20 đề thi thử THPTQG môn Sinh học năm 2019 - 2020 (Đề số 18)
-
5978 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Đacuyn ở những điểm nào sau đây?
1. Chọn lọc tự nhiên không tác động riêng lẽ đối với từng gen mà đối với toàn bộ vốn gen, trong đó các gen tương tác thống nhất.
2. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động tới từng cá thể riêng lẽ mà tác động đối với cả quần thể, trong đó các cá thể quan hệ ràng buộc với nhau.
3. Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật.
4. Làm rõ vai trò của chọn lọc tự nhiên theo khía cạnh là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.
Đáp án D
- Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Đacuyn ở các điểm:
+ Chọn lọc tự nhiên không tác động riêng lẽ đối với từng gen mà đối với toàn bộ vốn gen, trong đó các gen tương tác thống nhất.
+ Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động tới từng cá thể riêng lẽ mà tác động đối với cả quần thể, trong đó các cá thể quan hệ ràng buộc với nhau.
+ Làm rõ vai trò của chọn lọc tự nhiên theo khía cạnh là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.
- Đối với ý 3, chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến bị và di truyền đã xuất hiện ở học thuyết của Đacuyn chứ không phải do thuyết tiến hóa hiện đại mở rộng quan niệm của Đauyn nên ta loại ý này.
Câu 2:
Cho các phát biểu sau đây về hình ảnh bên:
(1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
(2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
(3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN polymeraza đều di chuyển theo chiều 5' đến 3' để tổng hợp mạch mới theo chiều 3'5'
(4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là ADN ban đầu.
(5) Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
Đáp án A
(1) đúng. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung trong đó A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo toàn).
(2) sai vì quá trình nhân đôi không diễn ra đồng thời quá trình phiên mã. Quá trình nhân đôi giúp vật liệu di truyền là ADN được truyền lại cho đời sau. Trong khi đó, thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua cơ chế phiên mã và dịch mã. Phiên mã diễn ra phụ thuộc vào nhu cầu của tế bào và cơ thể.
(3) sai vì trên mạch khuôn, ADN polimeraza di chuyển theo chiều 3'-5' và tổng hợp mạch mới theo chiều 5'-3'.
(4) đúng.
(5) sai vì enzim nối ligaza không chỉ nối các đoạn Okazaki ở mạch ADN gián đoạn mà còn nối ở những đoạn mạch tái bản với nhau. Do vậy, enzim nối ligaza đều tác động lên hai mạch đơn được tạo ra từ phân tử ADN mẹ ban đầu.
Vậy có 3 phát biểu không đúng.
Câu 3:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Ở phép lai nếu hoán vị gen đều xảy ra ở hai bên với tần số 30%. Cho các phát biểu sau về đời con của phép lai trên:
(1) Kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 39,5%
(2) Kiểu hình khác bố mẹ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 45%
(3) Kiểu gen chiếm tỉ lệ lớn hơn 10%
(4) Có tối đa 9 kiểu gen được tạo ra ở đời con.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án B
P:
Hoán vị gen xảy ra ở hai bên f=30%
Ta có: cho giao tử: = = 35% và = = 15%
cho giao tử: = = 35% và = = 15%
Kiểu hình A-bb = aaB- = 25
Kiểu hình A-bb = aaB- = 25% - aabb = 19,75%
(1) A-bb + aaB- = 39,5%.
Kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 39,5% nên 1 đúng.
(2) Kiểu hình bố mẹ là A-B- = 55,25%
Kiểu hình khác bố mẹ là A-bb = aaB- = aabb = 100% - 55,25% = 44,75% <45% nên 2 đúng.
(3) Kiểu gen chiếm tỉ lệ 0,35 x 0,15 + 0,15 x 0,35 = 10,5% nên (3) đúng.
(4) Có tối đa 10 kiểu gen tạo ra ở đời con nên (4) sai. Vì xảy ra hoán vị gen ở hai bên nên sẽ có thể tạo ra 10 kiểu gen ở đời con. Nếu chỉ hoán vị gen ở một bên thì tạo ra tối đa 7 kiểu gen.
Câu 4:
Kĩ thuật chuyển gen gồm các bước:
(1) Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp.
(2) Sử dụng enzim nối để gắn gen của tế bào cho vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp.
(3) Cắt ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền bằng cùng một loại enzim cắt.
(4) Tách thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.
(5) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Thứ tự đúng của các bước trên là:
Đáp án B
* Tạo ADN tái tổ hợp:
- Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.
- Xử lí bằng một loại enzim giới hạn (restrictaza) để tạo ra cùng 1 loại đầu dính có thể khới nối các đoạn ADN lại với nhau.
- Dùng enzim nối để gắn chúng tạo ADN tái tổ hợp.
* Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận:
- Dùng muối hoặc xung điện cao áp làm dãn màng sinh chất của tế bào để ADN tái tổ hợp dễ dàng đi qua màng.
* Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp:
- Để nhận biết được các tế bào vi khuẩn nào nhận được ADN tái tổ hợp thì các nhà khoa học thường sử dụng thể truyền là các gen đánh dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu nhờ đó ta có thể dễ dàng nhận biết được sự có mặt của các ADN tái tổ hợp trong tế bào.
