Tuyển tập đề thi thử môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 1)
-
3265 lượt thi
-
51 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một quần thể thực vật ở thế hệ đầu tiên (Io) có cấu trúc di truyền: 0,2 + 0,1 + 0,3 + 0,4 = 1. Quần thể Io tự thụ phấn liên tiếp qua 5 thế hệ thu được quầ thể (I5). Cho rằng không xảy ra hoán vị gen. Tần số alen A và B của quần thể (I5) lần lượt là:
Đáp án : C
Câu 2:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về tác nhân gây đột biến?
1-Tia UV làm cho hai bazo nitoTimin trên cùng một mạch liên kết với nhau. 2-Nếu sử dụng 5BU thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX.
3-Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G – X bằng A – T.
4-Virus cũng là tác nhân gây nên đột biến gen.
5-Để tạo đột biến tam bội, người ta xử lý hợp tử 2n bằng conxixin.
Đáp án : B
Các phát biêu đúng về tác nhân gây đột biến: 1,4
Tia UV làm hai Timin liền kề liên kết với nhau gây biến đổi cấu trúc mạch ADN, gián đoạn quá trình nhân đôi AND, 1 đúng
5BU gây ra đột biến thay thế A- T bằng cặp G-X chứ không phải thay thế X-G bằng G-X nên 2 sai
G* là tác nhân gây thay thế G-X bằng A- T do khả năng đặc biệt có thể liên kết với nu A nên 3 đúng
Virus có là tác nhân gây đột biến gen do virus có khả năng chèn hệ gen của mình vào hệ gen của tế bào vật chủ có thể dẫn đến đột biến=>4đúng
Xử lý hợp tử 2n bằng conxisin tạo hợp tử 4n chứ không tạo hợp tử tam bội 3n
Câu 3:
Ở ruồi giấm, màu thân do một cặp alen nằm trên NST giới tính X quy định: màu đỏ do alen trội, màu vàng do alen lặn; độ dài cánh do một cặp alen nằm trên NST thường quy định: cánh cụt do alen lặn, cánh dài do alen trội. Cho ruồi cái thân vàng, cánh dài đồng hợp tử lai với ruồi đực thân đỏ, cánh cụt đồng hợp tử thu được F1 rồi cho F1 giao phối với nhau thu được F2. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là:
Đáp án : B
Quy ước: A- màu đỏ, a – màu vàng
B – cánh dài, b- cánh cụt
P: BB Xa Xa x bb XA Y
F1 : BbXA Xa : Bb Xa Y
F1 x F1 : (Bb x Bb )(XA Xa x Xa Y)
F2: (3 dài: 1 cụt) x ( 1 đỏ: 1 vàng)
F2: 3 đỏ, dài: 3 vàng , dài : 1 đỏ ,cụt: 1 vàng , cụt
Câu 4:
Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về chọn lọc tự nhiên (CLTN)?
1-CLTN tác động gián tiếp lên kiểu hình, trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
2-CLTN là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
3-CLTN sàng lọc và làm tăng tỉ lệ cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể.
4-CLTN tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen tham gia quy định các đặc điểm thích nghi.
5-CLTN không đào thải các đột biến trung tính
Đáp án : D
Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và thông qua chọn lọc kiểu hình mà tác động làm thay đổi vốn gen của quần thể=> 1 sai
Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng, chọn lọc các kiểu hình theo hướng xác định, từ đó tỷ lệ kiểu gen cũng thay đổi theo hướng xác định=> 2 đúng
Các kiểu hình thích nghi có sẵn trong quầ thể, chọn lọc tự nhiên chỉ chọn lọc ra kiểu hình thích nghi nhất chứ không trực tiếp tạo ra kiểu hình thích nghi => 3 đúng
Chọn lọc tự nhiên tích lũy các alen tham gia quy định các kiểu hình thích nghi được là nhờ nó giữ lại các kiểu hình thích nghi chứ không phải nó làm tăng mức độ thích nghi của cá thể bằng cách giữ lại các alen ấy. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động gián tiếp lên kiểu gen thông qua kiểu hình=> 4 đúng
Chọn lọc tự nhiên không đào thài đột biến trung tính vì đột biến trung tính không có lợi và cũng không có hại => 5 đúng
Câu 5:
Một người đàn ông da có vẩy sừng. Ông ta lấy một người vợ bình thường, họ có bốn cô con gái, tất cả đều có da có vảy sừng và ba cậu con trai da bình thường. Các con trai họ đều lấy vợ da bình thường và các cháu nội đều da bình thường. Một trong số các cô con gái của họ lấy chồng có da bình thường và sinh ra 5 cháu ngoại, trong đó 2 cháu có da có vảy, một cháu gái da bình thường, một cháu trai da có vảy và một cháu trai da bình thường. Hỏi xác suất để đứa cháu sinh ra tiếp theo của cặp vợ chồng trên sẽ bị da có vảy là bao nhiêu?
