Tổng hợp chuyên đề đề thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết
Tổng hợp chuyên đề đề thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết (Chuyên đề 8)
-
5762 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong một thí nghiệm, người ta xác định được lượng nước thoát ra và lượng nước hút vào của mỗi cây trong cùng một đơn vị thời gian như sau:
Cây |
A |
B |
C |
D |
Lượng nước hút vào |
25 gam |
31 gam |
32 gam |
30 gam |
Lượng nước thoát ra |
27 gam |
29 gam |
34 gam |
33 gam |
Theo suy luận lí thuyết, cây nào không bị héo?
Chọn đáp án B.
Khi lượng nước hút vào bé hơn lượng nước thoát ra thì cây bị héo.
Trong 4 phương án nêu trên thì ở cây B, lượng nước hút vào lớn hơn lượng nước thoát ra. Do đó, cây B không bị héo. Còn các cây A, C, D đều bị héo.
Câu 2:
Ở trong hệ dẫn truyền tim, khi bó Hiss nhận được kích thích thì sẽ truyền đến bộ phận nào sau đây?
Chọn đáp án B.
Thứ tự xung thần kinh được truyền trong hệ dẫn truyền tim là:
Nút xoang nhĩ → Nút nhĩ thất → Bó Hiss → Mạng Pôuking.
Câu 3:
Trong quá trình nhân đôi ADN, quá trình nào sau đây không xảy ra?
Chọn đáp án C.
Vì quá trình nhân đôi ADN không sử dụng nuclêôtit loại U.
Câu 4:
Trong tế bào, cấu trúc nào sau đây có ADN?
Chọn đáp án A.
Vì ADN nằm ở trong nhân tế bào.
Câu 6:
Một cơ thể cái có kiểu gen AaBb giảm phân cho bao nhiêu loại giao tử?
Chọn đáp án D.
Cơ thể này có 2 cặp gen dị hợp nên khi giảm phân sẽ cho 4 loại giao tử.
Câu 7:
Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen thuần chủng?
Chọn đáp án C.
Vì cơ thể AabbDD đồng hợp về tất cả các cặp gen.
Câu 8:
Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Có bao nhiêu kiểu gen quy định kiểu hình cây thân cao?
Chọn đáp án B.
Có 2 kiểu gen là AA và Aa.
Câu 9:
Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Kiểu gen nào sau đây quy định kiểu hình hoa đỏ?
Chọn đáp án A.
Khi có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ → Kiểu gen AaBb quy định hoa đỏ.
Câu 10:
Trong quá trình giảm phân, sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit xảy ra ở kì nào?
Chọn đáp án A.
Câu 11:
Tần số kiểu gen (tần số tương đối kiểu gen) được tính bằng
Chọn đáp án A.
Tần số kiểu gen (tần số tương đối của kiểu gen) được tính bằng tỷ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.
Câu 12:
Tiến hành nuôi hạt phấn của cây có kiểu gen AaBbDdEe để tạo dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, có thể thu được tối đa bao nhiêu dòng thuần?
Chọn đáp án B.
Cơ thể có 4 cặp gen dị hợp nên sẽ có 16 loại giao tử → Sẽ có 16 dòng thuần.
Câu 13:
Khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn đáp án B.
ý A sai vì chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ những kiểu hình kém thích nghi, do đó sẽ không thể làm tăng đa dạng di truyền của quần thể được.
ý C sai vì chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tỉ lệ kiểu hình, dẫn tới làm thay đổi tỉ lệ kiểu gen và tần số alen.
ý D sai vì ứng với mỗi hướng chọn lọc thì sẽ làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
Câu 14:
Trong quá trình phát sinh sự sống, hình thành sinh vật cổ sơ đầu tiên là kết quả của quá trình tiến hóa.
Chọn đáp án A.
