Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải (Đề số 25)

  • 15730 lượt thi

  • 39 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đỉnh sinh trưởng của rễ cây hướng vào lòng đất, đỉnh của thân cây hướng theo chiều ngược lại. Đây là kiểu hướng động nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Đỉnh sinh trưỏng của rễ cây hướng vào lòng đất tức là hướng trọng lực dương, đỉnh của thân cây hướng theo chiều ngược lại tức là hướng trọng lực âm


Câu 2:

Loại hoocmôn nào sau đây có liên quan đến bệnh bướu cổ ở người?

Xem đáp án

Đáp án B

Bệnh bướu cổ do thiếu iôt (bướu cố địa phương) hoặc do cường năng tuyến giáp (bướu cổ Bazơđô) đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hoocmôn tiroxin → Đáp án B


Câu 3:

Hổ, báo thường bò sát mặt đất và tiến đến gần con mồi, sau đó nhảy lên vồ mồi hoặc rượt, cắn vào con mồi. Đây là loại tập tính nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Tập tính trên thuộc loại tập tính kiếm ăn được hình thành trong quá trình sống qua học tập ở bố mẹ, đồng loại hoặc trải nghiệm của bản thân.

Đối với động vật ăn thịt thì hình ảnh, mùi, âm thanh phát ra từ con mồi dẫn đến tập tính rình mồi và vồ mồi hay rượt theo con mồi để tấn công


Câu 4:

Hoocmôn nào sau đây là nhóm hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của côn trùng?

Xem đáp án

Đáp án C

Ở côn trùng, có 2 loại hoocmôn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và lột xác là hoocmôn eđixơn và juvenin


Câu 5:

Loại đột biến nào sau đây làm tăng số loại alen của một gen nào đó trong vốn gen của quần thể sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án A

A đúng. Vì đột biến điểm làm thay đổi cấu trúc của gen sẽ tạo ra alen mới -> tăng số loại alen.

Các phương án B, C, D đều sai. Vì đột biến số lượng NST không làm thay đổi cấu trúc của NST, không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của các gen cho nên không làm xuất hiện alen mới


Câu 6:

Cho biết các gen phân li độc lập, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1?

Xem đáp án

Đáp án A

A đúng. Vì Aabb × aaBb → đời con có TLKH =(1:1)(1:1)=1:1:1:1

B sai. Vì AaBb × AaBb → đời con có TLKH =(3:1)(3:1) khác 1:1:1:1

C sai. Vì AaBB × AABb → đời con có TLKH =(1)(1) khác 1:1:1:1

D sai. Vì AaBB × AaBb → đời con có TLKH =(3:1)(1) khác 1:1:1:1


Câu 7:

Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C

Giải thích:

- Điều kiện địa lí, đó là khí hậu, địa hình,… Vì vậy điều kiện địa lí là nhân tố gây ra chọn lọc tự nhiên. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc các kiểu hình chứ không gây ra biến đổi trên cơ thể.

- Những biến đổi trên cơ thể sinh vật do đột biến và biến dị tổ hợp gây ra


Câu 8:

Trong các thể đột biến sau, xét về vật chất di truyền, thể đột biến nào khác biệt nhất so với các dạng còn lại?

Xem đáp án

Đáp án D

Giải thích:

Các phương án A, B, C đều thuộc dạng đột biến số lượng NST. Chỉ có phương án D là do đột biến gen.


Câu 9:

Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, F, H. Trong các phát biểu sau về lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu đúng?

 

(1) Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn.

(2) Loài D tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác nhau.

(3) Loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài F.

(4) Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ mất đi.

(5) Nếu số lượng cá thể của loài C giảm thì số lượng cá thể của loài F giảm.

(6) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5.

(7) Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích.

Xem đáp án

Đáp án D

Có 5 phát biểu đúng, đó là (1), (2), (3), (5), (7) → Đáp án D.