Đáp án : A
Tính trạng có sự di truyền chéo =>liên kết X ở vùng không tương đồng XY
Bố bị da có vảy sừng lấy mẹ bình thường sinh tất cả con gái bị vảy sừng nên vảy sừng là trội
A- vảy sừng . a – bình thường
P: XA Y x Xa Xa => F1: 1 XAXa : 1 XaY
Con gái lấy chồng bình thường: XAXa x XaY
Xác suất đứa tiếp theo da có vảy là 50%
Câu 6:
Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái?
Đáp án : B
Diễn thế sinh thái xảy ra do cả nguyên nhân bên ngoài môi trường( điều kiện khí hậu thay đổi do tự nhiên hoặc do tác động của con người) và nguyên nhân nội tại bên trong quần xã(sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài: các sinh vật ưu thế hoạt động mạnh mẽ gây biến đổi môi trường không còn phù hợp với chúng nữa nên bị thay thế)
Câu 7:
Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh của một cơ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị giữa alen A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết, số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là:
Đáp án : C
Một tế bào sinh tính có hoán vị gen sẽ tạo ra bốn loại giao tử với tỷ lệ 1:1:1:1 là : 1 AB: 1 Ab: 1aB: 1ab
Câu 8:
Trao đổi đoạn không cân giữa hai cromatit khác nguồn trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I gây đột biến:
Đáp án : D
Trao đổi chéo không cân giữa hai cromatit khác nguồn trong cặp NST tương đồng ở kì đầu 1 dẫn đến đột biến mất đoạn và lặp đoạn ( một đoạn NST tương ứng một hoặc vài gen chuyển sang cromatit khác nguồn nhưng không có đoạn nào được chuyển lại , gây đột biến mất đoạn ở cromatit chứa gen bị chuyển và đột biến lặp đoạn ở cromatit chứa các gen được chuyển đến)
Câu 9:
Ở một loài thực vật, xét 2 gen cùng nằm trên một NST thường: alen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ, alen b quy định hoa trắng. Cho các cây thân cao hoa đỏ giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Có tối đa bao nhiêu kiểu giao phấn giữa hai cây có kiểu gen khác nhau?
Đáp án : A
Câu 10:
Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?
Đáp án : B
Giống cây trồng ở đây được hiểu là đơn vị phân loại nhỏ hơn loài )
Kĩ thuật tạo ra giống mới là B
Nếu phương pháp tái tổ hợp bằng lai tế bào thì tạo ra loài mới chứ không phải là giống mới
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây không chính xác?
