30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải (Đề số 30)
-
15716 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Loại mạch dẫn nào sau đây làm nhiệm vụ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên lá?
Đáp án A
Nước và khoáng chất hòa tan được vận chuyển trong mạch gỗ (Dẫn truyền qua hệ xylem) chủ yếu từ rễ đến lá. Cấu tạo mạch gỗ gồm quản bào và mạch ống
Câu 2:
Ở động vật có ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào sau đây?
Đáp án C
Tiêu hóa hóa học diễn ra ở miệng, ở dạ dày, ở ruột non nhưng chủ yếu diễn ra ở ruột non. Vì chỉ ở ruột non thì mới có đủ các loại enzim để tiêu hóa các loại chất hữu cơ có trong thức ăn
Câu 3:
Ở thực vật có hoa, hạt được hình thành từ bộ phận nào sau đây?
Đáp án C
Hạt của thực vật có hoa hình thành từ noãn sau thụ tinh. Hạt gồm: Vỏ hạt, phôi hạt và nội nhũ hoặc không có nội nhũ
Câu 4:
Sinh sản vô tính theo cách phân đôi thường gặp ở
Đáp án A
Phân đôi là hình thức sinh sản trong đó cơ thể mẹ được tách đôi phát triển thành 2 cơ thể con. Hình thức này xảy ra ở động vật nguyên sinh
Câu 6:
Cơ thể có kiểu gen nào sau đây giảm phân bình thường sẽ sinh ra 4 loại giao tử?
Đáp án D
Vì giảm phân sinh ra 4 loại giao tử thì cơ thể phải có 2 cặp gen dị hợp
Câu 7:
: Một loài thực vật giao phấn, xét một gen có hai alen, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này quy định hoa hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
Đáp án A
Câu 8:
Sự lai xa đa bội hóa sẽ dẫn tới hình thành loài mới trong trường hợp
Đáp án B
Sự hình thành loài mới là một quá trình lịch sử, chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. Loài mới không thể được hình thành nếu chỉ có một vài đột biến riêng lẻ mà cần phải có một quần thể thích nghi với môi trường, đứng vững trước các tác động của chọn lọc tự nhiên. Do vậy, khi có sự lai xa hình thành con lai thì con lai đó phải thích nghi với điều kiện môi trường và sinh sản được để nhân lên thành quần thể thì mới trở thành loài mới.
Câu 9:
Quá trình giao phối không ngẫu nhiên có đặc điểm
Đáp án B
Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá (xác sinh vật, một mảnh xương, một dấu chân,…) đều được gọi là hóa thạch
Câu 11:
Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án C
A, D sai vì vi khuẩn lam có khả năng quang hợp nên thuộc nhóm sinh vật sản xuất.
B sai vì vi khuẩn không được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ
Câu 12:
Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án B
Vì O2 được tạo ra ở pha sáng, thông qua quá trình quang phân li nước. Khi không có CO2 thì không xảy ra pha tối nên không tái tạo được NADP+, do đó pha sáng bị ức chế nên không xảy ra quang phân li nước, dẫn tới không giải phóng O2.
Câu 13:
Trong thí nghiệm về quang hợp, người ta thấy rằng khi không có CO2 thì cây không thải O2. Điều giải thích nào sau đây là đúng?
Đáp án C
Quá trình tiêu hóa nội bào diễn ra bên trong tế bào, qua các giai đoạn như sau: Thức ăn nhận vào bằng hình thức thực bào -> các không bào tiêu hóa chứa thức ăn. Các lyzoxom tới gắn vào không bào tiêu hóa nhờ có enzim thủy phân trong lyzoxom vào không bào tiêu hóa thủy phân các dinh dưỡng phức tạp thành chất dinh dưỡng đơn giản
Câu 14:
Khi nói về tiêu hóa nội bào, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
Dựa vào chức năng của các vùng trong operon, ta suy ra ngay được đột biến mất vùng khởi động (P) thì operon không khởi động được nên các gen cấu trúc không phiên mã -> Không tổng hợp được prôtêin
Câu 15:
Ở operon Lac, nếu có một đột biến làm mất 1 đoạn ADN thì trường hợp nào sau đây sẽ làm cho tất cả các gen cấu trúc không tổng hợp được prôtêin.