- Bằng các kỹ thuật nhất định nhận biết được sản phẩm đánh dấu.
- Phân lập dòng tế bào chứa gen đánh dấu.
Câu 5:
Trong một quần thể ruồi giấm xét 2 cặp nhiễm sắc thể: cặp số I có hai locut (locut 1 có 2 alen, locut 2 có 3 alen), cặp số II có 1 locut với 5 alen. Trên nhiễm sắc thể X ở vùng không tương đồng có 2 locut, mỗi locut đều có 2 alen. Biết các gen liên kết không hoàn toàn. Tính số kiểu gen tối đa được tạo thành trong quần thể liên quan đến các locut trên.
Đáp án B
- Số kiểu gen tối đa được tạo thành trong quần thể ở cặp NST thường số I là:
- Số kiểu gen tối đa được tạo thành trong quần thể ở cặp NST thường số II là:
- Số kiểu gen tối đa được tạo thành trong quần thể ở cặp NST giới tính là:
- Tổng số loại kiểu gen là: 21.15.14= 4410 kiểu gen.
Câu 6:
Sự biểu hiện triệu chứng thiếu phôtpho của cây là:
Đáp án B
Triệu chứng thiếu photpho của cây: Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
Câu 7:
Phương pháp để xác định được nguyên tắc nhân đôi của ADN là:
Đáp án D
- Đánh dấu phóng xạ các nucleotit giúp chúng ta thấy rõ cách các nucleotit liên kết với nhau như thế nào để hình thành nên ADN con trong quá trình nhân đôi ADN, từ đó xác định được nguyên tắc nhân đôi của ADN.
Ví dụ: có nhiều thí nghiệm chứng minh nguyên tắc nhân đôi ADN (đặc biệt là nguyên tắc bán bảo tồn) trong đó có 1 thí nghiệm nổi tiếng là của Meselson và Stahl. Hai ông dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu ADN, sau đó cho vi khuẩn chứa ADN này thực hiện quá trình nhân đôi trong môi trường chứa . Nhờ thực hiện ly tâm và phân tích kết quả thu được, họ đã chứng minh được cơ chế nhân đôi bán bảo toàn của ADN.
Câu 8:
Các phát biểu sau đây nói về đột biến số lượng NST:
1. Sự kết hợp giữa loại giao tử thứ n+1 với giao tử thứ n-1 sẽ dẫn đến hợp tử bình thường.
2. Sự không phân li của một cặp hoặc một số cặp NST tương đồng trong quá trình phân bào là một trong những nguyên nhân hình thành thể lệch bội.
3. Trong chọn giống có thể sử dụng thể lệch bội để xác định vị trí gen trên NST.
4. Thể đa bội chẵn thường có ít khả năng sinh sản hơn cơ thể bình thường.
5. Cơ thể có bộ NST càng gấp nhiều lần bộ đơn bội của loài thì tế bào càng to, cơ quan sinh dưỡng càng lớn.
6. Các cơ thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản nên được ứng dụng tạo cây ăn quả không hạt như dưa hấu, nho, bắp.
Có bao nhiêu phát biểu không chính xác?
Đáp án A
1 sai vì có thể giao tử n+1 và giao tử n-1 thừa thiếu các NST không phải trong 1 cặp tương đồng.
2 đúng. Sự không phân li của một cặp hoặc một số cặp NST tương đồng trong quá trình phân bào là một trong những nguyên nhân hình thành thể lệch bội.
3 đúng. Ngoài ra, đột biến lệch bội và đột biến mất đoạn đều được sử dụng để xác định vị trí gen trên NST.
4 sai vì thể đa bội chẵn có khả năng tạo giao tử như các cơ chế bình thường.
5 đúng.
6 đúng. Các thể tự đa bội lẻ không có khả năng sinh sản bình thường. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu,… thường tự đa bội lẻ và không có hạt. Hiện tượng đa bội khá phổ biến ở thực vật trong khi ở động vật là tương đối hiếm.
Câu 9:
Ở một loài thực vật, tiến hành tự thụ phấn cây P dị hợp các locus, ở đời sau thu được 198 cây hoa đỏ, chín sớm: 102 hoa trắng, chín sớm: 27 hoa đỏ, chín muộn: 73 hoa trắng, chín muộn. Biết rằng tính trạng thời gian chín do 1 locus 2 alen chi phối, hoán vị nếu xảy ra sẽ như nhau ở 2 giới.
(1) Có 3 locus tham gia chi phối 2 tính trạng nói trên, có hiện tượng tương tác 9:6:1
(2) Cơ thể đem lai dị hợp tử đều với tần số hoán vị là 10%
(3) Nếu do cơ thể dị hợp tất cả các locus nói trên đem lai phân tích, ta được tỷ lệ 9:6:1:4
(4) Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở P, có 40% số tế bào sinh giao tử có hoán vị.
Trong số các nhận định trên, số lượng nhận định đúng về phép lai nói trên là:
Đáp án B
Ta có: P dị hợp
: 49,5% đỏ, sớm : 25,5% trắng, sớm : 6,75% đỏ, muộn : 18,25% trắng, muộn.
Tỉ lệ đỏ : trắng = 9 :7
=> P : AaBb x AaBb.
Tính trạng do 2 cặp gen phân li độc lập tương tác bổ sung 9 :7.
