Thứ bảy, 18/05/2024
IMG-LOGO

20 đề thi thử THPTQG môn Sinh học năm 2019 - 2020 (Đề số 7)

  • 5697 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Axit HCl trong dạ dày có các chức năng sau, trừ:

Xem đáp án

Đáp án D

Cơ vòng Oddi hoạt động không phụ thuộc vào axit ở dạ dày.


Câu 2:

Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Câu A sai vì có chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ.

Câu B đúng.

Câu C sai vì có loài thực vật ăn động vật là sinh vật tiêu thụ.

Câu D sai vì 1 loài có thể tham gia nhiều chuỗi thức ăn.


Câu 3:

Cho các phát biểu về CLTN như sau:

(1) Các cá thể trong cùng 1 quần thể có kiểu gen khác nhau theo thời gian sẽ tiến hóa với tốc độ khác nhau do CLTN.

(2) Mọi đột biến biểu hiện ra kiểu hình đều sẽ chịu tác động của CLTN.

(3) Điều kiện môi trường chính là nhân tố quy định hình thức CLTN diễn ra như thế nào.

(4) Để hình thành nên bộ mã di truyền như hiện nay thì đã phải trải qua một quá trình tiến hóa lâu dài trong lịch sử.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Ý 1: Cá thể không tiến hóa mà chỉ có quần thể và loài tiến hóa SAI.

Ý 2: Các đột biến trung tính biểu hiện ra kiểu hình cũng sẽ không chịu tác động

của chọn lọc tự nhiên SAI.

Ý 3: CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình. Cá thể nào mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường sẽ được CLTN giữ lại. Do đó, điều kiện môi trường sẽ quyết định đến việc CLTN giữ lại cá thể nào:

- Nếu môi trường ổn định thì chọn lọc vận động diễn ra giữ lại các cá thể mang tính trạng trung bình.

- Nếu môi trường thay đổi theo 1 hướng xác định thì chọn lọc vận động diễn ra bảo tồn các cá thể mang kiểu hình thích nghi với hướng biến đổi của môi trường.

- Nếu điều kiện môi trường không đồng nhất thì chọn lọc phân hóa diễn ra đào thải các cá thể mang tính trạng trung bình.

  ĐÚNG.

 Ý 4: Mã di truyền là đặc điểm chung phổ biến ở tất cả các loài chứng tỏ nó xuất hiện sớm trong lịch sử tiến hóa. Sự bảo thủ của mã di truyền chứng tỏ nó đã trải qua 1 quá trình tiến hóa lâu dài trong lịch sử sự sống ĐÚNG.

Vậy có 2 ý đúng.


Câu 4:

Hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao vì:

Xem đáp án

Đáp án D

Hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao vì có hệ thống các túi khí nên tăng nhiều diện tích bề mặt hô hấp, đồng thời dòng khí vào phổi đi theo 1 chiều do đó hiệu quả trao đổi khi lấy oxy là tối đa.


Câu 5:

Biện pháp nào giúp cây trồng ở đất mặn không bị héo?

Xem đáp án

Đáp án A

Đất mặn có nồng độ muối cao do đó áp suất thẩm thấu cao, cây không những không lấy được nước mà có thể còn bị mất nước.

Biện pháp để cây có thể lấy được nước là loại bỏ bớt muối trong đất.


Câu 6:

Vi khuẩn cố định N trong đất

Xem đáp án

Đáp án C

Vi khuẩn cố định đạm trong đất có nhóm sống tự do và nhóm cộng sinh. Chúng biến đổi N2 thành NH4+.


Câu 8:

NADPH có vai trò gì trong quang hợp?

Xem đáp án

Đáp án B

NADPH được tạo ra trong pha sáng nhờ con đường không vòng. NADPH là chất khử, mang điện tử để đi vào pha tối giúp biến đổi APG thành AlPG.