Đáp án C
Có 4 dạng đột biến không làm thay đổi độ dài ADN, đó là (1), (2), (5), (6)
Câu 16:
Trong các dạng đột biến sau đây, có bao nhiêu dạng đột biến không làm thay đổi chiều dài ADN?
(1) Đột biến đảo đoạn. (2) Đột biến lệch bội thể một.
(3) Đột biến mất đoạn. (4) Đột biến lặp đoạn.
(5) Đột biến lệch bội thể ba. (6) Đột biến đa bội.
Đáp án A
Khi sống trong một môi trường thì mỗi kiểu gen chỉ quy định một kiểu hình nên trên mỗi cây chỉ có một loại hoa. Vì mỗi cây chỉ có một kiểu gen.
- Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là 1AA; 2Aa, 1aa nên ở F2 sẽ có loại cây với 3 loại kiểu hình là:
+ Cây AA có hoa đỏ, chiếm tỉ lệ 25%
+ Cây Aa có hoa đỏ, chiếm tỉ lệ 50%
Cây aa có hoa trắng, chiếm tỉ lệ 25%
- Như vậy, trên mỗi cây chỉ có một loại hoa, trong đó cây hoa đỏ chiếm 75%.
Câu 17:
Ở một loài thực vật, alen A nằm trên NST thường quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng được F1, các cây F1 tự thụ phấn được F2. Cho rằng khi sống trong một môi trường thì mỗi kiểu gen chỉ quy định một kiểu hình. Theo lí thuyết, sự biểu hiện của tính trạng màu hoa ở thế hệ F2 sẽ là
Đáp án B
- Từ khi được rải sỏi thì chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể theo hướng chống lại alen trội. Khi chọn lọc chống lại một alen nào đó thì tần số alen đó giảm dần.
- Trong 4 phương án nói trên thì chỉ có phương án B đúng vì chỉ có ở phương án B thì tần số alen A mới giảm dần.
Ở đáp án D, tần số alen A giảm dần nhưng sau đó lại tăng dần là sai
Câu 18:
Ở một loài cá nhỏ, gen A quy định cơ thể có màu nâu nhạt nằm trên NST thường trội hoàn toàn so với alen a quy định màu đốm trắng. Một quần thể của loài này sống trong hồ nước có nền cát màu nâu có thành phần kiểu gen là 0,81AA + 0,18Aa + 0,01aa. Một công ty xây dựng rải một lớp sỏi xuống hồ, làm mặt hồ trở nên có nền đốm trắng. Từ khi đáy hồ được rải sỏi, xu hướng biến đổi tần số alen A của quần thể ở các thế hệ cá con tiếp theo được mô tả rút gọn bằng sơ đồ nào sau đây
Đáp án B
- Từ khi được rải sỏi thì chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể theo hướng chống lại alen trội. Khi chọn lọc chống lại một alen nào đó thì tần số alen đó giảm dần.
- Trong 4 phương án nói trên thì chỉ có phương án B đúng vì chỉ có ở phương án B thì tần số alen A mới giảm dần.
Ở đáp án D, tần số alen A giảm dần nhưng sau đó lại tăng dần là sai.
Câu 19:
Giả sử có 5 môi trường sau đây:
(1) Môi trường có nhiệt độ dao động từ 20 đến 35ºC, độ ẩm từ 75 đến 95%.
(2) Môi trường có nhiệt độ dao động từ 22 đến 30ºC, độ ẩm từ 85 đến 95%.
(3) Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 đến 30ºC, độ ẩm từ 85 đến 92%.
(4) Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12 đến 30ºC, độ ẩm từ 90 đến 100%.
(5) Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12 đến 35ºC, độ ẩm từ 70 đến 100%.
Có một loài sinh vật có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 20 đến 32ºC, giới hạn chịu đựng độ ẩm từ 74% đến 96%. Loài này có thể sống được ở bao nhiêu môi trường trong số 5 môi trường nói trên?
