Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

20 đề thi thử THPTQG môn Sinh học năm 2019 - 2020 (Đề số 9)

  • 5985 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Khẳng định nào sau đây sai về ARN polimeraza của tế bào sinh vật nhân sơ?

Xem đáp án

Đáp án B

Câu A: Ở sinh vật nhân sơ chỉ có 1 loại enzim ARN – polimeraza chịu trách nhiệm tổng hợp cả 3 loại ARN trong tế bào => ĐÚNG.

Câu B: Trên ADN không chứa nucleotit loại U => SAI.

Câu C: Đối với các cụm gen cấu trúc trong operon khi ARN – polimeraza phiên mã chỉ tạo ra 1 mARN duy nhất mang thông tin của cả cụm gen cấu trúc gọi là đa cistron, vì vậy khi dịch mã sẽ tạo ra các loại chuỗi polipeptit khác nhau từ 1 bản sao mARN duy nhất => ĐÚNG.

Câu D: ARN – polimeraza có hoạt tính tổng hợp mạch mới theo chiều => ĐÚNG.


Câu 3:

Đoạn ruột nào hấp thụ chủ yếu thức ăn ở người?

Xem đáp án

Đáp án B

Thức ăn từ dạ dày được đẩy xuống tá tràng là 1 đoạn ruột ngắn – nơi mà các enzim tiêu hoá từ dịch tuỵ và ống mật đổ vào đây, sau đó sự tiêu hoá hoá học diễn ra và các chất dinh dưỡng từ thức ăn được hấp thu chủ yếu ở đoạn ruột non phía sau chính là hỗng tràng và hồi tràng.


Câu 4:

Cho lưới thức ăn như hình vẽ. Số lượng tối đa những sinh vật đóng hai vai trò sinh vật tiêu thụ bậc 3 đồng thời là sinh vật ăn thịt bậc 1 là:

Xem đáp án

Đáp án D

Nhìn vào lưới thức ăn ta thấy chỉ có đại bàng là sinh vật tiêu thụ bậc 3 đồng thời là sinh vật ăn thịt bậc 1.

Đại bàng:

Qủa => Sóc => Đại bàng => sinh vật ăn thịt bậc 1.

Gỗ => Xén tóc => Gõ kiến => Đại bàng => sinh vật ăn thịt bậc 3.


Câu 5:

Trong thí nghiệm của Men đen, khi cho lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng, thu được F1 đồng loạt cây hoa đỏ, cho các cây F1 tự thụ phấn ở F2 thu được tỉ lệ 3 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng. Lấy cây hoa đỏ ở F2 lai phân tích riêng rẽ thu được:

Xem đáp án

Đáp án D

P thuần chủng, F1 thu được toàn hoa đỏ, F1 tự thụ F2 thu được tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng

=> Hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng.

Quy ước: A: hoa đỏ; a: hoa trắng.

Ta có sơ đồ lai:

Pt/c:   AA    x        aa

F1:              Aa

F2:     1AA : 2Aa : 1aa

=> Hoa đỏ ở F2 có tỉ lệ kiểu gen là 13AA:23Aa

Khi đem hoa đỏ lai phân tích thì ta thấy các cây đồng hợp cho đời con đồng nhất hoa đỏ, còn các cây dị hợp cho đời con phân tính với tỉ lệ 1:1.


Câu 6:

Một loài giun dẹp sống trong cát ở vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng tinh bột do tảo lục quang hợp tổng nên. Tảo lục đơn bào và giun dẹp là quan hệ:

Xem đáp án

Đáp án A

Ta thấy ở đây tảo lục và giun dẹp sống gắn bó với nhau. Trong đó, cả giun và tảo đều hỗ trợ nhau cùng sinh sống, chúng tạo điều kiện thuận lợi cho nhau và sử dụng sản phẩm của nhau do đó đây là mối quan hệ cộng sinh.


Câu 7:

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Câu A: Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung tức là có sự kết hợp giữa A với T, G với X và ngược lại => ĐÚNG.

Câu B: Trên mạch gián đoạn mỗi Okazaki cần 1 mồi, đồng thời ở mạch liên tục cũng cần 1 mồi khởi đầu, do đó số mồi luôn cần nhiều hơn số đoạn Okazaki => ĐÚNG.

