Thứ bảy, 18/05/2024
IMG-LOGO

20 đề thi thử THPTQG môn Sinh học năm 2019 - 2020 (Đề số 11)

  • 5700 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Có mấy phát biểu đúng trong số các phát biểu dưới đây về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?

(1)    Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.

(2)    Tiến hóa đồng quy làm xuất hiện những đặc điểm giống nhau ở các loài xa nhau trong hệ thống phân loại.

(3)    Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hóa.

(4)    Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi – vật ăn thịt.

Xem đáp án

Đáp án C

1 sai vì các loài cùng sử dụng chung một nguồn thức ăn vẫn sống trong một hệ sinh thái, ví dụ như các loài động vật ăn cỏ như trâu bò, giữa các sinh vật cùng sử dụng chung một nguồn thức ăn và cùng sống trong một sinh cảnh thì giữa chúng có sự phân ly ổ sinh thái để giảm bớt tính cạnh tranh của chúng.

2 đúng, tiến hóa đồng quy là hiện tượng các sinh vật có nguồn gốc khác nhau nhưng cùng thích nghi với 1 loại môi trường sống nên có các đặc điểm thích nghi giống nhau. Cơ quan tương tự là biểu hiện của tiến hóa đồng quy.

3 đúng. Động lực của tiến hóa gồm có cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài.

4 đúng. Mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt nghĩa là vật ăn thịt sử dụng con mồi làm thức ăn, lấy chất dinh dưỡng từ con mồi và tiêu diệt con mồi. Vật ký sinh sống ký sinh trên vật chủ lấy chất dinh dưỡng từ vật chủ làm suy yếu vật chủ (làm hại vật chủ) nhưng không tiêu diệt vật chủ.


Câu 2:

Kali có chức năng chủ yếu nào và khi thiếu kali, cây có triệu chứng gì?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 4:

Ở người, gen quy định nhóm gồm có 3 alen IA, IBIO, trong đó alen IA quy định nhóm máu A đồng trội với alen IB quy định nhóm máu B vì vậy kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB, alen IAIB cùng trội hoàn toàn so với alen IO quy định nhóm máu O. Một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền, người ta thấy xuất hiện 1% người có nhóm máu O và 8% người nhóm máu B. Trong một gia đình, người chồng có nhóm máu A và người vợ có nhóm máu O, xác suất họ sinh được một người con trai có nhóm máu A là:

Xem đáp án

Đáp án B

Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.

Gọi p, q, r lần lượt là tần số của alen IA, IB, IO.

Theo đề bài: 

Thành phần nhóm máu A trong toàn quần thể: 0,49IAIA: 0,14IAIO.

Người chồng ngay từ đầu đã có nhóm máu A nên sẽ lập lại tỉ lệ thành phần kiểu gen nhóm máu A:

Chúng ta lập tỉ lệ vì người nhóm máu A nhưng chưa biết chắc là đồng hợp hay dị hợp.

Để cặp vợ chồng sinh được người con nhóm máu O thì người chồng phải mang kiểu gen IAIO.

Khi đó ta có: .

Xác suất sinh người con trai nhóm máu A: 

Chú ý trường hợp gen đa alen:

Ví dụ: Quần thể Người: (1 gen có 3 alen – Người có 4 nhóm máu: A, B, AB, O)

Gọi p (IA); q(IB); r(IO) lần lượt là tần số tương đối các alen IA, IB, IO

Ta có: p+q+r=1


Câu 5:

Có bao nhiêu tính chất đúng với sinh quyển trong số các tính chất liệt kê dưới đây?

(1)    Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật ở các lớp đất, nước và không khí của Trái Đất.

(2)    Sinh quyển dày khoảng 5 km, bao gồm đáy đại dương và bề mặt Trái Đất.

(3)    Trong sinh quyển, sinh vật và các nhân tố vô sinh liên quan mật thiết với nhau qua các chu trình sinh địa – hóa.

(4)    Sinh quyển được chia thành nhiều khu vực sinh học.

Xem đáp án

Đáp án D

Các nhận định đúng là 1, 3, 4.

2 sai vì sinh quyển gồm có lớp không khí bên ngoài Trái Đất.

Sinh quyển được chia thành nhiều khi sinh học (biôm) khác nhau, mỗi khu có những đặc điểm về địa lí, khí hậu và thành phần sinh vật khác nhau, bao gồm các khu sinh học trên cạn, khu sinh học nước ngọt và khu sinh học biển.