Đáp án B
Sinh vật chỉ sống được trong môi trường mà giới hạn sinh thái của nó rộng hơn biên độ dao động của các nhân tố sinh thái trong môi trường. Trong 5 môi trường nói trên thì ở môi trường (2) và (3), loài sinh vật A có thể sống được
Câu 20:
Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:
- Sinh vật ăn thịt bậc 1: 180.000 Kcal; Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1.500.000 Kcal; Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18.000 Kcal
- Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1.620 Kcal. Sinh vật sản xuất là: 10.000.000Kcal.
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
Câu 21:
Khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
Câu 22:
Tại sao phổi của chim bồ câu có kích thước rất nhỏ so với phổi của chuột nhưng hiệu quả trao đổi khí của bồ câu lại cao hơn hiệu quả trao đổi khí của chuột?
Đáp án D
Phổi của chim có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với phổi của thú nhưng hiệu quả trao đổi khí lại rất cao vì: Phổi của chim gồm hệ thống các ống khí xếp song song. Ngoài ra còn có các túi khí trước và túi khí sau, có hệ thống các van chỉ cho khí lưu thông một chiều từ mũi -> túi khí sau -> phổi -> túi khí trước -> mũi -> môi trường ngoài. Chim hô hấp kép cả khi hít vào và thở ra đều có hoạt động trao đổi khí ở phổi. Trong phổi không có khí cặn nên hiệu quả trao đổi khí cao hơn thú
Câu 23:
Phân tử ADN ở vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển E.coli này sang môi trường chỉ có N14 thì sau 3 lần nhân đôi, trong số các phân tử ADN con có bao nhiêu phân tử ADN chứa hoàn toàn N14
Đáp án B
- Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn, mỗi phân tử ADN con có cấu trúc hai mạch, trong đó một mạch của phân tử ADN mẹ và một mạch được tổng hợp từ các đơn phân của môi trường.
- Vi khuẩn E.coli sống ở môi trường chỉ có nitơ phóng xạ N15 cho nên ADN của nó được cấu tạo từ các nuclêôtit chứa N15. Khi chuyển sang vi khuẩn sang sống ở môi trường có nitơ N14, các phân tử ADN này nhân đôi (tự sao) thì các nuclêôtit của mạch ADN mới sẽ được cấu tạo từ N14.
- Phân tử ADN nhân đôi 3 lần thì tạo ra 23 = 8 ADN mới nhưng trong số các ADN mới này luôn có hai phân tử mang một mạch của ADN mẹ ban đầu. Nên số phân tử ADN chứa hoàn toàn N14 là 8 – 2 = 6
Câu 25:
Điều gì là đúng đối với các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên?
(1) Chúng đều là các nhân tố tiến hóa.
(2) Chúng đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên.
(3) Chùng đều dẫn đến sự thích nghi.
(4) Chúng đều làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
Câu trả lời đúng là.
Đáp án B
- Các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên đều là nhân tố tiến hóa -> (1) đúng.
- Các yếu tố ngẫu nhiên mang tính ngẫu nhiên nhưng chọn lọc tự nhiên thì có tính định hướng (theo một hướng xác định) -> (2) sai.
- Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự thích nghi nhưng các yếu tố ngẫu nhiên thì thường không dẫn đến sự thích nghi ->(3) sai.
- Cả hai nhân tố các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên đều là nhân tố tiến hóa ->(4) đúng.
- Như vậy, tổ hợp đúng là (1) và (4)
Câu 26:
Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, có bao nhiêu phát biều sau đây đúng?
(1) Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
(2) Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.
(3) Mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.
(4) Mức sinh sản và mức tử vong của quần thể có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Đáp án D
Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (2) và (3)
(4) sai. Vì mức sinh sản, mức tử vong thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
Câu 27:
Khi mất loài nào sau đây thì cấu trúc của quần xã sẽ bị thay đổi mạnh nhất?
Đáp án A
Loài ưu thế là loài có số lượng cá thể đông nhất, tính chất hoạt động mạnh nhất. Do vậy, khi bị mất loài ưu thế thì cấu trúc của quần xã sẽ bị thay đổi mạnh nhất.
Loài ưu thế thường là loài đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động sống của quần xã. Loài ưu thế là mắt xích chung của rất nhiều chuỗi thức ăn, là nơi làm tổ, nơi trú ngụ của rất nhiều loài khác, là loài quy định điều kiện môi trường sống. Vì vậy, khi mất loài ưu thế thì sẽ gây biến động cả quần xã và gây diễn thế sinh thái.
