30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải (Đề số 28)
-
16129 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sắc tố nào sau đây trực tiếp tham gia chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH?
Ở thực vật bậc cao, sắc tố quang hợp gồm có diệp lục a, diệp lục b, carôten và xanthôphyl. Cả 4 loại sắc tố này đều có chức năng hấp thụ ánh sáng nhưng đều truyền năng lượng hấp thụ được cho diệp lục a (vì chỉ có diệp lục a là trung tâm của phản ứng quang hóa). Diệp lục a (P700 và P680) làm nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng có trong ATP và NADPH
→ Đáp án A
Câu 2:
Nhóm động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?
Động vật hô hấp bằng hệ thống ống khí có 2 nhóm:
- Côn trùng: hệ thống ống khí phân nhánh khắp cơ thể.
- Chim: hệ thống ống khí phân nhánh trong phổi.
Còn tôm, cua, trai hô hấp bằng mang; ruột khoang hô hấp bằng hệ thống ống khí.
→ Đáp án A
Câu 3:
Quá trình thụ tinh của thực vật có hoa diễn ra ở bộ phận nào sau đây?
Quá trình thụ tinh của thực vật có hoa thực hiện nhờ ống phấn mang hai giao tử đực tới túi phôi:
+1 giao tử đực (n) x trứng (n) → hợp tử (2n)
+1 giao tử (n) x nhân cực (2n) → nội nhũ (3n)
Cả hai giao tử đều tham gia vào quá trình thụ tinh trong túi phôi.
→ Đáp án D.
Câu 4:
Trinh sinh thường gặp ở những loài nào sau đây?
I. Ong. II. Mối. III. Giun dẹp. IV. Bọ xít.
V. Kiến. VI. Rệp
Trinh sinh thường gặp ở những loài ong, kiến, rệp, một số loài cá và bò sát.
→ Đáp án D
Câu 5:
Trong quá trình dịch mã, bộ ba mã sao 5’AUG3’ trên mARN có bộ ba đối mã tương ứng là
Đáp án B
Câu 6:
Cho biết A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với a quy định hạt xanh, không có đột biến. Phép lai nào sau đây cho đời con có 100% hạt vàng?
Đáp án A
Câu 7:
Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng về di truyền, quá trình nào sau đây sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể?
Đáp án B
Câu 8:
Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDdEE thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa tạo thành các dòng lưỡng bội thuần chủng. Tối đa sẽ tạo ra được bao nhiêu dòng thuần chủng từ cây nói trên?
AabbDdEE có số dòng thuần =2.1.2.1=4 → Đáp án D
Câu 9:
Nhân tố nào sau đây quy định chiều hướng tiến hóa của tất cả các loài sinh vật?
Đáp án A.
Câu 10:
Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, hóa thạch nhân sơ cổ nhất có ở đại nào sau đây?
Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, hóa thạch nhân sơ cổ nhất có ở đại Thái cổ → Đáp án B
Câu 11:
Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là
Đáp án D.
Câu 12:
Ở chuỗi thức ăn: Cỏ → Cào cào → Cá rô → Rắn → Đại bàng. Có bao nhiêu loài thuộc sinh vật tiêu thụ?
Có 4 loài thuộc sinh vật tiêu thụ. → Đáp án C
Câu 13:
Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu là nguyên tố có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
(1) Là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành được chu trình sống của cây.
(2) Không thể thay thế được bằng bất kỳ nguyên tố nào khác.
(3) Trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
(4) Là nguyên tố có trong cơ thể thực vật.
Nguyên tố thiết yếu là nguyên tố có liên quan trực tiếp đến các hoạt động sống của cây, vai trò của nó không thể thay thế bằng các nguyên tố khác, thiếu nó cây không thể sinh trưởng phát triển bình thường được (1, 2, 3).
→ Đáp án C.
Câu 14:
Khi nói về tiêu hóa ngoại bào, phát biểu nào sau đây sai?
Quá trình tiêu hóa ngoại bào diễn ra bên ngoài tế bào, trong ống tiêu hóa hoặc túi tiêu hóa. Thức ăn được phân cắt, tiêu hóa nhờ các hoạt động cơ học hoặc biến đổi hóa học nhờ các enzim.
→ Đáp án C.
Câu 15:
Ở vi khuẩn E.coli, khi nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong operon Lac, phát biểu nào sau đây là đúng?