Giải thích:

(1) đúng. Vì có 6 chuỗi là:

+ Chuỗi 1: A, B, D, H;

+ Chuỗi 2: A, E, D, H;

+ Chuỗi 3: A, E, H;

+ Chuỗi 4: A, C, F, H;

+ Chuỗi 5: A, C, F, E, H;

+ Chuỗi 6: A, C, F, E, D, H.

(2) đúng. Vì trong 6 chuỗi nói trên có 3 chuỗi có D.

(3) đúng. Vì loài E tham gia vào 4 chuỗi, còn loài F tham gia vào 3 chuỗi.

(4) sai. Vì khi không còn loài B, loài D vẫn sử dụng thức ăn từ loài E theo chuỗi thức ăn số 2 và số 6.

(5) đúng. Vì C là nguồn thức ăn duy nhất của F. Khi quần thể con mồi giảm số lượng thì số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt sẽ giảm theo.

(6) sai. Chỉ có 2 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5, đó là D, H.

(7) đúng. Chuỗi 6 là chuỗi dài nhất, có 6 mắt xích.


Câu 12:

Sau mỗi lần có sự giảm mạnh về số lượng cá thể thì quần thể thường tăng kích thước và khôi phục trạng thái cân bằng. Quần thể của loài sinh vật nào sau đây có khả năng khôi phục kích thước nhanh nhất

Xem đáp án

Đáp án A

Giải thích:

-        Kích thước quần thể là số lượng cá thể của quần thể. Vì vậy, quần thể có khả năng khôi phục kích thước nhanh nhất là quần thể có tốc độ sinh sản nhanh nhất.

Quần thể có tốc độ sinh sản nhanh nếu kích thước cá thể bé, tuổi thọ ngắn (tuổi thọ ngắn thì vòng đời ngắn)


Câu 13:

Quá trình sinh trưởng và phát triển của ếch trải qua bao nhiêu giai đoạn chính?

Xem đáp án

Đáp án B

Tuổi thọ của ếch được tính từ lúc trứng ếch được thụ tinh. Khi hợp tử được hình thành thì sẽ trải qua giai đoạn phát triển phôi, sau đó đến giai đoạn ấu trùng (nòng nọc) rồi đến giai đoạn ếch trưởng thành (nòng nọc rụng đuôi thành ếch trưởng thành). Như vậy, quá trình phát triển của ếch trải qua 3 giai đoạn là phát triển phôi, giai đoạn ấu trùng, giai đoạn ếch trưởng thành


Câu 15:

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C

Giải thích:

A đúng. Vì cách li làm ngăn ngừa sự trao đổi vốn gen giữa các quần thể, do đó duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể.

B đúng. Vì giao phối là cơ chế tạo ra vô số biến dị tổ hợp.

C sai. Vì di gen làm nghèo vốn gen của quần thể.

D đúng


Câu 17:

Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho các cây thân cao giao phấn với nhau thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình gồm 84% cây thân cao: 16% cây thân thấp. Nếu loại bỏ toàn bộ các cây thân thấp F1 sau đó cho các cây thân cao F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiêu hình ở F2 sẽ là

Xem đáp án

Đáp án B

Giải thích:

-        Xem thế hệ F1 là rnột quần thể. Vì các cá thể giao phấn ngẫu nhiên nên tỉ lệ kiểu gen ở F1 đạt cân bằng di truyền.

-        Vì F1 có 16% cây thân thấp (aa) nên tần số a = 0,4; tần số A = 0,6.

→ Cấu trúc di truyền ở F1 là 0,36AA+0,48Aa +0,16aa=1

-        Loại bỏ cây thân thấp F1 thì còn lại 0,36AA+0,48Aa có tỉ lệ 4/7 ;1/4 

→ Khi các cây thân cao F1 tự thụ phấn, kiểu hình thân thấp F2có tỉ lệ

4/7 x 1/4 =1/7. Thân thấp 1/7 thì thân cao = 6/7.

→ Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 6 thân cao : 1 thân thấp


Câu 18:

Trong quy luật di truyền phân ly độc lập, với các gen trội lặn hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì số loại kiểu hình khác nhau ở F2 là

Xem đáp án

Đáp án D

Giải thích:

-        P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì  dị hợp về n cặp gen.