Câu 28:
Trong các hệ sinh thái sau đây, ở hệ sinh thái nào có nhiều chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng động vật ăn mùn bã hữu cơ nhất?
Đáp án A
- Để có chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng động vật ăn mùn bã hữu cơ thì cân phải có mùn bã hữu cơ. Trong 4 hệ sinh thái nói trên thì hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới có nhiều mùn hữu cơ nhất vì ở hệ sinh thái này thường xuyên có lá cây rừng rụng xuống tạo nên thảm thực vật phủ kín bề mặt đất rừng.
- Biển khơi rất ít mùn bã hữu cơ. Cánh đồng lúa rất it mùn hữu cơ vì sản phẩm lúa được thu hoạch mà không để lại trên cánh đồng. Rừng lá kim có thảm thực vật mỏng hơn rừng mưa nhiệt đới vì rừng lá kim có diện tích lá ít hơn rừng mưa nhiệt đới
Câu 29:
Khi nói về sự điều hòa lượng đường trong máu, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Hoocmôn insulin có tác dụng chuyển hóa glucozơ, làm giảm glucozơ máu.
(2) Gucagon có tác dụng tăng đường huyết bằng cách chuyển hóa glicogen thành glucozơ tại gan và cơ.
(3) Adrenalin không có vai trò trong việc điều hòa nồng độ đường trong máu.
(4) Coctizol có tác dụng làm tăng đường huyết.
(5) Insulin có tác dụng tại gan glucozơ tăng chuyển glucozơ thành glicozen; còn tại mô mỡ tăng chuyển gluzozơ thành mỡ và thành một số loại axit amin.
Đáp án B
Có 4 phát biểu đúng, đó là (1), (2), (4), (5).
Có 4 loại hoocmôn tham gia điều hòa lượng đường (glucôzơ) trong máu, đó là insulin, glucagon, adrenalin và coctizol. Vai trò của các loại hoocmôn đó là:
- Hoocmôn insulin: Có tác dụng chuyển hóa glucozơ, làm giảm glucozơ máu. Khi glucozơ đã đi vào tế bào thì insulin có tác dụng kích thích chuyển hóa như sau:
+ Tại gan: Tăng chuyển glucozơ thành glicogen.
+ Tại mô mỡ: Tăng chuyển glucozơ thành mỡ và thành một số loại axit amin.
+ Tại cơ: Tăng cường chuyển glucozơ thành glucozơ -6- photphat để chất này đi vào đường phân hoặc chất này tổng hợp thành glicogen dự trữ.
- Hoocmôn Adrelin và glucagon: Có tác dụng tăng đường huyết bằng cách chuyển hóa glicogen thành glucozơ tại gan và cơ.
- Hoocmôn và coctizol: có tác dụng làm tăng đường huyết bằng cách huy động phân giải prôtêin, axit lactic, axitamin cùng nhiều chất khác tại gan tạo ra glucozơ, do đó nếu gan đã cạn glicogen thì cotizol có vai trò trong việc làm tăng lượng đường huyết.
Câu 30:
Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Hầu hết các tổ chức trong cơ thể người nhận được máu từ động mạch khi tâm thất co nhiều hơn so với khi tâm thất giãn.
(2) Cơ tim nhận được máu từ động mạch khi tâm thất co nhiều hơn so với khi tâm thất giãn.
(3) Khi tâm thất co, các sợi cơ tim co giúp sự vận chuyển máu trong các động mạch vành tim dễ dàng hơn.
(4) Gốc động mạch chủ là nơi xuất phát của động mạch vành tim nên động mạch vành tim nhận nhiều máu khi tâm thất giãn.
Đáp án C
Có 2 phát biểu đúng, đó là (1) và (4)
Hầu hết các tổ chức trong cơ thể người nhận được nhiều máu hơn từ động mạch khi tâm thất co so với khi tâm thất giãn. Tuy nhiên đối với cơ tim thì ngược lại, nó nhận được máu nhiều hơn khi tâm thất giãn và nhận được ít hơn khi tâm thất co.
