30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải (Đề số 21)
-
16122 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hiện tượng nào sau đây không phải là tính cảm ứng của thực vật?
Đáp án C.
Tính cảm ứng là nhận biết các tác động kích thích của môi trường và phản ứng kịp thời với các kích thích đó. Vì vậy, trong 4 trường hợp nêu trên thì phương án C không thuộc hiện tương cảm ứng của cây
Câu 2:
Quá trình nào sau đây là sinh trưởng của thực vật?
Đáp án C.
Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước là khối lượng của cơ thể thực vật. Trong các quá trình nêu trên thì sự tăng lên kích thước, khối lượng là sinh trường
Câu 3:
Quá trình sinh trưởng và phát triển của ếch trải qua bao nhiêu giai đoạn chính?
Đáp án B.
Tuổi thọ của ếch được tính từ lúc trứng ếch được thụ tinh. Khi hợp tử được hình thành thì sẽ trải qua giai đoạn phát triển phôi, sau đó đến giai đoạn ấu trùng (nòng nọc) rồi đến giai đoạn ếch trưởng thành (nòng nọc rụng đuôi thành ếch trưởng thành). Như vậy quá trình phát triển của ếch trải qua 3 giai đoạn là phát triển phôi, giai đoạn ấu trùng, giai đoạn ếch trường thành
Câu 6:
Khi nói về cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B.
Câu 7:
Phương pháp nào sau không tạo ra được nguồn biến dị di truyền?
Đáp án D.
Cấy truyền phôi không tạo ra biến dị di truyền là vì từ một phôi ban đầu, tiến hành tách phôi thành nhiều nhóm tế bào, sau đó mỗi nhóm tế bào phát triển thành một phôi và trở thành một cơ thể. Do đó, các cá thể được sinh ra bằng phương pháp này sẽ có kiểu gen hoàn toàn giống nhau và giống với kiểu gen của hợp tử ban đầu
Câu 8:
Khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu không có thể truyền plasmit thì gen được chuyển sẽ phiên mã liên tục tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
(2) Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được chuyển vào tế bào nhận và nhân lên trong tế bào nhờ quá trình tự nhân đôi.
(3) Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không có khả năng phân chia và nhân lên.
(4) Nhờ có truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.
(5) Nhờ có thể truyền plasmit nên gen cần chuyển được biến đổi và có khả năng tạo ra các sản phẩm có hoạt tính mạnh hơn lúc ban đầu.
Đáp án A.
Chỉ có phát biểu (2) đúng.
Giải thích:
- (1) sai. Vì không có thể truyền thì gen được chuyển sẽ nằm độc lập trong tế bào, do đó gen sẽ bị enzim của tế bào phân hủy mà không có khả năng phiên mã liên tục.
- (3) sai. Vì không có thể truyền thì tế bào vẫn có thể phân chia bình thường và trao đổi chất bình thường.
- (4) sai. Vì thể truyền plasmit không gắn gen vào trong ADN vùng nhân của vi khuẩn. Thể truyền plasmit mang gen vào vi khuẩn và tồn tại độc lập với ADN vùng nhân của vi khuẩn.
- (5) sai. Vì thể truyền không làm biến đổi gen cần chuyển. Thể truyền chỉ có vai trò chuyển gen vào tế bào nhận và giúp gen được chuyển nhân lên trong tế bào nhờ quá trình tự nhân đôi của thể truyền.
Câu 9:
Sự phân tầng của khu hệ thực vật trong rừng mưa nhiệt đới là do các loài khác nhau có nhu cầu khác nhau về nhu cầu đối với
Đáp án B.
Giải thích:
Nguyên nhân của sự phân tầng trong các cánh rừng là do nhu cầu đối với ánh sáng và sự phân bố ánh sáng theo chiều thẳng đứng. Cây ưa sáng vươn lên cao để thu nhận ánh sáng có cường độ mạnh; Cây ưa bóng phân bố ở tầng dưới để thu nhận ánh sáng có cường độ yếu
Câu 11:
Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb di truyền theo quy luật tương tác bổ sung, khi trong kiểu gen có cả A và B thì quy định hoa đỏ, chỉ có alen A hoặc chỉ có alen B thì quy định hoa vàng, không có alen trội A và B thì quy định hoa trắng. Để xác định xem kiểu gen của cây hoa đỏ (cây M) có bao nhiêu cặp gen dị hợp, có thể tiến hành bao nhiêu phương pháp sau đây?