Đáp án : D
Các bệnh di truyền có thể do nhiều nguyên nhân gây ra không nhất thiết là do đột biến gen
Nếu trong quá trình phiên mã xảy ra sai sót , các nucleotit trên mạch mã gốc bắt cặp bổ sung nhầm với các nucleotit ngoài môi trường , khi dịch mã thì sẽ tạo ra chuỗi polipeptit có cấu trúc bị biến đổi nên có thể gây bệnh di truyền phân tử
Nếu trong quá trình dịch mã có sai sót tARN bắt cặp không chính xác với aa mà nó cần vận chuyển hoặc kết cặp nhầm giữa bộ ba mã hóa và bộ ba đối mã thì sẽ dẫn đến cấu trúc chuỗi polipeptit có cấu trúc bị biến đổi nên có thể gây bệnh di truyền phân tử
Câu 12:
Ở người, alen A quy định mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định mù màu, gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y. Trên một hòn đảo biệt lập có 2000 người sinh sống, trong đó có 900 người có kiểu gen XAY; 100 người có kiểu gen XaY, 360 người có kiểu gen XAXA, 480 người có kiểu gen XAXa và 160 người có kiểu gen XaXa. Tần số alen A và a trong quần thể người này lần lượt là:
Đáp án : C
Câu 13:
Một gen cấu trúc dài 4165 Ao trong đó có 455 nucleotit loại Guanin. Tổng số liên kết hidro của gen là:
Đáp án : A
Câu 14:
Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong mỗi chuỗi thức ăn của sinh vật tiêu thụ bậc 1,2,3,4 lần lượt là: 2,2 x 106 cal; 1,1 x 104 cal; 1,1 x 103 cal; 5 x 102 cal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:
Đáp án : C
Câu 15:
Cho phép lai giữa đực AaBbDdEe x cái AabbddEe. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp alen Aa ở 10% số tế bào không phân li ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang alen Ee ở 12%số tế bào không phân li ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác diễn ra bình thường. Tính theo lý thuyết, ở đời con loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ:
Đáp án : D
Ở cơ thể đực, 10% tế bào giảm phân không bình thường ở giảm phân 1 tạo ra 10% giao tử không bình thường - 90% giao tử bình thường
ở cá thể cái 12% tế bào giảm phân 1 không bình thường tạo giao tử bất thường - 88% giao tử bình thường
Vậy tỷ lệ hợp tử đột biến ở đời con là: 100% - (90% x 88%) = 20,8%
Câu 16:
Trong các đặc điểm dưới đây, dựa vào đặc điểm nào có thể tính trạng do gen nằm trên NST X quy định?
(1) Tính trạng lặn dễ biểu hiện ở giới dị giao.
(2) Có hiện tượng di truyền chéo.
(3) Tính trạng không bao giờ biểu hiện ở giới đồng giao.
(4) Lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau.
(5) Mẹ (XX) dị hợp sẽ sinh ra hai dạng con đực với tỉ lệ ngang nhau.
(6) Bố (XY) bị bệnh sẽ sinh ra tất cả các con đực đều không bị bệnh.
Đáp án : A
Gen trên X vùng không tương đồng , gen lặn ở giới dị giao tử biểu hiện luôn nhưng ở giới cái phải cần hai alen lặn mới biểu hiện nên ở giới dị giao tử tính trạng phổ biến và dễ biểu hiện hơn
Có hiện tượng di truyền chéo, con trai bị bệnh là tính trạng lặn là do alen lặn của có nguồn gốc từ mẹ
Do có liên kết giới tính nên lai thuận khác kết quả lai nghịch
Bố XY bị bệnh và mẹ mang gen bị bệnh thì con đực sinh ra vẫn có thể bị bệnh
Các phương án đúng: 1,2,4,5
Câu 17:
Cho lai hai dòng chuột thuần chủng có lông trắng, dài với chuột có lông xám, ngắn với nhau thu được F1 toàn chuột lông trắng, dài. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2 với tỉ lệ : 38 chuột lông trắng, ngắn : 40 chuột lông đen, dài : 117 chuột lông trắng, dài : 13 chuột lông xám, ngắn. Cho biết kích thước lông do một gen quy định. Tính theo lý thuyết, nếu cho F1 giao phối với chuột đồng hợp tử lặn thì thế hệ sau có tỉ lệ phân li kiểu hình là
Đáp án : C
Câu 18:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen alen tương tác theo kiểu trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Cho phép lai P: Dd x Dd. Nhận thấy, trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 50,73%. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) F1 có 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình,
(2) Số cá thể F1 có kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng trên chiếm 27,95%;
(3) Tần số hoán vị gen là 16%;
(4) Số cá thể F1 dị hợp về cả 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 18,28%;
(5) Số cá thể F1 đồng hợp về cả 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 19,82%.
Đáp án : A
Câu 19:
Loại đột biến làm tăng số loại alen trong cơ thể là:
Đáp án : B
Trong các đáp án, chỉ có đột biến gen có thể làm tăng số loại alen, còn các loại đột biến còn lại chỉ làm tăng số lượng alen mà không làm tăng số loại alen
Câu 20:
Ở người, xét một gen trên NST thường có 2 alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay phải là:
Đáp án : B
Câu 21:
Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(2) Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật.