Câu C: Enzim ADN – polimeraza chỉ có hoạt tính kéo dài mạch theo chiều , tức là nó kéo dài mạch liên tục nếu mạch khuôn là mạch => ĐÚNG.

Câu D: Sinh vật nhân thực có nhiều điểm khởi đầu tái bản tức là có nhiều đơn vị tái bản khi nhân đôi, trong đó ở mỗi đơn vị tái bản gồm 2 chạc chữ Y luôn cần số đoạn mồi lớn hơn số đoạn Okazaki là 2 => SAI.


Câu 8:

Trong một trang trại nuôi rất nhiều gà, chẳng may một vài con bị cúm rồi lây sang nhiều con khác. Yếu tố sinh thái gây ra hiện tượng trên là:

Xem đáp án

Đáp án A

Ở đây nguyên nhân gây ra sự lây lan là do mối quan hệ giữa các con gà trong trang trại, bệnh dịch lây lan do mối quan hệ giữa các cá thể là yếu tố hữu sinh.


Câu 9:

Cho cây P có kiểu hình hoa tím, cây cao lai với nhau được F1 gồm các kiểu hình với tỉ lệ: 37,5% cây hoa tím, thân cao: 18,75% cây hoa tím, thân thấp: 18,75% cây hoa đỏ, thân cao: 12,5% cây hoa vàng, thân cao: 6,25% cây hoa vàng, thân thấp: 6,25% cây hoa trắng, thân cao. Biết tính trạng chiều cao cây do một cặp gen quy định. Kết luận nào sau đây là đúng:

Xem đáp án

Đáp án C

Tách riêng từng tính trạng ở F1 ta có:

+) Tím : đỏ : vàng : trắng = 9 : 3 : 3 : 1.

=> Tính trạng do 2 cặp gen không alen tương tác bổ sung quy định, P dị hợp về 2 cặp gen.

Quy ước: A-B-: hoa tím;

                A-bb: hoa đỏ;

                aaB-: hoa vàng;

                aabb: hoa trắng.

+) Cao : thấp = 3 : 1.

=> Tính trạng do 1 cặp gen nằm trên NST thường quy định, thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp.

Quy ước: D: cao; d: thấp.

Tổ hợp 2 tính trạng lại ta thấy  tỉ lệ đề bài và số loại kiểu hình tạo ra ít hơn so với phân li độc lập.

=> Có hiện tượng liên kết gen hoàn toàn giữa 1 gen quy định màu hoa với gen quy định chiều cao.


Câu 10:

Ở 1 loài thú, lông trắng trội hoàn toàn so với lông xám, cho các cá thể mang tính trạng trên giao phối với nhau có thể tạo ra tối đa 6 công thức lai khác nhau về kiểu gen này; cánh dài là trội hoàn toàn so với cánh ngắn và tính trạng do 1 cặp gen quy định. Không có đột biến xảy ra. Hãy xác định số loại kiểu gen tối đa có thể có về 2 locut trên.

Xem đáp án

Đáp án D

+) Locut 1 có tối đa 6 công thức lai nên sẽ có 2 trường hợp thoả mãn là gen nằm trên NST thường hoặc gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X.

+) Locut 2 có 2 alen, do đó để có nhiều KG nhất thì cần chọn locut này thuộc vùng tương đồng của NST X và Y.

=> Ta thấy nếu locut 1 nằm trên NST thường thì sẽ cho tổng 3.(3+4)=21 KG.

Nếu locut 1 nằm trên NST X thì tổng sẽ tạo ra 2.2.(2.2+1)/2+2.22 =18 KG.

Áp dụng cách tính số loại KG với gen thuộc NST giới tính.

Thú có cơ chế xác định giới tính là con cái là XX, con đực là XY.

Vậy ta cần chọn locut 1 nằm trên NST thường thì khi đó số loại KG tối đa là 21.


Câu 11:

Theo quan niệm hiện đại, thì tần số alen trong quần thể sẽ bị thay đổi nhanh chóng do nguyên nhân:

Xem đáp án

Đáp án A

- Theo quan niệm hiện đại thì tần số alen sẽ bị biến đổi mạnh khi quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên sẽ phát huy hiệu quả tối đa khi kích thước quần thể nhỏ, tức là với các quần thể bị giảm kích thước.