(1) Cho cây M lai với cây hoa đỏ thuần chủng.
(2) Cho cây M tự thụ phấn.
(3) Cho cây M lai với cây có kiểu gen dị hợp AaBb.
(4) Cho cây M lai với cây hoa trắng.
(5) Cho cây M lai với cây hoa vàng.
(6) Gây đột biến cây M
Đáp án D.
Có 3 phương pháp đúng: Gồm (2), (3), (4).
Giải thích:
(1) sai. Vì cây M lai với cây AABB thì đời con luôn có 100% cá thể hoa đỏ. Do vậy không thể xác định được kiểu gen của cây M.
(2) đúng. Vì cây M tự thụ phấn thì dựa vào đời con sẽ biết được cây M có bao nhiêu kiểu gen dị hợp. Nếu đời con có tỉ lệ 9:6:1 thì cây M có kiểu gen AaBb. Nếu đời con có tỉ lệ 3:1 thì cây M có kiểu gen AaBB hoặc AABb. Nếu đời con có 100% hoa đỏ thì cây M có kiểu gen AABB.
(3) đúng. Vì cây M lai với cây AaBb. Nếu đời con có kiểu hình 9:6:1 thì cây M có kiểu gen AaBB. Nếu đời con có tỉ lệ kiểu hình 3:1 thì cây M có kiểu gen AABb hoặc AaBB. Nếu đời con có 100% hoa đỏ thì cây M có kiểu gen AABB.
(4) đúng. Vì khi cây M lai với cây hoa trắng (aabb) thì đây là lai phân tích nên sẽ biết được kiểu gen của cây cần tìm.
(5) sai. Vì khi lai với cây hoa vàng có kiểu gen AAbb thì không thể xác định kiểu gen của cây M
(6) sai. Vì gây đột biến không thể xác định được kiểu gen của cây M
Câu 12:
Loài nhện có bản năng chăng tơ. Nhện thực hiện rất nhiều động tác nối tiếp nhau để kết nối các sợi tơ thành một tấm lưới. Hiện tượng đó thuộc tập tính nào sau đây?
Đáp án A.
Hoạt động nhện chăng tơ là tập tính bẩm sinh, khi nhện con được tách khỏi đồng loại của nó thì nó vẫn có tập tính này
Câu 13:
Quần thể giao phối có khả năng thích nghi cao hơn quần thể tự phối, nguyên nhân là vì quần thể giao phối
Đáp án C.
Giải thích: Tính đa dạng càng cao khi khả năng thích nghi càng cao. Vì, khi quần thể có tính đa dạng cao thì sẽ có các kiểu gen khác nhau thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau. Do đó, khi điều kiện môi trường thay đổi thì với quần thể có tính đa dạng cao thì sẽ có nhiều kiểu gen thích nghi nên sẽ tồn tại tốt hơn trong điều kiện môi trường thường xuyên thay đổi.
Các phương án A, B, D đều sai. Vì:
- Các cá thể giao phối tự do hay tự phối không làm cho khả năng thích nghi được tốt hơn. Việc thích nghi là do kiểu gen quyết định.
- Đột biến được phát sinh vô hướng. Vì vậy không thể cho rằng nhờ giao phối mà phát sinh đột biến có lợi còn tự phối thì không phát sinh đột biến có lợi.
- Số lượng cá thể của quần thể phụ thuộc vào nguồn sống của môi trường và phụ thuộc vào kích thước cá thể của loài. Vì vậy không thể nói quần thể tự phối có số lượng cá thể ít hơn số lượng cá thể của quần thể giao phối.
Câu 14:
Từ thí nghiệm của Milơ và Urây (năm 1953) cho phép rút ra phát biểu nào sau đây?
Đáp án D.
Giải thích: Thí nghiệm của Milơ và Urây đã cho thấy từ các chất: Hơi nước, NH3, CH4, H2 thì đã tổng hợp được chất hữu cơ đơn giàn. Vì vậy cho phép phát biểu có thể tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ bằng con đường hóa học
Câu 15:
Ở ngô, có 3 cặp gen (Aa; Bb; Dd) thuộc các NST khác nhau, tác động qua lại cùng quy định màu sắc hạt. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, D cho hạt có màu đỏ; kiểu gen có mặt A và B nhưng vắng mặt gen D cho kiểu hình vàng, các kiểu gen còn lại đều cho hạt vào trắng, trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) P: AaBbDd × AabbDd tạo ra F1, theo lí thuyết, tỉ lệ hạt màu trắng ở F1 là 0,0625.
