30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải (Đề số 2)
-
15708 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong số các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định là đúng về quá trình phát sinh sự sống trên trái đất ?
(1) Quá trình tiến hóa của sự sống trên trái đất có thể chia thành ba giai đoạn: Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học.
(2) Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động vào giai đoạn tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học
(3) Sau khi tế bào sơ khai được hình thành, thì quá trình tiến hóa sinh học được tiếp diễn.
(4) Chất hữu cơ đầu tiên được tổng hợp trên trái đất bằng con đường tiến hóa hóa học.
(5) Nguồn năng lượng tham gia vào giai đoạn tiến hóa hóa học là nguồn năng lượng tự nhiên và năng lượng sinh học
Đáp án A
Các ý đúng là : 1,3,4
2- sai , vì chọn lọc tự nhiên tác động vào giai đoạn tiến hóa hóa học, tiền sinh học và sinh học
=> 2 sai
5 – sai vì trong giai đoạn tiến hóa hóa học thì năng lượng sinh học chưa hình thành
Câu 2:
Bằng chứng nào sau đây KHÔNG phải là bằng chứng phân tử ?
Đáp án A
Cơ thể sinh vật được cấu tạo từ tế bào là bằng chứng tế bào học => A sai
B, C, D đều là bằng chứng phân tử
Câu 3:
Nhận định nào đúng về vai trò của nhân tố tiến hóa theo di truyền học hiện đại.
Đáp án B
A- Nội dung đúng nhưng do giao phối ngẫu nhiên không phỉa là nhân tố tiến hóa => A sai
Đột biến gen có thể làm giàu vốn gen, tăng đa dạng di truyền => C sai
Đột biến gen sang tạo ra alen mới nhưng di nhập gen không sang tạo mà chỉ góp phần đưa alen từ quần thể này sang quần thể khác => D sai
Câu 4:
Có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng về vai trò của tiến hóa nhỏ trong tiến hóa ?
(1) Tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vị hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn.
(2) Thực chất của tiến hóa nhỏ là làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu.
(3) Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên các đơn vị tiến hóa trên loài.
(4) Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
(5) Chỉ khi nào xuất hiện cách li sinh sản của quần thể mới với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện
Đáp án B
Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên loài mới => 3 sai
3 là kết quả của quá trình tiến hóa lớn
Có 4 đáp án đúng là 1,2,4,5
Câu 5:
AND của tinh tinh mức độ giống với AND của người là 97,6%. Giải thích nào sau đây là hợp lí nhất ?
Đáp án C
Người và tinh tinh có nguồn gốc chung từ vượn người => A sai, D sai
Người và tinh tinh tiến háo theo hướng phân li => B sai
Câu 6:
Loại biến dị cá thể theo quan niệm của Đac uyn có những tính chất nào dưới đây ?
(1) Xuất hiện ngẫu nhiên trong quá trình sinh sản và phát triển cá thể.
(2) Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.
(3) Xuất hiện riêng lẻ ở từng cá thể.
(4) Di truyền được qua sinh sản hữu tính.
(5) Không xác định được chiều hướng biến dị
Đáp án C
Biến dị cá thể xuất hiện riêng lẻ ở từng cá thể .
Biến dị cá thể xuất hiện ngẫu nhiên trong sinh sản không có hướng và được di truyền cho thế hệ sau
Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định là thường biến( biến dị xác định ) => 2 sa
Câu 7:
Có bao nhiêu nhận định đúng về sự hình thành loài mới ?
(1) Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí và con đường sinh thái diễn ra độc lập.
(2) Nếu hai quần thể của cùng một loài sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau, lâu dần các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gen của hai quần thể. Nếu sự khác biệt về vốn gen làm xuất hiện cách li sinh sản thì loài mới hình thành.
(3) Lai xa kèm đa bội hóa là con đường hình thành loài mới nhanh nhất ở mọi loài sinh vật.
(4) Quá trình hình thành loài thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi, nhưng quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
(5) Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra chậm chạp qua nhiều giai đ oạn trung gian chuyển tiếp.