- Đột biến gen làm thay đổi tần số alen một cách rất chậm chạp => SAI.

- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen => SAI.


Câu 12:

Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có 2 alen, alen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá. Kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quân thể (P):

Xem đáp án

Đáp án A

Sau 1 thế hệ ngẫu phối thì quần thể sẽ cân bằng di truyền.

Ta có, thân thấp (aa) = 0,16.

=> aa = 0,4; A=1-0,4=0,6.

Khi ngẫu phối thì tần số alen không đổi qua các thế hệ do đó tần số alen ở F1 cũng chính là tần số alen ở P.

Vậy CTDT ở P là 0,3AA: 0,45Aa: 0,25aa.


Câu 13:

Trong thực tiễn chọn giống, người ta có thể xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể nhờ sử dụng đột biến

Xem đáp án

Đáp án C

Trong thực tiễn chọn giống, để xác định vị trí của gen nằm trên NST nào người ta sử dụng đột biến lệch bội. Khi gây đột biến lệch bội làm mất NST mang gen thì sự biểu hiện của tính trạng sẽ thay đổi và khi đó ta nhận biết được chính xác vị trí của gen.


Câu 14:

Sự phân bố của một loài sinh vật thay đổi:

Xem đáp án

Đáp án C

Sự phân bố của sinh vật luôn phụ thuộc vào nguồn sống của môi trường.


Câu 15:

Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do một gen gồm 2 alen quy định. Cho (P) ruồi giấm đực mắt trắng giao phối với ruồi giấm cái mắt đỏ, thu được F1 gồm toàn ruồi giấm mắt đỏ. Cho các ruồi giấm ở thế hệ F1 giao phối tự do với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 3 con mắt đỏ : 1 con mắt trắng, trong đó ruồi giấm mắt trắng toàn ruồi đực. Cho ruồi giấm cái mắt đỏ có kiểu gen dị hợp ở F2 giao phối với ruồi giấm đực mắt đỏ thu được F3. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra, theo lí thuyết, trong tổng số ruồi giấm thu được ở F3, ruồi giấm đực mắt đỏ chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án D

F1 đồng loạt ruồi mắt đỏ, F2 có tỉ lệ 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng.

=> Mắt đỏ là trội hoàn toàn so với mắt trắng.

Quy ước: A: mắt đỏ; a: mắt trắng.

Tính trạng màu mắt biểu hiện không đồng đều ở hai giới  tính trạng do gen liên kết với NST X không có alen tương ứng trên Y quy định.

Ta có sơ đồ lai:

=> Con cái mắt đỏ dị hợp F2 có kiểu gen  đem lai đực mắt đỏ có kiểu gen XAY.

Ta có: XAXa × XAY            

=> Tỉ lệ ruồi đực mắt đỏ XAY=14


Câu 16:

Cho các nhân tố sau:

(1) Chọn lọc tự nhiên.

(2) Giao phối ngẫu nhiên.

(3) Giao phối không ngẫu nhiên.

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.

(5) Đột biến.

(6) Di – nhập gen.

Có bao nhiêu nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể?

Xem đáp án

Đáp án C

Giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen và không làm thay đổi tần số kiểu gen trong quần thể. Chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, di nhập gen và đột biến làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen trong quần thể.


Câu 18:

Áp suất không khí

Xem đáp án

Đáp án C

Áp suất trong khoang màng phổi luôn âm. Áp suất trong phổi hay trong các phế nang chính là áp suất của không khí. Áp suất của khoang màng phổi luôn nhỏ hơn trong phổi để giữ cho phổi không bị xẹp lại.


Câu 19:

Ở một loài thực vật, gen quy định hình dạng hạt và màu sắc hoa liên kết với nhau, mà hoa tím trội hoàn toàn so với hoa đỏ, hạt dài trội hoàn toàn so với hạt tròn. Cây dị hợp tử về hai tính trạng trên thụ phấn với cây đồng hợp tử trội về màu sắc hoa và đồng hợp tử lặn về hình dạng hạt. Kiểu hình ở thế hệ F1 là:

Xem đáp án

Đáp án C

Quy ước: A: hoa tím; a: hoa đỏ;

                B: hạt dài; b: hạt tròn.