(2) Có tất cả 15 kiểu gen quy định kiểu hình trắng.
(3) P: AABBdd × AAbbDD tạo ra F1, F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng.
(4) P: AABBDD × aabbdd, tạo ra F1, F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 trắng : 7 đỏ
(2) đúng. Vì tất cả có 27 kiểu gen,
trong đó có 8 kiểu gen quy định hạt đỏ, 4 kiểu gen quy định hạt vàng.
-> Số kiểu gen quy định hạt trắng 27-8-4=15
(Có 8 kiểu gen quy định hạt đỏ, vì A–B–D– sẽ có 8 kiểu gen; Có 4 kiểu gen quy định hạt vàng, vì A–B–dd sẽ có 4 kiểu gen).
Có tất cả 15 kiểu gen quy định kiểu hình trắng.
(3) đúng. Vì AABBdd × AAbbDD, tạo ra F1 có kiểu gen AABbDd. F1 tự thụ phấn thu được F2 có kí hiệu kiểu gen gồm 9A–B–D–, 3A–B–dd; 3A–bbD–, 1A–bbdd.
Vì A–B–D quy định hạt đỏ -> 9 hạt đỏ;
A–B–dd quy định hạt vàng -> 3 vàng;
A–bbD– và 1A–bbdd quy định hạt trắng -> 4 hạt trắng.
-> Tỉ lệ kiểu hình là 9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng.
(4) sai. Vì AABBDD × aabbDD, tạo ra F1 có kiểu gen AaBbDD. F1 tự thụ phấn thu được F2 có kí hiệu kiểu gen gồm gồm 9A–B–D–, 3A–bbD–; 3aaB–D–, 1aabbD–.
Vì A–B–D– quy định hạt đỏ -> 9 hạt đỏ;
3A–bbD–; 3aaB–D–, 1aabbD– quy định hạt trắng -> 7 hạt trắng.
->Tỉ lệ kiểu hình là 9 đỏ : 7 trắng
Câu 17:
Trong các cấu trúc dưới đây, có bao nhiêu cấu trúc giúp tế bào thần kinh thực hiện tốt chức năng dẫn truyền xung thần kinh?
(1) Sợi trục của nơron dài.
(2) Tận cùng của sợi nhánh có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.
(3) Trên màng sợi thần kinh có các kênh Na+ và kênh K+ có tính thấm chọn lọc.
(4) Trên màng sợi thần kinh có các bơm Na+/K+.
(5) Ở thân của nơron có các thể Nissl.
(6) Trên màng sợi thần kinh có các tế bào Soan.
Đáp án B.
Có 6 trường hợp, đó là (1), (2), (3), (4), (5) và (6).
(1) Sợi trục của nơron dài có tác dụng hạn chế số lượng xináp trên một sợi thần kinh (càng có ít xináp thì tốc độ dẫn truyền xung thần kinh càng nhanh).
(2) Tận cùng của sợi nhánh có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học. Bên cạnh đó tận cùng của sợi trục có các bóng chứa chất trung gian hóa học, điều này giúp xung được truyền một chiều từ nơron này sang nơron khác.
(3) Trên màng sợi thần kinh có các kênh Na+ K+ có tính thấm chọn lọc có vai trò trong việc hình thành và lan truyền điện thế hoạt động (hay xung thần kinh). Kênh Na+ chỉ mở khi có tác động của kích thích hoặc khi lượng iôn Na+ ở mặt trong của màng nhiều hơn ở mặt ngoài của màng. Sự đóng mở của kênh Na+ là nguyên nhân dẫn tới sự lan truyền của xung thần kinh trên sợi trục nơron.
(4) Trên màng sợi thần kinh có các bơm Na+/ K+. Bơm này hoạt động sẽ duy trì sự chênh lệch nồng độ iôn Na+ và K+ ở mặt trong và mặt ngoài của màng.
(5) Ở thân của nơron có các thể Nissl. Đặc điểm này giúp tế bào thần kinh xử lý tốt các thông tin được truyền về.
(6) Trên màng sợi thần kinh có các tế bào Soan. Các tế bào Soan tạo nên các bao miêlin cách điện giúp xung thần kinh lan truyền được nhanh hơn
Câu 18:
Khi nói về sự phân có cá thể trong không gian của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án A
Câu 19:
Sơ đồ phả hệ sau mô tả một bệnh di truyền ở người
Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau về phả hệ trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Alen gây bệnh có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường hoặc ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X.