-        Ứng với mỗi cặp gen dị hợp, đời con có 3 kiểu gen.

→ Có n cặp gen dị hợp thì đời con có 3^n  kiểu gen


Câu 19:

Khi nói về đột biến điểm, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Đột biến điểm chỉ xảy ra tại một cặp nuclêôtit của gen.

(2) Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc.

(3) Đột biến điểm có thể có lợi, có hại hoặc trung tính nhưng hầu hết là có hại.

(4) Đột biến điểm là những biến đối nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa.

(5) Xét ở mức độ phân tử, hầu hết đột biến điểm là trung tính.

(6) Đột biến điểm tạo ra alen mới, làm đa dạng phong phú vốn gen của quần thể.

(7) Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là gây hại ít nhất cho cơ thể sinh vật.

Xem đáp án

Đáp án D

Có 5 nhận xét đúng, đó là (1), (3), (5), (6), (7) → Đáp án D.

Giải thích:

(1) đúng. Vì đột biến điểm chỉ xảy ra tại một cặp nuclêôtit. Vì chỉ xảy ra tại một cặp nu nên chỉ ở điểm trên ADN.

(2) sai.

(3) đúng. Vì đột biến điểm làm thay đổi cấu trúc của gen dẫn tới làm thay đổi cấu trúc của ARN. Khi cấu trúc của ARN thay đổi thì quá trình dịch mã sẽ làm thay đổi cấu trúc của prôtêin. Sự thay đổi cấu trúc của prôtêin sẽ dẫn tới làm thay đổi chức năng của prôtêin. Khi chức năng của prôtêin bị thay đổi thì có thể gây hại, có lợi hoặc trung tính. Tuy nhiên hầu hết là có hại.

(4) sai. Vì đột biến điểm tạo ra alen mới, là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa, chọn giống.

(5) đúng. Vì ở cấp phân tử, hầu hết đột biến điểm không làm thay đổi cấu trúc của prôtêin. Nguyên nhân không làm thay đổi cấu trúc của prôtêin là vì mã di truyền có tính thoái hóa.

(6) đúng.

(7) đúng. Vì đột biến thay thế một cặp nu chỉ làm thạy đổi một bộ ba, do đó thường chỉ ảnh hưởng tới một axit amin. Còn đột biến mất hoặc thêm một cặp nu làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí đột biến cho đến cuối gen.


Câu 20:

Trong quần xã, các loài khác nhau có thể cùng sử dụng một loại con mồi giống nhau làm thức ăn, khi đó các loài có sự phân li ô sinh thái. Nhận định nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án D

Giải thích: Các phương án A, B, C đều là ví dụ về sự phân li ổ sinh thái của mỗi loài. Riêng ở phương án D không phải là sự phân li ổ sinh thái


Câu 21:

Khi nói về cạnh tranh cùng loài, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A

-        A sai. Vì cạnh tranh không diễn ra thường xuyên mà cạnh tranh chỉ xảy ra khi mật độ cá thể quá cao, khan hiếm nguồn sống.

-        B đúng. Vì khi cạnh tranh gay gắt thì có thể dẫn tới ăn thịt lẫn nhau hoặc cắn xé nhau.

-        C và D đúng. Vì cạnh tranh giúp quần thể điều chỉnh số lượng cá thể phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.


Câu 22:

Cho các dụng cụ, hoá chất và đối tượng nghiên cứu như sau: Các cây nhỏ cùng giống được trồng trong các chậu có điều kiện như nhau, auxin nhân tạo, bông, dao. Những thao tác nào sau đây có trong thí nghiệm chứng minh vai trò của auxin trong hiện tượng ưu thế ngọn?

(1) Dùng bông tẩm auxin nhân tạo đặt vào gốc của 1 trong 2 cây còn cây kia giữ nguyên.

(2) Cắt chồi ngọn của 2 cây.