Số ý đúng là
Đáp án D
Các ý đúng gồm có : 2,3,4, 5
1.Sai , quá trình hình thành loài mới bằng hình thức cách li địa lí và các li sinh thái rất khó tách bạch với nhau . Khi điều kiện địa lí thay đổi thì các yếu tố sinh thái cũng có sự tác động để hình thành lên loài mới
Câu 8:
Trong lịch sử phát sinh sự sống trên trái đất, thực vật có hạt đầu tiên xuất hiện ở
Đáp án D
Kỉ Pecmi, đại Cổ sinh: Phân hóa bò sát, côn trùng, tuyệt diệt nhiều động vật biển
Kỉ Cacbon, đại Cổ sinh: Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Tuyệt diệt nhiều động vật
Kỉ Đêvôn, đại Cổ sinh: phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư côn trùng biển
Kỉ Silua, đại Cổ sinh: cây có mạch và động vật lên cạn
Câu 9:
Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sinh sản sau hợp tử ?
(1) Trứng và tinh trùng của nhím biển tím và nhím biển đỏ không thể kết hợp được với nhau.
(2) Loài rắn sọc trên cạn và loài rắn sọc dưới nước ở cùng một khu vực địa lí nhưng không giao phối với nhau.
(3) Một số loài kì nhông trong một khu vực vẫn giao phối với nhau nhưng phần lớn con lai không phát triển hoàn chỉnh.
(4) Cây lai giữa bắp cải và cải củ không ra hoa
Đáp án C
Cơ chế cách li sau hợp tử là hình thức
(1) cách li trước hợp tử
(2) cách li sinh thái
(3), (4): cách li sau hợp tử
Câu 10:
Cho các ví dụ về các cơ quan ở các loài sau:
(1) Cánh chim và cánh chuồn chuồn.
(2) Vòi bạch tuộc và vòi voi.
(3) Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan.
(4) Chân chuột chũi và chân đế dũi.
(5) Ruột thừa của người và ruột tịt của thú ăn thịt.
Những trường hợp nào là cơ quan tương đồng ?
Đáp án A
Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn): Là những cơ quan thuộc các cá thể của các loài khác nhau nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi
Cơ quan tương tự là cơ quan thuộc các loài khác nhau, khác nhau về nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi, nhưng do thực hiện cùng chức năng nên có đặc điểm về hình thái tương tự nhau.
Do đó 1,2,4 đều là những cơ quan tương tự
3,5 là cơ quan tương đồng
Gai xương rồng và tua cuốn đều là lá
Ruột thừa và ruột tịt đều có nguồn gốc là manh tràng ở động vật ăn cỏ
Câu 11:
Thể tứ bội nào sau đây được hình thành qua nguyên phân ?
Đáp án D
Aa là thể lưỡng bội => loại A
Aaaa và AAAa là thể tứ bội nhưng không thể hình thành qua nguyên phân, có thể hình thành qua giảm phân => loại B và C
AAaa là thể tứ bội được hình thành qua nguyên phân từ cơ thể có kiểu gen Aa
Câu 12:
Một loài có 2n = 8. Giả thiết nếu xảy ra đột biến thể một kép sẽ có tối đa bao nhiêu khả năng ?
Đáp án B
Đột biến thể một kép là hai cặp NST tương đồng khác nhau cùng thừa một NST. Dạng 2n + 1+1
Cơ thể có 2n=8 => có 4 cặp nhiễm sắc thể => số dạng đột biến một kép tối đa : 0,2/2 4C2=6
Câu 13:
Một loài thực vật có 2n = 8. Trên mỗi cặp NST xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài xuất hiện 4 dạng thể ba ứng với các cặp NST. Theo lí thuyết, các dạng thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét
Đáp án C
Giả sử trên mỗi cặp NST có một gen có 2 alen là A và a.