- Ở vi khuẩn, các gen cấu trúc (Z, Y, A) trong operon có số lần nhân đôi bằng nhau. Nguyên nhân là vì các gen này nằm cạnh nhau trên một phân tử ADN của vi khuẩn. Khi phân tử ADN này nhân đôi bao nhiêu lần thì tất cả các gen đều nhân đôi bấy nhiêu lần.
- Trong hoạt động của operon Lac, khi môi trường có đường lactozơ thì tất cả các gen cấu trúc Z, Y, A đều tiến hành phiên mã. Khi môi trường không có đường lactozơ thì tất cả các gen này đều không phiên mã. → Đáp án A đúng.
Câu 16:
Ở một loài thực vật lưỡng bội có bộ NST 2n = 14. Xét 3 thể đột biến NST là thể đột biến mất đoạn, lệch bội thể ba và thể tứ bội. Số lượng NST có trong mỗi tế bào của mỗi thể đột biến khi các tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân theo thứ tự là
- Đột biến mất đoạn chỉ mất 1 đoạn NST nên thể đột biến có bộ NST là 2n; Đột biến lệch bội thể ba có bộ NST là 2n+1; Đột biến tứ bội có bộ NST là 4n.
- Khi ở kì giữa, các NST đang ở dạng kép và có số lượng giống như lúc chuẩn bị phân bào nên số NST có trong mỗi tế bào đúng bằng số NST như ban đầu.
→ Thể mất đoạn có 14 NST; Thể ba có 15 NST; Tứ bội có 28 NST
→ Đáp án B.
Câu 17:
Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh. Cây dị hợp Aa tự thụ phấn được F1, các cây F1 tự thụ phấn được F2. Người ta thấy rằng ở trên các cây F1, có những cây chỉ cho toàn hạt màu vàng, có những cây chỉ cho toàn hạt màu xanh, có những cây vừa có hạt màu vàng vừa có hạt màu xanh. Theo lí thuyết, trong số các cây F1 số cây chỉ có hạt màu xanh chiếm tỉ lệ
- Cây mang kiểu gen AA thì khi tự thụ phấn chỉ cho đời con loại hạt màu vàng.
- Cây mang kiểu gen Aa thì khi tự thụ phấn cho đời con 2 loại kiểu hình là hạt màu vàng và hạt màu xanh, trong đó có tỉ lệ 3 vàng : 1 xanh.
- Cây mang kiểu gen aa thì khi tự thụ phấn chỉ cho đời con loại hạt màu xanh.
- Khi cho cây dị hợp Aa tự thụ phấn thì đời F1 có tỉ lệ gồm 1AA, 2Aa, 1aa. Vậy trong số các cây F1, loại cây có kiểu gen aa chiếm tỉ lệ 0,25 = 25%. → Đáp án D
Câu 19:
Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?
(1) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh do cháy rừng.
(2) Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hàng năm.
(3) Số lượng sâu hại lúa bị giảm mạnh khi người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.
(4) Cứ 10 – 12 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Pêru bị giảm do có dòng nước nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt.
Đáp án B gồm ý (2) và (4).
Câu 20:
Một trong những điểm khác nhau của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là
Đáp án A
Câu 21:
Khi nói về quá trình quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu không có O2 thì một phân tử glucozơ chỉ giải phóng được 2ATP.
(2) Tất cả mọi quá trình hô hấp đều giải phóng năng lượng ATP.
(3) Tất cả mọi quá trình hô hấp đều làm oxi hóa chất hữu cơ.
(4) Tất cả mọi quá trình hô hấp đều trải qua giai đoạn đường phân.
Đáp án C.
Nhận xét: Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (3) và (4). → Đáp án C.
Phát biểu (2) sai là vì hô hấp sáng không tạo ra ATP.
Câu 24:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen là A và B tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại gen trội A hoặc B hay toàn bộ gen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây do một gen gồm hai alen là D và d quy định, trong đó gen D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với alen d quy định thân cao. Biết các gen nằm trên các NST khác nhau. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x aaBbDd cho đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ
Đáp án D.
- Kiểu hình thân cao, hoa đỏ có kiểu gen được kí hiệu là A-B-dd.
- Phép lai AaBbDd x aaBbDd cho đời con có kiểu hình A-B-dd với tỉ lệ:
AaBbDd x aaBbDd = (Aa x aa)(Bb x Bb)(Dd x Dd)
Aa x aa sẽ sinh ra đời con có 1/2 A -
Bb x Bd sẽ sinh ra đời con có 3/4 B -
Dd x Dd sẽ sinh ra đời con có 1/4 dd
→ Kiểu hình A-B-dd có tỉ lệ = 1/2 x 3/4 x 1/4 = 3/32=9,375%
Câu 25:
Theo quan điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu của quá trình tiến hóa.