Quy ước: A-B- = đỏ
A-bb = aaB- = aabb = trắng
Tỉ lệ chín sớm : chín muộn = 75% : 25%
Quy ước: D: chín sớm >>d: chín muộn
Giả sử 3 gen phân li độc lập
Tỉ lệ kiểu hình đời con sẽ là : (9 :7) x (3 :1) khác với đề bài
=> 2 trong 3 gen cùng nằm trên 1 NST
Do 2 gen A và B vai trò tương đương
=> Giả sử gen A và D cùng nằm trên 1 NST
Ta có đỏ, sớm (A-D-)B- = 49,5%
=> (A-D-) = 49,5% : 0,75 = 66%
=> (aadd) = 66% - 50% = 16%
=> P cho giao tử
Vậy là giao tử liên kết, tần số hoán vị gen là f = 20%. Vậy 2 sai.
P lai phân tích:
Gp:
: (0,4AaDd : 0,4aadd : 0,1Aadd : 0,1aaDd) x (1Bb:1bb)
TLKH: 4 đỏ sớm : 1 đỏ, muộn : 9 trắng muộn : 6 trắng sớm.
Vậy 3 đúng.
Do tần số hoán vị gen f = 20% => Có 40% số tế bào sinh giao tử có hoán vị gen.
Vậy các kết luận đúng là 3, 4.
Câu 10:
Khi các nhà nghiên cứ đặt chân đến một hòn đảo giữa đại dương, họ thống kê được tần số các kiểu gen trong quần thể một loài động vật có vú như sau: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa (thế hệ P). Sau một thời gian, các nhà khoa học quay trở lại đảo, họ tiếp tục nghiên cứu loài động vật trên và lúc này, khi thống kê họ thấy ở thế hệ tần số các kiểu gen là 0,45AA : 0,475Aa : 0,075aa. Biết rằng A trội hoàn toàn so với a. Nguyên nhân sự biến động tần số kiểu gen ở loài động vật trên là:
Đáp án B
Nhận xét: sau 1 thế hệ, ta có tỉ lệ:
AA tăng mạnh: 0,36 => 0,45
Aa giảm nhẹ: 0,48 => 0,475
aa giảm mạnh: 0,16 => 0,075
Nhiều khả năng, nguyên nhân của sự biến động này là do: yếu tố ngẫu nhiên (phiêu bạt di truyền) gây ra.
Câu 11:
Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là:
Đáp án D
Lưới thức ăn trên có các chuỗi thức ăn là:
+ Thực vật => Cào cào => Chim sâu => Mèo rừng.
+ Thực vật => Thỏ => Báo.
+ Thực vật => Thỏ => Mèo rừng.
+ Thực vật => Nai => Báo.
Các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là cào cào, thỏ và nai (hay còn gọi là sinh vật tiêu thụ bậc 1).
Câu 12:
Ở một loài thực vật, chiều cao cây do các gen trội không alen tương tác cộng gộp với nhau quy định. Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được các cây . Cho các cây tự thụ phấn, có 9 kiểu hình. Trong các kiểu hình ở , kiểu hình thấp nhất cao 70cm; kiểu hình cao 110cm chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Xác suất để chọn được ở 1 cây cao 110cm ở mà khi cho cây này tự thụ phấn thì thế hệ sau đều cao 110cm là bao nhiêu?
Đáp án B
: dị hợp tất cả các cặp gen
tự thụ phấn
có 9 kiểu hình.
Như vậy có 4 cặp gen tương tác cộng gộp qui định chiều cao.
x : AaBbDdEe x AaBbDdEe
Cây thấp nhất cao 70cm.
Cây chiếm tỉ lệ nhiều nhất là cây có 4 alen trội trong kiểu gen – cao 110cm
Như vậy cứ 1 alen trội làm cây cao lên:
Xác suất cây cao 110cm ở là
Cây cao 110cm mà khi tự thụ phấn cho chỉ duy nhất 1 kiểu hình cao 110cm nghĩa là cây có kiểu gen thuần chủng.
Ta có kiểu gen là AABBddee và 5 hoán vị khác gồm aaBBDDee, aabbDDEE, AabbddEE, aaBBddEE, AabbDDee.
Xác suất của cây loại này là
Vậy xác suất để trong số các cây cao 110cm, chọn ra được 1 cây tự thụ phấn cho đời con 100% cao 110cm là
Câu 13:
Khác biệt cơ bản giữa khối u lành tính và khối u ác tính là:
Đáp án D
Khối u ác tính có khả năng di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể còn khối u lành tính thì không.
Câu 14:
Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, xét các kết luận sau:
(1) Vùng có khí hậu nhiệt đới, tất cả các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và số lượng tầng giống nhau.
(2) Sự phân tầng làm giảm sự cạnh tranh và tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.
(3) Ở tất cả các khu hệ sinh học, các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và sự phân tầng tương tự nhau.
(4) Sự phân tầng gắn liền với sự thu hẹp ổ sinh thái của các loài trong quần xã.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
Đáp án C
Các kết luận đúng: (2), (4)
Ở vùng nhiệt đới, quần xã thường phân thành 4-5 tầng: 2-3 tầng cây gỗ lớn, 1 tầng cây bụi thấp, 1 tầng cỏ và dương xỉ.