Câu 9:

Khi lục lạp được chiếu sáng thì vùng nào có pH axit nhất?

Xem đáp án

Đáp án C

Khi lục lạp được chiếu sáng thì pha sáng quang hợp sẽ xảy ra. Quá trình này làm cho H+ được vận chuyển từ chất nền lục lập vào trong lòng tilacoit để tạo ra ATP.

Do đó, pH trong lòng tilacoit là thấp nhất.


Câu 10:

Huyết áp giảm dần trong hệ mạch là do

Xem đáp án

Đáp án D

Huyết áp giảm dần trong hệ mạch là do ma sát giữa các phần tử máu với nhau và ma sát của máu với thành mạch.


Câu 11:

Ở ngô xét 2 locut gen như sau: A quy định bắp dài trội hoàn toàn so với a quy định bắp ngắn; B quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hạt vàng. Cho giao phấn hai cây ngô AAbb và aaBB với nhau thu được F1. Chọn phát biểu chưa chính xác:

Xem đáp án

Đáp án C

F1 dị hợp về 2 cặp gen là AaBb.

Câu A: Khi đem cây ngô F1 tự thụ thì tỉ lệ hạt trên cây Fl là thế hệ F2.

F1 có kiểu gen về màu hạt là Bb nên khi tự thụ sẽ cho đời F2 tỉ lệ 3B- : lbb.

  ĐÚNG.

Câu B: Khi đem tự thụ phấn cho cây aabb thì cây cho bắp là cây aabb. Bắp là do kiểu gen của cây cho bắp quy định. Cây aabb có kiểu gen aa nên sẽ cho toàn bắp ngắn ĐÚNG.

Câu C: Khi giao phấn với cây ngô aaBB thì ta sẽ thu được bắp trên cả 2 cây. Cây aaBB sẽ cho toàn bắp ngắn SAI.

Câu D: Khi F1 tự thụ thì sẽ cho tinh trùng AB còn nhân trung tâm aabb do đó sẽ có nội nhũ có kiểu gen AaaBbb ĐÚNG.


Câu 12:

Đâu không phải là đặc điểm của điện thế hoạt động?

Xem đáp án

Đáp án C

Điện thế hoạt động được tạo ra từ gò axon.


Câu 13:

Chọn phát biểu sai:

Xem đáp án

Đáp án A

Câu A: Màu hoa là tính trạng phụ thuộc vào cả kiểu gen và môi trường. Ví dụ: màu hoa Cẩm Tú Cầu phụ thuộc vào cá độ pH của đất,... SAI.

Câu B: Tính trạng số lượng thường do nhiều cặp gen cùng quy định do đó mà

phổ kiểu hình của tính trạng là rất lớn và có mức phản ứng rộng ĐÚNG.

Câu C: Mức phản ứng là tập hợp những kiểu hình của cùng một kiểu gen trong

các điều kiện môi trường khác nhau, do đó muốn xác định được mức phản ứng

của một kiểu gen thì ta cần nuôi trồng các cá thể có cùng kiểu gen đó trong các

điều kiện môi trường khác nhau ĐÚNG.

Câu D: Những giống cây trồng vật nuôi được tạo ra để thích nghi với những điều kiện môi trường nhất định chỉ có ưu thế trong môi trường đó mà chưa chắc hoặc không thể có ưu thế trong những môi trường khác ĐÚNG.


Câu 14:

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Câu A sai vì nếu đột biến xảy ra tại vị trí tương tác với enzim phiên mã thì sẽ ảnh hưởng.

Câu B sai vì đột biến thay thế có thể xảy ra mà không cần sự tác động của tác nhân đột biến do sự tồn tại của các bazo dạng hiếm trong tế bào.

Câu C đúng vì nếu đột xảy ra làm cho phân tử protein tồn tại lâu hơn bình thường thì sẽ làm tích lũy protein lâu hơn và tạo khối u dẫn đến ung thư.