Cây dị hợp tử về cả 2 cặp gen có kiểu gen là ABab hoặc AbaB .

Cây đồng hợp tử trội về màu hoa và đồng tử hợp lặn về hình dạng hạt có kiểu gen là aB//aB.

Ta có phép lai: ABabAbaB×aBaB                     

Tách riêng từng tính trạng ta thấy:

+) Aa x AA => đời con cho 100% hoa tím (A-).

+) Bb x  bb => đời con cho 50% hạt dài và 505 hạt tròn.

Như vậy tất cả đều có hoa tím nhưng chỉ 1 nửa có hạt tròn.


Câu 20:

Ở một loài, gen qui định màu hạt có 3 alen theo thứ tự trội hoàn toàn là A > a1 > a, trong đó A quy định hạt đen, a1 quy định hạt xám, a quy định hạt trắng. Khi cho cá thể mang thể Aa1a tự thụ phấn, biết giao tử đực lưỡng bội không có khả năng thụ tinh thì tỉ  lệ phân li kiểu hình ở F1 là:

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có sơ đồ lai:

Vậy tỉ lệ phân li kiểu hình là 12 hạt đen : 5 hạt xám : 1 hạt trắng.


Câu 21:

Nói về hoạt động điều hoà tim mạch, ý nào đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Adrenalin gây co các mạch tạng, mạch dưới da và giãn mạch vành, mạch não, mạch cơ vân, do đó chỉ làm tăng huyết áp tối đa.

Noradrenalin gây co mạch toàn thân, làm tăng cả huyết áp tối đa và tối thiểu.

Kích thích dây phó giao cảm (dây X) sẽ giải phóng chất acetylcholin làm tim đập chậm.

Máu dồn về tim nhiều sẽ kích thích vào các tế bào ở vùng nhĩ phải làm tim đập nhanh và mạnh hơn.


Câu 22:

Thuỳ và Huy đều không bị bệnh hoá xơ nang tìm đến bác sĩ và xin tư vấn di truyền. Huy lấy vợ và đã li dị, anh ấy và vợ đầu tiên có một đứa con bị bệnh hoá xơ nang, đây là bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Thuỳ có một người em trai cũng bị chết vì bệnh này, nhưng Thuỳ chưa bao giờ đi xét nghiệm gen xem mình có mang gen này hay không. Nếu Thuỳ và Huy lấy nhau, thì xác suất họ sinh ra một người con trai không mang gen gây bệnh này là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án D

Xét kiểu gen của từng người ta thấy:

+) Huy bình thường sinh con bị hoá xơ nang do đó chắc chắn có kiểu gen dị hợp Aa.

+) Thùy có em trai bị hoá xơ nang và bố mẹ bình thường do đó xác suất kiểu gen là 1/3AA : 2/3Aa.

Ta có phép lai:             

=> Xác suất sinh đứa con trai không mang gen bệnh AAXY=12.12.23=16.


Câu 23:

Ở người, bệnh bạch tạng là do 1 gen lặn trên NST thường. Ở một thành phố có 6 triệu dân trong đó có 600 người mắc bệnh này. Cho rằng quần thể cân bằng về locut nghiên cứu. Về lí thuyết, số lượng người mang alen bệnh mà không biểu hiện bệnh là:

Xem đáp án

Đáp án C

Quần thể đang CBDT.

=> Tỉ lệ người bị bạch tạng aa=6006.106=0,0001

=> Tần số alen bệnh (a) = 0,01.

=> Tần số alen bình thường =1-0,01 =0,99

=> Tỉ lệ người bình thường mang gen bệnh (Aa) = 2.0,99.0,01 = 0,0198

=> Số lượng người mang alen bệnh mà không biểu hiện bệnh =0,0198.6.106119.


Câu 24:

Đây là sơ đồ mô tả quá trình hình thành loài lúa mì hiện nay từ các loài lúa mì hoang dại. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng:

(1) Các cơ thể AABB, AABBDD được gọi là thể tự đa bội.

(2) AABB gọi là thể song nhị bội vì chứa bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau.

(3) AABB được xem là loài mới vì khi cho AABB lai với AA tạo con lai bất thụ.

(4) Lai xa và đa bội hoá là cơ chế hình thành loài mới chủ yếu ở thực vật có hoa.

