị và đang đe dọa tính mạng nhân loại.

Có bao nhiêu nội dung đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Đúng.

(2) Đúng.

(3) Sai, HIV lây lan nhanh chóng khắp thế giới nhờ đường tình dục.

(4) sai, bệnh HIV có 4 giai đoạn: sơ nhiễm, nhiễm HIV không triệu chứng, cận AIDS và AIDS.

(5) Sai, người bị HIV thường chết do bị các vi sinh vật khác tấn công do suy giảm miễn dịch.

(6) Đúng.

Một số thông tin về HIV-AIDS:

- Bệnh AIDS được gây nên bởi virut HIV.

- Quá trình lây nhiễm của virut bắt đầu khi nó xâm nhập vào tế bào người.

- Trong tương lai không xa HIV có thể chữa được.


Câu 18:

Cho biết các phân tử tARN mang các bộ ba đối mã vận chuyển tương ứng các acid amin như sau:

Bộ ba đối mã AGA: vận chuyển acid amin xerin.

Bộ ba đối mã GGG: vận chuyển acid amin prolin.

Bộ ba đối mã AXX: vận chuyển acid amin tryptophan.

Bộ ba đối mã AXA: vận chuyển acid amin cystein.

Bộ ba đối mã AUA: vận chuyển acid amin tyrosine.

Bộ ba đối mã AAX: vận chuyển acid amin leucin.

Trong quá trình tổng hợp một phần tử protein, phần tử mARN đã mã hóa được 50 xerin, 70 prolin, 80 trytophan, 90 cystein, 100 tyrosine và 105 leucin. Biết mã kết thúc trên phân tử mARN này là UAA. Số lượng từng loại nucleotit trên phân tử mARN đã tham gia dịch mã là: 

Xem đáp án

Đáp án D

Cứ mỗi axit amin được mã hóa bằng 1 mã bộ ba, để tính được tổng số nucleotit chúng ta cần tính tổng số nucleotit tạo nên các axit amin cấu tạo nên protein hoàn chỉnh và axit amin mở đầu, mà kết thúc.

Tổng số nucleotit của mARN là: (50+70+80+90+100+105)x3 +6=1491.

Trên phần tử mARN này mã hóa: 

Và mã kết thúc: UAA, mã mở đầu: AUG.

Mã kết thúc không tham gia dịch mã nhưng vẫn được tính vào số nu của mRNA.

Vậy trên mARN có số lượng nu là:


Câu 19:

Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen quy định các enzyme khác nhau cùng tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố cánh hoa theo sơ đồ sau:

Các elen lặn đột biến a, b, d đều không tạo ra được các enzume A, B và D tương ứng. Khi sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng.  Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng?

(1) Ở F2 có 8 kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.

(2) Ở F2, kiểu hình hoa vàng có ít kiểu gen quy định nhất.

(3) Trong số các cây hoa trắng ở F2, tỉ lệ hoa trắng có kiểu gen dị hợp về ít nhất một cặp gen là 78,57%.

(4) Nếu cho tất cả các cây hoa vàng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên, tỉ lệ hoa đỏ thu được ở đời F3 là 0%.

Xem đáp án

Đáp án D

Số kiểu gen quy định hoa đỏ (A-B-D-) là 2x2x2 =8 => (1) đúng/

Kiểu hình có kiểu gen quy định ít nhất là hoa vàng (A-B-dd) là 2x2 =4 

Do kiểu hình hoa trắng có số KG quy định là: 3x3x3-8-4 =15

=> (2) đúng.

Tỉ lệ hoa trắng đồng hợp:

(aabbdd + AAbbdd + aaBBdd + aabbDD + aaBBDD + AAbbDD)

=> aa(BB+bb)(DD+dd) +AAbb(DD+dd) là 

 Tỉ lệ hoa trắng có ít nhất 1 cặp gen dị hợp là 

=> Tỉ lệ hoa trắng có ít nhất 1 cặp gen dị hợp trong tổng hoa trắng là

=> (3) đúng

Hoa vàng

Hoa vàng x hoa vàng:

F3 không có hoa đỏ vì không tạo được kiểu hình  

=> (4) đúng.