Cặp NST bình thường có hai NST là AA hoặc Aa hoặc aa: 3 kiểu gen
Cặp NST đột biến có ba NST là : AAA hoặc Aaa hoặc AAa hoặc aaa: 4 kiểu gen
2n=8 => n= 4. Có 4 dạng thể ba tương ứng
Vậy tổng số kiểu gen là: 4 x 3 x 3 x 3 x 4 = 432 KG
Câu 14:
Biết mã di truyền là mã bộ ba. Giả thiết một phân tử ARN thong tin của một loài vi khuẩn chỉ cấu tạo bởi ba loại nuclêôtit là: Ađênin, Guanin và Uraxin. Theo lí thuyết phân tử ARN này có tối đa bao nhiêu bộ ba mã hóa axit amin ?
Đáp án D
Mã di truyền là mã bộ ba, mà ARN chỉ được cấu tạo từ 3 Nucleotit => tổng số loại bộ ba tối đa trên ARN là 33= 27. Nhưng có ba bộ ba UAA, UGA, UAG không tham gia mã hóa axit amin, như vậy chỉ có 24 bộ ba ARN mã hóa axit amin
Câu 15:
Một cơ thể có kiểu gen Aa giảm phân hình thành giao tử. Trong quá trình giảm phân đó, có một số tế bào sinh tinh không phân li trong giảm phân II ở cặp gen Aa, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen giảm phân bình thường. Số loại giao tử đực tối đa có thể được tạo ra tính theo lí thuyết là bao nhiêu ?
Đáp án C
Cặp NST Aa không giảm phân ở giảm phân II cho ra 3 loại giao tử là AA, aa hoặc O
Cơ thể bình thường có số kiểu gen được tạo ra là A, a
Cặp BbDd giảm phân bình thường cho ra 4 loại giao tử là BD, bd hoặc Bd, bD
Vậy số loại giao tử đực tối đa có thể được tạo ra là : 5 x 4 = 20
Câu 18:
Bệnh niệu phênyl kêtô do gen lặn a trên NST thường, gen trội A bình thường về tính trạng này. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ người bị bệnh là 4%. Một cặp bố mẹ có kiểu hình bình thường trong quần thể này kết hôn, xác suất để con của họ bị bệnh niệu phênyl kêtô là bao nhiêu ?
Đáp án A
Trong quần thể đag cân bằng di truyền : aa = 0.04 => a = 0.2 A= 1 – 0.2 = 0.8
Tỉ lệ AA = 0.64 Aa = 0.32 aa = 0.04
Để cặp bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh này thì kiểu gen của bố mẹ là Aa
Tỉ lệ người mang kiểu gen Aa trong số người bình thường là:
Tỉ lệ sinh con bị bệnh của cặp bố mẹ Aa x Aa này là =0. 278
Câu 19:
Ở ngô 2n = 20. Do đột biến, một số thể đột biến có số lượng NST thay đổi. Dạng đột biến nào sau đây KHÔNG phải là đột biến lệch bội ?
Đáp án B
2n = 22 là thể 2n + 2 hoặc 2n + 1 + 1
2n = 24 là thể 2n +2 +2
2n = 18 là thể 2n – 1 – 1 hoặc 2n – 2
Loại A, C, D là thể lệch bội
Câu 20:
Ở một loài động vật, xét cặp gen thứ nhất nằm trên NST thường có 2 alen. Xét cặp NST giới tính X có hai cặp gen liên kết nằm ở đoạn không tương đồng với NST Y, mỗi gen cũng có 3 alen. Trên NST Y xét một gen có 2 alen nằm ở đoạn không tương đồng với NST X. Theo lí thuyết số loại kiểu gen tối đa về 4 loại gen nói trên là
Đáp án B
Cặp NST I : số kiểu gen : 3
Cặp NST giới tính : số kiểu gen trên XX là : 3 x 3 + = 45 KG
Số kiểu gen trên XY là : 3 x 3 x 2 = 18
Tổng số kiểu gen về 4 loại gen trên là 3 x ( 45 + 18) = 189
Câu 21:
Trạng thái cân bằng của quần thể được đảm bảo bởi yếu tố nào ?
