Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp chuyên đề đề thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết (Chuyên đề 3)

  • 5730 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Những nguyên tố nào sau đây là thành phần cấu trúc nên diệp lục?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Diệp lục a có công thức C55H72O5N4Mg; diệp lục b có công thức là C55H70O6N4Mg.


Câu 2:

Nhóm động vật nào sau đây có phương thức hô hấp qua bề mặt cơ thể?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Các loài giun đất, giun dẹp và giun tròn không có cơ quan hô hấp chuyên biệt nên có hình thức hô hấp bằng bề mặt cơ thể để có thể lấy O2 và thải CO2 qua bề mặt cơ thể. Để việc trao đổi khí hiệu quả, các loài phải sống trong nước (giun dẹp) hoặc tiết chất nhờn để bảo đảm bề mặt luôn ẩm ướt cho khí khuếch tách hai chiều.


Câu 4:

Có bao nhiêu thành phần sau đây tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit?

I. Gen.

II. mARN.

III. Axit amin.

IV. tARN.

V. ribôxôm.

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Có 4 thành phần tham gia, đó là II, III, IV và V.

Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin quy định một loại sản phẩm xác định, sản phẩm đó có thể là ARN hoặc chuỗi pôlipeptit. Gen mang thông tin quy định cấu trúc của chuỗi pôlipeptit nhưng không trực tiếp tổng hợp chuỗi pôlipeptit. Gen tổng hợp mARN, sau đó mARN đi ra tế bào chất để tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

Để tổng hợp chuỗi pôlipeptit thì cần có mARN, riboxom, tARN, axit amin (aa) và các enzim. tARN có chức năng vận chuyển aa cho quá trình dịch mã, enzim có chức năng xúc tác cho các phản ứng tổng hợp để hình thành liên kết peptit.

Như vậy trong các thành phần nói trên thì chỉ có gen không trực tiếp tham gia tổng hợp chuỗi pôlipeptit.


Câu 5:

Một tế bào sinh dưỡng bình thường đang ở kỳ sau của giảm phân II, người ta đếm được 22 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Một tế bào sinh dưỡng bình thường ở kỳ sau II có 22 NST. Ở kỳ sau NST ở trạng thái n kép phân ki về 2 cực của tế bào tạo thành 2n đơn → Bộ NST của loài là 2n =22.


Câu 6:

Tiến hành lai giữa hai loài cỏ dại có kiểu gen lần lượt là AaBb và DdEE, sau đó đa bội hóa sẽ thu được một thể dị đa bội (đa bội khác nguồn). Kiểu gen nào sau đây không phải là kiểu gen của thể đột biến được tạo ra từ phép lai này?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

- Lai xa giữa hai loài A và B sẽ sinh ra đời con có bộ NST n của loài A với n của loài B. Bộ NST của con lai là đơn bội vì các NST không tồn tại thành cặp tương đồng.

- Tiến hành đa bội hóa ở cơ thể F1 thì sẽ thu được dạng lưỡng bội (song nhị bội) có tất cả các NST đều tồn tại ở dạng tương đồng và đặc biệt là tất cả các gen đều ở dạng đồng hợp (thuần chủng). Do vậy con lai được sinh ra do lai xa và đa bội hóa thì sẽ có kiểu gen thuần chủng về tất cả các cặp gen.

- Ở bài toán này, dễ dàng nhận ra cơ thể có kiểu gen AaBbDdEE là cơ thể không thuần chủng nên không được sinh ra nhờ lai xa và đa bội hóa.


Câu 9:

Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu hình của phép lai AaBb x AaBb là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb quy định nên di truyền theo quy luật tương tác gen.  Khi có cả A và B thì quy định hoa đỏ, chứng tỏ hai gen A và B di truyền theo kiểu tương tác bổ sung.

AaBb x AaBb = (Aa x Aa) (Bb x Bb).

Aa x Aa → đời con có 3A-: 1aa.

Bb x Bb → đời con có 3B-: 1bb.

AaBb x AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb) = (3A-: 1aa)(3B-: 1bb)

9A-B-: 3A-bb: 3aaB-: 1aabb.

Kiểu hình: 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng.


Câu 10:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Phép lai AAXBXb x AaXbY cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phép lai AAXBXb x AaXbY = (AA x Aa)(XBXb x XbY).

AA x Aa → 1AA : 1Aa. Số loại kiểu gen: 2, số loại kiểu hình: 1.