Quá trình phát sinh sự sống và tiến hóa của sinh vật trải qua 3 giai đoạn tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học. Kết thúc quá trình tiến hóa hóa học sẽ tạo nên các đại phân tử hữu cơ như axit nuclêic, prôtêin, lipit,… Sau đó trải qua giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, từ các đại phân tử hữu cơ sẽ tương tác với nhau và kết thúc quá trình tiến hóa tiền sinh học sẽ hình thành nên sinh vật đơn bào đầu tiên, có biểu hiện đầy đủ các đặc điểm của một cơ thể sống như trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa, sinh sản và di truyền, cảm ứng và vận động,…
Như vậy, kết thúc giai đoạn tiến hóa học và tiền sinh học thì sẽ hình thành sinh vật cổ sơ đầu tiên.
Câu 15:
Các cây thông nhựa liền rễ sẽ hút được nhiều dinh dưỡng khoáng hơn so với các cây thông nhựa sống riêng lẽ là ví dụ về mối quan hệ nào sau đây?
Chọn đáp án A.
Câu 16:
Chấy hút máu của trâu. Mối quan hệ giữa chấy và trâu thuộc dạng nào sau đây?
Chọn đáp án B.
Câu 17:
Khi nói về quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn đáp án D.
ý A sai vì AlPG được sử dụng để tổng hợp glucozơ và tái tạo Ri1, 5diP.
ý B sai vì không có CO2 thì không xảy ra phản ứng cố định CO2, do đó không tạo ra APG.
ý C sai vì không có ánh sáng thì không có NADPH nên không xảy ra phản ứng khử APG thành AlPG.
Câu 18:
Khi nói về cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Bị bệnh hở van tim thì thường dẫn tới làm tăng huyết áp.
II. Nín thở sẽ làm tăng nhịp tim nên sẽ làm tăng độ pH của máu.
III. Hồi hộp, lo âu sẽ làm tăng huyết áp.
IV. Khi lượng đường trong máu tăng thì sẽ làm tăng huyết áp.
Chọn đáp án D.
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.
ý I sai vì hở van tim thì sẽ làm cho lượng máu mà tim bơm vào động mạch bị giảm. Do đó sẽ làm giảm huyết áp.
ý II sai vì nín thở thì sẽ tăng lượng CO2 trong máu cho nên sẽ giảm pH máu.
þ III đúng vì hồi hộp thì sẽ tăng nhịp tim nên sẽ tăng huyết áp.
þ IV đúng vì khi đường huyết tăng thì sẽ tăng áp suất thẩm thấu của máu. Tăng áp suất thẩm thấu thì máu sẽ hút nước làm tăng thể tích máu. Cho nên sẽ tăng huyết áp.
Câu 19:
Alen A ở vi khuẩn E.coli bị đột biến thành alen a. Biết rằng alen a nhiều hơn alen A 2 liên kết hiđro. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu là đột biến điểm thì alen a và alen A có thể có số lượng nuclêôtit bằng nhau.
II. Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau và alen a có 500 nuclêôtit loại T thì alen A có 502 nuclêôtit loại A.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống nhau.
IV. Nếu alen a dài hơn alen A 3,4Å thì chứng tỏ alen a nhiều hơn alen A 1 nuclêôtit.
Chọn đáp án A.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III.
ý I sai vì đột biến này làm tăng 2 liên kết hiđro nên nếu là đột biến điểm thì chứng tỏ đây là đột biến thêm 1 cặp A-T → Số lượng nuclêôtit được tăng lên.
þ II đúng vì nếu 2 alen có chiều dài bằng nhau thì chứng tỏ đây là đột biến thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X. Suy ra, số nuclêôtit loại A của alen A = số nuclêôtit loại A của alen a + 2 = 500 + 2 = 502.
þ III đúng vì nếu đột biến thay thế hai cặp nuclêôtit làm thay đổi một hoặc 2 côđon nhưng vẫn mã hóa axit amin giống côđon ban đầu (do tính thoái hóa của mã di truyền) thì không làm thay đổi trình tự axit amin.
ý IV sai vì nếu đột biến làm tăng chiều dài 3,4Å tức là đột biến thêm 1 cặp A-T.
→ Alen a nhiều hơn alen A 2 nuclêôtit.
Câu 20:
Loại đột biến nào sau đây có thể được phát sinh do rối loạn phân li ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử hoặc do rối loạn giảm phân ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và cái?
Chọn đáp án A.
Câu 22:
Ví dụ nào sau đây là biểu hiện của cách li trước hợp tử?
Chọn đáp án A.
A là cách li trước hợp tử. Các trường hợp B, C và D là cách li sau hợp tử.
Câu 23:
Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 1000 ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào cuối năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 0,5 cá thể/ha. Đến cuối năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể là 650 cá thể. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 10%/năm. Trong điều kiện không có di – nhập cư, tỉ lệ sinh sản của quần thể là bao nhiêu?
Chọn đáp án C.
Ban đầu có số lượng cá thể là 1000 × 0,5 = 500 cá thể. Sau 1 năm, số lượng cá thể là 650. → Đã tăng 150 cá thể → Tỉ lệ tăng trưởng là 150 : 500 = 0,3 = 30%.
Mà tỉ lệ tăng trưởng = Sinh sản – Tử vong → Sinh sản = 30% + 10% = 40%.
Câu 24:
Trong các mối quan hệ sinh thái giữa các loài cây sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?
I. Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
II. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
III. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
IV. Giun sán sống trong ruột lợn.
Chọn đáp án B.
Có 1 phát biểu đúng, đó là III.
I, II và IV là quan hệ kí sinh. Ở quan hệ kí sinh thì một loài có lợi, một loài có hại.
III là quan hệ hội sinh, một loài có lợi, một loài trung tính.
Câu 25:
Cho biết: 5’XGU3’; 5’XGX3’; 5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’; 5’GGA3’; 5’GGX3’; 5’GGU3’ quy định Gly. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó chuỗi mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Gly được thay bằng axit amin Arg. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu alen a dài 510nm thì alen A cũng dài 510 nm.
II. Hai alen này có số lượng và tỉ lệ các loại nuclêôtit giống nhau.
III. Nếu alen A phiên mã 1 lần cần môi trường cung cấp 300 A thì alen a phiên mã 1 lần cũng cần môi trường cung cấp 300 A.
IV. Nếu alen A phiên mã 2 lần cần môi trường cung cấp 400 X thì alen a phiên mã 1 lần sẽ cần môi trường cung cấp 201X.
Chọn đáp án C.
Cả 4 phát biểu đúng.
þ I và II đều đúng vì đột biến thay thế cặp X-G thành cặp G-X nên không làm thay đổi thành phần, số lượng nuclêôtit.
þ III đúng vì đột biến này không liên quan đến cặp A-T nên khi phiên mã, số nuclêôtit loại A mà môi trường cùng cấp cho alen A cũng giống như số nuclêôtit loại A mà môi trường cung cấp cho alen a.
þ IV đúng vì đột biến đã làm cho G của mARN được thay thế bằng X của mARN nên ban đầu cần 200X thì bây giờ cần 201X.
Câu 26:
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm mất cân bằng gen trong hệ gen của tế bào.
II. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III. Tất cả các đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể đều làm tăng cường sự biểu hiện của tính trạng.
IV. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều không làm thay đổi độ hình thái của nhiễm sắc thể.
Chọn đáp án C.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II.
þ I đúng vì đột biến cấu trúc làm ảnh hưởng đến số lượng bản sao của gen hoặc ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của gen. Do đó làm mất cân bằng gen.
þ II đúng vì mất đoạn thì sẽ dẫn tới mất gen có trên đoạn bị mất.
ý III sai vì đột biến lặp đoạn có thể làm giảm bớt sự biểu hiện của tính trạng.
ý IV sai vì đột biến cấu trúc làm thay đổi cấu trúc của NST cho nên thường sẽ làm thay đổi hình thái của NST.
Câu 28:
Ở một loài thú, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng, cặp alen này nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, các hợp tử có kiểu gen đồng hợp trội bị chết ở giai đoạn phôi. Cho cá thể đực mắt đỏ giao phối với cá thể cái mắt trắng (P), thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thế hệ F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cá thể mắt đỏ : 1 cá thể mắt trắng.
II. Ở các con đực F2, tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 cá thể mắt đỏ : 1 cá thể mắt trắng.
III. Ở các con cái F2, tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 cá thể mắt đỏ : 1 cá thể mắt trắng.
IV. Nếu tiếp tục cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3, cá thể cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ 4/15.
Chọn đáp án A.
Cả 4 phát biểu đúng.
þ Theo bài ra, hợp tử có kiểu gen XAXA bị chết ở giai đoạn phôi.
Sơ đồ lai: XAY × XaXa → F1 là XAXa; XaY (1 đỏ : 1 trắng) → I đúng.
þ F1 lai với nhau, ta được hợp tử F2 có tỉ lệ kiểu gen là: XAXa; XaXa; XAY; XaY. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực là 1 đỏ : 1 trắng; Ở giới cái là 1 đỏ: 1 trắng → II và III đúng.
þ F2 giao phối ngẫu nhiên thì ta có:
Giao tử của F2 là: Giao tử cái có: 1/4XA : 3/4Xa; Giao tử đực có: 1/4XA : 1/4Xa : 1/2Y.
→ F3 có tỉ lệ kiểu gen là:
|
1/4XA |
1/4Xa |
1/2Y |
1/4XA |
1/16XAXA |
1/16XAXa |
1/8XAY |
3/4Xa |
3/16XAXa |
3/16XaXa |
3/8XaY |
Vì 1/16XAXA bị chết cho nên con cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ là 4/15 → IV đúng.
Câu 29:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có đột biến, không có di – nhập gen thì quần thể không có thêm alen mới.
II. Nếu không có chọn lọc tự nhiên thì tần số alen của quần thể vẫn có thể bị thay đổi.
III. Nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị thay đổi.
IV. Trong những điều kiện nhất định, chọn lọc tự nhiên có thể tác động trực tiếp lên alen của từng gen riêng rẽ.
Chọn đáp án A.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II.
þ I đúng vì chỉ có đột biến hoặc di – nhập gen mới mang cho quần thể các alen mới.
þ II đúng vì ngoài chọn lọc tự nhiên thì còn có tác động của các nhân tố đột biến, yếu tố ngẫu nhiên, di – nhập gen.
ý III sai vì các nhân tố: CLTN, di – nhập gen; đột biến, giao phối không ngẫu nhiên đều làm thay đổi tính đa dạng di truyền của quần thể.
ý IV sai vì chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên kiểu hình và chỉ loại bỏ những kiểu hình không thích nghi. Do đó không tác động lên alen.
Câu 30:
Khi nói về cạnh tranh cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cạnh tranh cùng loài làm giảm mật độ cá thể của quần thể.
II. Cạnh tranh cùng loài làm giảm tốc độ tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể.
III. Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của các quần thể.
IV. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Chọn đáp án C.
Cả 4 phát biểu đúng.
þ I và II đúng vì cạnh tranh làm giảm tỉ lệ sinh sản, tăng tỉ lệ tử vong cho nên sẽ làm giảm mật độ quần thể.
þ III đúng vì cạnh tranh cùng loài sẽ loại bỏ những cá thể kém thích nghi. Do đó, thúc đẩy sự tiến hóa của loài.
þ IV đúng vì cạnh tranh cùng loài chỉ xảy ra khi mật độ quá cao và khi mật độ phù hợp thì mức độ cạnh tranh giảm. Do đó, cạnh tranh sẽ giúp khống chế số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp.
Câu 31:
Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu là: A, B, C, D, E, G, H. Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng.
II. Có tổng số 11 chuỗi thức ăn.
III. Nếu giảm số lượng cá thể của loài A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.
IV. Nếu loài A bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài D sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn so với loài A.
Chọn đáp án D.
Cả 4 phát biểu đúng.
þ I đúng vì chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng:
A → B → E → C → D.
þ II đúng. Ngoài 4 chuỗi thức ăn như ở phần I, còn có 7 chuỗi:
A → B → E → D
A → B → C → D
A → E → D
A → E → C → D
A → E → H → D
A → G → E → D
A → G → H→ D
þ III đúng. A là đầu mối của tất cả các chuỗi thức ăn, thường là các sinh vật sản xuất → Loại bỏ A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.
þ IV đúng. Theo quy luật khuếch đại sinh học thì sinh vật ở càng xa sinh vật sản xuất thì mức độ nhiễm độc càng cao.
Câu 32:
Một loài giun tròn sống bám trong miệng của loài cá lớn, sử dụng thức ăn dư thừa còn dính vào miệng của loài cá lớn mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, sinh sản của loài cá lớn. Trong ruột của loài giun tròn có loài vi khuẩn sinh sống và trong sau khi bám lên cá lớn thì tạo nên các khe hở để 1 loài vi sinh vật khác bám lên và sinh sống nhưng không gây bệnh cho các loài tham gia. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ giữa giun với loài vi sinh vật là quan hệ hội sinh.
II. Mối quan hệ giữa tất cả các loài nói trên đều là quan hệ cộng sinh.
III. Quan hệ giữa vi sinh vật với cá lớn là quan hệ hội sinh.
IV. Nếu loài giun tròn bị tiêu diệt thì loài vi sinh vật sẽ tách ra khỏi cá lớn.
Chọn đáp án A.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.
Vì các mối quan hệ ở đây là một loài có lợi, loài còn lại trung tính.
Câu 33:
Xét 5 cặp gen Aa, Bb, Dd, Ee, Gg quy định 5 cặp tính trạng nằm trên 5 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Trong mỗi cặp gen, có một alen đột biến và một alen không đột biến. Quần thể của loài này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen quy định các thể đột biến?
Chọn đáp án C.
Vì nếu alen đột biến là alen trội thì số loại kiểu gen quy định thể đột biến = tổng số kiểu gen – số kiểu gen quy định kiểu hình không đột biến = 35 – 1 = 243 – 1 = 242.
Ø Chú ý: Số loại kiểu gen quy định kiểu hình không đột biến là một đại lượng biến thiên, thay đổi tùy thuộc vào kiểu hình không đột biến là do alen đột biến hay alen không đột biến quy định. Ví dụ, có 5 cặp gen, nhưng trong đó có 3 cặp gen alen đột biến là alen trội, 2 cặp gen là alen đột biến là alen lặn thì số KG quy định kiểu hình không đột biến là có 22 = 4 kiểu gen). |
Câu 40:
Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X, khoảng cách giữa hai gen là 30 cM. Người bình thường mang gen A và B, hai gen này đều trội hoàn toàn so với gen lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau:
Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Biết được chính xác kiểu gen của 9 người.
II. Nếu người số 13 có vợ không bị bệnh nhưng bố của vợ bị cả hai bệnh thì xác suất sinh 1 con gái không bị bệnh là 17,5%.
III. Cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng là con trai bị cả hai bệnh là 6,125%.
IV. Nếu đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này bị cả 2 bệnh, xác suất đứa con thứ 2 bị cả 2 bệnh là 17,5%.
Chọn đáp án B.
Cả 4 phát biểu trên đều đúng. Giải thích:
Gọi a, b là gen quy định bệnh A, bệnh B.
þ I đúng vì có 8 người nam và người nữ số 5. Người nữ số 5 không bị bệnh, sinh con bị cả hai bệnh nên người số 5 phải có alen a và b. Mặt khác người số 5 là con của người số 2 có kiểu gen XABY nên người số 5 phải có kiểu gen XABXab.
þ II đúng vì người số 13 có kiểu gen XabY, vợ của người này có kiểu gen XABXab. Con gái không bị bệnh có kiểu gen XABXab có tỉ lệ
þ III đúng. Người nữ số 5 không bị bệnh, sinh con bị cả hai bệnh nên người số 5 phải có alen a và b. Mặt khác người số 5 là con của người số 2 có kiểu gen XABY nên người số 5 phải có kiểu gen XABXab.
Người số 5 có kiểu gen XABXab; người số 6 có kiểu gen XABY nên người số 11 có kiểu gen XABXAB hoặc XABXab hoặc XABXAb hoặc XABXaB với tỉ lệ là 0,35XABXAB : 0,35XABXab : 0,15XABXAb : 0,15XABXaB.