Đáp án C
Trạng thái cân bằng của quần thể là khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể khi số cá thể của quần thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên qua cao, dẫn tới trạng thái cân bằng của quần thể
Câu 22:
Trong các trường hợp sau đây, nhóm thú nào thuộc loài rộng nhiệt hơn ?
Đáp án B
Loài thu rộng nhiệt là loài thú sống trong điều kiện biên độ dao động nhiệt lớn => môi trường sống có biên độ dao độngnhiệt lớn .
Xét trong các nhóm môi trường thì môi trường trên cạn có biên độ dao động nhiệt lớn hơn => loại C và D
Xét môi trường trên cạn thì biên độ nhiệt của đồng bằng sông Hồng lớn hơn đồng bằng sông cửu long
Câu 23:
Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong. Nguyên nhân chủ yếu là gì ?
Đáp án D
Nguyên nhân là do các cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra làm giảm sự đa dạng kiểu gen của loài, khi điều kiện môi trường thay đổi thì các cá thể trong quần thể khó thích nghi với điều kiện môi trường mới , dễ bị diệt vong
Câu 24:
Khi nói về sự phân bố của cá thể trong quần thể, thì nhận định nào sau đây là đúng ?
Đáp án A
Các cây bụi hoang dại, và đàn trâu rừng …là phân bố theo nhóm
Các cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ… là phân bố đồng đều
Các con voi trong rừng Tây Nguyên, các Chè trong rừng Cúc Phương… phân bố theo nhóm
Câu 25:
Nhận định nào là đúng về đặc điểm của các loài sinh vật ở rừng mưa nhiệt đới ?
Đáp án A
Rừng mưa nhiệt đới bao gồm nhiều loại động thực vật, do đó mật độ của các loại là cao, do đó ổ sinh thái của mỗi loại phải thu hẹp lại, để giảm bớt sự cạnh tranh
B, C, D sai
Câu 26:
Một loài rệp được kiến bảo vệ khỏi kẻ thù, rệp tiết ra chất mật ngọt cho kiến ăn. Đây là mối quan hệ nào?
Đáp án B
Cộng sinh là kiểu quan hệ mà hai loài chung sống thường xuyên với nhau mang lại lợi ích cho nhau
Kiến và rệp chung sống thường xuyên, kiến bảo vệ rệp còn rệp cung cấp thức ăn cho kiến
Câu 27:
Trong quần xã sinh vật, sự cạnh tranh giữa các loài khác nhau sẽ dẫn đến
Đáp án C
Trong quần xã khi hai loài cạnh tranh, thì các loài sẽ thu hẹp lại thu hẹp ổ sinh thái để giảm bớt sự cạnh tranh
Câu 28:
Đối với hệ sinh thái nhân tạo, trong sản xuất nông nghiệp để tăng hàm lượng đạm trong đất, người ta sử dụng mối quan hệ nào dưới đây ?
Đáp án D
Trong hệ sinh thái nông nghiệp để cải tạo đất người ta thường sử dụng mối quan hệ công sinhgiữa vi khuẩn lam và rễ cây họ đậu
Câu 29:
Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường
(3) Trong diễn thế sinh thái thực vật có vai trò quan trọng và hoạt động mạnh của nhóm loài ưu thế là nguyên nhân bên trong dẫn đến diễn thế sinh thái.
(4) Luôn dẫn đến hình thành phần xã đỉnh cực.
(5) Luôn dẫn đến quần xã bị suy thoái.
Có bao nhiêu thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh ?
Đáp án A
Diễn thế nguyên sinh xuất hiện ở môi trường chưa có quần xã sinh vật nào từng sinh sống nên 1 sai
Diễn thế thứ sinh không dẫn đến quần xã đỉnh cực => 4 sai
Diến thế nguyên sinh không dẫn đến quần xã suy thoái => 5 sai
Diễn thế nguyên sinh hay thứsinh đều là quá trình biến đổi tuần tự của các quần xã sinh vật, từ dạng khởi đầu này qua các dạng trung gian để đạt đến quần xã cuối cùng tương đối ổn định ( 2,3)
Câu 30:
Nhận định nào là đúng về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã ?