XBXb x XbY → 1XBXb : 1XbXb : XBY : 1XbY.

Số loại kiểu gen: 4. Số loại kiểu hình 4.

(giới XX có 2 loại kiểu hình, giới XY có 2 loại kiểu hình)

→ Số loại kiểu gen = 2 x 4 = 8. Số loại kiểu hình = 1 x 4 = 4.


Câu 12:

Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AaBBDd thì sẽ thu được bao nhiêu dòng thuần chủng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Kiểu gen AaBBDd có 2 cặp gen dị hợp nên sẽ có 4 dòng thuần.


Câu 13:

Khi nói về bằng chứng giải phẫu so sánh, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

S A sai. Vì cánh chim và cánh bướm là cặp cơ quan tương tự. Hai cơ quan này có chức năng giống nhau nhưng lại có cấu tạo khác nhau và nguồn gốc khác nhau.

S B sai. Vì cơ quan tương tự không phản ánh nguồn gốc của các loài. Vì cơ quan tương tự là những cơ quan thuộc các nguồn gốc khác nhau.

R C đúng. Vì cơ quan thoái hóa có cùng nguồn gốc với cơ quan không thoái hóa. Do đó, chúng tương đồng với nhau.

S D sai. Vì cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li.


Câu 14:

Theo quan niệm hiện đại, trong giai đoạn tiến hóa của hóa học, khí quyển của Trái Đất nguyên thủy không chứa khí nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Khi oxi được sinh ra nhờ quang hợp của thực vật và vi tảo. Ở giai đoạn nguyên thủy, Trái Đất chưa có sinh vật nên chưa có oxi.


Câu 15:

Sói săn mồi thành đàn thì hiệu quả săn mồi cao hơn so với săn mồi riêng lẻ là ví dụ của mối quan hệ ?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Vì khi sói tập trung thành đàn thì sẽ tăng hiệu quả săn mồi. Do đó, đây là sự hỗ trợ cùng loài để săn mồi.


Câu 16:

Tảo giáp nở hoa làm chết các loài cá, tôm là mối quan hệ gì?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Vì việc nở hoa của tảo đã vô tình làm hại các loài cá, tôm (một loài trung tính, các loài khác có hại). Do đó, đây được gọi là ức chế cảm nhiễm.


Câu 17:

Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến quang hợp của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cùng một cường độ ánh sáng như nhau thì tia xanh lục thường có năng suất quang hợp cao hơn tia xanh tím.

II. Cùng một nhiệt độ như nhau thì các loài cây sống trong cùng một môi trường sẽ có cường độ quang hợp như nhau.

III. Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và trong pha tối của quang hợp.

IV. Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở những loài khác nhau là khác nhau.

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.

S I sai vì tia xanh lục tthường không được cây sử dụng để quang hợp.

S II sai vì các loài cây khác nhau thì thường có cường độ quang hợp khác nhau.

R III đúng vì pha sáng và pha tối đều có sự tham gia xúc tác của enzim nên đều chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.

R IV đúng vì các loài cây khác nhau thì có nhiệt độ cực tiểu và nhiệt độ cực đại cho quang hợp thường khác nhau.


Câu 19:

Một gen có 20% số nucleôtit loại A và có 600 nucleotit loại G. Gen có bao nhiêu liên kết hiđrô?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Số nuclêôtit loại A = 400 → Tổng liên kết hidro là 2A + 3G = 2 x 400 + 3 x 600 = 2600.


Câu 20:

Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n=50. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Thể ba của loài này có 51 nhiễm sắc thể.

II. Loài này có tối đa 25 dạng thể một.

III. Thể tứ bội có số lượng nhiễm sắc thể là 100.

IV. Thể tam bội có số lượng nhiễm sắc thể là 75.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Có 4 phát biểu đúng.

R I đúng. Vì thể ba có bộ NST 2n + 1=50 + 1= 51.

R II đúng. Vì có 25 cặp NST thì sẽ có 25 dạng thể ba.

R III đúng. Vì thể tứ bội có bộ NST 4n = 100.

R IV đúng. Vì thể tam bội có bộ NST 3n =75.


Câu 22:

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại?

I. Đột biến, di – nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên là những nhân tố tiến hóa vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

II. Đột biến tạo alen mới, cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.

III. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng tiến hóa.

IV. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

V. Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể.

VI. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với ở quần thể sinh vật lưỡng bội.