(5) Hiện tượng lai xa và đa bội hoá không xảy ra trong điều kiện tự nhiên.

(6) Loài lúa mì hoang dại có NST 2n = 14 lai với loài cỏ dại 2n = 14 kết quả tạo loài có bộ NST 2n = 28.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

Ý 1: Các cơ thể AABB, AABBDD được gọi là các cơ thể dị đa bội vì nó chứa bộ NST của 2 loài => SAI.

Ý 2: AABB gọi là thể song nhị bội vì nó chứa bộ NST lưỡng bội của 2 loài => SAI.

Ý 3: ĐÚNG vì loài mới là cách li sinh sản với loài gốc.

Ý 4: Lai xa và đa bội hoá là hình thức hình thành loài của 75% loài thực vật có hoa hiện nay => ĐÚNG.

Ý 5: Đột biến đa bội thì sự tăng số lượng NST là đồng đều ở tất cả các cặp còn đột biến lệch bội thì sự tăng giảm hẳn 1 hoặc 1 số NST ở chỉ 1 số cặp NST nhất định do đó sẽ gây mất cân bằng gen lớn hơn do đó gây hậu quả lớn hơn => ĐÚNG.

Ý 6: Cơ thể lai mang bộ NST của 2 loài khác nhau không được gọi là cơ thể lưỡng bội do đó không thể kí hiệu là 2n = 28 mà phải kí hiệu là n(A) + n(B) = 28 => SAI.

Vậy chỉ có 3 ý đúng.


Câu 25:

Một đoạn của gen cấu trúc có trật tự nucleotit trên mạch gốc như sau:

3'TAX - AAG - GAG - AAT - GTT - TTA - XXT - XGG - GXG - GXX - GAA - ATT5' 

Nếu đột biến thay thế nuclêôtit thứ 19 là X thay bằng A, thì số axit amin được dịch mã từ gen đột biến là:

Xem đáp án

Đáp án B

Ta thấy bộ ba chứa nucleotit thứ 19 là . Khi xảy ra đột biến thay thế X bằng A thì bộ ba trở thành , đây là một bộ ba kết thúc. Như vậy, sự tổng hợp axit amin đến bộ ba này sẽ kết thúc.

Trước bộ ba này có 6 bộ ba từ bộ ba mở đầu do đó sẽ có 6 axit amin được dịch mã.


Câu 26:

Ví dụ minh hoạ tốt nhất cho điều chỉnh tăng trưởng quần thể không phụ thuộc vào mật độ là:

Xem đáp án

Đáp án D

Câu A: Khi kích thước quần thể giảm tức mật độ cá thể thấp thì sự bắt gặp giữa các cá thể cận huyết là cao hơn, và giao phối cận huyết dễ xảy ra dẫn đến suy thoái => ĐÚNG.

Câu B: Khi mật độ cá thể càng cao thì sự tiếp xúc giữa các cá thể là thường xuyên hơn do đó khả năng lây lan dịch bệnh sẽ tăng lên => ĐÚNG.

Câu C: Khi mật độ cá thể tăng thì con mồi sẽ dễ bị vật ăn thịt tiêu diệt hơn là giảm số lượng con mồi, khi mật độ cá thể giảm thì con mồi ít bị vật ăn thịt tiêu diệt hơn, khi đó số lượng vật ăn thịt lại giảm xuống => ĐÚNG.

Câu D: Nguồn nước bị ô nhiễm ở đây là nhân tố vô sinh do đó không liên quan đến mật độ => SAI.


Câu 27:

Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.

Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III không mang alen gây bệnh. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III bị bệnh là:

Xem đáp án

Đáp án A

Ta thấy bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh nên bệnh do alen lặn nằm trên NST thường quy định.

Quy ước: A: bình thường; a: bị bệnh.

+) Vợ có bố mẹ bình thường nhưng có em gái bị bệnh do đó xác xuất kiểu gen của vợ là 1/3AA : 2/3Aa.

+) Chồng:

Mẹ có anh trai bị bệnh nhưng bố mẹ bình thường nên xác suất kiểu là 1/3AA : 2/3Aa.

Bố không mang alen bệnh có kiểu gen là AA.