Câu 6:

Bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường gây ra. Một cặp vợ chồng mới cưới dự định sinh con đi tư vấn bác sĩ về nguy cơ mắc bệnh của con mình. Biết rằng, người chồng và vợ đều có em bị bạch tạng và những người còn lại trong gia đình đều bình thường. Tính xác suất để cặp vợ chồng trên có 3 đứa con cùng giới liên tục trong 3 lần sinh và đều không mắc bệnh?

Xem đáp án

Đáp án C

A bình thường >> a bị bệnh

Người chồng và vợ đều có em bị bạch tạng và bố mẹ bình thường.

Do đó, bố mẹ sẽ có kiểu gen Aa.

-  Cặp vợ chồng có kiểu gen có dạng: 13AA:23Aa

Trường hợp 1: Nếu có ít nhất một trong 2 người mang kiểu gen AA thì con của họ chắc chắn không bị bạch tạng.

Ta có các phép lai như sau: 

Trong trường hợp này, xác suất 3 đứa con cùng giới và không mắc bệnh là: 123×2=14

Trường hợp này chiếm tỉ lệ:

 

Trường hợp 2: Cả 2 vợ chồng đều mang kiểu gen Aa.

P: 23Aa×23Aa

Xác suất để 3 đứa con cùng giới tính và không mắc bệnh: 

Trường hợp này chiếm tỉ lệ: 23×23=49

Như vậy xác suất để sinh 3 đứa con cùng giới tính và không mắc bệnh: 


Câu 8:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về mô hình hoạt động của opêron Lac ở E. Coli?

(1)    Gen điều hòa tổng hợp ra prôtêin ức chế mà không phụ thuộc vào sự có mặt của chất cảm ứng lactôzơ.

(2)    Vùng khởi động nằm ở vị trí đầu tiên trong cấu trúc của opêron Lac tính từ đầu 5’ trên mạch mã gốc của gen.

(3)    Vùng vận hành là vị trí tương tác với prôtêin ức chế để ngăn cản hoạt động phiên mã của enzim ADN – polimeraza.

(4)    3 gen cấu trúc Z, Y, A trong operon Lac luôn được phiên mã đồng thời tạo ra một phân tử mARN mang thông tin mã hóa cho cả 3 gen.

(5)    Lượng sản phẩm của gen có thể được tăng lên nếu có đột biến gen xảy ra tại vùng vận hành.

Xem đáp án

Đáp án C

(1) đúng. Gen điều hòa tổng hợp ra prôtêin ức chế không phụ thuộc vào sự có mặt của chất cảm ứng lactôzơ. Sự có mặt của chất cảm ứng lactôzơ chỉ làm biến đổi cấu trúc không gian của prôtêin ức chế và khiến nó không thể bám vào vùng vận hành O để cản trở sự phiên mã ở nhóm gen cấu trúc.

(2) sai. Tính từ đầu 3’ trên mạch mã gốc của gen, thứ tự các vùng là: Vùng khởi động – vùng điều hòa – nhóm gen cấu trúc.

(3) sai. Vùng vận hành chính là vị trí tương tác với prôtêin ức chế để ngăn cản hoạt động phiên mã của enzim ARN – polimeraza.

(4) đúng. 3 gen cấu trúc Z, Y, A trong operon Lac chỉ có chung một vùng điều hòa (gồm vùng khởi động và vùng vận hành) và cùng nằm trong một operon nên luôn được phiên mã đồng thời tạo ra một phân tử mARN mang thông tin mã hóa cho cả 3 gen.

(5) đúng. Lượng sản phẩm của gen có thể được tăng lên nếu có đột biến gen xảy ra tại vùng vận hành làm nó mất khả năng liên kết với prôtêin ức chế, dẫn đến làm tăng hoạt động phiên mã tại các gen cấu trúc.


Câu 9:

Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn. Nguyên nhân là vì:

Xem đáp án

Đáp án C

- Thực vật phù du tuy có sinh khối nhỏ hơn quần thể giáp xác nhưng quần thể giáp xác vẫn không thiếu thức ăn là vì thực vật phù du sinh sản rất nhanh và có chu kỳ sống ngắn nên nhanh chóng cung cấp lượng thức ăn đầy đủ cho giáp xác. Các em quan sát thêm tháp sinh khối của thực vật phù du và giáp xác.


Câu 10:

Cônsixin là hóa chất gây đột biến không tác động vào giai đoạn nào sau đây của quá trình phân bào?