(2) Các cơ chế cách ly thúc đẩy sự thay đổi tần số alen của quần thể.
(3) Giao phối gần không làm thay đổi tần số tương đối các alen trong quần thể.
(4) Đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (3) và (4) → Đáp án D.
(2) sai. Vì các cơ chế cách ly chỉ góp phần làm phân hóa vốn gen của quần thể được tạo ra do các nhân tố tiến hóa.
Câu 26:
Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự hỗ trợ cùng loài giảm.
(2) Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể cân bằng với sức chứa của môi trường.
(3) Hỗ trợ cùng loài làm tăng hiệu quả khai thác nguồn sống của quần thể.
(4) Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể.
Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (2) và (3) → Đáp án B.
(4) sai. Vì gia tăng cạnh trạnh sẽ làm giảm tỉ lệ sinh sản dẫn tới làm giảm tốc độ tăng trưởng.
Câu 27:
Khi nói về hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản,…
(2) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
(3) Ở quần thể thực vật, những cây sống theo nhóm chịu đựng được gió bão là biểu hiện của hỗ trợ cùng loài.
(4) Hỗ trợ cùng loài làm tăng mật độ cá thể nên dẫn tới làm tăng sự cạnh tranh trong nội bộ quần thể.
Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (2) và (3) → Đáp án D.
(4) sai. Vì quan hệ hỗ trợ cùng loài là mối quan hệ các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống
Câu 28:
Khi nói về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể nhiều hơn quần thể con mồi.
(2) Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể ổn định, còn quần thể con mồi luôn biến động.
(3) Cả 2 quần thể biến động theo chu kì, trong đó quần thể vật ăn thịt luôn biến động trước.
(4) Quần thể con mồi bị biến động về số lượng thì sẽ kéo theo quần thể vật ăn thịt biến động theo.
Chỉ có phát biểu (4) đúng. → Đáp án D.
Giải thích: vì quần thể vật ăn thịt có số lượng cá thể ít và khi quần thể con mồi biến động số lượng thì quần thể vật ăn thịt sẽ biến động theo. Vì con mồi là nguồn cung cấp thức ăn cho vật ăn thịt nên hai quần thể này có số lượng cá thể phụ thuộc vào nhau và khống chế lẫn nhau (khống chế sinh học)
Câu 29:
Khi nói về sự sai khác giữa tuần hoàn máu của thai nhi so với hệ tuần hoàn máu của trẻ em bình thường sau khi được sinh ra, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A. Vì tuần hoàn thai nhi có ống nối động mạch chủ với động mạch phổi. Điều này giúp máu từ tim chỉ chảy vào động mạch chủ đi nuôi cơ thể; động mạch phổi đưa máu đi nuôi phổi chứ chưa thực hiện chức năng trao đổi khí ở phổi thay nhi.
B sai. Vì tim của thai nhi vẫn có 4 ngăn bình thường.
C sai. Vì trong máu thai nhi có loại Hb có ái lực với oxy cao hơn so với trẻ bình thường.
D sai. Vì ở thai nhi có trao đổi chất với máu của mẹ tại nhau thai qua dây rốn chỉ là 1 hệ mạch chứ không tạo thành vòng tuần hoàn
Câu 30:
Khi thể tích máu giảm do cơ thể bị mất nước, có bao nhiêu cơ chế sau đây tham gia điều hòa cân bằng nội môi?
(1) Giãn mạch đến thận.
(2) Thận tiết Renin.
(3) Tuyến yên giải phóng ADH.
(4) Ống lượn xa và ống góp tái hấp thu Na+ và nước.
(5) Angiôtesinogen được biến đổi thành Angiôtesin.
(6) Tuyến thượng thận tiết andosteron.
(7) Tăng áp lực lọc ở cầu thận.
Có 4 phát biểu đúng, đó là (1), (4), (5) và (6). → Đáp án A.
Khối lượng máu giảm làm giảm huyết áp đến thận được áp thụ quan thu nhận thông tin. Điều này dẫn tới bộ máy cận quản cầu tiết renin; dưới tác dụng của renin thì Angiôtesinogen được biến đổi thành Angiôtesin → kích thích vỏ thượng thận tiết anđosteron → làm tăng tái hấp thụ Na+ (kèm theo nước ở ống lượn xa và ống góp). Angiôtesin còn làm co động mạch nhỏ đến thận làm giảm áp lực lọc ở cầu thận.