Ta có phép lai:

=> Xác suất kiểu gen của chồng là 23AA:13Aa

=> Xác suất sinh con bị bệnh (aa) = 16.13=118


Câu 28:

Nguyên nhân làm cho cây không chịu mặn mất khả năng sinh trưởng trên môi trường đất mặn là do

Xem đáp án

Đáp án A

Môi trường đất mặn có nồng độ muối rất cao do đó ASTT ở đây là rất lớn – thế nước rất thấp. Vì vậy, gần như cây không thể lấy được nước từ đất.


Câu 30:

Trong các hệ sinh thái, các cơ thể ở bậc dinh dưỡng cao hơn thường có tổng sinh khối ít hơn so với các loài ở bậc dinh dưỡng thấp hơn, bởi vì:

Xem đáp án

Đáp án C

Các bậc dinh dưỡng cao thường có tổng sinh khối nhỏ hơn bậc dinh dưỡng thấp là do hiện tượng thất thoát năng lượng qua các bậc dinh dưỡng. Ở mỗi bậc dinh dưỡng thì không phải tất cả năng lượng đều được sinh vật chuyển hoá thành sinh khối mà chỉ có khoảng 10% tổng năng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng phía trên, còn lại bị thất thoát do hô hấp, rơi rụng, bài tiết,…


Câu 31:

Ở 1 loài thú, alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng. Một quần thể có CTDT như sau:

ĐỰC: 0,5XAY :0,5XaY 

CÁI: 0,16XAXA :0,68XAXa:0,16XaXa 

Biết rằng quần thể ngẫu phối và tỉ lệ đực – cái là 1:1. Có các phát biểu về quần thể trên như sau:

(1) Quần thể sẽ cân bằng ngay sau 1 thế hệ ngẫu phối.

(2) CTDT của giới đực sẽ không bao giờ thay đổi nếu không có các tác động như đột biến, di – nhập gen,…

(3) Khi quần thể CBDT thì sẽ có 62,5% cá thể lông đen trong quần thể.

(4) Tỉ lệ đực lông trắng gấp 2 lần cái lông trắng.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

Tần số alen mỗi giới là:

ĐỰC: XA=Xa=0,5

CÁI: XA=Xa=0,5

=> Quần thể sẽ cân bằng ngay sau 1 thế hệ ngẫu phối và tần số alen được giữ nguyên ở mỗi giới.

=> CTDT của quần thể khi CBDT: 0,25XAY:0,25XaY:0,125XAXA:0,25XAXa:0,125XaXa

=> Lông đen = 0,25+0,125+0,25 =0,625.

=> Con đực trắng = 0,25;

     Con cái trắng = 0,125.

=> Tỉ lệ đực trắng gấp 2 lần cái trắng.

Tỉ lệ lông đen = 0,25+0,125+0,25 = 0,625.   

Ta thấy CTDT của giới đực từ thế hệ ban đầu luôn được giữ nguyên khi cân bằng do đó nếu chỉ có ngẫu phối thì CTDT của giới đực là không thay đổi.

Vậy cả 4 ý đều đúng.


Câu 32:

Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hoá nhưng có vai trò quan trọng đối với tiến hoá. Ý nào sau đây không đề cập đến vai trò của giao phối ngẫu nhiên đối với tiến hoá

Xem đáp án

Đáp án A

Giao phối ngẫu nhiên có ý nghĩa quan trọng đối với tiến hoá vì nó góp phần phát tán đột biến trong quần thể, góp phần tạo ra tổ hợp gen thích nghi đồng thời trung hoà tính có hại của đột biến.


Câu 33:

Cho cây dị hợp về 2 cặp gen có kiểu hình thân cao lai với cây thân thấp (P), đời con có 62,5% cây thân thấp : 37,5% cây thân cao. Có bao nhiêu kết luận nào sau đây không đúng?

(1) Cho cây dị hợp hai cặp gen lai phân tích thì đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1:3.

(2) Có 3 dòng thuần chủng về tính trạng cây cao.

(3) Cây thấp ở thế hệ P dị hợp về một cặp gen.

(4) Tính trạng chiều cao cây di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.

Xem đáp án

Đáp án B

Ta thấy đời con thu được tỉ lệ 5:3.

=> Đời con có 8 tổ hợp.

=> Cây thân thấp dị hợp về 1 cặp gen.