1. Kì sau, khi các NST trong cặp tương đồng phân ly về hai cực của tế bào và bắt đầu giãn xoắn.

2. Kì giữa, khi các NST liên kết với các thoi vô sắc và di chuyển về mặt phẳng phân chia tế bào.

3. Kì đầu, khi màng nhân tan rã, NST bắt đầu co xoắn và các thoi vô sắc được hình thành.

4. Kì cuối, khi thoi vô sắc tan rã, màng nhân mới hình thành và tế bào mẹ phân chia thành các tế bào con.

Xem đáp án

Đáp án C

Côsixin là hóa chất gây đột biến rối loạn trong quá trình hình thành thoi vô sắc (ở pha G2 và kì đầu) khiến thoi vô sắc không được hình thành, khi thoi vô sắc đã hình thành thì hóa chất này không có tác dụng.

Ở kì giữa, kì sau và kì cuối thì thoi vô sắc đã hình thành xong do vậy côsixin không tác động được.


Câu 11:

Giả sử có một đột biến lặn ở một gen nằm trên NST thường quy định. Ở một phép lai, trong số các loại giao tử đực thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 5%; trong số các giao tử cái thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 20%. Theo lý thuyết, trong số các cá thể mang kiểu hình bình thường, cá thể mang gen đột biến có tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án C

Tỉ lệ cá thể đột biến: 0,05 x 0,2 = 0,01 => Tỉ lệ cá thể bình thường: 1-0,01=0,99

Tỉ lệ cá thể dị hợp: 0,05.(1-0,2) + 0,2.(1-0,05) = 0,23. (giao tử cái bình thường x giao tử đực đột biến và ngược lại).

Tỉ lệ cá thể dị hợp trong số cá thể bình thường: 0,230,99=2399


Câu 13:

Ở một loài sinh vật sinh sản hữu tính. Đột biến phát sinh trong quá trình nào sau đây có thể truyền được cho thế hệ sau:

(1)  Lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.

(2)  Giảm phân để sinh hạt phấn.

(3)  Giảm phân để tạo noãn

(4)  Nguyên phân ở tế bào lá.

Phương án đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử ở giai đoạn 2 – 8 phôi bào, hợp tử mang đột biến có thể truyển lại cho thế hệ sau. Đây là đột biến tiền phôi.

(2) (3): Giảm phân tạo hạt phấn và noãn đi vào quá trình thụ tinh hình thành hợp tử nên cũng có thể truyền cho thế hệ sau.

(4) Ở tế bào lá là tế bào sinh dưỡng (xoma) khi nguyên phân bị đột biến sẽ không đi vào hợp tử nên truyền cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính mà có thể nhân lên bằng sinh sản vô tính.


Câu 14:

Ở một loài vật nuôi, gen A nằm trên NST thường quy định lông dài trội hoàn toàn so với a quy định lông ngắn, ở một trại nhân giống, người ta nhập về 15 con đực lông dài và 50 con cái lông ngắn. Cho các cá thể này giao phối với nhau sinh ra F1 có 50% cá thể lông ngắn. Các cá thể F1 giao phối tự do được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở F2, xác suất để thu được ít nhất 1 cá thể dị hợp là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án D

Các con cái lông ngắn đều là aa.

F1: 50% ngắn: 50% dài => 15 con đực lông dài đều là Aa.

=> F1: 0,5Aa: 0,5aa.

Tần số alen A = 0,25 => a = 0,75.

F2: Tỉ lệ kiểu gen Aa: 2x0,75x0,5 = 38

=> Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp: 1-38=58

Xác suất có ít nhất 1 cá thể mang kiểu gen dị hợp = 1 – xác suất cả 2 cá thể mang kiểu gen dị hợp.

Xác suất cả 2 cá thể mang kiểu gen đồng hợp: 582=2564

Xác suất có ít nhất 1 cá thể mang kiểu gen dị hợp: 1-2564=3964


Câu 15:

Lôcut A nằm trên NST thường quy định tính trạng màu mắt có 4 alen. Tiến hành ba phép lai:

- Phép lai 1: đỏ x đỏ => F1: 75% đỏ, 25% nâu.

- Phép lai 2: vàng x trắng => F1: 100% vàng.

- Phép lai 3: nâu x vàng => F1: 25% trắng, 50% nâu, 25% vàng.

Từ kết quả trên có thể rút ra kết luận về sự di truyền của gen quy định màu sắc trong trường hợp này là:

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có:

Đỏ x đỏ => 3 đỏ: 1 nâu =>  đỏ > nâu.

Vàng x trắng thu được 100% vàng => vàng > trắng.

Nâu x vàng thu được 1 trắng: 2 nâu: 1 vàng => nâu > vàng > trắng.

=> gen quy định màu sắc có 4 alen theo thứ tự trội lặn: đỏ > nâu > vàng > trắng.

Vậy các gen quy định màu sắc di truyền phân li.