Vậy cả 4 nhận định đều đúng.


Câu 20:

Ở một loài thực vật, có ba dòng thuần chủng khác nhau về màu hoa: hoa đỏ, hoa vàng và hoa trắng. Cho các dòng khác nhau lai với nhau, kết quả thu được như sau:

Kiểu gen của các dòng thuần chủng hoa đỏ, hoa vàng, hoa trắng lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phép lai 2:

F1: Đỏ tự thụ

=> F2: 56,37% đỏ : 18,53% vàng : 25,09% trắng  56,25% : 18,75% : 25%

=> 9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng

F2 có 16 tổ hợp lai

=>F1 cho 4 tổ hợp giao tử

=> F1: AaBb

=> F2: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb 

=> A-B- = đỏ; A-bb = vàng; aaB- =aabb = trắng

Tính trạng đó 2 gen tương tác bổ sung kiểu 9:3:4 quy định

Vậy kiểu gen P2 

Phép lai 1:

Phép lai 3:


Câu 21:

Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?

Xem đáp án

Đáp án B

Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm:

* Nguyên nhân gây ra sự cụp lá: sức trương của nửa dưới của các chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào những mô lân cận.

* Sự đóng mở khí khổng: do sự biến động hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng.


Câu 22:

Cho các phương pháp tạo giống sau:

1- Cấy truyền phôi;

2-Nhân bản vô tính;

3-Công nghệ gen;

4- Nuôi cấy mô tế bào thực vật trong ống nghiệm;

5- Dung hợp tế bào trần.

Những phương pháp có thể tạo ra thế hệ con đồng loạt có kiểu gen giống nhau là:

Xem đáp án

Đáp án A

1- Cấy truyền phôi: Bằng kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau, người ta cũng có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau.

2- Nhân bản vô tính: Đời con được sinh ra mang đặc điểm do truyền giống hệt nhau và giống với mẹ cho nhân.

4- Nuôi cấy mô tế bào thực vật trong ống nghiệm: Kĩ thuật này cho phép nhân nhanh các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt thích nghi với điều sinh thái nhất định…Tạo ra thế hệ con đồng loạt có kiểu gen giống nhau và giống với mẹ.

5- Dung hợp tế bào bào trần: Sự dung hợp tế bào trần xảy ra giữa các mô của cùng một loài hay của các loài khác nhau, hoặc giữa các chi, bộ và họ để tạo giống mới.


Câu 23:

Ở một loài động vật, con đực XY có kiểu hình thân đen, mắt trắng giao phối với con cái có kiểu hình thân xám, mắt đỏ được F1 gồm 100% cá thể thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối tự do được F2 có tỷ lệ 500 cá thể cái thân xám, mắt đỏ: 200 cá thể đực thân xám, mắt đỏ: 200 cá thể đực thân đen, mắt trắng: 50 cá thể đực thân xám, mắt trắng: 50 cá thể đực thân đen, mắt đỏ. Biết rằng các tính trạng đơn gen chi phối. Cho các kết luận như sau:

1. Có 6 kiểu gen quy định kiểu hình thân xám, mắt đỏ.

2. Hoán vị gen diễn ra ở cả hai giới đực và cái.

3. Đã xuất hiện hiện tượng hoán vị gen với tần số 20%.

4. Hai cặp tính trạng này liên kết với nhau.

5. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới đực.

6. Có 4 kiểu gen quy định kiểu hình thân đen, mắt đỏ.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Sự biểu hiện kiểu hình của 2 tính trạng đều khác nhau ở hai giới nên 2 tính trạng đều nằm trên NST giới tính X. Vậy 4 đúng.

=> Ở F2 chỉ xảy ra hoán vị gen ở con cái. Vậy 2, 5 sai.

F2, XY: 2 loại kiểu hình chiếm tỷ lệ nhỏ là do 2 giao tử hoán vị của con cái F1.