Câu D sai vì có đột biến gen có thể lợi hoặc trung tính.


Câu 15:

Phát biểu nào là chưa chính xác?

Xem đáp án

Đáp án D

Câu A: Vai trò của CLTN là quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể ĐÚNG.

Câu B: Một alen lặn có hại có thể bị đào thải hoàn toàn khỏi quần thể nếu như quần thể nhỏ chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên ĐÚNG. 

Câu C: Khi tần số của 1 alen bị giảm thì tần số alen thuộc cùng locut sẽ tăng ĐÚNG. 

Câu D: Chỉ có CLTN mới có vai trò định hướng cho quá trình tiến hóa SAI.


Câu 16:

Trong điều kiện giảm phân xảy ra có hoán vị tạo ra tất cả các loại giao tử có thể và sự thụ tinh diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên, không có đột biến, theo lí thuyết, phép lai nào sẽ cho đời con nhiều loại kiểu gen nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

Xét từng phép lai ta có:

Câu A:

+) AaBbDd × AaBbDd cho đời con có số loại kiểu gen = 3.3.3 = 27.

+) XEXe × XEY cho đời con có số loại kiểu gen = 4.

Số loại kiểu gen tối đa của phép lai = 27.4 = 108

Câu B:

+) ABDabd×ABDabD  cho đời con có số loại kiểu gen = 8.4-C42=26.

+) XEXe × XEY  cho đời con có số loại kiểu gen = 4.

Số loại kiểu gen tối đa của phép lai = 26.4 = 104.

Câu C:

+) ABDabd×ABdaBd  cho đời con có số loại kiểu gen = 8.2-C22=15.

+) XEGXeg × XEGY cho đời con có số loại kiểu gen = 4.2=8.

Số loại kiểu gen tối đa của phép lai = 15.8 = 120.

Câu D:

+) ABab×ABaB  cho đời con có số loại kiểu gen = 4.2-C22=7.

+) XDEXde × XDEYde

XX cho số loại kiểu gen =4.4-C42=10.

      XY cho số loại kiểu gen = 4.4 = 16

Số loại kiểu gen tối đa của phép lai = 7.(10 + 16) = 182.


Câu 18:

Trong các nhân tố dưới đây, nhân tố chủ yếu quyết định trạng thái cân bằng số lượng cá thể của quần thể sinh vật là

Xem đáp án

Đáp án A

Trạng thái cân bằng số lượng cá thể của quần thể là số lượng cá thể của quần thể ổn định và cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Như vậy, ở đây khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường có vai trò quyết định đến số lượng cá thể của quần thể. Khi nguồn sống thay đổi thì thông qua sự thay đối tỉ lệ tương quan giữa sinh và tử trong quần thể sẽ làm thay đổi số lượng cá thể.


Câu 19:

Phát biểu chưa chính xác về các hệ sinh thái?

Xem đáp án

Đáp án C

Câu A: Hoạt động nông nghiêp tác động mạnh mẽ đến việc quay vòng của nitơ liên quan đến thu hoạch sản phẩm và cung cấp nguồn nito cho HST qua phân bón ĐÚNG.

Câu B: Khi rừng đầu nguồn bị chặt phá thì lượng NO3- trong đất sẽ bị dư thừa do không được cây hấp thụ. Keo đất là keo âm do đó sẽ không giữ được NO3- và do đó khi có lũ hoặc hoặc dòng nước chảy mạnh thì NO3- sẽ theo dòng suối đi đến các dòng chảy ĐÚNG.

Câu C: Sản lượng sơ cấp của các HST trên biển phụ thuộc nhiều vào các nguyên tố dinh dưỡng, trong đó bao gồm có N, P, Fe,… chứ không phải chỉ có N SAI.

Câu D: ĐÚNG.


Câu 20:

Cho hình sau:

(1) Đây là cơ sở tế bào học của phép lai phân tích do Menden tiến hành ở ruồi giấm.