Ở các khu hệ sinh học, sự phân tầng khác nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà trước hết là các yếu tố vật lý (nhiệt dộ, ánh sáng, oxy, nguồn thức ăn,...).
Câu 15:
Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở các yếu tố ngẫu nhiên mà không có ở chọn lọc tự nhiên?
(1) Có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
(2) Có thể làm biến đổi mạnh tần số alen của quần thể.
(3) Có thể tác động liên tục qua nhiều thế hệ.
(4) Có thể làm biến đổi vô hướng tần số alen của quần thể.
(5) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể.
Đáp án B
Các đặc điểm (1), (2) có ở cả yếu tố ngẫu nhiên và CLTN.
Đặc điểm (3) chỉ có ở CLTN.
Đặc điểm (4), (5) chỉ có ở yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 16:
Bảng sau đây cho biết một số thông tin về các sinh vật qua các đại địa chất?
Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án đúng là:
Đáp án A
Câu 18:
Xơ nang là một bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra, bệnh này phát sinh do có trở ngại trong việc vận chuyển các ion giữa tế bào và ngoại bào. Bệnh này thường gây chết người và hầu hết người bị chết ở độ tuổi trẻ. Một đứa trẻ được chuẩn đoán mắc bệnh, nhưng cha mẹ của mình hoàn toàn khỏe mạnh. Tuyên bố nào là đúng?
Đáp án B
A sai vì bố mẹ đều khỏe mạnh nên không thể có kiểu gen đồng hợp tử về gen gây bệnh xơ nang (aa) được.
B đúng vì để sinh ra con bị bệnh (aa) bố mẹ khỏe mạnh phải mang kiểu gen dị hợp tử (Aa).
Ta có: Aa x Aaaa.=> aa. Vậy xác suất đứa con bị bệnh là
C sai vì có một đứa trẻ bị mắc bệnh nên đứa trẻ đó mang kiểu gen aa. Do vậy, không phải tất cả con đều có kiểu gen dị hợp tử (Aa).
D sai vì gen gây bệnh là gen lặn trên NST thường nên tỉ lệ mắc bệnh ở con trai và con gái hoàn toàn như nhau.
Câu 19:
Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người:
Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
(1) Có 5 người trong phả hệ này không xác định được chính xác kiểu gen.
(2) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp.
(3) Có tối đa 6 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp trội.
(4) Xác suất sinh con trai bị bệnh của cặp vợ chồng III.13 – III.14 là 25%.
(5) Cặp vợ chồng I.3 – I.4 không mang alen gây bệnh.
Đáp án C
Xét sự quy định bệnh:
Ta có I1, I2 bình thường sinh con bệnh II6, 8 nên gen gây bệnh là gen lặn.
Gen bị bệnh biểu hiện ở cả nam và nữ nên gen gây bệnh là gen lặn nằm trên NST thường.
Quy ước: A: bình thường >> a: bị bệnh.
Xét kiểu gen có trong từng thế hệ ta có:
II6 bệnh có kiểu gen aa => Kiểu gen của I1, I2 dị hợp; tương tự với II9, II10 mang kiểu gen Aa.
II8 và III13 có kiểu gen aa; III13 nhận a của II8 và 1 alen a của II7 mà II7 có kiểu hình bình thường nên kiểu gen của II7 là Aa. III15 bị bệnh nên mang kiểu gen aa.
Các cá thể có thể xác định chính xác kiểu gen với quy luật trên: I1, I2; II6, 7, 8, 9, 10; III13, 15 => 1 sai vì có 6 người trong phả hệ không xác định chính xác kiểu gen.
Người bị bệnh kiểu gen aa (đồng hợp) => 2 đúng.
I3 hoặc I4 có thể có kiểu gen đồng hợp trội AA hoặc cả hai đều mang kiểu gen dị hợp Aa vì sinh ra II10 mang kiểu gen Aa.
Số người có kiểu gen đồng hợp trội tối đa: II5, 11, 12, I3 hoặc I4 => 3 sai.
II9, II10 mang kiểu gen Aa nên sinh ra con II14 có khả năng mang thành phần kiểu gen AA: Aa.
Xác suất sinh con bị bệnh của cặp III.13 – III. 14: (AA: Aa) x aa => aa =
Xác suất sinh con trai bệnh: => 4 sai
Cặp vợ chồng I3, 4 phải có 1 trong 2 người có alen gây bệnh mới sinh ra con II10 mang kiểu Aa => 5 sai.
Câu 20:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Nếu đột biến lệch bội xảy ra, tính theo lí thuyết, các thể một thuộc loài này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
Đáp án D
Với 2n = 12 => có 6 cặp NST, trong đó:
+ 5 cặp NST không bị đột biến thể một, mỗi cặp chứa 2 alen có 3 kiểu gen chẳng hạn (AA, Aa, aa)
+ 1 cặp NST bị đột biến thể một, chứa 2 alen có 2 kiểu gen chẳng hạn (a,A).
+ Số tế bào thể một là = 6 tế bào.
Số loại KG có thể có là: 3x3x3x3x3x2x6 = 2916 kiểu gen.