Tần số hoán vị gen: 

Vậy 3 đúng.

Kiểu hình thân xám mắt đỏ có các kiểu gen:

Vậy 1 đúng.

Kiểu hình thân đen, mắt đỏ có các kiểu gen: . Vậy 6 sai.


Câu 24:

Cho các nhận định sau:

1. Sau khi thu hoạch lúa, người nông dân tiến hành phun hóa chất, tiêu độc khử trùng loại trừ triệt để mầm bệnh, sau đó mới tiến hành gieo trồng lúa lại là diễn thế nguyên sinh.

2. Tùy vào điều kiện phát triển thuận lợi hay không mà diễn thế nguyên sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hay quần xã suy thoái.

3. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã chỉ là nhân tố quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật, diễn thế sinh thái xảy ra chủ yếu do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh.

4. Dù cho nhóm loại ưu thế có hoạt động mạnh mẽ làm thay đổi điều kiện sống nhưng không có loài nào có khả năng cạnh tranh với nó.

5. Nhờ nghiên cứu diễn thế sinh thái, con người có thể chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lí các tài nguyên thiên nhiên.

6. Rừng thứ sinh thường có hiệu quả kinh tế thấp hơn rừng nguyên sinh.

Những nhận định sai là:

Xem đáp án

Đáp án B

- Ý 1 đúng vì diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. Sau khi tiêu độc khử trùng xem như trên môi trường đó chưa từng có sinh vật nào sinh sống.

- Ý 2 sai vì tùy vào điều kiện phát triển thuận lợi hay không mà diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hay quần xã suy thoái.

- Ý 3 sai vì những biến đổi của môi trường chỉ là nhân tố khởi động, còn quần xã sinh vật mới là động lực chính cho quá trình diễn thế.

- Ý 4 sai, nếu nhóm loài ưu thế hoạt động mạnh mẽ làm thay đổi điều kiện sống thì nó sẽ tạo điều kiện cho loài khác cạnh tranh thay thế.

- Ý 5 đúng, nhớ nghiên cứu diễn thế sinh thái, con người có thể chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lí các tài nguyên thiên nhiên.

- Ý 6 đúng rừng nguyên sinh đa dạng sinh học và có hiệu quả kinh tế cao hơn rừng thứ sinh.


Câu 27:

Ở một quần thể người, bệnh M do một trong hai alen của một gen quy định. Một cặp vợ chồng: Hùng bị bệnh M còn Hương không bị bệnh M, sinh được con gái là Hoa không bị bệnh M. Hoa kết hôn với Hà, Hà không bị bệnh M và đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh M là 1/10, sinh được con gái là Hiền không bị bệnh M. Một cặp vợ chồng khác là Thành và Thủy đều không bị bệnh M, sinh được con gái là Thương bị bệnh M và con trai là Thắng không bị bệnh M. Thắng và Hiền kết hôn với nhau, sinh con gái đầu lòng là Huyền không bị bệnh M. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?

(1) Xác suất để Huyền mang alen gây bệnh M là 53/115.

(2) Xác suất sinh con thứ hai là trai không bị bệnh M của Thắng và Hiền là 115/252.

(3) Có thể biết chính xác kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.

(4) Xác suất để Hà mang alen gây bệnh M là 5/11.

Xem đáp án

Đáp án D

Để giải quyết bài tập này tốt nhất ta vẽ sơ đồ phả hệ:

Từ phả hệ trên ta thấy, bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh nên bệnh do alen lặn quy định.

Quy ước: A: bình thường; a: bị bệnh.

- Quần thể mà Hà đến có CTDT là:  

=> xác suất kiểu gen của 1 người thuộc quần thể trên là .

Hoa bình thường có bố bị bệnh nên chắc chắn có kiểu gen Aa.

Vậy ta có:

=> Hiền bình thường nên có xác suất kiểu gen là .

- Thắng có chị gái bị bệnh nhưng bố mẹ bình thường nên bố mẹ chắc chắn có kiểu gen Aa.