Khối lượng máu tăng lên làm huyết áp tăng trở lại.
Cơ chế (3) tuyến yên giải phóng ADH chỉ xảy ra khi thay đổi áp suất thẩm thấu của máu, còn nếu khối lượng máu giảm nhưng không thay đổi áp suất thẩm thấu thì lượng ADH cũng không thay đổi.
Câu 31:
Trên cây mẹ mang kiểu gen AaBb đã sinh ra một quả, trong quả này có 100 hạt. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Trong mỗi hạt, nội nhũ luôn có kiểu gen khác với kiểu gen của phôi.
(2) Giả sử một hạt có nội nhũ là AaaBbb thì phôi của hạt này sẽ có kiểu gen là AaBb.
(3) Nếu kiểu gen của phôi là Aabb thì kiểu gen của nội nhũ sẽ là Aaabbb hoặc AAabbb.
(4) Thịt quả sẽ có kiểu gen AaBb.
Cả 4 phát biểu đúng → Đáp án D.
(1) đúng. Vì nội nhũ có kiểu gen tam bội còn phôi có kiểu gen lưỡng bội. Vì vậy, nội nhũ luôn có kiểu gen khác với kiểu gen của phôi.
(2) đúng. Vì nếu nội nhũ có kiểu gen AaaBbb thì chứng tỏ nhân lưỡng bội có kiểu gen aabb và nhân hạt phấn có kiểu gen AB. → Kiểu gen của phôi là AaBb.
(3) đúng. Vì kiểu gen của phôi là Aabb thì chứng tỏ nhân hạt phấn có kiểu gen là Aa hoặc ab. Nếu nhân hạt phấn là Ab thì nhân tế bào trứng phải là ab. → Nội nhũ có kiểu gen Aaabbb. Nếu nhân hạt phấn là ab thì nhân tế bào trứng phải là Ab → Nội nhũ có kiểu gen AAabbb.
(4) đúng. Vì quả được phát triển từ bầu nhụy. Mà cây mẹ có kiểu gen AaBb nên bầu nhụy cũng có kiểu gen AaBb → Thịt quả có kiểu gen AaBb.
Câu 32:
Khi nói về nhau thai, phát biểu nào sau đây sai?
Chức năng của nhau thai là:
- Giúp phôi thai nhận chất dinh dưỡng và O2 từ máu mẹ, đồng thời thải chất bài tiết và CO2 vào máu mẹ.
- Là hàng rào ngăn cản tác nhân gây bệnh từ cơ thể mẹ sang, nhưng lại cho kháng thể từ máu mẹ sang thai nhi giúp thai nhi miễn dịch được với bệnh do vi khuẩn, virut gây ra.
- Là một tuyến nội tiết tạm thời tiết ra các hoocmôn HCG, prôgesteron, etrogen.
→ Đáp án D
Câu 40:
Cho phả hệ sau
Biết rằng bệnh mù màu và bệnh máu khó đông đều do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định. Hai gen này cách nhau 12cM.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về phả hệ này?
(1) Có 7 người xác định được kiểu gen về cả hai tính trạng nói trên.
(2) Người con gái số 2 ở thế hệ thứ III lấy chồng bị cả 2 bệnh, xác suất sinh con bị bệnh máu khó đông là 50%.
(3) Người con trai số 5 ở thế hệ thứ III được sinh ra do giao tử X mang gen hoán vị của mẹ kết hợp với giao tử Y của bố.
(4) Ở thế hệ thứ III, có ít nhất 2 người là kết quả của sự thụ tinh giữa giao tử hoán vị của mẹ với giao tử không hoán vị của bố.
- Có 2 phát biểu đúng, đó là (2), (3). → Đáp án B.
- (1) sai. Vì có 6 người biết được kiểu gen là I1, II1, II2, III1, III3, III5.
- (2) đúng. Vì người III2 có kiểu gen dị hợp về bệnh máu khó đông nên khi lấy chồng bị bệnh thì ở đời con, xác suất bị bệnh máu khó đông là 50%.
- (3) đúng. Vì người I1 có kiểu gen nên người số II1 có kiểu gen . Người III5 có kiểu gen là con của người số II1 nên người số II1 đã xảy ra hoán vị nên đã tạo ra giao tử thì mới sinh con trai III5.
- (4) sai. Vì ở thế hệ thứ III, chỉ có người III5 là kết quả của sự thụ tinh giữa giao tử hoán vị của mẹ với giao tử không hoán vị của bố. Còn những người khác thì không thể khẳng định chính xác.