Câu 21:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 1 cặp gen qui định. Cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng thu được 100% cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ ở đời lai với cây hoa trắng P thu được . Cho các cây tạp giao với nhau, ở thu được tỉ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa trắng: 43,75% cây hoa đỏ. Tính xác suất để chọn được 4 cây hoa đỏ ở mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỉ lệ hạt mọc thành cây hoa trắng chiếm 6,25%.
Đáp án C
Để chọn được 4 cây hoa đỏ ở mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỉ lệ hạt mọc thành cây hoa trắng (6,25%).
Ta có: 6,25% (aa) =
Vậy theo đề bài ta phải chọn được 1 cây Aa và 3 cây AA.
Xác suất để chọn 4 cây hoa đỏ thỏa yêu cầu đề bài là:
Câu 22:
Ở một loài thực vật, dạng quả do 1 gen có 2 alen trội lặn hoàn toàn qui định: A quy định quả tròn, a quy định quả dài. Màu hoa do 2 gen phân li độc lập qui định: B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa vàng; màu hoa chỉ được biểu hiện khi trong kiểu gen có alen trội D, khi trong kiểu gen không có D thì cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây có kiểu hình quả tròn, hoa đỏ (P) tự thụ phấn thu được có tỉ lệ các loại kiểu hình như sau: 37,5% cây quả tròn, hoa đỏ: 25% cây quả tròn, hoa trắng: 18,75% cây quả dài, hoa đỏ: 12,5% cây quả tròn, hoa vàng: 6,25% cây quả dài, hoa vàng. Cho biết không xảy ra đột biến và cấu trúc NST ở hai giới không thay đổi trong giảm phân. Kiểu gen của cây P là:
Đáp án B
Quy ước:
B-D-: đỏ,
B-dd: trắng; bbD-: vàng; bbdd: trắng.
Tỉ lệ xuất hiện bằng 16 tổ hợp nếu các cặp gen phân ly độc lập phải có 64 tổ hợp mới đúng do đó có sự liên kết giữa Aa với Bb hoặc Dd.
- Xét kiểu hình dài, đỏ (aa, B-D-) có thể được biểu diễn thành hoặc nên phải có kiểu gen dị hợp chéo.
- Xét kiểu hình dài, vàng (aa, bbD-) có thể được biểu diến thành hoặc
Vậy phải có kiểu gen dị hợp chéo và có giao tử mới có thể thỏa mãn đề bài.
Câu 23:
Để sản xuất insulin trên quy mô công nghiệp người ta chuyển gen mã hóa insulin ở người vào vi khuẩn E. coli bằng cách phiên mã ngược mARN của gen người thành ADN rồi mới tạo ADN tái tổ hợp và chuyển vào E. coli.
1. ADN của người tồn tại trong nhân nên không thể hoạt động được trong tế bào vi khuẩn.
2. Gen của người không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn.
3. Sẽ không tạo ra được sản phẩm mong muốn vì cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E.coli không phù hợp với ADN tái tổ hợp mang gen người.
4. Sẽ không tạo ra được sản phẩm như mong muốn vì cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E. coli không phù hợp với hệ gen người.
Số đáp án đúng trong các giải thích sau vê cơ sở khoa học của việc làm trên là:
Đáp án C
Chỉ có 4 đúng.
Gen của E.coli có cấu trúc không phân mảnh, còn gen của người có cấu trúc phân mảnh nên phải có cơ chế hoàn thiện mARN. Tuy nhiên ở sinh vật nhân sơ không có cơ chế hoàn thiện mARN như ở sinh vật nhân thực nên nếu sử dụng trực tiếp ADN trong hệ gen của người rồi chuyển vào E.coli, mARN tạo ra không được hoàn thiện nên sẽ không tạo ra sản phẩm như mong muốn.
Câu 24:
Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên rừng?
(1) Thay thế dần các rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao.
(2) Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ củi, gỗ cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp.
(3) Tránh đốt rừng làm nương rẫy.
(4) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.
(5) Xây dựng các nhà máy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng.
Đáp án B
Các biện pháp góp phần sử dụng tài nguyên rừng bền vững là: (2), (3), (4)
(1) sai, hệ sinh thái rừng nguyên sinh được hình thành trong một quá trình lâu dài trong lịch sử, nếu thay thế rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao thì dễ gây mất cân bằng hệ sinh thái.
(5) sai, vì xây dựng nhà máy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng sẽ dẫn đến phải chặt bỏ rừng đầu nguồn, có thể gây lũ lụt, xói mòn đất.
Câu 25:
Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
Đáp án B
- Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được sử dụng để thực hiện quá trình quang phân li nước:
+ Giải phóng Oxi
+ Bù lại điện tử electron cho diệp lục a
+ Các proton đến khử thành NADPH
- ATP và NADPH của pha sáng được sử dụng trong pha tối để tổng hợp các hợp chất hữu cơ.
Câu 26:
Cho các thông tin sau:
(1) Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
(2) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh
(3) Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường
(4) Tìm nguồn sống mới phù hợp với từng cá thể
Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác là:
Đáp án A
Nhập cư và di cư giúp:
- Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
- Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh.
- Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường.