=> Thắng có xác suất kiểu gen là

Vậy ta có:

=> Huyền bình thường có xác suất kiểu gen là:  

=> Xác suất sinh con trai thứ hai không bị bệnh .

Xét từng ý ta có:

(1) ĐÚNG

(2) ĐÚNG.

(3) Trong phả hệ trên thì Hùng và Thương bị bệnh chắc chắn có kiểu gen aa. Hoa, Thành và Thủy chắc chắn có kiểu gen Aa. Vậy có 5 người biết chính xác kiểu gen => ĐÚNG.

(4) Xác suất để Hà mang alen bệnh là  SAI.

Vậy có 3 ý đúng.


Câu 28:

Một số đột biến ở ADN ti thể có thể gây bệnh ở người gọi là bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON). Bệnh này đặc trưng bởi chứng mù đột phát ở người lớn. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Chỉ cần người mẹ bị bệnh LHON thì người con sẽ bị bệnh, không cần bắt buộc người bố cũng phải bị vì bệnh này di truyền theo dòng mẹ.

Tất cả con dù nam hay nữ đều sẽ bị bệnh nếu bị bệnh.


Câu 29:

Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao mieelin lại “nhảy cóc”?

Xem đáp án

Đáp án C

Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mielin:

- Bao mielin bao bọc không liên tục mà ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie. Bao mielin có màu trắng và có tính chất cách điện.

- Điện thế hoạt động lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Do đó tốc độ lan truyền rất nhanh (có mang chất cách điện).

- Điện thế hoạt động lan truyền là do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.

- Tốc độ lan truyền trên sợi có miêlin nhanh hơn nhiều so với trên sợi không có miêlin.


Câu 30:

Đặc điểm khí hậu và thực vật điển hình ở kỉ Cacbon thuộc đại Cổ Sinh là:

Xem đáp án

Đáp án C

Ở kỉ Cacbon, đầu kỉ ấm nóng, cuối kỉ khô lạnh. Dương xỉ phát triển mạnh, xuất hiện thực vật có hạt. Lưỡng cư ngự trị và phát sinh bò sát.

Nhắc đến kỉ Cacbon là nhớ đến dương xỉ. Ở kỉ này không xuất hiện thực vật có hoa mà chỉ xuất hiện thực vật có hạt.


Câu 31:

Đồ thị dưới đây biểu diễn biến động số lượng thỏ và mèo rừng ở Canada, nhận định nào không đúng về mối quan hệ giữa hai quần thể này?

Xem đáp án

Đáp án B

Đồ thị biểu hiện sự kiểm soát lẫn nhau trong mối quan hệ vật ăn thịt con mồi.

Con mồi tăng số lượng => Vật ăn thịt tăng số lượng do có nguồn thức ăn dồi dào, và chính sự tăng số lượng vật ăn thịt là nguyên nhân làm giảm số lượng con mồi. A đúng.

Số lượng con mồi thấp => thức ăn khan hiếm nên vật ăn thịt lại giảm => con mồi lại có điều kiện để tăng số lượng.

Khi thức ăn bị nhiễm độc theo nguyên lí khuyếch đại thì nếu thỏ nhiễm độc thì mèo rừng bị nhiễm độc nhiều hơn. B sai.

C đúng vì quần thể con mồi luôn có số lượng nhiều hơn vật ăn thịt.


Câu 33:

Phitôcrôm Pdx có tác dụng:

Xem đáp án

Đáp án B

Pdx làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở…


Câu 34:

Ở hệ sinh thái dưới nước, quần thể thực vật phù du dư thừa để cung cấp thức ăn cho quần thể giáp xác. Cho các nhận xét dưới đây:

1. Tốc độ sinh sản của giáp xác nhanh hơn so với thực vật phù du.

2. Sinh khối của giáp xác lớn hơn thực vật phù du.

3. Tháp năng lượng của hệ sinh thái này có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.

4. Hệ sinh thái này là hệ sinh thái kém ổn định.

5. Số lượng cá thể của quần thể thực vật phù du lớn hơn so với quần thể giáp xác.

6. Tháp sinh khối của hệ sinh thái này có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.

7. Tháp số lượng của hệ sinh thái này có dạng chuẩn.

8. Tháp năng lượng của hệ sinh thái này có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ còn tháp số lượng và sinh khối có dạng ngược lại.