Đáp án D
A sai do ở vĩ độ thấp thì sinh vật đa dạng hơn , nên lưới thức ăn sẽ phức tạp hơn
Trong một quần xã, mỗi loại có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn => B sai
Trong quần xã trên cạn, chuỗi thức ăn có thể khởi đầu bằng các sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ nên C sai
Câu 32:
Cho F1tự thụ phấn, F2 thu được tỉ lệ kiểu hình là: 65% hoa trắng – lá dài : 15% hoa tím – lá ngắn : 10% hoa trắng – lá ngắn : 10% hoa tím – lá dài. Biết một gen quy định một tính trạng, các gen trội hoàn toàn. Nhận định nào sau đây là đúng ?
Đáp án B
Xét tỉ lệ: F2
Hoa trắng : hoa tím 3: 1 => F1 dị hợp cặp gen tính trạng màu hoa, hoa trắng trội hơn hoa tím Aa x Aa
Lá dài: lá ngắn 3:1 => F1 dị hợp cặp gen tính trạng hình dạng lá, lá dài trội hơn lá ngắn Bb x Bb
Nếu hai gen phân li đốc lập thì ta có (Hoa trắng : Hoa tím) ( Lá dài: lá ngắn) = (3:1)(3:1) ≠ khác với đề bài => 2 gen cùng nằm trên 1 NST .
Hoa tím lá ngắn kiểu gen : 0,15 = 0,5 x 0,3 => Hoán vị một bên .
Xét cơ thể hoán vị có ab = 0,3 > 0,25
Tần số hoán vị là : 1 – 0,3 x 2 = 0,4 = 40 %
Câu 33:
Khi nói về liên kết gen, nhận định nào sau đây KHÔNG đúng ?
Đáp án D
Các gen trên một NST có thể không di truyền cùng nhau nếu xảy ra hoán vị gen
Câu 34:
Có bao nhiêu nhận định đúng về NST giới tính ở động vật ?
(1) NST giới tính chỉ tồn tại trong các tế bào sinh dục, không tồn tại ở tế bào Xôma.
(2) Ở tất cả các loài động vật, con cái có cặp NST XX, con đực có cặp NST XY.
(3) NST giới tính chỉ mang gen quy định tính đực cái.
(4) NST giới tính cũng có khả năng tự nhân đôi, phân li, tổ hợp như mọi NST thường
Đáp án D
NST giới tính tồn tại cả ở tế bào xoma => 1 sai
Không phải loài động vật nào con cái có cặp XX, con đực có cặp XY.
Ví dụ: ở chim con cái XY con đực là XX. Ở chây chấu con cái là XX con đực là XO => 2 sai
NST giới tính ngoài mang gen quy định giới tính còn gen quy định các tính trạng thường.
Ví dụ ở người: Gen quy định tính trạng mù màu, máu khó đông => 3 sai
NST trong nhân có khả năng nhân đôi phân li bình thường => 4 đúng
Câu 35:
: Hiện tượng trội không hoàn toàn có đặc điểm nào khi xét một cặp gen:
(1) P thuần chủng khác nhau về kiểu gen, F1 mang kiểu hình trung gian giữa bố và mẹ.
(2) F1 dị hợp tự thụ phấn, F2 cho tỉ lệ kiểu hình giống tỉ lệ kiểu gen.
(3) F1 dị hợp tự thụ phấn, F2 cho tỉ lệ kiểu hình khác tỉ lệ kiểu gen.
(4) P thuần chủng khác nhau về kiểu gen, F1 đồng tính về tính trạng trội.
(5) Kiểu hình trội do hai loại kiểu gen khác nhau cùng quy định.