Câu 27:
Theo sự phân chia của một hợp tử, ở một giai đoạn người ta nhận thấy có hiện tượng như sau:
Hậu quả của hiện tượng này:
Đáp án A
Dựa vào hình trên ta mô tả được quá trình như sau:
Sau lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n, các NST nhân đôi và phân ly đồng đều về các cực tế bào tạo thành 2 phôi bào bình thường. Ở lần nguyên phân thứ hai: 1 phôi bào 2n nguyên phân bình thường, 1 phôi bào 2n nguyên phân bất thường: 2 cromatit của mỗi NST kép tách rời nhau ở tâm và không phân ly về hai cực tế bào, tạo thành phôi bào 4n. Phôi bào 2n và phôi bào 4n về sau phát triển thành cơ thể khảm 2n/4n.
Câu 28:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau:
(1) AaBb x aabb
(2) aaBb x AaBB
(3) aaBb x aaBb
(4) AABb x AaBb
(5) AaBb x AaBB
(6) AaBb x aaBb
(7) AAbb x aaBb
(8) Aabb x aaBb
Theo lý thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 2 loại kiểu hình?
Đáp án B
Để có 2 loại kiểu hình bắt buộc phép lai của 1 trong 2 kiểu gen phải có kiểu hình trội hoàn toàn hoặc lặn hoàn toàn, dựa vào điều kiện này ta chọn được các phép lai phù hợp là 2, 3, 4, 5, 7.
Câu 29:
Cho các mối quan hệ sinh thái sau:
1. Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào trong địa y.
2. Cây nắp ấm bắt chim sẻ.
3. Trùng roi và ruột mối.
4. Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng.
5. Chim mỏ đỏ và linh dương.
6. Vi khuẩn lam trên cánh bèo dâu.
7. Cây tầm gửi trên thân cây gỗ.
Có mấy ví dụ trong các ví dụ trên thuộc mối quan hệ cộng sinh?
Đáp án C
Các mối quan hệ cộng sinh là 1, 3, 6.
- Cây nắp ấm bắt chim sẻ thuộc quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
- Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng là mối quan hệ hợp tác.
- Chim mỏ đỏ và linh dương là mối quan hệ hợp tác.
- Cây tầm gửi trên thân cây gỗ là mối quan hệ kí sinh.
Câu 30:
Một con kiến chúa mới giao phối tìm thấy một cái tổ ở một khoảng đất tự do. Giả sử tổ không bị tác động thảm họa gì thì kiểu đường cong nào sau đây là hợp lí nhất để biểu thị sự sinh trưởng của quần thể?
Đáp án D
Kiểu đường cong hợp lí nhất để biểu thị sự sinh trưởng của quần thể là đường cong hình chữ J
Do loài kiến là loài có kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp, tuổi sinh sản lần đầu đến sớm, sinh sản nhanh, sức sinh sản cao nên đường sinh trưởng của quần thể kiến là chữ J.
Do đây là 1 môi trường mới, tự do nên chưa có sự cạnh tranh và môi trường tạm thời cung ứng đủ cho quần thể phát triển.
Câu 31:
Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:
Đáp án B
Câu 32:
Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do alen a nằm trên NST thường quy định, alen A quy định tai nghe bình thường; bệnh mù màu do gen alen m nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định, alen M quy định nhìn màu bình thường. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường. Bên vợ có anh trai bị mù màu, em gái bị điếc bẩm sinh; bên chồng có mẹ bị điếc bẩm sinh. Những người còn lại trong gia đình trên đều có kiểu hình bình thường. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con đầu lòng là gái và không mắc cả 2 bệnh trên là:
Đáp án D
Xét bệnh điếc:
Bên vợ: có người em gái bị điếc bẩm sinh (aa), bố mẹ vợ bình thường sẽ đều có kiểu gen Aa.
Do đó, người vợ sẽ có thể mang kiểu gen Aa hoặc AA. Thành phần kiểu gen của người vợ:
=> Tỷ lệ giao tử:
Bên chồng: người mẹ bị điếc bẩm sinh (aa), người chồng bình thường nên suy ra người chồng mang kiểu gen Aa.
Xác suất để hai vợ chồng sinh ra đứa con không bị bệnh:
Xét bệnh mù màu:
Bên vợ: người anh trai bị mù màu () => người mẹ bình thường mang kiểu gen (người anh trai nhận từ mẹ).
Người vợ có thành phần kiểu gen:
Người chồng có kiểu gen .
Xác suất cặp vợ chồng sinh con đầu lòng là con gái và không mắc cả 2 bệnh trên là:
Câu 33:
Cho một số phát biểu sau về các gen trong operon Lac ở E. Coli:
(1) Mỗi gen mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit khác nhau.
(2) Mỗi gen đều có một vùng điều hòa nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc.
(3) Các gen đều có số lần nhân đôi và số lần phiên mã bằng nhau.
(4) Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen đều diễn ra trong tế bào chất.
(5) Mỗi gen đều tạo ra 1 phân tử mARN riêng biệt.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án A
(1) đúng vì 3 gen mã hóa cho 3 chuỗi pôlipeptit khác nhau.
(2) sai vì 3 gen có chung 1 vùng điều hòa, gồm vùng P và vùng O.
(3) đúng vì các gen này đều trên cùng 1 phân tử ADN vùng nhân nên có số lần nhân đôi bằng nhau, cùng trong 1 operon nên luôn được phiên mã đồng thời.