Nhận xét đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

1 sai vì tốc độ sinh sản của thực vật phù du nhanh hơn giáp xác. Do đó, dù thực vật phù du có sinh khối nhỏ hơn giáp xác nhưng vì tốc độ sinh sản nhanh, tạo ra số lượng lớn cá thể thực vật phù du trong thời gian ngắn cung cấp thức ăn cho giáp xác.

2 đúng, sinh khối của giáp xác lớn hơn thực vật phù du nên tháo sinh khối trở nên mất cân đối.

3 đúng vì tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn là đáy lớn đỉnh nhỏ với bất kì hệ sinh thái nào.

4 sai vì tuy sinh khối của thực vật phù du nhỏ hơn giáp xác nhưng với tốc độ sinh sản nhanh và chu kì sống ngắn giúp thức vật phù du nhanh chóng sinh sôi cung cấp đủ thức ăn cho giáp xác nên hệ sinh thái ở trạng thái ổn định.

5 đúng vì thực vật phù du sinh sản rất nhanh nên sẽ có số lượng cá thể lớn hơn quần thể giáp xác.

6 sai vì tháo sinh khối của hệ sinh thái này có dạng đáy nhỏ đỉnh lớn.

7 đúng vì tháp số lượng của hệ sinh thái này có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ (dạng chuẩn).

8 sai vì tháp số lượng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ giống như tháp năng lượng.


Câu 35:

Vai trò của việc nghiên cứu giới hạn sinh thái là:

1. Tạo điều kiện tối thuận cho vật nuôi, cây trồng về mỗi nhân tố sinh thái.

2. Mỗi loài có giới hạn sinh thái đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái. Do vật trong công tác nuôi trồng, ta không phải bận tâm đến khu phân bố.

3. Khi biết được giới hạn sinh thái từng loài đối với mỗi nhân tố sinh thái, ta phân bố chúng một cách hợp lí. Điều này còn có ý nghĩa trong công tác di nhập vật nuôi, cây trồng.

4. Nên giữ môi trường ở giới hạn dưới hoặc giới hạn trên để sinh vật khỏi bị chết.

Số phương án đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

- Ý 1 đúng vì sẽ xác định được các điều kiện tối ưu nhất, thích nghi nhất cho từng loại vật nuôi, cây trồng.

- Ý 2 sai vì việc định khu phân bố rất quan trọng trong nuôi trồng.

- Ý 3 đúng, có thể xác định được loài vật nào thích nghi hay không thích nghi với một vùng nào đó, giúp cho việc phân bố chúng một cách hợp lí nhất.

- Ý 4 sai, ở giới hạn trên hoặc giới hạn dưới thì sinh vật đúng là không bị chết nhưng không nên giữ ở mức đó vì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của sinh vật, nên giữ ở khoảng thuận lợi.

Vậy 2 ý đúng là 1, 3.


Câu 36:

Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì:

Xem đáp án

Đáp án B

Cắt lá để giảm thiểu lượng nước bốc hơi qua lá ở cành đó.

Vì khi vừa ghép cành các mạch trên cành ghép và gốc ghép bị tổn thương và chưa thật sự thông với nhau, nếu nước bốc hơi nhiều quá cành ghép sẽ chết do thiếu nước.

Buộc chặt cành ghép vào gốc ghép để đảm bảo càng không bị xê dịch làm cho mối ghép bị hở và cũng để đảm bảo cách mạch của mối ghép tiếp xúc tốt hơn.


Câu 37:

Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng khi nói về sự di truyền của tính trạng?