(3) Các yếu tố ngẫu nhiên dẫn tới làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
(4) Tiến hóa nhỏ sẽ không xảy ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Đáp án : D
Các yếu tố ngẫu nhiên chỉ làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể, do đó (3) sai
Tiến hóa chỉ xảy ra khi có sự thay đổi vốn gen ( tần số alen và thành phần kiểu gen) của quần thể qua các thế hệ. Nếu không có sự thay đổi vốn gen thì quần thể không tiến hóa
Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo loài mới ở thực vật do loài được tạo ra có khả năng sinh sản hữu tính nhưng đem lai với đời bố mẹ thì không thể cho ra con lai hữu thụ
Tiến hóa nhỏ làm biến đổi vốn gen quần thể tạo loài mới, tiến hóa lớn làm xuất hiện những bậc phân loại trên loài
Câu 22:
Phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án : C
Ngẫu phối thì là nhân tố không làm thay đổi tần số alen qua các thế hệ, nhưng quần thể ngẫu phối nếu có chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác thì tần số alen vẫn có thể thay đổi
Câu 23:
Trên quần đảo Madero, ở một loài côn trùng cánh cứng, gen A quy định cánh dài trội không hoàn toàn so với gen a quy định không cánh, kiểu gen Aa quy định cánh ngắn. Một quần thể của loài này lúc mới sinh có thành phần kiểu gen là 0,25AA : 0,6Aa : 0,15aa, khi vừa mới trưởng thành, các cá thể có cánh dài không chịu được gió mạnh bị cuốn ra biển. Tính theo lý thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể mới sinh ở thế hệ sau là:
Đáp án : B
Câu 24:
Ở vi khuẩn E.coli giả sử có 6 chủng đột biến sau:
Chủng 1: đột biến gen cấu trúc A làm cho phân tử protein do gen này tổng hợp bị mất chức năng.
Chủng 2: đột biến gen cấu trúc Z làm cho phân tử protein do gen này tổng hợp bị mất chức năng.
Chủng 3: đột biến gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng protein.
Chủng 4: đột biến gen điều hòa R làm cho phân tử protein do gen này tổng hợp bị mất chức năng.
Chủng 5: đột biến gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã.
Chủng 6: đột biến ở vùng khởi động P của operon làm cho vùng này bị mất chức năng.
Khi môi trường có đường Lactozo thì số chủng vi khuẩn có cụm gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã là:
Đáp án : A
Cả chủng 4 và chủng 5 đều dẫn đến việc protein ức chế không gắn vào vùng vận hành O, do đó gen phiên mã liên tục cả khi môi trường không có lactose
Chủng 6 đột biến promoter làm vùng này mất chức năng hay không gắn được với ARN pol => gen không phiên mã
Đột biến gen cấu trúc ở hai chủng 1 và 2 , cụm gen vẫn được phiên mã, chỉ là có gen tạo ra sản phẩm không hoạt động chức năng
Chủng 3 vẫn tạo ra protein bình thường
Vậy chỉ có chủng 6 có cụm gen cấu trúc không được phiên mã
Câu 25:
Tập hợp tất cả các alen của tất cả các gen tron quần thể tạo nên:
Đáp án : A
Tập hợp tất cả các alen của tất cả các gen trong quần thể tạo thành vốn gen của quần thể
Câu 26:
Trong quá trình giảm phân của tế bào sinh tinh (2n) ở một cá thể động vật có sự rối loạn phân li ở 1 cặp NST tương đồng. Kết luận nào sau đây là đúng?
Đáp án : B
Các giao tử tạo ra, có thể có tế bào bình thường về tế bào đột biến, nên vẫn có xác suất tạo ra giao tử bình thường .
Nếu ở giảm phân I, tế bào giảm phân bình thường => tạo ra hai tế bào con bình thường, giảm phân II chỉ có 1 trong 2 tế bào giảm phân bất thường
Ở tế bào giảm phân bình thường => giao tử bình thường
Ở tế bào bị đột biến => giao tử đột biến
Câu 27:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa được quy định bởi một gen gồm 4 alen với mối quan hệ trội lặn như sau: A – đỏ > a1 – hồng > a2 – trắng > a3 – vàng. Cho biết cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội có khả năng giảm phân bình thường. Tính theo lý thuyết, phép lai nào dưới đây cho ra đời con xuất hiện màu sắc hoa đa dạng nhất?