(3) Dùng bông tẩm auxin nhân tạo đặt lên vết cắt đỉnh ngọn của 1 trong 2 cây còn cây kia để nguyên.

(4) Cắt chồi ngọn của 1 trong 2 cây.

(5) Dùng 2 miếng bông tẩm auxin nhân tạo đặt lên vết cắt đỉnh ngọn của cây bị cắt ngọn và đỉnh sinh trưởng của cây không bị cắt ngọn.

(6) Dùng 2 miếng bông tẩm auxin nhân tạo đặt vào gốc của 2 cây.

(7) Lấy 2 cây con làm thí nghiệm.

Xem đáp án

Đáp án D

Auxin tạo ưu thế ngọn, trong cây auxin được tổng hợp nhiều ở chồi ngọn sau đó được vận chuyển xuống thân, cành rễ nên người ta bố trí thí nghiệm như sau:

Dùng 2 cây con trồng trong chậu làm thí nghiệm. Ở chậu A ta cắt ngọn đi, ở chậu B cũng cắt ngọn nhưng tẩm auxin vào miếng bông nhỏ rồi áp lên vết cắt.

Theo dõi sự phát triển của 2 cây ta thấy: cây chậu A cành bên phát triển nhanh, còn cây ở chậu B cành bên không phát triển → Auxin tạo ưu thế ngọn, ức chế sự hình thành cành bên


Câu 23:

Ở người, A nằm trên NST thường quy định da bình thường trội hoàn toàn so với a quy định da bị bạch tạng. Một quần thể người đang cân bằng về di truyền có tỉ lệ người mang gen quy định da bạch tạng chiếm 84%. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Tần số alen A bằng 2/3 tần số alen a.

(2) Kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 48%.

(3) Một cặp vợ chồng đều có da bình thường, xác suất để đứa con đầu lòng mang gen quy định bạch tạng là 39/64.

(4) Người chồng có da bình thường, người vợ có da bạch tạng, xác suất để đứa con đầu lòng bị bạch tạng là 37.5%.

Xem đáp án

Đáp án B

Cả 4 phát biểu đều đúng. → Đáp án B.

Giải thích:

-        Xác định cấu trúc di truyền của quần thể:

+ 84% số người mang gen bạch tạng (Aa + aa)

→ 16 Số người AA → Tần số A = 0,4.

Cấu trúc di truyền của quần thể =0,16AA +0,48Aa+0,36aa=1.

Kiểm tra các phát biểu:

(l) đúng. Vì A = 0,4 và a = 0,6 nên A = 2/3a.

(2) đúng. Vì quần thể cân bằng và A = 0,4 nên Aa = 0,48.

(3) đúng. Vì vợ và chồng đều có da bình thường nên có kiểu gen

0,16AA:0,48Aa=1/4 AA:3/4Aa.

→ Giao tử của mỗi người: 5/8A : 3/8a.

→ Ở đời con, tỉ lệ cá thể có kiểu gen AA=5/8 x 5/8=25/64.

Xác suất con mang gen bệnh (Aa + aa) = 1 - 25/64 = 39/64.

(4) đúng. Vì chồng có da bình thường nên có kiểu gen

0,16AA:0,48Aa=1/4AA:3/4Aa.

→ Giao tử của chồng: 5/8A : 3/8a.

Vợ bị bạch tạng có kiểu gen aa luôn cho 1 a.

→ Ở đời con, tỉ lệ cá thể có kiểu gen=3/8 x1=3/8=37,5%.

Xác suất con bị bạch tạng = 37,5%.


Câu 24:

Hiệu suất sinh thái là

Xem đáp án

Đáp án A

 


Câu 25:

Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng; Alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Cho 5 cây hoa đỏ, thân thấp (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời  có thể có bao nhiêu tỉ lệ kiểu hình phù hợp?

(1) 3 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa vàng;

(2) 5 thân thấp, hoa đỏ : 3 thân thấp, hoa vàng;

(3) 9 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa vàng;

(4) 4 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa vàng:

(5) 19 thân thấp, hoa đỏ :  1 thân thấp hoa vàng;

(6) 100% thân thấp, hoa đỏ;

(7) 17 thân thấp, hoa đỏ : 3 thân thấp, hoa vàng;

(8) 5 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa vàng.