(2) Cơ thể ruồi giấm cái có kiểu gen BVbv, ruồi đực có kiểu gen bvbv, suy ra ruồi cái có nhiều số nhóm gen liên kết hơn ruồi đực.

(3) Tn số hoán vị gen bằng 17%, suy ra khoảng cách giữa hai gen B và V ở ruồi giấm đực cách nhau 17cM.

(4) Tỉ lệ kiểu gen của phép lai này luôn bằng tỉ lệ kiểu hình.

(5) Ở các loài côn trùng thì hoán vị gen chỉ xảy ra ở con đực, không xảy ra ở con cái.

Số phát biểu chính xác là:

Xem đáp án

Đáp án A

Ý 1: Đây là thí nghiệm do Moocgan thực hiện chứ không phải Meden SAI.

Ý 2: Nhóm gen liên kết là các gen phân bố trên cùng 1 NST. Ở ruồi giấm cái có 4 cặp NST tương đồng do đó sẽ có 4 nhóm gen liên kết. Ở ruồi giấm đực có 3 cặp NST thường và cặp NST giới tính XY nên sẽ có 5 nhóm gen liên kết (vì các gen trên NST X tạo thành 1 nhóm liên kết khác với các gen trên NST Y). Từ phép lai này ta cũng không thể khẳng định số lượng nhóm gen liên kết ở 2 giới SAI.

Ý 3: Tần số hoán vị gen là 17% nên khoảng cách tương đối giữa 2 gen trên NST là l7cM. Ở ruồi giấm đực dù không có hoán vị nhưng khoảng cách giữa các gen trên NST sẽ giống giới cái ĐÚNG. 

Ý 4: Phép lai phân tích này luôn cho tỉ lệ kiểu gen phụ thuộc vào tỉ lệ giao tử của con cái nên mà mỗi gen quy định 1 tính trạng do đó tỉ lệ kiểu hình sẽ luôn giống với tỉ lệ kiểu gen ĐÚNG.

Ý5: Chỉ ở một số loài nhất định thì hiện tượng hoán vị gen mới chỉ xảy ra ở l trong 2 giới chứ không phải tất cả các loài côn trùng SAI.

Vậy có 3 ý đúng.


Câu 21:

Khi nói về thường biến, phát biểu nào chưa chính xác?

Xem đáp án

Đáp án B

Câu A đúng vì thường biến là biến dị không di truyền.

Câu B sai vì thường biến và đột biến là 2 loại biến dị hoàn toàn khác biệt. Thường biến là biến dị không di truyền còn đột biến là biến dị di truyền.

Câu C đúng vì thường biến không do kiểu gen quy định do đó không có khả năng truyền lại cho đời con.

Câu D đúng vì sự biến đổi về kiểu hình sẽ giúp sinh vật thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường biến đổi.


Câu 22:

Cho phả hệ sau:

Biết rằng quần thể đang khảo sát cân bằng di truyền về bệnh trên và có tỉ lệ người bình thường mang gen bệnh cao nhất. Biết bệnh do 1 alen thuộc locut gồm 2 alen quy định. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ IV sinh con bình thường không mang gen bệnh là bao nhiêu nếu người vợ ở thế hệ thứ II không sinh con bị bệnh có kiểu gen đồng hợp?

Xem đáp án

Đáp án D

Bố mẹ bình thường sinh con bệnh bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

Quy ước: A: bình thường; a: bị bệnh.

- Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc:  

- Theo bất đẳng thức Cosi ta có: 

Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử lớn nhất khi 2pq lớn nhất.

- Từ bất đẳng thức Cosi ta thấy 2pq lớn nhất khi 2pq= p2+p2

Dấu “=” xảy ra khi p = q.

Lại có p + q = 1.

⟹ p=q và p+q p+q =0,5.

Khi đó 2pq=2.0,5.0,5 = 0,5.