- Khi tâm thất co tạo áp suất máu cao hơn nên hầu hết các cơ quan nhận được máu nhiều hơn so với khi tâm thất giãn, huyết áp giảm. Trong khi đó lúc tâm thất co, các sợi cơ tim ép vào thành động mạch vành ở tim nên máu vào tim ít hơn.
- Khi tâm thất giãn, máu có xu hướng dội lại tim ở gốc động mạch chủ cũng là nơi xuất phát của động mạch vành tim. Lúc đó cơ tim giãn nên không gây cản trở việc cung cấp máu cho tim vì thế lượng máu vào động mạch vành nuôi tim nhiều hơn so với khi tâm thất co
Câu 31:
Khi nói về sinh sản của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Tất cả các loài thực vật hạt kín chỉ có sinh sản hữu tính mà không có sinh sản vô tính.
(2) Từ một giống cây có kiểu gen AaBb, muốn tạo ra giống mới có kiểu gen AABB thì phải sử dụng hình thức sinh sản hữu tính.
(3) Muốn tạo ra các cây con có năng suất, chất lượng giống với cây mẹ thì phải sử dụng phương pháp nhân giống vô tính.
(4) Từ một cây mẹ có kiểu gen Aabb, bằng phương pháp chiết cành sẽ tạo ra các cây con đều có kiểu gen Aabb.
Đáp án C
Có 3 phát biểu đúng, đó là (2), (3) và (4)
Câu 32:
Khi nói về hiện tượng kinh nguyệt ở phụ nữ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Hiện tượng kinh nguyệt xuất hiện là do trứng chín và rụng kèm theo máu và phần bao nang của trứng bị bài xuất ra ngoài.
(2) Hiện tượng kinh nguyệt có thể xuất hiện ngay cả khi không có trứng chín và rụng.
(3) Hiện tượng kinh nguyệt xuất hiện khi nồng độ prôgesteron trong máu tăng quá cao.
(4) Những người phụ nữ áp dụng biện pháp thắt ống dẫn trứng sẽ không có hiện tượng kinh nguyệt.
Đáp án A
Chỉ có phát biểu (2) đúng.
Hiện tượng kinh nguyệt xuất hiện do nồng độ prôgesteron giảm gây bong niêm mạc tử cung xuất huyết.
(1) Sai. Vì nếu trứng được thụ tinh thì sẽ không có hiện tượng kinh nguyệt.
(2) Đúng. Ví dụ như khi phụ nữ uống thuốc tránh thai sẽ làm trứng không rụng nhưng vẫn có kinh nguyệt bình thường.
(3) Sai. Vì hiện tượng kinh nguyệt xuất hiện khi nồng độ prôgesteron trong máu giảm không đủ để duy trì sự phát triển của niêm mạc tử cung.
(4) Sai. Vì việc thắt ống dẫn trứng chỉ nhằm mục đích ngăn không cho tinh trùng gặp trứng còn chu ki kinh nguyệt vẫn bình thường.
Câu 33:
Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Sử dụng cônsixin để gây đột biến hợp tử Aa, sau đó cho phát triển thành cây F1. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau, thu được F2. Biết rằng cơ thể tứ bội giảm phân tạo ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) F2 có số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 35/36.
(2) F2 có 12 loại kiểu gen.
(3) Toàn bộ các cây hoa trắng ở F2 đều có kiểu gen giống nhau.
(4) F2 có 9 kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.
Đáp án A
Có 2 phát biểu đúng, đó là (2) và (4)
(1) Sai. Vì gây đột biến có thể không thành công nên cây F1 gồm có Aaaa và Aa. Do đó khi lai với nhau thì sẽ có 3 sơ đồ lai (Aaaa x Aaaa; Aaaa x Aa; Aa x Aa) cho nên cây hoa đỏ không thể chiếm tỉ lệ 35/36. (Nếu gây đột biến thành công 100% thì F1 là AAaa-> Aaaa x AAaa->F2 có cây hoa đỏ = 35/36).
F2 có 12 loại kiểu gen. Vì:
Aaaa x Aaaa sẽ cho đời con có số loại kiểu gen = 5.
Aaaa x Aa sẽ cho đời con có số loại kiểu gen = 4.
Aa x Aa sẽ cho đời con có số loại kiểu gen = 3.