(2) Có 11 người xác định được chính xác kiểu gen.
(3) Những người số 1, 2, 3, 4 đều có kiểu gen giống nhau.
(4) Những người số 7, 8, 9, 10, 11 đều có kiểu gen đồng hợp tử.
(5) Các con của cặp vợ chồng 15 – 16 chắc chắn sẽ bị bệnh.
(6) Xác suất để người số 7 có kiểu gen đồng hợp tử là 25%.
(7) Xác suất để đứa con đầu lòng không bị bệnh của cặp vợ chồng 15 – 16 là 50%
Đáp án B.
Có 2 phát biểu đúng, đó là (2), (3).
Giải thích:
Người số 1 và 2 đều bình thường sinh người con gái số 5 bị bệnh. Chứng tỏ bệnh do gen lặn quy định và gen bệnh nằm trên NST thường. -> (1) sai.
- 5 người bị bệnh đều đã biết kiểu gen.
Những người không bị bệnh thì có 6 người gồm (1), (2), (3), (4), (8), (9) có con bị bệnh nên những người này có kiểu gen dị hợp. -> Biết được kiểu gen của 11 người. -> (2) và (3) đúng. Còn (4) sai.
- Con của cặp vợ chồng 15, 16 có thể bị bệnh hoặc không. Vì người 16 có kiểu gen aa nhưng người số 15 có thể có kiểu gen AA hoặc Aa. -> (5) và (7) đều sai.
- Người số 7 là con của cặp vợ chồng dị hợp (Aa × Aa) cho nên người số 7 có kiểu gen AA với tỉ lệ 1/3. -> (6) sai.
Câu 20:
Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đặc điểm của hoocmon động vật?
(1) Những chất hóa học do tuyến nội tiết tiết ra ngấm vào máu.
(2) Được sản xuất ở một nơi và gây ra tác dụng sinh lí ở một nơi khác.
(3) Mỗi loại hoocmon thường tác động lên một cơ quan đích nhất định.
(4) Các loại hoocmon đều có bản chất prôtein.
(5) Có hoạt tính sinh học cao và tác dụng đặc trưng cho loài
Đáp án C.
Có 3 đặc điểm, đó là (1), (2) và (3).
* Hoocmôn là những chất hóa học do tuyến nội tiết tiết ra. Hoocmôn được tiết vào máu rồi được đưa đến các tế bào, cơ quan khác nhau để gây ra tác dụng sinh lí ở tế bào hoặc cơ quan (gọi là cơ quan đích).
* Đặc điểm của hoocmôn:
- Không hoặc ít có tác dụng đặc trưng cho loài.
- Có hoạt tính sinh học cao: chỉ cần một lượng nhỏ nhưng có thể gây ra những biến đổi lớn trong cơ thể.
- Mỗi loại hoocmôn thường tác động lên một cơ quan đích nhất định.
- Các loại hoocmôn có thể có tác động hỗ trợ hoặc đối kháng nhau giúp điều hòa các hoạt động cơ thể một cách bình thường.
Dựa vào bản chất hóa học thì có 2 loại hoocmôn:
- Hoocmôn có bản chất prôtêin hoặc chuỗi polipeptit, axit amin.
- Hoocmôn có bản chất steroit: chủ yếu là hoocmôn sinh dục hoặc hoocmôn của tuyến vỏ thượng thận (cortizon).
Câu 21:
Trong các bằng chứng tiến hóa sau đây, những bằng chứng nào phản ánh hướng tiến hóa hội tụ (đồng quy)?
(1) Cá voi là động vật có vú, do thích nghi với đời sống dưới nước, các chi sau của chúng đã bị tiêu giảm chỉ còn lại di tích của xương đai hông, xương đùi, xương chày và hoàn toàn không dính với cột sống.
(2) Lưỡng tiêm là dạng còn sót lại của tổ tiên ngành dây sống gần như không biến đổi so với dạng nguyên thủy.
(3) Xương cùng, ruột thừa và răng khôn ở người tuy không còn chức năng nhưng vẫn không bị loại bỏ hoàn toàn mà vẫn di truyền từ đời này sang đời khác.
(4) Ngư long thuộc lớp bò sát đã bị diệt vong từ đại Trung sinh, cá mập thuộc lớp cá, cá voi thuộc lớp thú. Do thích nghi với môi trường nước nên hình dạng ngoài của chúng rất giống nhau.