Câu 16:

Cho các phát biểu sau đây về diễn thế sinh thái:

(1)    Diễn thế là quá trình phát triển thay thế tuần tự của quần thể sinh vật, từ dạng khởi đầu qua các giai đoạn trung gian để đến quần xã cuối cùng tương đối ổn định (quần xã đỉnh cực).

(2)    Diễn thế thường là một quá trình định hướng và không thể dự báo được.

(3)    Trong quá trình diễn thế, nhiều chỉ số sinh thái biến đổi phù hợp với trạng thái mới của quần xã và phù hợp với môi trường.

(4)    Diễn thế được bắt đầu từ một nương rẫy bỏ hoang được gọi là diễn thế thứ sinh.

Những phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

1. Sai, diễn thế là quá trình phát triển thay thế tuần tự của quần xã sinh vật (chứ không phải là quần thể sinh vật), từ dạng khởi đầu qua các giai đoạn trung gian để đến quần xã cuối cùng tương đối ổn định.

2. Sai, diễn thế thường là một quá trình định hướng và có thể dự báo được (chứ không phải là không thể dự báo được).

3. Đúng, trong quá trình diễn thế, nhiều chỉ số sinh thái biến đổi phù hợp với trạng thái mới của quần xã và phù hợp với môi trường. Nguyên nhân là do môi trường thay đổi nên các chỉ số sinh thái cũng phải biến đổi.

4. Đúng, diễn thế được bắt đầu từ một nương rẫy bỏ hoang được gọi là diễn thế thứ sinh. Nương rẫy bỏ hoang thì trước đây là nương rẫy cũng đã tồn tại một quần xã.

- Diễn thế thứ sinh (hay thứ cấp) xảy ra ở môi trường mà trước đây từng tồn tại một quần xã, nhưng nay đã bị hủy diệt hoàn toàn.

- Như vậy có 2 phát biểu đúng.


Câu 17:

Phân tử mARN của sinh vật nhân sơ có số lượng từng loại nuclêôtit như sau: 150 xitôzin, 300 uraxin, 450 Ađênin và guanin chiếm 40%. Số lượng từng loại nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen mã hóa cho phân tử mARN nói trên là:

Xem đáp án

Đáp án B

Vì G = 40%N => A + X + U = 60%N

N = 9000,6 = 1500 => G = 600

Vậy số nucleotit từng loại trong vùng mã hóa của gen mã hóa cho phân tử mARN là:

A = T = 300+400 = 700

G = X = 600+150 = 750


Câu 19:

Cho biết một số hệ quả của các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể như sau:

(1)    Làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể.

(2)    Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

(3)    Làm thay đổi thành phần các gen trong nhóm liên kết.

(4)    Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.

(5)    Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

(6)    Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc trên nhiễm sắc thể đó.

Trong các hệ quả trên thì đột biến đảo đoạn có bao nhiêu hệ quả?

Xem đáp án

Đáp án B

Hệ quả của đột biến đảo đoạn: 1, 4, 5.

Làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST.

- Do thay đổi vị trí gen trên NST nên sự hoạt động của gen có thể bị thay đổi làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động nay chuyển đến vị trí mới có thể không hoạt động hoặc tăng giảm mức độ hoạt động.

- Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.


Câu 21:

Cho các nhận định sau:

1. Quần xã là cấp độ tổ chức phụ thuộc vào môi trường rõ nhất.

2. Chuỗi thức ăn chất mùn bã => động vật đáy => cá chép => vi sinh vật được mở đầu bằng sinh vật hóa tự dưỡng.

3. Mối quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến sự tiến hóa của sinh vật.

4. Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho ta biết mức độ gần gũi giữa các loài trong quân xã.

5. Một loài kiến tha lá về tổ trồng nấm, kiến và nấm có mối quan hệ hợp tác.

6. Thông qua việc quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được các loài trong chuỗi thức ăn và lưỡi thức ăn.

Những nhận định không đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

Ý 1 sai vì cá thể mới là cấp độ tổ chức phụ thuộc vào mội trường rõ nhất.

Ý 2 sai vì sinh vật mở đầu là sinh vật phân giải chất hữu cơ.

Ý 3 đúng vì cạnh tranh không làm hai loài suy vong mà ngược lại còn thúc đẩy chúng phát triển.

Ý 4 sai vì quân hệ dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết dòng năng lượng trong quần xã.

- Ý 5 sai vì mối quan hệ đó là hội sinh (một loài có lợi còn loài kia không lợi cũng không hại).

- Ý 6 sai vì ta không biết được chính xác chuỗi và lưới thức ăn như thế nào, ta chỉ có thể biết được mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.