Xem đáp án

Đáp án A

Có 6 trường hợp, đó là (1), (3), (4), (5), (6), (7) → Đáp án A

Giải thích:

Trong 5 cây thân thấp, hoa đỏ sẽ có 6 khả năng xảy ra.

-        Khả năng 1: cả 5 cây đều có kiểu gen AAbb. Khi đó, đời F1

 có 100% thân thấp, hoa đỏ. → (6) đúng.

-        Khả năng 2: có 4 cây AAbb, 1 cây Aabb. → Cây Aabb chiếm tỉ lệ 1/5. Khi đó đời F1 có cây thấp, hoa vàng chiếm tỉ lệ =1/5 x 1/4 =1/20. → (5) đúng.

-        Khả năng 3: có 3 cây AAbb, 2 cây Aabb. → Cây Aabb chiếm tỉ lệ 2/5. Khi đó đời F1 có cây thấp, hoa vàng chiếm tỉ lệ =2/5 x 1/4 =1/10. → (3) đúng.

-        Khả năng 4: có 2 cây AAbb, 3 cây Aabb. → Cây Aabb chiếm tỉ lệ 3/5. Khi đó đời F1 có cây thấp, hoa vàng chiếm tỉ lệ =3/5 x 1/4=3/20. → (7) đúng.

-        Khả năng 5: có 1 cây AAbb, 4 cây Aabb. → Cây Aabb chiếm tỉ lệ 4/5. Khi đó đời F1 có cây thấp, hoa vàng chiếm tỉ lệ =4/5 x 1/4=1/5. → (4) đúng.

-        Khả năng 6: cả 5 cây Aabb. → Cây Aabb chiếm tỉ lệ 1/1. Khi đó đời F1 có cây thấp, hoa vàng chiếm tỉ lệ =1x1/4=1/4. → (1) đúng.


Câu 26:

Cơ quan thoái hóa mặc dù không có chức năng đối với cơ thể nhưng vẫn được duy trì qua rất nhiều thế hệ mà không bị chọn lọc tự nhiên đào thải. Giải thích nào dưới đây không hợp lí?

Xem đáp án

Đáp án B

Giải thích: B sai. Vì cơ quan thoái hóa chỉ là dấu tích nên đó là những cơ quan không thực hiện chức năng. Vì không thực hiện chức năng nên không thể là cơ quan có hại


Câu 28:

Đột biến cấu trúc NST làm thay đổi

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 29:

Ở cá, con đực có cặp NST giới tính XX, con cái có cặp NST giới tính XY. Khi lai cá vảy đỏ thuần chủng với cá vảy trắng (phép lai thuận) được F1 gồm 100% vảy đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối với nhau được F2 gồrn 2 loại kiểu hình với tỉ lệ: 3 cá vảy đỏ : 1 cá vảy trắng, trong đó cá vảy trắng gồm toàn cá cái. Cho rằng không có đột biến phát sinh. Nếu thực hiện phép lai nghịch với phép lai trên thì sự phân ly vê kiểu gen và kiểu hình ở F2 tương ứng là:

Xem đáp án

Kiểu hình: l đực vảy đỏ : l đực vảy trắng : 1 cái vảy đỏ : 1 cái vảy trắng


Câu 30:

Phát biểu nào sau đây là đúng với tháp sinh thái?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 31:

Quan sát hai loài chim sẻ khi sống ở các vùng cách biệt thấy chúng có kích thước mỏ tương tự nhau. Khi những quần thể của hai loài này di cư đến sống trên cùng một đảo, sau một thời gian thấy kích thước mỏ của chúng khác biệt nhau. Phát biểu nào sau đây đúng nhất?