(5) Cánh côn trùng phát triển từ mặt lưng của phần ngực, cánh chim và cánh dơi là biến dạng của chi trước. Do thực hiện chức năng giống nhau nên hình thái tương tự nhau
Đáp án B.
Giải thích:
- Tiến hóa đồng quy có nghĩa là các loài có nguồn gốc khác nhau nhưng do sống trong cùng môi trường nên có một số cơ quan giống nhau. Đây là những cơ quan tương tự.
- Trong 5 ví dụ mà đề bài đưa ra có 2 ví dụ thuộc cơ quan tương tự.
Câu 22:
Trong một quần thể đang cân bằng di truyền, tính trạng nào sau đây có tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực khác giới cái?
Đáp án B.
Giải thích:
- Trong trường hợp gen quy định tính trạng nằm trên NST thường và sự biểu hiện của kiểu gen không phụ thuộc giới tính thì khi quần thể cân bằng di truyền, tỉ lệ kiểu hình ở giới đực bằng tỉ lệ kiểu hình ở giới cái.
- Trong trường hợp gen nằm trên NST giới tính hoặc gen nằm trên NST thường nhưng sự biểu hiện kiểu gen phụ thuộc giới tính thì tỉ lệ kiểu hình ở giới đực khác tỉ lệ kiểu hình ở giới cái.
- Trong 4 phương án mà đề bài đưa ra, tất cả các trường hợp đều do gen nằm trên NST thường quy định. Vì vậy chỉ có trường hợp sự biểu hiện của kiểu gen phụ thuộc giới tính. Đó là trường hợp tính trạng có sừng ở cừu
Câu 23:
Ở một loài động vật, xét một gen có hai alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường. Ở thế hệ xuất phát của một quần thể, giới đực có tần số alen A là 0,6; giới cái có tần số alen A là 0,5. Cho các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên thu được F1. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1 là
Đáp án C.
Giải thích:
- Khi tần số alen của giới đực khác giới cái thì muốn xác định kiểu gen của F1 phải dựa vào phép lai giữa các giao tử đực với giao tử cái.
- Giao tử đực có 0,6A và 0,4a. Giao tử cái có 0,5A và 0,5a.
- Tỉ lệ kiểu gen ở F1 có
Câu 24:
Ở một loài động vật, xét hai locus nằm trên vùng tương đồng của cặp nhiễm sắc thể giới tính X và Y, trong đó locus thứ nhất có 2 alen và locus thứ hai có 4 alen. Trên nhiễm sắc thể số I xét 1 locus với 3 alen khác nhau. Loài động vật này ngẫu phối qua nhiều thế hệ, sức sống của các kiểu gen là như nhau. Theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa liên quan đến 3 locus nói trên trong quần thể là
Đáp án B.
Giải thích: Khi hai locus cùng nằm trên 1 NST thì xem hai locus đó là 1 gen. Số alen của gen = tích số alen của 2 locus. Ở bài toán này, gen có số alen 2x4=8
- Ở cặp NST giới tính;
+ Giới tính XX có số kiểu gen =8x 9/2 =36
+ Giới tính XY có số kiểu gen =8x8=64
-> Ở cặp NST giới tính có số kiểu gen =36+64=100
- Ở cặp NST số 1 có số kiểu gen =3x 4/2 =6 kiểu gen.
-> Tổng số kiểu gen =100x6=600
Câu 26:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát khổng lồ phát triển cực thịnh ở
Đáp án C
Câu 28:
Khi nói về đột biến gen ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D.
Giải thích.
A đúng. Vì đột biến ở tế bào sinh dưỡng thì đột biến đó không đi vào giao tử nên không được truyền lại cho đời sau.
B đúng. Vì nếu giao tử không được thụ tinh thì đột biến đó bị loại bỏ.
C đúng. Vì đột biến gây chết thì cá thể đó không thể tiến hành sinh sản.
D sai. Vì khi thụ tinh, tế bào chất của hạt phấn không đi vào hợp tử (chỉ có nhân của hạt phấn mới đi vào giao tử cái để hình thành hợp tử). Do đó gen của tế bào chất hạt phấn không được truyền lại cho đời sau
Câu 29:
Trong các nhân tố tiến hóa dưới đây, có bao nhiêu nhân tố làm xuất hiện alen mới trong quần thể?
(1) Đột biến. (2) Chọn lọc tự nhiên.
(3) Di – nhập gen. (4) Giao phối không ngẫu nhiên.