Số ý đúng là
Đáp án D
F1 dị hợp tử tự thụ phấn, F2 cho tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình giống nhau => 2 đúng , 3 sai
P thuần chủng khác nhau về kiểu gen, F1 đồng tính về tính trạng trung gian=> 4 sai
Kiều hình trội chỉ do 1 kiểu gen AA quy đinh , trong quy luật di truyền trội lặn không hoàn toàn thì một kiểu hình quy định một kiểu tính trạng => 5 sai
1, 2 đúng
Câu 36:
Ở một loài thực vật, chiều cao cây chịu sự chi phối của hai cặp gen không alen tương tác nhau. Cho cây P tự thụ phấn, F1 thu được tỉ lệ 9 cao : 7 thấp. Trong số các cây thân cao ở F1, nếu lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao để cho tự thụ phấn. Xác suất để cây F2 cũng cho tỉ lệ kiểu hình 9 cao : 7 thấp là
Đáp án B
Để cây F1 tự thụ phấn cho tỉ lệ 9 cao: 7 thấp ( 16 tổ hợp = 4 giao tử đực x 4 giao tử cái)
F1 phải dị hợp hai cặp gen AaBb
Quy ước :A- B - : cao ; các kiểu gen còn lại cho kiêu hình thấp .
Xét các cá thể có kiểu hình thân cao có : 1 AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb
Để cây F2 cũng cho tỉ lệ kiểu hình 9 cao : 7 thấp => Cây đó có kiểu gen AaBb : 4/9
Câu 40:
Xét một bệnh ở người do một gen quy định. Gen có hai alen và có hiện tượng trội hoàn tòan. Có một phả hệ như dưới đây
Biết rằng II3 không mang gen bệnh. Xác suất để III7 và III8 sinh con bị bệnh là bao nhiêu ?
Đáp án C
Bố bị bệnh sinhcon trai bình thường => gen bị bệnh là gen lặn nằm trên NST thường
A- Bình thường > a bị bệnh
Kiểu gen của II4 là Aa
II3 không mang gen bệnh nên kiểu gen là AA
=> Xác suất kiểu gen của người con trai III7 là 1 AA : 1 Aa
II5 và II6 bình thường sinh ra con III9 bị bệnh aa => kiểu gen của II5 và II6 đều dị hợp Aa
=> Xác suất kiểu gen của người con gái III8 là 1 AA : 2 Aa
Vậy xác suất để III7 và III8 sinh con bị bệnh aa khi III7 và III8 có kiểu gen Aa là:
~ 0,083
Câu 41:
Đặc điểm KHÔNG có ở quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần ?
Đáp án D
Quần thể tự thụ phấn hoặc giao phối gần qua nhiều thế hệ sẽ làm làm giảm tần số kiểu gen dị hợp và tăng tần số kiểu gen đồng hợp => xuất hiện các dòng tuần trong quần thể .
Những các thể có kiểu gen đòng hợp lặn có hại bị CLTN đào thải => Giảm tính đa dạng di truyển
Câu 42:
Vì sao trong chọn giống cây trồng, người ta sử dụng phổ biến lai xa ở những giống cây trồng có khả năng sinh sản sinh dưỡng ?
Đáp án A
Những giống cây trồng được sinh ra từ phuwong pháp lai xa thì thường bị bất thụ khôn có khả năng sinh sản hữu tính, nếu cơ thể ban đầu có khả năng sinh sản sinh dưỡng thì không phải khắc phục bằng hiện tượng bất thụ
Câu 43:
Nhận định KHÔNG đúng về ưu thế lai
Đáp án B
Sai theo giả thuyết trội thì các cá thể có kiểu gen dị hợp mang ưu thế lai cao nhất
Câu 44:
Hiểu đúng về sinh vật biến đổi gen là
Đáp án C
Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được biến đổi cho phù hợp với lợi ích của con người
Sinh vật biến đổi gen có thể tạo ra nhờ đột biến gen hoặc được tạo ra bằng phương pháp chuyển gen của hai hay nhiều loài khác nhau (cấy , ghép, …)
Câu 45:
Trong kĩ thuật chuyển gen, thể truyền Plasmit có đặc điểm:
(1) Có dấu chuẩn hoặc gen đánh dấu.