Xem đáp án

Đáp án A

Giải thích: Vì hai loài sử dụng chung một nguồn thức ăn, cùng sống trong một môi trường cho nên có sự cạnh tranh khác loài dẫn tới sự phân hóa ổ sinh thái về dinh dưỡng của mỗi loài


Câu 32:

Khi nói về prôtêin ức chế trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Khi môi trường không có lactôzơ, prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã.

(2) Prôtêin ức chế chỉ được gen R tổng hợp khi môi trường không có lactôzơ.

(3) Khi môi trường có lactôzơ, một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu trúc và làm mất chức năng của prôtein này.

(4) Prôtêin ức chế chỉ có hoạt tính sinh học khi có tác động của chất cảm ứng ở môi trường.

(5) Prôtein ức chế thường xuyên được gen điều hòa tổng hợp.

Xem đáp án

Đáp án B

Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (3), (5) → Đáp án B.

Giải thích:

(2) sai. Vì prôtêin ức chế thường xuyên được gen điều hòa tổng hợp. Khi không có lactozơ gen điều hòa cũng phiên mã, sau đó mARN dịch mã để tổng hợp prôtêin ức chế. Khi có lactozơ, gen điều hòa cũng phiên mã tổng hợp mARN, sau đó mARN dịch mã để tổng hợp prôtêin ức chế.

(4) sai. Vì khi không có lactozơ thì prôtêin ức chế có hoạt tính sinh học, nó liên kết với vùng vận hành (vùng O) của operon. Khi có chất cảm ứng của môi trường (chất lactozơ) thì prôtêìn ức chế bị biến tính và mất chức năng


Câu 33:

Những quá trình nào sau đây cho phép tạo ra được biến dị di truyền?

(1) Cho lai hữu tính giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau.

(2) Chuyển gen từ tế bào thực vật vào tế bào vi khuẩn.

(3) Dung hợp tế bào trần khác loài.

(4) Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hoá.

(5) Cấy truyền phôi và nhân bản vô tính động vật.

Xem đáp án

Đáp án D

Có 4 quá trình, đó là (1), (2), (3), (4) → Đáp án D.

Giải thích: (5) không tạo ra được biến dị di truyền. Nguyên nhân là vì cấy truyền phôi, nhân bản vô tính tạo ra các cá thể có kiểu gen giống với kiểu gen của ban đầu


Câu 36:

Khẳng định nào dưới đây không phải là ý nghĩa của kỹ thuật nuôi cấy mô?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 37:

Quá trình tổng hợp sắc tố ở cánh hoa của một loài thực vật do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên các cặp NST khác nhau quy định, trong kiểu gen nếu có cả A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen khác đều cho kiểu hình hoa trắng. Dự đoán nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Giải thích:

Theo bài ra ta có quy ước gen:

A – B - hoa đỏ; A-bb hoặc aaB -  hoặc aabb quy định hoa trắng.

-        A sai. Vì 2 cây hoa trắng giao phấn được F1 có 100% hoa đổ thì chứng tỏ F1 có kiểu gen AaBb. Cây AaBb tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ 9 đỏ : 7 trắng.

-        B sai. Vì cây hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen (AaBb) tự thụ phấn thì ở đời con, kiểu gen dị hợp 1 trong 2 cặp gen gồm có: AABb + aaBb + AaBB + Aabb. Vì mỗi kiểu gen có số lượng 2 nên với 4 kiểu gen này có số lượng = 2 + 2 + 2 + 2 = 8 tổ hợp.

→ Tỉ lệ = 8/16 = 50%.

-        C đúng. Vì nếu cây hoa đỏ đem lai có kiểu gen AABB thì đời con có 100%  hoa đỏ. Ở bài toán này, đời con có cả hoa đỏ và hoa trắng, chứng tỏ cây hoa đỏ đem lai phải dị hợp.

D sai. Vì muốn đời con có tỉ lệ 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng thì kiểu gen của bố mẹ phải là AABb × AABb hoặc AaBB × AaBB. —› Bố mẹ phải có hoa đỏ


Câu 38:

Tại sao trước khi thực hành mổ lộ tim ếch, thường không được hủy não?