Đáp án : A
Phép lai A: ( 3 A- : 2 a1- : 1 a3a3) x ( 3 A-: 2 a1- : 1 a3a3) => con có cả A---,a1---,a2---,a3a3a3a3 hay có cả 4 loại kiểu hình => đa dạng nhất có thể
Phép lai B,C,D đều không có kiểu hình hoa vàng
Câu 28:
Trong kỹ thuật chuyển gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo ra như thế nào?
Đáp án : C
Tạo ra AND tái tổ hợp bằng cách nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào cho vào thể truyền (plasmit, nhiễm sắc thể nhân tạo)
A- Sai vì AND của tế bào cho cần gắn vào thể truyền để tạo ra AND tái tổ hợp không nối trực tiếp vào AND của tế bào nhận
Câu 29:
Ở một loài động vật, độ dài cánh do một cặp alen nằm trên một cặp NST thường quy định: alen A quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen a quy định cánh ngắn . Cho các con đực cánh dài giao phối ngẫu nhiên với con cái cánh ngắn (P), thu được F1 gồm 75% số con cánh dài, 25% số con cánh ngắn. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2. Tính theo lý thuyết, trong số ruồi cánh dài ở F2 số con có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Đáp án : A
Câu 30:
Một trong những đặc điểm khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ là:
Đáp án : D
Ở nhân sơ thường chỉ có một đơn vị tái bản trong khi đó ở sinh vật nhân thực có rất nhiều đơn vị tái bản
Câu 31:
Một bệnh di truyền đơn gen xuất hiện trong phả hệ dưới đây. Ô đen chỉ người mắc bệnh:
Trong số các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Xác suất để III – 2 dị hợp tử là .
(2) Có ít nhất 6 người trong phả hệ trên là dị hợp tử về bệnh.
(3) Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
(4) Nếu III – 3 và III- 4 kết hôn, tần số đứa con đầu tiên sẽ bị bệnh là
Đáp án : C
Câu 32:
Ở một loài động vật, con đực (XY) có kiểu hình thân đen, mắt trắng giao phối với con cái thân xám mắt đỏ. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2 có tỉ lệ : 50% cái thân xám mắt đỏ : 20% đực thân xám mắt đỏ : 20% đực thân đen mắt trắng : 5% đực thân xám mắt trắng : 5% đực thân đen mắt đỏ. Biết rằng mỗi tính trạng do một gen quy định. Trong số các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Có 6 kiểu gen quy định kiểu hình thân xám, mắt đỏ
(2) Đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
(3) Hai tính trạng này phân li độc lập với nhau.
(4) Hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái.
(5) Nếu cho các con cái thân xám mắt trắng dị hợp lai với các con đực thân đen mắt đỏ thì sẽ thu được 4 loại kiểu hình ở đời con.
Đáp án : D
Ở F2 có
Mắt đỏ : Mắt trắng = 3 : 1 =>A- Mắt đỏ >> a - Mắt trắng => Aa x Aa
Thân xám : Thân đen = 3 : 1 => B- Thân xám >> b thân đen=> Bb x Bb
F2 :
Cái : 50% cái thân xám mắt đỏ
Đực :20% thân xám, mắt đỏ : 20% thân đen mắt trắng : 5% thân xám mắt trắng : 5% thân đen mắt đỏ
Tỉ lệ kiểu hình phân li không đều ở hai giới nên các gen nằm trên vùng không tương đồng của X
Cái F2 100% xám đỏ => đực F1 phải xám đỏ và cho các con cái NST XAB, XABY
Tỷ lệ phân ly ở giới đực cho thấy tần số hoán vị gen ở cơ thể cái do tần số kiểu hình ở đực do tần số giao tử ở cái quyết định( Y không mang gen) .