Câu 22:

Ở ruồi nhà có 2n = 12. Trên nhiễm sắc thể thường, có 2 cặp nhiễm sắc thể chứa các cặp gen đồng hợp; 3 cặp NST khác mỗi cặp có hai cặp gen dị hợp. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X chứa một gen có 3 alen. Các ruồi đực khác nhau trong quần thể khi giảm phân có thể cho tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?

Xem đáp án

Đáp án B

Giả sử cặp số 1 và số 2 chứa các cặp gen đồng hợp là AABB nên ở hai cặp này chỉ cho 1 loại giao tử.

Ba cặp nhiễm sắc thể thường còn lại chứa các cặp gen dị hợp là CDcd;EFefGHgh.

Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X xét 1 gen có 3 alen nên có 3 kiểu nhiễm sắc thể X nên có 6 kiểu gen XX và 3 kiểu gen XY.

Ruồi đực có 3 loại kiểu gen XY chẳng hạn như XMY, XNY, XKY sẽ cho tối đa 4 loại giao tử từ cặp NST giới tính XM, XN, XK và Y.

Quần thể ruồi đực có thể cho số loại tinh trùng à (ở các cặp dị hợp tính cả dị hợp tử đều và chéo) 1×1×4×4×4×4=256 loại.


Câu 23:

Cho các phat biểu sau:

1. Ở kỉ Silua, cây có mạch và động vật lên cạn.

2. Ở kỉ Đêvôn, phát sinh lưỡng cư, côn trùng.

3. Ở kỉ Triat xuất hiện thực vật có hoa.

4. Ở kỉ Cacbon có sự phân hóa bò sát.

5. Ở kỉ Pecmi, tuyệt diệt nhiều động vật biển.

Trong số những phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

1 đúng.

2 đúng vì ở kỉ Đevôn, phát sinh lưỡng cư, côn trùng. Phân hóa cá xương.

3 sai vì ở kỉ Krêta mới xuất hiện thực vật có hoa.

4 sai vì ở kỉ Cacbon chỉ mới phát sinh bò sát. Dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ này, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị.

5 đúng.

Vậy có 3 phát biểu đúng.


Câu 24:

Bằng phương pháp làm tiêu bản tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng nào sau đây ở người?

(1)    Hội chứng Đao.

(2)    Hội chứng Tớcnơ.

(3)    Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).

(4)    Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

(5)    Bệnh máu khó đông.

(6)    Bệnh ung thư máu.

(7)    Bệnh tâm thần phân liệt.

Phương án đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

Bằng phương pháp tiêu bản tế bào, người ta có thể quan sát NST, từ đó có thể phát hiện được các bệnh có liên quan đến đột biến số lượng và cấu trúc NST.

Có thể phát hiện: (1), (2), (6)

- Hội chứng Đao do có 3 NST số 21.

- Hội chứng Tơcnơ có kiểu gen XO.

- Hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) được gây nên bởi virut HIV không liên quan đến đột biến NST.


Câu 25:

Cho các cặp cơ quan:

(1)    Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.

(2)    Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.

(3)    Gai xương rồng và lá cây lúa.

(4)    Cánh bướm và cánh chim.

Những cặp cơ quan tương đồng là:

Xem đáp án

Đáp án C

- Cánh bướm và cánh chim là cơ quan tương tự.

- Các cặp cơ quan tương đồng: (1), (2), (3).

- Cơ quan tương đồng phản ánh tiến hóa phân li. Cơ quan tương tự phản ánh tiến hóa đồng quy.


Câu 26:

Cho các phát biểu sau về bệnh pheninketo niệu:

1. Đây là bệnh gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể người với cơ chế gây bệnh liên quan đến đột biến NST.

2. Bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin pheninalanin thành uraxin trong cơ thể.

3. Bệnh có thể được chữa trị nếu được phát hiện sớm ở trẻ em và bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn kiêng với thức ăn chứa phenninalanin ở một lượng hợp lý.

4. Chúng ta có thể loại bỏ hoàn toàn pheninalanin ra khỏi khẩu phần ăn.

5. Bằng phương pháp di truyền học phân tử, chúng ta có thể phát hiện ra bệnh pheninketo niệu.

Trong các phát biểu trên, những phát biểu nào là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

1 sai vì đây là bệnh gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể người với cơ chế gây bệnh ở mức độ phân tử.

2 sai vì bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin pheninalanin thành tirozin trong cơ thể. Gen đột biến không tạo ra được enzim có chức năng nên pheninalanin không chuyển hóa thành tirozin à axit amin này bị ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh, làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí.

3 đúng.

4 sai vì pheninalanin là một loại axit amin không thay thế nên chúng ta không thể loại hoàn toàn axit amin này ra khỏi khẩu phần ăn.