Xác suất kiểu gen của 1 người bình thường trong quần thể là 13AA:23Aa.

Xét người chồng:

Ông nội có bố mẹ bình thường nhưng chị gái bị bệnh nên có xác suất kiểu gen là 13AA:23Aa.

Bà nội có kiểu gen đồng hợp AA.

Bố bình thường có xác suất kiểu gen là 23AA:13Aa.

Mẹ bình thường có xác suất kiểu gen là 13AA:23Aa.

Người chồng bình thường có xác suất kiểu gen là 1017AA:717Aa.

Xét người vợ:

Bố bình thường có ông bà nội bình thường nhưng chị gái bị bệnh nên xác suất kiểu gen của bố là 1/3AA:2/3Aa.

Mẹ bình thường có xác suất kiểu gen là 13AA:23Aa.

Bà nội có kiểu gen đồng hợp AA.

Người vợ bình thường có xác suất kiểu gen là 12AA:12Aa.

  

Xác suất để sinh con bình thường không mang gen bệnh

.


Câu 23:

Ở một quần thể thực vật, màu hoa do gen gồm 2 alen quy định. Trong đó, alen A quy định hoa đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Trung bình, trong 1000 cây có 40 cây hoa trắng. Giả sử quần thể cân bằng di truyền về tính trạng màu hoa và không có đột biến phát sinh, khi cho lai hai cây hoa đỏ với nhau, xác suất thu được cây hoa đỏ dị hợp tử là:

Xem đáp án

Đáp án B

Tỉ lệ hoa trắng (aa) =401000=0,04.

a = 0,2; A = 1 - 0,2 = 0,8.

CTDT của quần thể là 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.

Hoa đỏ trong quần thể có kiểu gen là:

AA=0,641-0,04=23; Aa=1-23=13.

Tần số alen trong các cây hoa đỏ là:

A=23+13.12=56;a=1-56=16.

Khi lai 2 cây hoa đỏ với nhau thì xác suất thu được cây dị hợp Aa =2.56.16=5180,2778 


Câu 24:

Chiều dài đoạn ADN quấn quanh khối cầu histon trong cấu trúc nucleoxom là khoảng

Xem đáp án

Đáp án D

Đoạn ADN quấn quanh khối cầu protein histon trong nucleoxom có khoảng 146 cặp nucleotit.

Chiều dài đoạn ADN quấn quanh khối cầu histon trong cấu trúc nucleoxom = 146.3,4 = 496,4A' 


Câu 25:

Cho 3 locut gen PLĐL như sau: A trội hoàn toàn so với a; B trội hoàn toàn so với b và D trội không hoàn toàn so với d. Nếu không có đột biến xảy ra và không xét đến vai trò của bố mẹ thì sẽ có tối đa bao nhiêu phép lai thỏa mãn để đời con có tỉ lệ phân ly kiểu hình là 1:1. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng.

Xem đáp án

Đáp án A

B1: Ta thấy có 3 cặp gen quy định 3 tính trạng do đó sẽ cần phân tích thành tích của 3 tỉ lệ kiểu hình.

Tỉ lệ kiểu hình (1:1) ở đời con thực chất là (1:1).1.1

B2, B3: Ở đây ta thấy có tỉ lệ kiểu hình đặc biệt là (1:1) do đó ta lấy tỉ lệ này làm chuẩn. Ta có tổ hợp số như sau (chủ ý trội lặn):

B4: Ta thấy tỉ lệ chuẩn có công thức lai khác nhau vì vậy ở mỗi lần tính ta không cần tính thêm lượng công vào (tích tổ hợp số chẵn).