Xem đáp án

Đáp án C

Thực hành mổ lộ tim ếch là bài thực hành mổ quan sát tim ếch và đo, đếm nhịp tim trong các trường hợp kích thích khác nhau nên khi mổ không được làm ếch chết, tim ếch và trung khu điều hòa hoạt động của tim không bị tổn thương.

Do đó trước khi thực hành mổ lộ tim ếch chúng ta không được hủy não, vì hủy não sẽ ảnh hưởng đến các trung khu tuần hoàn, hô hấp khi đó sẽ không quan sát được hoạt động của tim


Câu 39:

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả 2 bệnh di truyền ở người, bệnh P do một alen của một gen có 2 alen nằm trên NST thường quy định; Bệnh Q do một alen của một gen có 2 alen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định. Trong phả hệ, những người có màu đen hoặc màu xám chỉ bị một bệnh trong số hai bệnh nói trên

Biết rằng không có đột biến mới xảy ra ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất sinh đứa con đầu lòng không bị hai bệnh trên của cặp vợ chồng III.13 – III.14 trong phả hệ trên là

Xem đáp án

Đáp án D

Giải thích:

- Trước tiên, cần phải xác định xem bệnh nào là bệnh P, bệnh nào là bệnh Q.

+ Bệnh P do gen nằm trên NST thường quy định. Cặp số 10, 11 đều không bị bệnh, sinh người con gái số 15 bị bệnh màu đen. Chứng tỏ bệnh màu đen là do gen lặn nằm trên NST thường quy định. → Bệnh P được kí hiệu là bệnh màu đen.

+ Vì bệnh màu đen là bệnh P nên bệnh màu xám là bệnh Q. Bệnh quy do gen lặn quy định. Vì người số 7 bị bệnh sẽ truyền gen bệnh cho con gái số 12. Nếu bệnh do gen trội quy định thì con gái số 12 mang gen trội sẽ quy định bị bệnh.

- Xác suất sinh con không bị bệnh P:

+ Tìm kiểu gen của người số 13:

Người số 5 bị bệnh P → người số 7 có kiểu gen AA hoặc Aa, trong đó Aa với tỉ lệ 2/3.

 

Người số 8 có kiểu gen dị hợp về bệnh P. → Kiều gen người số 8 là Aa.

 

→ Con của cặp với chồng số 7 và 8 sẽ là con của phép lai (1/3AA + 2/3Aa) × Aa

 

→ Phép lai (1/3AA + 2/3Aa) × Aa sẽ cho đời con là 2/6AA : 3/6Aa : 1/6aa.

 

→ Người số 13 không bị bệnh nên sẽ là một trong hai người 2/6AA hoặc 3/6Aa.

 

→ Người số 13 có kiểu gen Aa với tỉ lệ 3/5; kiểu gen AA với tỉ lệ 2/5.

 

+ Tìm kiểu gen của người số 14: Có bố mẹ dị hợp nên người số 14 có kiểu gen 2/3Aa hoặc 1/3AA.

 

+ Xác suất để cặp vợ chồng 13, 14 sinh con bị bệnh P = 3/5 × 2/3 × 1/4 = l/10.

 

→ Xác suất sinh con không bị bệnh P = 1 - l/10 = 9/10.

 

- Xác suất sinh con không bị bệnh Q:

 

+ Kiểu gen về bệnh Q: Người số 13 là nam, không bị bệnh Q nên kiểu gen về bệnh Q là XBY.

 

+ Người số 14 không bị bệnh Q nhưng có mẹ dị hợp về bệnh Q. Vì vậy kiểu gen của người số 14 là 1/2XAXA hoặc 1/2XAXa.

 

+ Xác suất sinh con bị bệnh Q = 1/2 × 1/4 = 1/8.

 

→ Xác suất sinh con không bị bệnh Q = 1 - 1/8 = 7/8.

 

- Xác suất sinh con không bị 2 bệnh = 9/10 x 7/8 = 63/80


Bắt đầu thi ngay