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Cả 6 phát biểu đều đúng. Giải thích:

R II đúng. Vì đột biến cung cấp nguyên liệu sơ cấp, giao phối tạo ra nguyên liệu thứ cấp.

R IV đúng. Vì các yếu tố ngẫu nhiên có thể sẽ loại bỏ các kiểu gen trong quần thể, do đó làm suy giảm vốn gen của quần thể.

R VI đúng. Vì quần thể vi khuẩn có bộ gen đơn bội và sinh sản nhanh cho nên tất cả các đột biến đều được thể hiện ra kiểu hình và được CLTN tác động.


Câu 23:

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

R A đúng. Vì kích thước quần thể không thể ổn định và dễ dao động.

S B sai. Vì kích thước quần thể là tổng số lượng cá thể của quần thể.

R C đúng. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với sức chứa của môi trường.

R D đúng. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.


Câu 24:

Khi nói về nhóm sinh vật sản xuất của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Vì vi khuẩn lam và các loài vi tảo cũng được xếp vào sinh vật sản xuất.


Câu 25:

Khi nói về đột biến, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Đột biến là những đổi biến trong vật chất di truyền, nó là nguồn nguyên liệu sơ cấp, qua giao phối sẽ tổ hợp lại thành nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. Trong tự nhiên, đột biến xuất hiện với tần số thấp và hầu hết là đột biến lặn và có hại cho cơ thể sinh vật. Đột biến có khả năng di truyền được cho đời sau nhưng cũng có những trường hợp đột biến không di truyền được. Ví dụ đột biến gây bệnh ung thư ở người không di truyền được cho đời sau.


Câu 26:

Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến mất 1 đoạn nhiễm sắc thể dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây hại cho thể đột biến.

II. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp đoạn.

III. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ không làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.

IV. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào của thể đột biến.

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV.

S I sai vì đột biến mất đoạn NST sẽ làm mất một số gen chức năng nên thường gây hại. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ. Vì có thể đoạn bị mất gen là đoạn mang những gen quy định các tính trạng không tốt. Trong trường hợp này thì mất đoạn có thể có lợi cho đột biến.

R II đúng vì lặp đoạn NST sẽ làm cho đoạn NST đó được lặp một lần hoặc nhiều lần cho nên lặp đoạn sẽ làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp.

S III sai vì chuyển đoạn NST gắn liền với hình thành giao tử nên sẽ sinh ra các giao tử chuyển đoạn (giao tử sẽ mang các đoạn NST khác nhau nên hàm lượng ADN của giao tử sẽ thay đổi). Giao tử mang NST chuyển đoạn thụ tinh với giao tử n sẽ sinh ra hợp tử chuyển đoạn (Hợp tử này sẽ có thể có hàm lượng ADN bị thay đổi).

R IV đúng vì đột biến đảo đoạn chỉ làm thay đổi vị trí của gen trên NST chứ không làm thay đổi tổng số gen của NST.


Câu 29:

Ở một loài thực vật, AA quy định quả đỏ, Aa quy định quả vàng, aa quy định quả xanh. Thế hệ xuất phát của một quần thể có tần số kiểu gen là 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu đây là quần thể ngẫu phối thì khi quần thể đạt cân bằng di truyền sẽ có 64% số cá thể mang alen a.

II. Nếu đây là quần thể tự phối thì ở F2, số cá thể mang alen a chiếm 45%.

III. Nếu sang F3 quần thể có tỷ lệ kiểu hình 80% cây quả đỏ: 10% cây quả vàng: 10% cây quả xanh thì có thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

IV. Nếu quần thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên theo hướng chống lại kiểu hình quả xanh thì tỉ lệ kiểu hình ở F1 có thể là 35% cây quả đỏ: 35% cây quả vàng: 30% cây quả xanh.

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. Giải thích:

R I đúng vì khi đạt CBDT thì Aa + aa = 1 – AA =1 – 0,36 =0,64 =64%.

R II đúng vì nếu đây là tự phối thì ở F2 có AA = 0,4 +(0,4 – 0,1) ÷ 2=0,55.

→Aa + aa = 0,45 =45%.

R III đúng vì tỷ lệ 0,8AA : 0,1Aa : 0,1aa thì chứng tỏ tần số a đã giảm từ 0,4 xuống còn 0,15 → yếu tố ngẫu nhiên đã làm giảm đột ngột tần số alen của quần thể.