Phân tích rõ thêm cách tính chỗ này: thấy ở tỉ lệ (1:1) ta có thể chọn hoặc A hoặc B hoặc D đều được, tuy nhiên 2 cặp gen A và B này giống nhau về công thức lai tuy nhiên khi hoán vị vai trò 2 cặp ở tỉ lệ (1:1) thì ta sẽ thu được các phép lai khác nhau do đó ta chỉ cần tính 1 lần rồi nhân 2 là được, trường hợp còn lại ta sẽ chọn tỉ lệ (1:1) là cặp D.

F Chọn (1:1)  là cặp A thì 2 cặp còn lại sau đó là B và D (đổi sẽ không có khác biệt ở 2 tỉ lệ sau) thì số phép lai sẽ là: 4.6.22=24  

Số phép lai khi chọn tỉ lệ (1:1) là A và B là 24.2 = 48.

F Chọn (1:1)  là cặp D thì ta có số phép lai sẽ là: 4.6.62=72 .

Tổng số phép lai thỏa mãn = 48 + 72 = 120.


Câu 26:

Quan sát nội nhũ của 1 loài thực vật người ta thấy có 18 NST đơn. Trên mỗi cặp NST xét 1 cặp gen gồm 2 alen. Cho biết có bao nhiêu loại kiểu gen tối đa về thể một nhiễm kép đồng thời với thể ba đơn khác nhau có thể hình thành ở loài này?

Xem đáp án

Đáp án A

Tế bào nội nhũ của thực vật có bộ NST 3n.

3n = 18 n = 6.

Thể một nhiễm kép tức là có 2 cặp NST chỉ chứa 1 chiếc.

Một gen có 2 alen trên NST thì với thể một sẽ cho 2 loại kiểu gen.

Một gen có 2 alen trên NST thì với thể ba sẽ cho 4 loại kiểu gen.

Một gen có 2 alen trên NST thì với mỗi cặp NST bình thường sẽ có thế cho tối đa 3 loại kiểu gen.

Số cách chọn các thể một nhiễm kép đồng thời với thể ba đơn =C62.C41=60.

Số loại kiểu gen tối đa = 60.22.4.32 = 25920.


Câu 27:

Ở nam giới:

Xem đáp án

Đáp án D

FSH được tiết ra ở thùy trước của tuyến yên và có thụ thể ở các tế bào Sectoli.


Câu 28:

Theo thuyết hóa thm của Mitchell, proton H+ giải phóng năng lượng để tạo thành ATP khi chúng đi qua

Xem đáp án

Đáp án C

Theo thuyết hóa thm của Mittchel thì H+ đi qua phức hệ enzim ATP-sintaza

theo chiều gradient nồng độ và tạo ra ATP từ ADP và Pi.


Câu 29:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau:

(1) AaBb × aabb.

(2) aaBb × AaBB.

(3) aaBb × aaBb.

(4) AABb × AaBb.

(5) AaBb × AaBB.

(6) AaBb × aaBb.

(7) AAbb × aaBb.

(8) Aabb x aaBb.

Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiều phép lai cho đời con có 2 loại kiểu hình?

Xem đáp án

Đáp án A

Xét từng phép lai ta có:

(1) AaBb × aabb

Aa × aa cho 2 loại KH; Bb × bb cho 2 loại KH

Đời con cho 2.2 = 4 loại KH.

(2) aaBb × AaBB

aa × Aa cho 2 loại KH; Bb × BB cho 1 loại KH.

Đời con cho 2.1 = 2 loại KH.

(3) aaBb × aaBb

aa × aa cho l loại KH; Bb × Bb cho 2 loại KH.

Đời con cho 1.2 = 2 loại KH.

(4) AABb × AaBb

AA x Aa cho 1 loại KH; Bb x Bb cho 2 loại KH.

Đời con cho 1.2 = 2 loại KH.

(5) AaBb × AaBB

Aa × Aa cho 2 loại KH; Bb × BB cho l loại KH.

Đời con cho 2.1 = 2 loại KH.

(6) AaBb × aaBb

Aa × aa cho 2 loại KH; Bb × Bb cho 2 loại KH.