Do đó có thể thấy tần số hoán vị gen là 10% : 50% = 20% (
Hoán vị chỉ xảy ra ở giới cái do ở giới đực XY vùng không tương đồng ( 4 đúng )
Có xảy ra hoán vị => Các gen nằm trên cùng 1 NST => không phân ly độc lập( 3 sai )
F1: XABY x XAB Xab
Cái xám trắng dị hợp XAbXab x XaBY
=> con: 1 xám dỏ: 1 xám trắng: 1 đen đỏ:1đen trắng => con có 4 kiểu hình ( 5 đúng )
Thân xám mắt đỏ có tất cả 6 kiểu gen: XABY, XAB XAB, XAB Xab, XAB XaB, XAb XaB, XAB XAb ( 1 đúng )
Vậy các kết luận đúng:1,2,4,5
Câu 33:
Cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
Đáp án : B
Cơ quan tương đồng: cùng kiểu cấu tạo, khác chức năng
Các đáp án A,C,D đều là cơ quan tương tự ( khác kiểu cấu tạo, cùng chức năng)
Câu 34:
Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi – sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án : B
Khống chế sinh học chủ yếu do mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi
Thường sinh vật ăn thịt có số lượng ít hơn con mồi do một sinh vật ăn thịt ăn thịt nhiều con mồi
Sinh vật ký sinh thường nhỏ hơn vật chủ và số lượng nhiều hơn vật chủ
Câu 35:
Ở một loài thực vật, đã ghi nhận một số cá thể bị bạch tạng, toàn thân có màu trắng. Ở một số loài như vạn niên thanh (chi Aglaonema) có hiện tượng lá xanh đốm trắng, nguyên nhân của 2 hiện tượng trên là:
Đáp án : D
Gen quy định tổng hợp sắc tố quy định màu xanh của lá do cả gen trong nhân và gen ngoài nhân quyết định
Gen trong nhân thì di truyền cho tất cả các tế bào nên nếu đột biến gen trong nhân, tất cả các tế bào đều không màu ( bạch tạng).
Nếu đột biến gen ngoài nhân không phân li đòng đều cho tất cả các tế bào nếu tế bào nhận gen trong lục lạp bị đột biến => màu trắng , tế bào không nhận gen đột biến thì màu xanh => xuất hiện thể khảm
Câu 36:
Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?
Đáp án : C
Cách ly địa lý chỉ có vai trò duy trì sự khác biệt vốn gen của quần thể mới với quần thể gốc chứ nó không phải là nguyên nhân tạo ra sự sai khác vốn gen đó
Cách ly địa lý có thể dẫn đến hình thành loài mới hoặc không
Có nhiều cách để hình thành loài mới . Cách ly địa lý chỉ là một trong rất nhiề con đường hình thành loài mới
Câu 37:
Tác động của vi khuẩn nitrat hóa là?
Đáp án : C
Vi khuẩn nitrat hóa biến đổi nitrit thành nitrat
Câu 38:
Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Kreta?
Đáp án : A
Kỉ Kreta: xuất hiện thực vật có hoa. Tiến hóa động vât có vú. Cuối kỷ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sat cổ
Sâu bọ côn trùng xuất hiện từ kỷ Đêvon Đại cổ sinh
Câu 39:
Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:
Đáp án : D
Phân bố đồng đều xảy ra khi có sự cạnh tranh gay gắt trong quần thể, nhằm hạn chế sự cạnh tranh này
Câu 40:
Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?
Đáp án : B
Quần thể: tập hợp các cá thể cùng loài + cùng sinh sống trong một sinh thái + có khả năng giao phối tạo thế hệ mới
Câu 41:
Ở một loài thực vật, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Lai cây thuần chủng lưỡng bội quả đỏ với cây lưỡng bội quả vàng được F1. Xử lí bằng F1 conxixin sau đó cho F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau được F2. Cho rằng thể tứ bội chỉ tạo ra giao tử lưỡng bội, khả năng sống và thụ tinh của các loại giao tử là như nhau, hợp tử phát triển bình thường và hiệu quả việc xử lí hóa chất gây đột biến lên F1 đạt 60%. Tỉ lệ kiểu hình quả đỏ ở F2 là:
Đáp án : D
Câu 42:
Kích thước của một quần thể không phải là:
Đáp án : D
Kích thước của một quần thể không phải là kích thước nơi quần thể sinh sống nhưng có thể là tổng số cá thể, hoặc tổng sinh khối, hoặc tổng năng lượng tích lũy
Câu 43:
Quần thể nào dưới đây cân bằng di truyền?
Đáp án : D
Quần thể D có cấu trúc di truyền: 0,552 AA + 2 x 0,55 x 0,45 Aa + 0,452 aa = 1
Vậy đó là quần thể cân bằng di truyền
Câu 44:
Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ là +20C đến 440C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ là +5,60C đến 420C. Dựa và các số liệ trên hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?