5 đúng.


Câu 27:

Người ta sử dụng Auxin tự nhiên (AIA) và Auxin nhân tạo (ANA, AIB) để:

Xem đáp án

Đáp án B

Tác động của AIA:

Ở mức tế bào: AIA kích thích sinh trưởng, nguyên nhân của tế bào.

Ở mức cơ thể: AIA tham gia vào các hoạt động như: ứng động, hướng động, nẩy mầm, nẩy chồi, ra rễ phụ, thể hiện tính ưu thể đỉnh.

-         Auxin tư nhiên và các auxin nhân tạo được sử dụng làm chất kích thích trong nông nghiệp.

-         Auxin nhân tạo không có enzim oaan giải nên được tích lũy trong nông phẩm gây độc hại cho người và động vật.


Câu 28:

Thời kỳ mang thai không có trứng chín và rụng là vì:

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 29:

Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Nguyên nhân là do:

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 31:

Giả sử một quần thể có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa. Xét các trường hợp tác động của nhân tố tiến hóa sau đây:

(1)    Sự giao phối không ngẫu nhiên.

(2)    Đột biến làm cho gen A thành gen a.

(3)    Chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu gen đồng hợp lặn.

(4)    Chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu gen dị hợp.

(5)    Di – nhập gen.

(6)    Chọn lọc tự nhiên chống lại đồng hợp trội và đồng hợp lặn.

Có bao nhiêu trường hợp làm tỉ lệ kiểu gen của quần thể biến đổi qua các thế hệ theo xu hướng giống nhau?

Xem đáp án

Đáp án A

Cấu trúc di truyền:

Ta có A = 0,5; a = 0,5.

- Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng tần số đồng hợp và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp.

- Đột biến làm cho gen A thành gen a làm giảm tần số A và tăng tần số a.

Chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu gen đồng hợp lặn thì làm giảm tần số kiểu gen đồng hợp lặn.

- Chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu gen dị hợp thì làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp và làm giảm tần số kiểu gen dị hợp.

- Di – nhập gen làm thay đổi tỉ lệ kiểu gen không theo hướng xác định.

- Chọn lọc tự nhiên chống lại đồng hợp trội và đồng hợp lặn làm giảm tần số kiểu gen đồng hợp.

Vậy trường hợp 1 và 4 làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng giống nhau.


Câu 32:

Cho các hiện tượng sau:

1. Vi khuẩn nốt sần và rễ cây họ đậu.

2. Một loài cây mọc thành đám, rễ liền nhau.

3. Vi khuẩn phân hủy xenlulozo sống trong ruột già ở người.

4. Bọ chét, ve sống tên lưng trâu.

5. Dây tơ hồng sống trên cây thân gỗ.

6. Cá mập con ăn trứng chưa kịp nở của mẹ.

7. Tranh giành ánh sáng giữa các cây tràm trong rừng tràm.

8. Chim ăn thịt ăn thịt thừa của thú.

9. Chim cú mèo ăn rắn.

10. Nhạn biển và cò làm tổ sống chung.

11. Những con gấu trành giành ăn thịt một con thú.

12. Những con sói cùng nhau hạ một con bò rừng,

13. Nhờ có tuyến hôi, bọ xít không bị chim dùng làm thức ăn.

Quan hệ sinh thái nào có nhiều hiện tượng được kể ở trên nhất?

Xem đáp án

Đáp án B

Dù đáp án không hỏi số lượng cụ thể của từng quan hệ sinh thái nhưng để tìm ra quan hệ sinh thái nào được liệt kê nhiều nhất!

- Cần chú ý điều nữa là đề bài không cho là 14 hiện tượng được kể ở trên đều thuộc 4 quan hệ sinh thái mà đáp án cho. Tránh ngộ nhận để không ra kết quả sai (có tới 8 quan hệ sinh thái).

- Ta có các quân hệ sinh thái lần lượt là:

+) Quan hệ hỗ trợ cùng loài: 2, 12

+) Quan hệ đấu tranh cùng loài: 6, 7, 11

+) Quan hệ ăn thịt con mồi: 9

+) Quan hệ cộng sinh: 1, 3

+) Quan hệ hợp tác: 10

+) Quan hệ hội sinh: 8

+) Quan hệ kí sinh: 4, 5

+) Quan hệ ức chế - cảm nhiễm: 13, 14

Vậy chọn B.