(4) đúng vì SV nhân sơ không có màng nhân nên mọi hoạt động di truyền đều diễn ra trong tế bào chất.
(5) sai vì 3 gen khi được phiên mã chỉ tạo ra 1 phân tử mARN chung.
Câu 34:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen là A và B tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại gen trội A hoặc B hay toàn bộ gen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây do một gen gồm hai alen là D và d quy định, trong đó gen D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với alen d quy định thân cao. Cho phép lai ♂ AaBbDd x ♀ aabbDd, trong số những phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
1. Đời con có kiểu hình giống mẹ chiếm tỉ lệ là
2. Đời con có kiểu gen AabbDD chiếm tỉ lệ là
3. Đời con có kiểu hình hoa trắng, thân cao chiếm tỉ lệ là
4. Đời con có kiểu hình khác bố chiếm tỉ lệ là
Đáp án B
Quy ước: A-B- : hoa đỏ
A-bb; aaB- và aabb : hoa trắng.
P: ♂ AaBbDd x ♀ aabbDd
Hoa đỏ (A-B-) chiếm tỉ lệ: . Hoa trắng chiếm tỉ lệ là:
Đời con có kiểu hình giống mẹ có dạng hoa trắng, thân thấp chiếm tỉ lệ là: . Vậy 1 sai.
Đời con có kiểu gen AabbDD chiếm tỉ lệ là: . Vậy 2 đúng.
Đời con có kiểu hình hoa trắng, thân cao mang chiếm tỉ lệ là: . Vậy 3 sai.
Đời con có kiểu hình giống bố (A-B-D-) chiếm tỉ lệ là .
Đời con có kiểu hình khác bố chiếm tỉ lệ là: . Vậy 4 đúng.
Câu 35:
Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 3 lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Cho các phát biểu sau:
1. Số lượng nuclêôtit của từng loại gen B là A=T=300; G=X=900.
2. Số lượng nuclêôtit của từng loại gen b là A=T=301; G=X=899.
3. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là 2699 liên kết.
4. Dạng đột biết xảy ra là mất một cặp nuclêôtit G-X nên số lượng liên kết hidro của alen b giảm so với gen B.
5. Dạng đột biến xảy ra là thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. Đây là dạng đột biến có thể làm thay đổi trình tự axit amin trong protein và làm thay đổi chức năng của protein.
Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án B
Gen B:
A + G = 1200
A = 3G
=> A = T = 900; G = X = 300.
Theo đề bài: Gen B bị đột biến thành alen b, alen b có chiều dài không đổi nhưng số lượng liên kết hidro giảm 1 liên kết. Từ đó, ta suy ra đột biến điểm xảy ra chính là dạng đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. Do đó, alen b có A = T = 901; G = X = 299.
Tổng số liên kết hidro của alen b = 2A+3G = 2.901 + 3.299 = 2699 liên kết.
Vậy 1, 2, 4 sai; 3, 5 đúng.
Câu 36:
Ở chuột, khi lai giữa một cặp bố mẹ đều thuần chủng và mang kiểu gen khác nhau, người ta thu được đồng loạt lông xoăn, tai dài. Cho giao phối với nhau, ở xuất hiện kết quả như sau:
Chuột cái: 108 con lông xoăn, tai dài; 84 con lông thẳng, tai dài.
Chuột đực: 55 con lông xoăn, tai dài; 53 con lông xoăn, tai ngắn; 43 con lông thẳng, tai ngắn; 41 con lông thẳng, tai dài.
Biết tính trạng kích thước tai do 1 cặp gen qui định. Nếu cho các chuột đực có kiểu hình lông xoăn, tai ngắn và các chuột cái có kiểu hình lông xoăn, tai dài ở ngẫu phối thì tỉ lệ chuột cái đồng hợp lặn về tất cả các cặp gen thu được ở đời con là bao nhiêu?
Đáp án C
Với những dạng toán này các em nên xét từng tính trạng trước để xác định quy luật di truyền của từng tính trạng như thế nào.
Xét tính trạng hình dạng lông:
Xoăn : thẳng = 9:7. Vì vậy tính trạng hình dạng lông do các gen không alen tương tác với nhau theo tương tác bổ trợ, các gen này nằm trên NST thường. : AaBb x AaBb.
Quy ước: A-B- : lông xoăn; A-bb; aaB-; aabb: lông thẳng.
Xét tính trạng hình dạng tai:
Ta có: Cái: 100% tai dài, đực 50% tai dài: 50% tai ngắn => gen thuộc NST giới tính vì kiểu hình phân bố không đồng đều ở hai giới. Vậy : XDXd x XDY.
- Các chuột đực có kiểu hình lông xoăn, tai ngắn có kiểu gen A-B-XdY x các chuột cái có kiểu hình lông xoăn, tai dài (A-B-XDXD: A-B-XDXd).
A-B- gồm: AaBb : AABb : AaBB : AABB.
Cái: A-B- x đực : A-B- để tạo ra chuột cái có kiểu gen aabb thì con mẹ và con bố đều phải có kiểu gen AaBb.
Ta có: AaBb x AaBb => aabb =
(XDXD: XDXd) x XdY => XdXd = Xd x Xd =
Chuột cái đồng hợp lặn về tất cả các cặp gen (aabbXdXd) chiếm tỉ lệ: .