=> Tính trạng do 2 cặp gen không alen tương tác quy định.

Ta thấy tỉ lệ cây cao ở đời F1 chỉ chiếm phân lớp thấp.

=> Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.

Quy ước: A-B-: Cao; (A-bb + aaB- + aabb): thấp.

Câu A: Khi đem cây dị hợp về 2 cặp gen lai phân tích thì đời con sẽ thu được tỉ lệ kiểu hình là 3 thấp : 1 cao => ĐÚNG.

Câu B: Có 3 dòng thuần chủng về thân thấp là AAbb, aaBB và aabb và chỉ có 1 dòng thuần chủng về thân cao là AABB.

Câu C: Cây thấp ở P dị hợp về 1 cặp gen => ĐÚNG.

Câu D: ĐÚNG.


Câu 34:

Dưới đây là tháp sinh thái biểu diễn mối tương quan về sinh khối tương đối giữa động vật phù du và thực vật phù du trong hệ sinh thái đại dương:

Sinh khối của động vật phù du lớn hơn sinh khối của thực vật phù du bởi vì:

Xem đáp án

Đáp án C

Các thực vật phù du thường là tảo, các thực vật sinh sản rất nhanh và có vòng đời ngắn do đó khả năng quay vòng sinh khối của chúng là rất lớn. Hơn nữa, tháp sinh khối chỉ là số liệu ở 1 thời điểm nhất định do đó mới có sự đảo ngược của tháp sinh khối ở các hệ sinh thái đại dương.


Câu 35:

Loại vi khuẩn trong đất không có lợi cho thực vật là

Xem đáp án

Đáp án D

Vi khuẩn phản nitrat hoá biến đổi NO3- thành N2 tự do trở lại môi trường không khí làm giảm lượng nitơ cây có thể sử dụng được trong đất do đó gây hại cho thực vật.


Câu 36:

Màu sắc của chất nào không liên quan đến chức năng của nó?

Xem đáp án

Đáp án A

Clorophyl có màu xanh lục. Thực chất đó là do chất này không hấp phụ ánh sáng xanh lục trong quang hợp nên ta nhìn thấy màu xanh lục. Như vậy, rõ ràng màu xanh lục của clorophyl không liên quan đến chức năng của nó.


Câu 37:

Nếu RQ > 1 nghĩa là

Xem đáp án

Đáp án C

Các axit luôn có số lượng C lớn hơn số lượng O trong phân tử. Do đó, khi các chất này làm nguyên liệu hô hấp thì hệ số hô hấp luôn lớn hơn 1.


Câu 38:

Phát biểu nào đúng khi nói về các nhân tố tiến hoá:

Xem đáp án

Đáp án D

Câu A: Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hoá, đột biến NST là nguồn nguyên liệu sơ cấp thứ yếu => SAI.

Câu B: Di – nhập gen làm cho vốn gen của các quần thể giống nhau nhiều hơn, tức là làm giảm sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể dẫn đến sự cách li sinh sản khó xảy ra hơn và làm chậm quá trình hình thành loài. Muốn hình thành loài mới cần loại bỏ hoàn toàn di – nhập gen => SAI.

Câu C: CLTN nếu ủng hộ ưu thế dị hợp tử thì sẽ giúp duy trình sự đa hình di truyền trong quần thể => SAI.

Câu D: Các yếu tố ngẫu nhiên có thể xảy ra đối với mọi quần thể nhưng nó chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các quần thể có kích thước nhỏ => ĐÚNG.


Câu 39:

Trong các hình thức vận động sinh trưởng sau đây, hình thức vận động nào không liên quan đến sinh trưởng của tế bào?

Xem đáp án

Đáp án D

Các hình thức vận động theo ánh sáng, trọng lực hay nguồn dinh dưỡng đều liên quan đến sự phát triển của các tế bào phía ngọn hay rễ. Vận động theo sức trương nước của tế bào chỉ liên quan đến thể tích của tế bào chứ không liên quan đến số lượng tế bào.


Câu 40:

Nơron thực hiện chủ yếu chức năng liên hệ, phối hợp trong hệ thần kinh là

Xem đáp án

Đáp án C

Nơron trung gian có vai trò phối hợp, liên hệ trong hệ thần kinh.


Bắt đầu thi ngay