Đời con cho 2.2 = 4 loại KH.

(7) AAbb × aaBb

AA × aa cho 1 loại KH; bb × Bb cho 2 loại KH.

Đời con cho 1.2 = 2 loại KH.

(8) Aabb × aaBb

Aa × aa cho 2 loại KH; bb × Bb cho 2 loại KH.

Đời con cho 2.2 = 4 loại KH.

Vậy có các phép lai (2); (3); (4); (5) và (7) cho đời con có 2 loại KH.


Câu 30:

Ở một loài thực vật, tính trng chiều cao cây do 6 cặp gen không alen cũng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen lặn thì chiều cao cây giảm 5cm. Khi trưởng thành cây cao nhất có chiều cao 160cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBDdEeFfHh x AaBbDdeEeFFHh cho đời con có số cây mang cặp gen đồng hợp trội gấp đôi số cặp gen đồng hợp ln trong kiểu gen chiếm tỉ lệ bao nhiều trong các cây cao 140 cm?

Xem đáp án

Đáp án C

Cây cao nhất là cây có kiểu gen đồng hợp trội.

Cây cao 140cm có 12-160-1405=8 alen trội trong kiểu gen.

Ta cần đi tính tỉ lệ cây có 8 alen trội ở đời con.

Cây cao 140cm chiếm tỉ lệ C117211=1651024.

Cây có số cặp gen đồng hợp trội gấp đôi số cặp gen đồng hợp lặn cao l40cm chỉ có trường hợp mang 4 cặp đồng trội và 2 cặp đồng lặn, ta thấy cặp F chắc chắn chỉ cho đồng hợp trội với tỉ lệ 1/2, 5 cặp còn lại cho đồng trội = đồng lặn = 1/4.

Tỉ lệ cây mang cặp gen đồng hợp trội gấp đôi số cặp gen đồng hợp lặn 

Trong số các cây cao 140cm thì tỉ lệ cây mang cặp gen đồng hợp trội gấp đôi số cặp gen đồng hợp lặn .


Câu 31:

Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp?

Xem đáp án

Đáp án A

Khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ rơi vào suy thoái dẫn đến diệt vong là do:

- Các yếu tố ngẫu nhiên xảy ra tiếp tục làm giảm số lượng cá thể, làm nghèo vốn gen dẫn đến diệt vong.

- Số lượng cá thể quá ít nên giao phối gần để xảy ra làm guy giảm đa dạng di truyền.

- Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể kém hơn để chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường.

- Sự bắt gặp giữa các cá thế đực và cái trong quần thể ít xảy ra hơn nên giảm khả năng sinh sản.


Câu 32:

Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên có kích thước lớn trên một hòn đảo đại dương, không có chọn lọc, không có đột biến, tần số tương đối của các alen thuộc một gen nào đó:

Xem đáp án

Đáp án B

Khi không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa thì vốn gen của quần thể là đặc trưng và ổn định qua các thế hệ.


Câu 33:

Cho các bước tạo động vật chuyển gen:

(l) Lấy trứng ra khỏi con vật.

(2) Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường.

(3) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm.

(4) Tiêm gen cần chuyển vào hợp t và hợp t phát triển thành phôi.

Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là

Xem đáp án

Đáp án A

Các bước tạo động vật chuyển gen:

B1: Lấy trứng ra khỏi con vật.

B2: Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm.

B3: Tiêm gen cần chuyển vào hợp từ và hợp tử phát triển thành phôi.

B4: Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường.


Câu 34:

Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh vì:

Xem đáp án

Đáp án C

Cấu trúc ổn định của HST là do vật chất tuần hoàn liên tục do đó sự biến đổi về vật chất trong quần xã là không xảy ra.