Câu 33:

Ở một quần thể ngẫu phối, xét 3 locut gen như sau: Locut gen I có 3 alen (quan hệ các alen: a1 > a2 = a3) nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường số 1; Locut gen II có 5 alen (quan hệ các alen: b1 > b2 = b3 = b4 > b5) và Locut gen III có 4 alen (quan hệ các alen: d1 = d2 > d3 > d4) cùng nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường số 3. Trong trường hợp không xảy ra đột biến. Cho các nhận định sau:

(1)    Số kiểu gen tối đa trong quần thể trên là 1260.

(2)    Quần thể trên sẽ cho tối đa 60 loại giao tử ở các locut gen trên.

(3)    Xuất hiện 160 loại kiểu hình trong quần thể.

(4)    Xuất hiện 6000 loại kiểu gen giao phối trong quần thể.

Sô nhận định đúng:

Xem đáp án

Đáp án C

Locus I có 3 alen nên cho 6 kiểu gen.

Locus II và III cho 20 kiểu nhiễm sắc thể số 3 cho ra 20.(20+1)/2=210 kiểu gen.

Tổng số kiểu gen tối đa là 6x210 =1260 => (1) đúng.

Số loại giao tử về locus I là 3.

Số loại giao tử về locus II và III là 5 x 4 = 20.

Số loại giao tử tối đa trong quần thể trên là 3 x 20 = 60 => (2) đúng.

Locus I cho 4 kiểu hình. Locus II cho 8 kiểu hình và locus III cho 5 kiểu hình.

Tổng số kiểu hình tối đa là 4 x 5 8 =160 => (3) đúng.

Số kiểu giao phối trong quần thể là 1260 x 1260 = 1587600 => (4) sai.


Câu 34:

Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?

Xem đáp án

Đáp án C

- Phản xạ thực hiện nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ gồm có các bộ phận:

·        Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm).

·        Đường dẫn truyền vào (đường cảm giác).

·        Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (thần kinh trung ương).

·        Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến, …)

·        Đường dẫn truyền ra (đường vận động)

- Trình tự: bộ phận tiếp nhận kích thích Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin  Bộ phận thực hiện phản ứng.


Câu 35:

Sơ đồ phả hệ phản ánh sự di truyền của một tính trạng ở người. Biết rằng A quy định bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định bị bệnh. Người số (4) thuộc một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền, trong đó alen a chiếm 10%. Trong các dự đoán sau đây, có bao nhiêu dự đoán đúng?

(1)    Xác suất để người số 10 mang alen lặn là 53115.

(2)    Xác suất sinh ra con trai bị bệnh của (7) x (8) là 11252.

(3)    Xác suất sinh ra con trai không bị bệnh của (7) x (8) là 115252.

(4)    Người số (3) có kiểu gen dị hợp.

Xem đáp án

Đáp án D

Cấu trúc di truyền của quần thể người số (4): 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa.

Người số (4) bình thường nên có kiểu gen: 911AA hoặc 211Aa.

Vì người số (7) bình thường nên có kiểu gen: 1021AA hoặc 1121Aa

Người số (9) aa nên (5) x (6): Aa x Aa.

Ta có:

(1) Xác suất để người số 10 bình thường mang alen lặn: 

(2) Xác suất sinh ra con trai bị bệnh của (7) x (8) là 11126×12=11252

(3) Xác suất sinh ra con trai không bị bệnh của (7) x (8) là 

Người số (3) có kiểu gen dị hợp.

Vậy cả 4 phương án trên đều đúng.


Câu 36:

Tại sao đa số thực vật lại thực hiện quang hợp một cách khó khăn trong môi trường rất khô và nóng như ở sa mạc?

Xem đáp án

Đáp án B

Đa số thực vật lai thực hiện quang hợp một cách khó khăn trong môi trường rất khô và nóng như ở sa mạc vì ban ngày, khí khổng đóng lại, làm cho CO2 không vào và O2 không ra khỏi lá được.


Câu 37:

Nguyên tắc cao nhất của việc bảo quản nông sản là:

Xem đáp án

Đáp án B

Nguyên tắc cao nhất của việc bảo quản nông sản là giảm cường độ hô hấp tối thiểu. Vì hô hấp làm thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản: Khi hô hấp tăng O2 sẽ giảm, CO2 sẽ tăng và khi O giảm quá mức thì hô hấp ở đối tượng bảo quản chuyển sang dạng phân giải kị khí và đối tượng bảo quản sẽ bị phân hủy nhanh chóng.


Câu 38:

Cho các thông tin về quá trình phiên mã:

(1)    Cả 2 mạch của ADN đều có thể làm khuôn cho quá trình phiên mã.

(2)    Quá trình phiên mã chỉ xảy ra trong nhân tế bào.

(3)    Quá trình phiên mã thường diễn ra đồng thời với quá trình dịch mã.