(5) Các yếu tố ngẫu nhiên.
Phương án đúng
Đáp án A.
Chỉ có đột biến hoặc nhập gen thì mới làm xuất hiện alen mới trong quần thể.
Câu 30:
Cho các nhận xét sau đây về đột biến gen:
(1) Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi không có tác nhân đột biến trong môi trường.
(2) Các đột biến mất hoặc thêm cặp nuclêôtit nói chung ít ảnh hưởng đến sản phẩm của gen
(3) Đột biến gen là biến dị di truyền vì nó luôn được truyền lại cho đời sau.
(4) Hậu quả của đột biến gen phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp gen.
Có bao nhiêu khẳng định đúng?
Đáp án B.
Chỉ có nhận định số (1) và (4) đúng.
Giải thích.
- Không có tác nhân đột biến vẫn có thể phát sinh đột biến gen. Vì trong quá trình nhân đôi ADN có thể xảy ra sai sót ngẫu nhiên hoặc do bazơ nitơ dạng hiếm.
- Hậu quả của đột biến phụ thuộc vào môi trường sống của đột biến và phụ thuộc vào tổ hợp kiểu gen có chứa đột biến đó.
- Các đột biến mất, thêm cặp nu làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí đột biến cho đến cuối gen nên thường gây ra biến đổi lớn trong cấu trúc của prôtêin.
- Đột biến gen là biến dị di truyền vì nó liên quan đến những thay đổi trong vật chất di truyền. Không phải mọi đột biến gen đều di truyền được cho đời sau
Câu 32:
Xét lưới thức ăn của một ao nuôi sử dụng cá mè hoa làm đối tượng chính để tạo nên sản phẩm kinh tế như sau
Thực vật nổi -> Động vật nổi -> Cá mè hoa
-> Cá mương -> Cá măng
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu giảm sinh khối của các loài thực vật nổi thì sản lượng cá mè hoa sẽ giảm.
(2) Nếu giảm sinh khối của loài cá măng thì sẽ tăng sản lượng cá mè hoa.
(3) Có 2 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
(4) Giảm số lượng cá mương sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế
Đáp án D.
Có 3 phát biểu đều đúng. Gồm có (1), (3), (4)
Giải thích:
- Giảm sinh khối thực vật nổi thì sẽ giảm sinh khối động vật nổi -> Giảm sinh khối của của cá mè hoa.
- Giảm sinh khối cá măng thì sẽ tăng sinh khối cá mương. Khi cá mương tăng sinh khối thì cá mương sẽ cạnh tranh với cá mè hoa làm giảm sản lượng cá mè hoa.
- Có 2 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 là cá mè hoa và cá mương.
- Giảm số lượng cá mương thì cá mè hoa sẽ phát triển mạnh, làm tăng sản lượng cá mè hoa
Câu 34:
Để các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử (50% giao tử chứa alen này và 50% giao tử chứa alen kia) cần điều kiện nào sau đây?
Đáp án D
Câu 35:
Những hoocmôn nào sau đây kích thích sinh trưởng của cơ thể thực vật?
Đáp án B.
Có 3 loại hoocmôn kích thích sinh trưởng thực vật là auxin, gibêrelin, xitôkinin.
Còn êtilen và axit abxixic thuộc nhóm hoocmôn ức chế sinh trưởng
Câu 37:
Mỗi phân tử Hêmôglôbin (Hb) là một prôtêin cấu trúc bậc IV gồm 2 chuỗi và 2 chuỗi liên kết với nhau. Nếu axit amin thứ 6 của chuỗi là glutamic bị thay bằng valin thì hồng cầu bị biến dạng thành hình lưỡi liềm. Cho biết trên mARN có các bộ ba mã hóa cho các axit amin:
Valin: 5'- GUU-3';5'-GUX-3'; 5'GUA-3'; 5'-GUG-3'
Glutamic: 5'-GAA-3'; 5'-GAG-3'; Aspactic: 5'-GAU-3''; 5'-GAX-3'
Phân tích nào sau đây đúng về việc xác định dạng đột biến cụ thể xảy ra trong gen mã hóa chuỗi gây bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm?
Đáp án C
Câu 38:
Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây cà chua quả đỏ tam bội lai với nhau hoặc cho cây cà chua quả đỏ tứ bội lai với nhau, hoặc cho cây cà chua quả đỏ tam bội lai với cây quả đỏ tứ bội. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các giao tử tạo thành đều có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng?
Đáp án B