S IV sai vì khi chống lại kiểu hình quả xanh thì sẽ làm giảm tần số alen a. Nhưng tỷ lệ kiểu gen 0,35AA : 0,35Aa : 0,3aa chứng tỏ tần số a đang tăng lên.


Câu 30:

Khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các loài sống trong một môi trường và sử dụng một nguồn thức ăn thì luôn có ổ sinh thái trùng nhau.

II. Các loài có ổ sinh thái giống nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì sẽ cạnh tranh với nhau.

III. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sống ở vùng nhiệt đới thường rộng hơn các loài sống ở vùng ôn đới.

IV. Hai loài có ổ sinh thái về nhiệt độ trùng nhau, khi sống chung trong một môi trường thì vẫn có thể không cạnh tranh với nhau.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV.

S I sai vì các loài sống trong một môi trường thì thường có ổ sinh thái khác nhau để không cạnh tranh nhau, từ đó chúng có thể cùng tồn tại.

S III sai vì ở vùng ôn đới có sự chênh lệch nhiệt độ cao hơn so với vùng nhiệt đới nên giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sống ở vùng nhiệt đới thường hẹp hơn các loài sống ở vùng ôn đới.

R IV đúng vì có ổ sinh thái về nhiệt độ, độ ẩm,… trùng nhau thì vẫn có thể không cạnh tranh. Vì sinh vật thường cạnh tranh nhau về các chỉ số dinh dưỡng (động vật cạnh tranh về thức ăn, thực vật cạnh tranh về nước, ánh sáng, dinh dưỡng khoáng).


Câu 31:

Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho có thay thế. Theo thời gian, sau có là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lý thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái.

II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này.

III. Độ đa dạng sinh học giảm dần trong quá trình biến đổi này.

IV. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.

Đây là diễn thế sinh thái (vì có sự biến đổi tuần tự của quần xã). Trong diễn thế sinh thái thì luôn có sự biến đổi song song giữa quần xã và môi trường. Đây là diễn thế nguyên sinh nên độ đa dạng của quần xã tăng dần, lưới thức ăn phức tạp dần.

Có nhiều nguyên nhân gây ra diễn thế, trong đó sự cạnh tranh giữa các loài chỉ là một nguyên nhân (nhân tố bên trong) → phát biểu IV sai.


Câu 32:

Xét một lưới thức ăn như sau: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích.

II. Nếu loài G bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn.

III. Nếu hệ sinh thái trên bị nhiễm độc thì loài M bị nhiễm chất độc nặng nhất.

IV. Nếu loài M bị tuyệt diệt thì loài E sẽ tăng số lượng cá thể.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.

R I đúng. Vì chuỗi dài nhất là chuỗi:

A → D → H → G → E → I → M.

R II đúng. Vì khi loài G bị tuyệt diệt thì sẽ có tối đa 5 chuỗi thức ăn đó là:

A → B → E…;

A → C → E…;

A → D → C→ E….

A → D → H → I …;

A→ D→ H → K…

R III đúng. Vì khi bị nhiễm độc thì chất độc sẽ được tích lũy các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn. Loài M thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất nên nó được tích lũy độc tố nhiều nhất.

S IV sai. Vì loài M bị tuyệt diệt thì loài I sẽ tăng số lượng và kìm hãm sự tăng số lượng của loài E.


Câu 34:

Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các ribôxôm trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5’ đến 3’ từ bộ ba mở đầu cho đến khi gặp bộ ba kết thúc.

II. Ở trên một phân tử mARN, các ribôxôm khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm đọc đặc hiệu với một loại ribôxôm.

III. Quá trình dịch mã không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì có thể sẽ làm phát sinh đột biến gen.

IV. Khi tổng hợp một chuỗi pôlipeptit thì quá trình phiên mã và quá trình dịch mã luôn diễn ra tách rời nhau.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Chỉ có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV.

S II sai vì mỗi mARN chỉ có một bộ ba mở đầu và chỉ có một tín hiệu khởi đầu dịch mã. Tất cả các ribôxôm đều tiến hành khởi đầu dịch mã từ bộ ba mở đầu.

S III sai vì dịch mã không theo nguyên tắc bổ sung thì chỉ làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit chứ không làm thay đổi cấu trúc của gen nên không gây đột biến gen.

R IV đúng vì phiên mã luôn diễn ra trước, sau đó thì mới hoàn thiện mARN và mới tiến hành dịch mã.


Bắt đầu thi ngay