-> Đời F2 có 9 kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ; Vì phép lai: Aaaa x AAaa sẽ cho đời con có 4 kiểu gen quy định hoa đỏ; Phép lai Aaaa x Aa sẽ cho đời con có 3 kiểu gen quy định hoa đỏ; Phép lai Aa x Aa sẽ cho đời con có 2 kiểu gen quy định hoa đỏ.
Cây hoa trắng F2 gồm có aaaa, aaa, aa. ->(3) sai.
Câu 34:
Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ dẫn tới đột biến gen.
(2) Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến.
(3) Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân đột biến.
(4) Đột biến gen được phát sinh ở pha S của chu kì tế bào.
(5) Đột biến gen là loại biến dị luôn được di truyền cho thế hệ sau.
Đáp án C
- Phát biểu (1) đúng. Vì khi ADN nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì ADN con có cấu trúc khác nhau và khác ADN mẹ Phân tử ADN bị biến đổi cấu trúc
->Đột biến gen.
- Phát biểu (2) đúng. Vì đột biến trội luôn được biểu hiện thành kiểu hình, do vậy ở dạng dị hợp cũng có kiểu hình đột biến.
- Phát biểu (3) sai. Vì khi không có tác nhân đột biến vẫn có thể phát sinh đột biến gen do tác động của các bazơ nitơ dạng hiếm hoặc do sai sót ngẫu nhiên của enzim ADNpolimeraza trong quá trình nhân đôi.
- Phát biểu (4) đúng. Vì pha S là pha diễn ra nhân đôi ADN và nhân đôi NST. Đột biến gen được phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN cho nên nó phát sinh ở pha S của chu kì tế bào.
- Phát biểu (5) sai. Vì không phải khi nào đột biến cũng được di truyền cho đời sau.
-> Có 3 phát biểu đúng.
Câu 35:
: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb tương tác theo kiểu bổ sung. Khi có cả A và B thì quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng; gen D quy định quả to trội hoàn toàn so với alen d quy định quả nhỏ, các gen phân li độc lập với nhau. Cho cây hoa đỏ, quả nhỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 2 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa đỏ, quả nhỏ chiếm tỉ lệ 56,25%. Cho cây P giao phấn với một cây khác thu được đời con có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:3:1:1. Cho rằng không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu sơ đồ lai phù hợp với phép lai nói trên?
D: quả to
d: quả nhỏ
Cây hoa đỏ, quả nhỏ tự thụ phấn.
Đề cho các cặp gen phân li độc
lập nên ta xét riêng từng tính trạng.
Tính trạng hình dạng quả. P: quả
nhỏ tự thụ phấn đời con 100%
quả nhỏ (có 1 kiểu hình).
Xét chung 2 tính trạng: F1 gồm 2 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa đỏ, quả nhỏ chiếm tỉ lệ 56,25% = 56,25% hoa đỏ x 1 quả nhỏ.
Xét riêng tính trạng màu hoa: P: hoa đỏ tự thụ phấn đời con có 56,25% hoa đỏ. Vậy P:AaBb.
Kiểu gen của P : AaBbdd
P giao phấn với cây khác đời con thu được 4 kiểu hình thì tính trạng hình dạng quả phải có 2 kiểu hình (Vì tính trạng màu hoa tối đa chỉ có 2 kiểu hình)
Suy ra kiểu gen của cây khác có chưa Dd.
Khi đó đời con có tỉ lệ 1 cây quả nhỏ : 1 cây quả to.
Xét chung 2 tính trạng đời con có tỉ lệ : 3 : 3 : 1 : 1 = (3 : 1) x (1 : 1)
Vậy tính trạng màu quả đời con có tỉ lệ 3 : 1.
P : AaBb suy ra kiểu gen của cây khác là : aabb, AABb, AaBB.
Kết hợp 2 tính trạng ta có kiểu gen của cây khác là: aabbDd, AABbDd, AaBBDd
Như vậy có 3 phép lai.