Đáp án : C
Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi do giới hạn chịu nhiệt của cá chép (42 độ C) cao hơn cá rô phi ( 36,5 độ C)
Câu 45:
Trong quá trình sinh địa hóa, nito từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường dưới dạng chất vô cơ (N2) thông qua hoạt động của nhóm sinh vật nào sau đây?
Đáp án : A
Nito từ sinh vật truyền trở lại môi trường qua quá trình phản nitrat hóa của vi khuẩn nitrat hóa
Vi khuẩn cố định nitơ hay cây họ Đậu ( khi có vi khuẩn cộng sinh) thực hiện chuyển đổi N2 không khí thành nitơ cây có thể sử dụng được
Động vật đa bào không có khả năng chuyển đổi nitơ về dạng N2
Câu 46:
dưới đây là ví dụ về quan hệ sống chung của các loài trong quần xã sinh vật:
(1) Mối và trùng roi sống trong ruột mối
(2) Người và giun đũa sống trong ruột người.
(3) Phong lan bám trên thân cây thân gỗ.
(4) Vi khuẩn lam và nấm trong địa y.
(5) Vi khuẩn Rhizobium trong nốt sần của cây lạc.
(6) Dây tơ hồng bám trên cây chè tàu.
(7) Cá ép sống bám với cá lớn
(8) Hải quỳ bám trên vỏ ốc của tôm kí cư
Những ví dụ nào thuộc kiểu quan hệ cộng sinh?
Đáp án : A
Quan hệ cộng sinh: các loài sống cùng nhau, cả hai loài cùng có lời, nếu tách ra không sống đơn lẻ được
Các ví dụ thuộc quan hệ cộng sinh: 1,4,5,8
2 ,6 – kí sinh
3,7 - hội sinh
Câu 47:
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
Đáp án : A
Năng lượng cung cấp cho sự sống trên trái đất ngoài quang năng còn có hóa năng
=> A sai
Câu 48:
Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho (P) thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản. Cho một số nhận định về điều khác biệt giữa quy luật phân li độc lập và quy luật liên kết gen hoàn toàn như sau:
(1) Tỉ lệ kiểu hình của F1. (2) tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen ở F2.
(3) tỉ lệ kiểu hình đối với một cặp tính trạng ở đời F2.
(4) số lượng các biến dị tổ hợp ở F2.
Trong các nhận định trên, nhận định đúng là:
Đáp án : C
Vậy các nhận định đúng là: 2,4
Câu 49:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra hoán vị gen, đột biến và chọn lọc. Trong số các cặp bố mẹ dưới đây, có bao nhiêu cặp cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 : 2 : 1?
P1 : x; P2: x;
P3: x ; P4: x ;
P5: x; P6: x;
P7: x; P8: x
Đáp án : A
Các cặp bố mẹ cho đời con có tỷ lệ phân ly kiểu hình là 1: 2: 1 là: 1,2, 3,4,6,7
Các phép lai còn lai đều hco tỷ lệ kiểu hình 3:1
Câu 50:
Cho các phương pháp tạo giống sau:
(1) nuôi cấy mô – tế bào.
(2) nuôi cấy hạt phấn.
(3) dung hợp tế bào trần.
(4) công nghệ gen.
(5) cấy truyền phôi.
(6) nhân bản vô tính.
Những phương pháp có thể tạo giống mới mang đặc điểm hai loài là:
Đáp án : B
Các phương pháp có thể giống mới mang đặc điểm của cả hai loài là: 3,4
Nuôi cấy mô – tế bào, cấy truyền phôi, nhân bản vô tính đều để tạo ra các cá thể có kiểu gen giống hệt nhau=> Chỉ mang đặc điểm của loài ban đầu
Nuôi cấy hạt phấn rồi đa bội hóa tạo cá thể có kiểu gen đồng hợp tử tất cả các cặp gen=> chỉ mang đặc điểm của loài ban đầu
Câu 51:
Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên
1.Gen
2. ARN pôlimeraza
3. AND pôlimeraza
4. hoocmôninsulin
Số phương án đúng :
Đáp án : A
Phương án đúng là : 1
Đáp án A
ARN polimeraza, ADN polimeraza, hormone insulin đều có bản chất là protein, được cấu tạo từ các acid amin