Câu 35:

Ở dê, tính trạng râu xồm do 1 gen gồm 2 alen quy định nằm trên NST thường. Nếu cho dê đực thuần chủng (AA) có râu xồm giao phối với dê cái thuần chủng (aa) không có râu xồm thì F1 thu được 1 đực râu xồm : 1 cái không râu xồm. Cho F1 giao phối với nhau thu được ở F2 có tỉ lệ phân li 1 râu xồm : 1 không râu xồm. Nếu chỉ chọn những con đực râu xồm ở F2 cho tạp giao với các con cái không râu xồm ở F2 thì tỉ lệ dê cái không râu xồm ở đời lai thu được là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án A

P thuần chủng, F1F2 đều có tỉ lệ 1:1 nhưng F1 phân li không đều ở 2 giới

Đây là dấu hiệu đặc trưng của di truyền tính trạng chịu ảnh hưởng của giới tính.

Quy ước: Aa râu xồm ở đực và không râu xồm ở cái.

P:    AA           ×      aa

F1:  1 đực Aa   :      1 cái Aa

KH: 1 đực râu xồm : 1 cái không râu xồm.

F2: 1AA : 2Aa : 1aa.

KH:  

Đực có 1AA : 2Aa : 1aa   3 râu xồm : 1 không râu xồm.

Cái có 1AA : 2Aa : 1aa   1 râu xồm : 3 không râu xồm.

  Con đực râu xồm ở F21AA : 2Aa;

Con cái không râu xồm ở F2 có 2Aa : 1aa.

1AA : 2Aa × 2Aa : 1aa

      2A : la             1A : 2a

    2AA : 5Aa : 2aa.

Dê cái có .

Dê cái không râu xồm .


Câu 36:

Ở một loài thực vật alen A quy định quả đ trội hoàn toàn so với alen a quy định qu vàng. Đem hai cây quả đ và quả vàng thuần chủng giao phấn với nhau thu được F1 toàn quả đ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Tiếp tục cho F2 tự thụ phấn thu được F3. Kết luận nào sau đây là chính xác?

Xem đáp án

Đáp án C

Kiểu hình quả do kiểu gen trên cây quy định. Do đó, mỗi cây chỉ có 1 kiểu gen duy nhất nên sẽ chỉ cho 1 loại quả duy nhất.

Chỉ có hạt là do kiểu gen của hạt chứ không phải của cây mang hạt quy định.

Khi đem cây F1 thụ phấn cho cây aa thì quả là do cây aa quy định nên cho 100% quả vàng.


Câu 37:

cấp độ phân t thông tin di truyền được truyền từ nhân ra tế bào chất nhờ quá trình nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Thông tin di truyền đc truyền từ nhân ra tế bào chất nhờ mARN thông qua quá trình phiên mã.


Câu 38:

Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Câu A: CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình qua đó gián tiếp làm thay đổi tần số alen SAI.

Câu B: Vai trò của CLTN là quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể ĐÚNG.

Câu C: ĐÚNG.

Câu D: Khi môi trường biển đổi theo 1 hướng xác định thì chọn lọc vận động diễn ra bảo tồn 1 trong các alen quy định tính trạng tức là theo 1 hướng xác định ĐÚNG.


Câu 39:

Trong quần xã nhóm sinh vật cho sản lượng sinh vật cao nhất thuộc về

Xem đáp án

Đáp án C

Trong 1 quần xã thì càng lên cao sản lượng sinh vật sẽ giảm đi do hao phí năng lương qua mỗi bậc dinh dưỡng nên sinh vật ở bậc dinh dưỡng càng thấp thì sản lượng càng cao.

Sinh vật tự dưỡng có sản lượng cao nhất.


Câu 40:

Sự xuất hiện của sâu bọ bay trong k Jura tạo điều kiện cho

Xem đáp án

Đáp án D

Sâu bọ là thức ăn của bò sát bay sâu bọ bay phát triển thì bò sát bay cũng phát triển vì nguồn sống trở nên dồi dào hơn.


Bắt đầu thi ngay