Câu 38:
Ở một loài côn trùng, alen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; hai cặp gen này cùng nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng, cặp gen này nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Người ta thực hiện phép lai giữa con cái (XX) có thân xám, cánh dài, mắt đỏ với con đực (XY) có thân xám, cánh dài, mắt đỏ thu được F1. Trong tổng số các cá thể F1, cá thể thân đen, cánh cụt, mắt trắng, chiếm tỉ lệ 1%. Theo lí thuyết, loại cá thể thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 có tỉ lệ
Đáp án A
- Con cái (XX) có thân xám, cánh dài, mắt đỏ với con đực (XY) có thân xám, cánh dài, mắt đỏ thù được F1 có cá thể thân đen, cánh cụt, mắt trắng chứng tỏ cả 2 cơ thể P đều dị hợp 3 cặp gen.
- Trong số các cá thể ở F1 số cá thể thân đen cánh cụt chiếm tỉ lệ
= 0,01 : 0,25 = 0,04.
- Do bố mẹ dị hợp nên ở đời con, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài
= 0,5 + tỉ lệ kiểu hình thân đen, cánh cụt = 0,5 + 0,04 = 0,54.
Tỉ lệ kiểu hình mắt đỏ là 0,75.
- Vậy loại cá thể thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ.
= 0,75 x 0,54 x 100% = 40,5%.
Câu 39:
Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,1AABB : 0,2Aabb : 0,4AaBB : 0,3aaBb. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen aaBB ở thế hệ F3 là
Đáp án C
Ở quần thể tự phối nói trên, kiểu gen aaBB ở đời con do 2 kiểu gen ở đời bố mẹ sinh ra là AaBB và aaBb.
- 0,4 AaBB sinh ra đời con F3 có kiểu gen aaBB chiếm tỉ lệ
- 0,3 aaBb sinh ra đời on F3 có kiểu gen aaBB chiếm tỉ lệ
Tỉ lệ kiểu gen aaBB ở đời F3 là = 0,175 + 0,13125 = 0,30625
Câu 40:
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả 2 bệnh di truyền ở người, bệnh P do một alen của một gen có 2 alen nằm trên NST thường quy định; Bệnh Q do một alen của một gen có 2 alen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định. Trong phả hệ, những người có màu đen hoặc màu xám chỉ bị một bệnh trong số hai bệnh nói trên.
Biết rằng không có đột biến mới xảy ra ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất sinh đứa con đầu lòng không bị hai bệnh trên của cặp vợ chồng III.13 – III.14 trong phả hệ trên là
Đáp án D
Giải thích:
- Trước tiên, cần phải xác định xem bệnh nào là bệnh P, bệnh nào là bệnh Q.
+ Bệnh P do gen nằm trên NST thường quy định. Cặp số 10, 11 đều không bị bệnh, sinh người con gái số 15 bị bệnh màu đen. Chứng tỏ bệnh màu đen là do gen lặn nằm trên NST thường quy định. -> Bệnh P được kí hiệu là bệnh màu đen.
+ Vì bệnh màu đen là bệnh P nên bệnh màu xám là bệnh Q. Bệnh quy do gen lặn quy định. Vì người số 7 bị bệnh sẽ truyền gen bệnh cho con gái số 12. Nếu bệnh do gen trội quy định thì con gái số 12 mang gen trội sẽ quy định bị bệnh.
- Xác suất sinh con không bị bệnh P:
+ Tìm kiểu gen của người số 13:
Người số 5 bị bệnh P-> Người số 7 có kiểu gen AA hoặc Aa, trong đó Aa với tỉ lệ 2/3.
Người số 8 có kiểu gen dị hợp vệ bệnh P. -> Kiểu gen người số 8 là Aa.
->Con của cặp với chồng số 7 và 8 sẽ là con của phép lai (1/3 + 2/3Aa) x Aa
->Phép lai (1/3AA + 2/3Aa) x Aa sẽ cho đời con là 2/6AA : 3/6Aa : 1/6aa.
->Người số 13 không bị bệnh nên sẽ là một trong hai người 2/6AA hoặc 3/6Aa.
->Người số 13 có kiểu gen Aa với tỉ lệ 3/5; kiểu gen AA với tỉ lệ 2/5.
+ Tìm kiểu gen của người số 14: Có bố mẹ dị hợp nên người số 14 có kiểu gen 2/3Aa hoặc 1/3Aa.
+ Xác suất để cặp vợ chồng 13, 14 sinh con bị bệnh P = 3/5 x 2/3 x ¼ = 1/10