(2) Có khả năng nhận gen và chuyển gen.
(3) Có khả năng tự nhân đôi một cách độc lập.
(4) Có kích thước lớn, dễ xâm nhập vào tế bào chủ.
(5) Có bản chất là AND hai mạch.
Số ý đúng là
Đáp án D
Thể truyền Plasmit là một loại vecto chuyển gen có bản chất là AND có khả năng nhân đôi, tồn tại độc lập trong tế bào, có dấu chuẩn hoặc gen đánh dấu để thuận tiện cho các enzim cắt giới hạn và enzim nối xác định đúng vị trí của gen cần chuyển.
Plasmit không cần có kích thước lớn, để dễ dàng xâm nhập vào tế bào chủ
Câu 46:
Nhận định đúng về bệnh ung thư ở người
Đáp án C
Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng không phải bao giờ cũng hình thành khối u ác tính, chúng có thể được sửa chữa nhờ cơ chế sửa sai của cơ thể, hoặc không có thể hình thành u lành nếu các tế bào không có khả năng di chuyển vào máu và đi đến các nơi khác => A sai
Trong hệ gen của người các gen tiền ung thư( thường là gen quy định yếu tố sinh trưởng) chúng ở trạng thái lặn và chịu sự điều khiển của cơ thể chỉ tạo ra một lượng sản phẩm vừa đủ đáp ứng nhu cầu phân chia tế bào một cách bình thường.=> B sai
Đột biến các gen tiền ung thư thường là đột biến trội là chúng hoạt động mạnh hơn và tạo ra nhiều sản phẩm => tăng tốc đọ phân bào => khối u tăng sinh quá mức=> D sai
Câu 47:
Các bệnh, tật, hội chứng nào sau đây ở người là do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ?
Đáp án B
Hội chứng Đao và Tơc nơ là đột biến thể lệch bội trên NST
Bệnh câm điếc bẩm sinh, và tật dính ngón tay là đột biến gen
Tật dính ngón trỏ và giữa đột biến gen nằm trên Y
Bệnh hồng cầu hình liềm đột biến gen
Hội chứng mèo kêu trội là dạng đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn trên NST số 5
Ung thư máu ác tính là đột biến cấu trúc NST mất đoạn ở NST số 21
Câu 48:
Trong một operon Lac, giả thiết xảy ra đột biến, thì trường hợp nào sau đây sẽ làm cho nhóm gen cấu trúc mất khả năng sản xuất enzim phân giải đường Lactôzơ ?
(1) Gen bị đột biến mất vùng khởi động.
(2) Gen bị đột biến không có mã mở đầu.
(3) Đột biến ở vùng vận hành.
(4) Đột biến ở gen điều hòa (R)
Số ý đúng là
Đáp án A
Khi nhóm gen cấu trúc không sản xuất được enzyme phân giải đường lactôzơ là
- TH1 : mARN không được tổng hợp=> đột biến ở vùng khởi động quá trình phiên mã làm cho ARN pol không liên kết với trình tự nhận biết đặc hiệu
- TH2 : mARN được tổng hợp nhưng không có mã mở đầu để riboxom nhận biết => riboxom không liên kết với mARN nên không thể tổng hợp protein
Câu 50:
Đột biến thay thế 1 cặp Nuclêôtit này bằng 1 cặp Nuclêôtit khác có thể gây ra:
(1) thay 1 axitamin này bằng 1 axit amin khác.
(2) sinh ra prôtêin có hoạt tính không thay đổi.
(3) ngừng quá trình tổng hợp Prôtêin tại một điểm nào đó.
(4) làm thay đổi nghiêm trọng cấu trúc của phân tử Prôtêin.
Số ý đúng là
Đáp án A
Các trường hợp đột biến có thể có các trường hợp đột biến
- Đột biến sai nghĩa => trường hợp 1
- Đột biến đồng nghĩa => trường hợp 2
- Đột biến vô nghĩa => trường hợp 3