Câu 37:
Một con chuột có vấn đề phát triển, nhưng vẫn còn khả năng sinh sản, được kiểm tra bởi một nhà di truyền học – người phát hiện ra rằng chuột này có 3 nhiễm sắc thể 21. Có bao nhiêu kết luận chắc chắn đúng khi dựa vào thông tin này?
1. Quả trứng đã được thụ tinh để tạo ra con chuột này có hai nhiễm sắc thể 21.
2. Tinh trùng được thụ tinh để tạo ra con chuột này có hai nhiễm sắc thể 21.
3. Giao tử được tạo ra bởi con chuột này sẽ có cả giao tử bình thường (một nhiễm sắc thể 21) và giao tử bất thường (hai nhiễm sắc thể 21).
4. Chuột này sẽ sinh ra các con chuột con đều có 3 nhiễm sắc thể 21.
Đáp án A
Chuột có 3 NST 21 là do giao tử bình thường kết hợp với giao tử có 2 NST 21.
=> có thể nhận 2 NST 21 từ trứng của mẹ hoặc từ tinh trùng của bố. 1, 2 sai.
Ý 4 sai vì chuột này khi sinh ra chỉ có thể tạo ra 50% chuột con có 3 NST số 21
Vậy chỉ có 1 kết luận chắc chắn đúng: (3).
Câu 38:
Cho các nhận xét sau:
1. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.
2. Tuổi sinh lí là thời gian sống thực tế của cá thể.
3. Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
4. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy điều kiện môi trường sống.
5. Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi và tiềm năng sinh học của các cá thể cao.
6. Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật chỉ phụ thuộc vào thức ăn có trong môi trường.
7. Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.
8. Đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ J.
Trong số những phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án B
Ý 1 đúng.
Ý 2 sai vì tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
Ý 3 sai vì tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể.
Ý 4 đúng.
Ý 5 đúng.
Ý 6 sai vì mức độ sinh sản của quần thể sinh vật không những phụ thuộc thức ăn có trong môi trường mà còn phụ thuộc vào số lượng trứng hay con non của một lứa đẻ, số lứa đẻ của một cá thể cái trong đời… và tỉ lệ đực/cái của quần thể.
Ý 7 đúng.
Ý 8 sai vì đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S.
Câu 39:
Cho các phát biểu sau về di truyền học quần thể:
(1) Quá trình tự thụ phấn thường làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp đồng thời làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(2) Quần thể ngẫu phối cung cấp nguồn biến dị di truyền phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
(3) Nếu đúng điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec, quá trình ngẫu phối qua một số thế hệ thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền nhưng một thời gian sau đó quần thể lại mất cân bằng di truyền.
(4) Quá trình ngẫu phối cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa là biến dị tổ hợp.
(5) Nếu một quần thể chỉ xảy ra ngẫu phối mà không chịu ảnh hưởng của các nhân tố tiến hóa nào thì tần số alen và thành phần kiểu gen sẽ không đổi qua các thế hệ.
(6) Khi quần thể cân bằng di truyền, có thể dựa vào số lượng cá thể của một kiểu hình bất kì suy ra tần số các alen trong quần thể.
Số phát biểu sai là:
Đáp án D
(1) sai vì quá trình tự thụ không làm thay đổi tần số alen.
(2) đúng vì ngẫu phối cung cấp nguồn biến dị tổ hợp cho tiến hóa và chọn giống.
(3) sai vì nếu đã đúng điều kiện nghiệm đúng trong định luật Hacđi – Vanbec, thì quần thể sẽ cân bằng di truyền mãi mãi.
(4) sai vì quá trình ngẫu phối cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
(5) đúng vì quá trình ngẫu phối tần số alen và thành phần kiểu gen không đổi.
(6) sai vì từ số lượng cá thể của một kiểu hình bất kì không thể suy ra tần số alen của quần thể. Ví dụ như trường hợp gen đa alen (nhóm máu) phải yêu cầu phải biết được số lượng cá thể của mỗi kiểu hình, tính trội – lặn…
Câu 40:
Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật?
(1) Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.
(2) Quần thể là tập hợp cá thể cùng loài.
(3) Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.
(4) Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.
(5) Các cá thể có kiểu gen giống nhau.
(6) Quần thể có khu phân bố rộng, giới hạn với các chướng ngại của thiên nhiên như núi, sông, biển…
(7) Trong quá trình hình thành quần thể, tất cả các cá thể cùng loài đều thích nghi với môi trường mới mà chúng phát tán tới.
Đáp án D
Những đặc điểm có thể có của một quần thể là: 2; 4
1 sai vì các cá thể phải cùng loài mới được coi là 1 quần thể sinh vật.
3 sai vì các cá thể cùng loài phải phân bố ở cùng 1 không gian, có khả năng tạo thế hệ tiếp theo mới là quần thể.
5 sai vì các cá thể có kiểu gen giống nhau – có thể là cùng 1 giới nên không sinh sản được.
6 sai vì nếu bị giới hạn bởi chướng ngại địa lý không thể gặp nhau thì chúng không được coi là quần thể.
7 sai vì không phải tất cả đều thích nghi được, sẽ có những cá thể bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ.