IMG-LOGO

Tổng hợp chuyên đề đề thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết (Chuyên đề 5)

  • 5768 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Giả sử nồng độ Ca2+ ở trong tế bào lông hút của rễ cây là 0,03M. Rễ cây sẽ không thể hấp thụ thụ động ion Ca2+ khi cây sống trong môi trường có nồng độ Ca2+ nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Rễ cây sẽ hút khoáng thụ động nếu nồng độ ion khoáng ở trong dung dịch đất cao hơn nồng độ ion khoáng ở trong tế bào lông hút. Do vậy, các nồng độ thấp hơn nồng độ ion khoáng trong cây thì cây sẽ không hấp thụ thụ động được.


Câu 2:

Động vật nào sau đây có manh tràng phát triển?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Trong 4 loài nói trên thì chỉ có thỏ là có manh tràng phát triển thực hiện chức năng tiêu hóa thức ăn thực vật. Bò có dạ cỏ nên manh tràng ít phát triển. Gà và gấu không có manh tràng mà chỉ có ruột tịt là vết tích của manh tràng.


Câu 4:

Loại enzim nào sau đây có khả năng làm tháo xoắn đoạn phân tử ADN, tách 2 mạch của ADN và xúc tác tổng hợp mạch polinuclêôtit mới bổ sung với mạch khuôn?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

ü Trong 4 enzim trên thì enzim ARN polimeraza có khả năng làm tháo xoắn mạch ADN, tách 2 mạch của ADN và xúc tác tổng hợp mạch polinuclêôtit mới bổ sung với mạch khuôn.

ü Enzim ADN polimeraza có chức năng tổng hợp mạch mới bổ sung với mạch gốc chứ không tham gia tháo xoắn mạch ADN.

ü Enzim ligaza có chức năng nối các đoạn Okazaki lại với nhau đồng thời tạo liên kết phosphodieste làm liền mạch ADN.

ü Enzim restrictaza là enzim cắt giới hạn sử dụng trong kỹ thuật di truyền.


Câu 5:

Ở các loài sinh sản hữu tính, bộ NST của loài được duy trì ổn định nhờ những cơ chế nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 6:

Một loài thực vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd. Cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây là thể đa bội?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

A là thể tam bội; B là thể một; C là thể ba; D là thể ba.


Câu 8:

Một cơ thể đực có kiểu gen ABDabd . Biết khoảng cách giứa hai gen A và B là 20cM. Theo lí thuyết, tần số hoán vị gen là bao nhiêu?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Vì khoảng cách giữa A và B bằng 20 cM thì tần số hoán vị = 20%.


Câu 9:

Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBb x aabb cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

AaBb  aabb = (Aa  aa)(Bb  bb) = (1Aa : 1aa)(1Bb : 1bb) = 1:1:1:1.


Câu 12:

Thành tựu nào sau đây là của công nghệ gen?

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 13:

Trong quần thể có xuất hiện thêm alen mới là kết quả của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án C


Câu 14:

Khi nói về sự phát triển của sinh giới, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án C


Câu 15:

Sói săn mồi thành đàn thì hiệu quả săn mồi cao hơn so với săn mồi riêng lẻ là ví dụ của mối quan hệ?

Xem đáp án

Chọn đáp án A


Câu 16:

Tảo giáp nở hoa làm chết các loài cá, tôm là mối quan hệ gì?

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 17:

Khi nói về quang hợp ở thực vật CAM, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

þ A đúng. Vì NADPH là chất được sử dụng để khử APG thành AlPG.

þ B đúng. Vì pha sáng sử dụng NADP+ và ADP để tạo ra NADPH và ATP.

þ C đúng. Vì ở thực vật CAM, giai đoạn cố định CO2 tạm thời theo chu trình C4 được diễn ra ở tế bào chất, vào ban đêm.

ý D sai. Vì AlPG không được sử dụng để tổng hợp APG.


Câu 18:

Khi nói về tuần hoàn ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở trong động mạch, càng xa tim thì vận tốc máu càng giảm và huyết áp càng giảm.

II. Ở trong tĩnh mạch, càng xa tim thì vận tốc máu càng giảm và huyết áp càng tăng.

III. Khi tăng nhịp tim thì sẽ dẫn tới làm tăng huyết áp.

IV. Ở mao mạch, máu luôn nghèo oxi.

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III

þ I đúng. Vì động mạch càng xa tim vận tốc máu giảm dần và huyết áp giảm dần.

þ II đúng. Vì gần tim nhất là tĩnh mạch chủ, xa tim nhất là tĩnh mạch nhánh. Do đó, xa tim thì tổng thiết diện của mạch lớn cho nên vận tốc máu giảm. Máu chảy từ tĩnh mạch về tim cho nên càng gần tim thì huyết áp càng giảm dần và có thể bằng 0.

þ III đúng. Vì tăng nhịp tim làm tăng công suất tim, dẫn tới tăng huyết áp.

ý IV sai. Vì ở mao mạch phổi thì máu giàu O2.


Câu 19:

Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Chỉ có phát biểu I đúng

ý II sai vì các NST khác nhau có độ dài khác nhau cho nên khi mất đi thì sẽ làm thay đổi hàm lượng ADN với mức độ khác nhau.

ý III sai vì tam bội chỉ được phát sinh trong giảm phân.

ý IV sai. Thể lệch bội có thể được phát sinh trong nguyên phân, kết hợp với sinh sản vô tính. Ví dụ, ở nguyên phân của tế bào sinh dưỡng, có 1 cặp NST không phân li dẫn tới tạo ra tế bào 2n – 1 và tế bào 2n + 1. Về sau, tế bào 2n – 1 nguyên phân nhiều lần tạo nên cành có bộ NST 2n – 1. Cành này trở thành cành cây con thông qua sinh sản vô tính thì sẽ hình thành nên dạng 2n – 1 (thể một).


Câu 20:

Tác nhân đột biến tác động vào quá trình giảm phân của cơ thể cái làm cho một cặp nhiễm sắc thể không phân li. Kết quả sẽ hình thành nên bao nhiêu dạng đột biến sau đây?

I. Thể một.

II. Thể ba.

III. Thể tứ bội.

IV. Thể tam bội.

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Có 2 dạng, đó là I và II

Một cặp NST không phân li thì sẽ phát sinh giao tử n + 1 và giao tử n – 1. Do đó, sẽ tạo ra thể đột biến 2n – 1 (thể một) và 2n + 1 (thể ba)


Câu 21:

Có 6 tế bào của cơ thể sinh tinh của cơ thể có kiểu gen ABab DEde HmhM giảm phân bình thường, không có đột biến sẽ có tối đa bao nhiêu loại giao tử?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Vì mỗi tế bào giảm phân cho 2 loại giao tử liên kết và 2 loại giao tử hoán vị. Có 6 tế bào giảm phân nên tối đa cho 12 loại giao tử hoán vị và 12 loại giao tử liên kết. Tuy nhiên, vì chỉ có 3 cặp NST nên số loại giao tử liên kết tối đa là 8 loại → tổng số loại giao tử là 12 + 8 = 20.


Câu 22:

Khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Trong các nhận xét nói trên thì nhận xét C là sai, các nhận xét khác đều đúng

ü CLTN loại bỏ những kiểu gen không thích nghi nên CLNT làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

ü Cạnh tranh cùng loài dẫn tới loại bỏ những kiểu gen kém thích nghi nên cạnh tranh cùng loài là một hình thức của CLTN.

ü Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng nên nó quy định chiều hướng tiến hóa.


Câu 23:

Trong các đặc điểm sau, kiểu phân bố ngẫu nhiên có bao nhiêu đặc điểm?

I. Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đồng đều.

II. Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

III. Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường.

IV. Các cá thể quần tụ với nhau để hỗ trợ nhau.

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Có 2 phát biểu đúng, đó là I, III

Kiểu phân bố ngẫu nhiên có các đặc điểm:

ü Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đồng đều.

ü Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường.

ü Không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.


Câu 24:

Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 25:

Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến điểm có thể không làm thay đổi s lượng nuclêôtit mỗi loại của gen.

II. Nếu đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen thì cũng không làm thay đổi tổng số axit amin của chuỗi pôlipeptit.

III. Nếu đột biến điểm làm tăng chiều dài của gen thì chứng tỏ sẽ làm tăng liên kết hiđro của gen.

IV. Đột biến mất một cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit.

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.

þ I đúng vì nếu đột biến thay thế cặp A-T thành cặp T-A hoặc thay thế gặp G-X thành cặp X-G thì không làm thay đổi số nuclêôtit mỗi loại của gen.

ý II sai vì đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng nếu làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm thì có thể sẽ làm mất đi nhiều axit amin.

þ III đúng vì đột biến làm tăng chiều dài của gen thì chứng tỏ đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit. Khi thêm 1 cặp nuclêôtit thì sẽ làm tăng 2 liên kết hiđro hoặc 3 liên kết hiđro.

ý IV đúng vì đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí intron hoặc ở vị trí không thuộc vùng mã hóa của gen thì không làm thay đổi cấu trúc của mARN trưởng thành nên không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit.


Câu 26:

Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm mất cân bằng gen trong hệ gen của tế bào.

II. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

III. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

IV. Tất cả các đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể đều làm thay đổi độ dài của  ADN.

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III

þ I đúng vì đột biến cấu trúc sẽ làm thay đổi cấu trúc của NST, do đó sẽ làm thay đổi số lượng gen, thay đổi vị trí sắp xếp của các gen cho nên sẽ làm mất cân bằng gen trong tế bào.

ý II sai vì đột biến đảo đoạn, chuyển đoạn trên 1 NST không làm thay đổi số lượng gen.

þ III đúng vì đột biến đảo đoạn không làm thay đổi hàm lượng ADN.

ý IV sai vì đột biến chuyển đoạn trên 1 NST không làm thay đổi độ dài của ADN.


Câu 31:

Một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 11 chuỗi thức ăn, trong đó chuỗi ngắn nhất có 4 mắt xích.

II. Nếu loài K bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này chỉ có tối đa 7 loài.

III. Loài H tham gia vào 9 chuỗi thức ăn.

IV. Chuỗi thức ăn ngắn nhất chỉ có 3 mắt xích.

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Các phát biểu II, III và IV đúng.

ý I sai vì lưới này có 11 chuỗi thức ăn và chuỗi ngắn nhất có 3 mắt xích.

þ II đúng vì chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích, đó là A → I → K → H → C → D → E.

þ III đúng vì chuỗi thức ăn ngắn nhất có 3 mắt xích, đó là A → H → E.

þ IV đúng vì nếu loài K bị tuyệt diệt thì loài M cũng bị tuyệt diệt. Do đó chỉ còn lại 7 loài.


Câu 33:

Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 60. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Số lượng nhiễm sắc thể trong thể một là 59.

II. Loài này có tối đa 30 dạng thể ba.

III. Số lượng nhiễm sắc thể trong thể ngũ bội là 150.

IV. Tế bào tam bội có số lượng nhiễm sắc thể là 90.

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Cả 4 phát biểu đều đúng.

þ I đúng vì thể một là 2n – 1 = 60 – 1 = 59.

þ II đúng vì có 2n = 60 thì số thể ba là 30.

þ III đúng vì thể ngũ bội là 5n = 150.

þ IV đúng vì tam bội có bộ NST 3n = 90.


Câu 37:

Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 1 gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 5 alen quy định. Tiến hành 2 phép lai, thu được kết quả như sau:

Phép lai 1: Cây hoa đỏ ×cây hoa tím, thu được đời con có tỉ lệ: 2 cây hoa tím : 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.

Phép lai 2: Cây hoa vàng × cây hoa hồng, thu được đời con có tỉ lệ: 2 cây hoa vàng : 1 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.

Biết không xảy ra đột biến và các alen trội hoàn toàn so với nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong loài này có tối đa 15 kiểu gen dị hợp về tính trạng màu hoa.

II. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đời con có 50% số cây hoa hồng.

III. Cho cây hoa tím giao phấn với cây hoa vàng, có thể thu được đời con có 50% số cây hoa hồng.

IV. Có tối đa 10 sơ đồ lai khi cho các cây hoa đỏ giao phấn với nhau.

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV.

Kết quả của phép lai 1 → Tím trội so với đỏ, đỏ trội so với vàng.

Kết quả của phép lai 2 → Vàng trội so với hồng, hồng trội so với trắng.

ü Quy ước:A1 quy định tím; A2 quy định đỏ; A3 quy định vàng; A4 quy định hồng; A5 quy định trắng.

ý I sai vì tính trạng màu hoa do 1 gen có 5 alen quy định cho nên đời con sẽ có số kiểu gen dị hợp là  kiểu gen.

þ II đúng vì nếu cây hoa vàng có kiểu gen A3A4 thì khi lai với cây hoa trắng (A5A5) thì sẽ thu được đời con có 50% số cây hoa hồng (A4A5).

ý III sai vì hoa hồng lặn so với hoa tím và hoa vàng nên khi tím lai với vàng thì chỉ có thể sinh ra cây hoa hồng với tỉ lệ 25%.

þ IV đúng vì cây hoa đỏ có 4 kiểu gen quy định (A2A2; A2A3; A2A4; A2A5). Với 4 loại kiểu gen thì khi lai với nhau sẽ sinh ra đời con có số kiểu gen là  sơ đồ lai.


Bắt đầu thi ngay