(1) Trong cùng một tế bào, các tính trạng di truyền liên kết với nhau.

(2) Khi gen bị đột biến thì quy luật di truyền của tính trạng sẽ bị thay đổi.

(3) Mỗi tính trạng chỉ di truyền theo quy luật xác định và đặc trưng cho loài.

(4) Tính trạng chất lượng thường do nhiều cặp gen tương tác cộng gôp quy định.

(5) Hiện tượng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có khả năng làm thay đổi mối quan hệ giữa các tính trạng.

Xem đáp án

Đáp án B

(1) sai vì các tính trạng di truyền liên kết với nhau khi cùng nằm trên 1 cặp NST.

(2) sai vì khi gen bị đột biến vẫn không làm thay đổi vị trí gen nên quy luật di truyền của tính trạng không bị thay đổi.

(3) đúng, mỗi tính trạng chỉ di truyền theo quy luật xác định và đặc trưng cho loài đó được quy định bởi tính trạng được quy định bởi gen và mỗi gen có một vị trí xác định.

(4) sai vì tính trạng chất lượng thường do 1 cặp gen quy định. Tính trạng số lượng thường do nhiều cặp gen tương tác cộng gộp quy định.

(5) đúng vì hiện tượng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có khả năng làm thay đổi vị trí gen nên mối quan hệ giữa các tính trạng có thể bị thay đổi (VD từ phân li độc lập chuyển sang di truyền liên kết do đột biến chuyển đoạn).


Câu 38:

Cho các phát biểu về hình ảnh bên, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?

(1) Thực vật hấp thụ Nitơ chủ yếu dưới dạng nitrat và muối amôn để tạo ra các hợp chất hữu  cơ chứa gốc amin.

(2) Vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh với cây họ đậu và đa số các vi khuẩn sống tự do trong đất có khả năng cố định Nitơ.

(3) Nitrat được hình thành bằng con đường vật lý (điện và quang hóa), hóa học và sinh học, trong đó con đường hóa học là quan trọng nhất.

(4) Nấm và vi khuẩn phân hủy các hợp chất chứa Nitơ để giải phóng muối amôn trong đất.

Xem đáp án

Đáp án B

(1) đúng. Thực vật hấp thu Nitơ chủ yếu dưới dạng nitrat và muối amôn.

(2) sai vì chỉ có vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh với cây họ đậu và một số ít các vi khuẩn sống tự do trong đất có khả năng cố định Nitơ.

(3) sai, nitrat có thể được hình thành bằng con đường vật lý (điện và quang hóa), hóa học và sinh học, trong đó con đường sinh học là quan trọng nhất.

(4) đúng, nấm và vi khuẩn phân hủy các hợp chất chứa Nitơ để giải phóng muối amôn trong đất.


Câu 39:

Testôstêron có vai trò:

Xem đáp án

Đáp án C

Testosteron kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.


Câu 40:

Cho các loài sinh vật sau:

(1) Cây bàng.

(2) Cây cọ.

(3) Vi khuẩn phi lưu huỳnh, là một loại vi khuẩn quang tự dưỡng.

(4) Vi khuẩn màu tía, là một loại vi khuẩn quang tự dưỡng.

(5) Vi khuẩn ôxi hóa lưu huỳnh, là một loại vi khuẩn hóa tự dưỡng.

(6) Vi khuẩn lam, là một loại vi khuẩn quang tự dưỡng.

Có bao nhiêu loài sinh vật đóng vai trò là sinh vật tự dưỡng trong quần xã?

Xem đáp án

Đáp án D

Chọn các sinh vật (1), (2), (3), (4), (6).

Trong quần xã, sinh vật tự dưỡng là loại có khả năng tiếp nhận năng lượng ánh sáng mặt trời, tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản thông qua quá trình quang hợp, vậy tất cả các loài thực vật đều là sinh vật tự dưỡng.

Theo định nghĩa, chỉ có vi sinh vật quang tự dưỡng được gọi là sinh vật tự dưỡng của quần xã.


Bắt đầu thi ngay