(4)    Khi trượt đến mã kết thúc trên mạch gốc của gen thì quá trình phiên mã dừng lại.

(5)    Chỉ có các đoạn mang thông tin mã hóa (exon) mới được phiên mã.

Các thông tin không đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

1 sai vì chỉ có mạch mã gốc có chiều từ 3’ đến 5’ mới làm khuôn cho quá trình phiên mã.

2 sai vì chỉ đối với sinh vật nhân thực quá trình phiên mã diễn ra trong nhân còn đối với sinh vật nhân sơ, quá trình phiên mã diễn ra đồng thời với quá trình dịch mã ở tế bào chất.

3 sai vì quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực nếu xét gen trên NST (chiếm đa số) diễn ra không đồng thời với quá trình dịch mã của gen đó, do có giai đoạn di chuyển tử trong nhân ra ngoài và hoàn thiện ARN.

4 sai vì trượt đến vùng kết thúc mới dùng phiên mã (lưu ý vùng kết thúc có chức năng kết thúc phiên mã, còn mã kết thúc thuộc vùng mã hóa, sau này trên mARN có chức năng kết thúc dịch mã).

5 sai vì đoạn intron cũng được phiên mã.


Câu 39:

Trong số các ý sau đây về hiện tượng gen đa hiệu:

1. Gen đa hiệu là hiện tượng một gen quy định nhều tính trạng.

2. Nguyên nhân của hiện tượng gen đa hiệu có thể là do một gen mã hóa nhiều phân tử chuỗi polipeptit khác nhau.

3. Người ta thường phân biệt hiện tượng gen đa hiệu và liên kết gen hoàn toàn bằng phương pháp lai phân tích.

4. Gen đa hiệu giúp giải thích hiện tượng biến dị tương quan.

5.        Gen đa hiệu là gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao.

Có bao nhiêu ý đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Ý 1 đúng.

Ý 2 sai vì 1 gen chỉ có thể mã hóa cho 1 chuỗi polipeptit. Nguyên nhân của hiện tượng gen đa hiệu là do chuỗi polipeptit mà gen đó mã hóa tham gia vào nhiều quá trình hình thành nên các protein khác nhau.

Ý 3 sai vì người ta không dùng phương pháp lai phân tích để phân biệt hiện tượng gen đa hiệu và liên kết gen hoàn toàn vì giao tử mà cả 2 tạo ra đều chứa gen quy định tất cả tính trạng. Do đó tỉ lệ kiểu hình sẽ là giống nhau.

Ý 4 đúng vì khi gen đa hiệu đột biến thì nó sẽ đồng thời kéo theo sự biến dị ở một số tính trạng mà nó chi phối.

Ý 5 sai vì gen đa hiệu là gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.

Vậy có 2 ý đúng.


Câu 40:

Một gen nhân đôi liên tiếp nhiều lần trong môi trường chứa toàn bộ các nucleotit tự do có đánh dấu. Các gen con được hình thành cuối quá trình có 14 mạch đơn chứa các nucleotit được đánh dấu và hai mạch chứa các nucleotit bình thường không đánh dấu. Mạch đơn thứ nhất chứa các nucleotit không đánh dấu có T = 800; và X = 240. Mạch đơn thứ hai chứa các nu không đánh dấu có T = 300 và X = 120. Cho các phát biểu sau:

1. Số lần nhân đôi của gen là 4 lần.

2. Số liên kết hidro bị phá vỡ qua 3 lần nhân đôi là 38640 liên kết.

3. Số liên kết hóa trị trong gen ban đầu là 4798 liên kết.

4. Số nucleotit mỗi loại ban đầu lúc chưa nhân đôi là A = T = 840; G = X = 360.

Những phát biểu nào đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Số lần nhân đôi của gen:

- Số mạch đơn của các gen con được hình thành: 14 + 2 = 16

- Mỗi gen có 2 mạch đơn suy ra số gen con được hình thành: 16:2=8=23

Vậy số lần nhân đôi là 3.1 sai.

Hai mạch đơn chứa các nucleotit không đánh dấu là hai mạch khuôn của gen ban đầu.

- Số nucleotit mỗi loại ban đầu:

A = T = 480 +360 = 840

G = X = 240 + 120 = 360     

Vậy 4 đúng.

- Số liên kết hidro bị phá vỡ qua quá trình nhân đôi 3 lần của gen: 23-1H = 19320 liên kết

Vậy 2 sai.

- Số liên kết hoán vị trong gen ban đầu: 2N -2 = (840+360).2.2-2 = 4798 liên kết.

Vậy 3 đúng.


Bắt đầu thi ngay