Tuyển tập đề thi thử môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 2)
-
3280 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dựa vào hình bên , cho biết phát biểu đúng nào là đúng
Đáp án : C
Đoạn okazaki DNA helicase : Enzyme tháo xoắn DNA gyrase : Enzyme ngăn chặn không cho DNA xoắn kép trở lại tại chạc ba tái bản Mạch mới liên tục RNA primase : Enzyme tổng hợp sợi RNA mồi ngắn DNA polymerase DNA ligase : Enzyme nối
Câu 2:
Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU – Ala; XGA – Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là
Đáp án : B
Mạch gốc : 3’ GGG XXX AGX XGA 5’
RNA : 5’ XXX GGG UXG GXU 3’
Chuỗi acid amin : Pro - Gly – Ser – Ala
Câu 3:
Số nhận định đúng về ARN polimeaza
1. Có đơn phân là : A, U,G, X
2. Có vai trò tháo xoắn 2 mạch của gen
3. Tổng hợp ARN sơ khai
4. Luôn bám và trượt trên 2 mạch khuôn từ 3’- 5’
Đáp án : B
Các nhận định đúng là 2, 3
1 sai. RNA polimerase là một Enzyme, có bản chất là protein, được cấu thành từ các acid amin là chủ yếu
4 sai, RNA polimerase bám và trượt trên 2 mạch của DNA , nhưng chiều là chiều của 1 mạch dùng làm khuôn
Câu 4:
1 gen có 2880 kiên kết hidro, phiên mã ra mARN có tỉ lệ A:U:G:X= 4:2:1:3, mã kết thúc trên mARN này là UAA thì số nu loại U trong các đối mã khi mARN trên dịch mã 2 lần
Đáp án : B
Câu 5:
Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên
1.Gen
2. ARN pôlimeraza
3. AND pôlimeraza
4. hoocmôninsulin
Số phương án đúng :
Đáp án : A
Phương án đúng là : 1
Đáp án A
ARN polimeraza, ADN polimeraza, hormone insulin đều có bản chất là protein, được cấu tạo từ các acid amin
Câu 6:
Quan sát thêm cấu tạo của opêron Lac theo Jacôp và Mônô
Câu trả lời đúng:
Đáp án : D
Phát biểu đúng là D
Đáp án DA,B sai, kí hiệu màu xanh dương đen ám chỉ là đó là 1 đoạn NST không xét đến
C sai, không nói rõ vùng P nào. Vùng P của gen điều hòa sẽ khởi động phiên mã cho gen điều hòa. Vùng P của các gen cấu trúc
Câu 7:
Ở ruồi giấm, xét 2 tế bào sinh tinh có kiểu gen có xảy ra sự không phân ly xảy ra trong giảm phân 1 ở cặp NST chứa Aa. Theo lí thuyết, các loại giao tử tối đa có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân trên là
Đáp án : C
Do xảy ra hiện tượng không phân li ở cặp NST số 1 ( chứa Aa )
Mặt khác, ở ruồi giấm, giới đực không xảy ra hiện tượng hoán vị gen
Vậy các loại giao tử tối đa tạo ra được là :
Tế bào 1 cho giao tử : AaBd , bD
Tế bào 2 cho giao tử : AabD , Bd
Câu 8:
Một chuỗi polipeptit của sinh vật nhân sơ có 299 axit amin, có số liên kết hidrô giữa A với T bằng số liên kết hidrô giữa G với X. Trong một lần nhân đôi của gen này đã có 5-BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột biến. Số nuclêôtit loại T của gen đột biến được tạo ra là:
Đáp án : D
Chuỗi polipeptid của sinh vật nhân sơ có 299 acid amin
=> Trên mRNA có 299x 3 + 3 = 900 nucleotid
=> Trên gen có tổng cộng 1800 nu
Mà có số liên kết hidro A – T = số liên kết hidro G – X
Do đó có 2A = 3G
Mà 2A + 2G = 1800
Vậy giải ra, có A = T = 540 và G = C = 360
Gen đột biến, thay A-T bằng G-C
Do đó số nu loại T của gen đột biến là 539
Câu 9:
1 tế bào chứa cặp gen A,a. Gen A dài 501nm, A= 30%,bị đột biến điểm thành gen a có tổng liên kết hidro là 3597.Tổng nu G môi trường cung cấp cho tế bào nguyên phân 3 lần
Đáp án : C
Gen A dài 510nm ó có tổng số nu là x 2 = 3000
Mà có số nu loại A chiếm 30%=> A = T = 900
G = C = 600
Tổng số liên kết H là 2A + 3G = 3600
Alen a bị đột biến, số liên kết H là 3597 <=> bị giảm đi 3 liên kết H
Mà đột biến là đột biến điểm <=> đột biến là mất đi 1 cặp G – C
Vậy alen a có thành phần là :
A = T = 900
G = C = 599
Tổng số nu G cung cấp cho tế bào nguyên phân 3 lần là :
(600 + 599) x (23 – 1) = 8393
Câu 10:
Ở 1 loài thực vật 2n = 24 .Xét 3 tế bào ở thể ba nhiễm của loài đang nguyên phân thì đến kì giữa của lần nguyên phân thứ 3 có thể đếm thấy tổng bao nhiêu nhiễm sắc thể :
Đáp án : C
3 tế bào. Kết thúc 2 lần nguyên phân tạo ra số tế bào con là 3 x 22 = 12
Bước vào lần nguyên phân thứ 3, các NST nhân đôi nhưng không phân li, tạo thành NST kép có 2 cromatid
Thể ba nhiễm 2n +1 = 25
Do đó, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 3 có 12 x 25 = 300 NST
Câu 11:
Sự tiếp hợp và trao đổi đoạn giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể làm phát sinh bao nhiêu dạng đột biến
1. Lặp đoạn
2. đảo đoạn
3. Chuyển đoạn trên một NST
4. mất đoạn
5. Hoán vi gen
Số phát biểu đúng:
Đáp án : B
Các phát biểu đúng là : sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể làm phát sinh đột biến : lặp đoạn và mất đoạn
Câu 12:
Cho cây lưỡng bội Bb và bb lai với nhau, đời con thu được 1 cây tứ bội có kiểu gen Bbbb. Sự hình thành cây tứ bội trên là do
Đáp án : B
Không phân li trong giảm phân 2 của cả bố và mẹ.
P: Bb x bb
Đời con : Bbbb
Sự hình thành cây trên do :
Không phân li trong giảm phân 1 của Bb và không phân li trong giảm phân 1 hoạc 2 của bb
Câu 13:
Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe không phân li 1 NST của 1 cặp nhiễm sắc thể Dd trong phân bào tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:
Đáp án : A
2 tế bào con tạo ra là : AaBb DDd Ee và AaBb d Ee
( không phân li NST D trong cặp Dd )
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án : A
Phát biểu không đúng là A
Đột biến lệch bội là do 1 số cặp NST không phân li trong phân bào
Câu 15:
Ở một loài thực vật , khi cho bố mẹ thuần chủng tương phản về một cặp tính trạng lai với nhau được F 1 đồng tính , F 1 giao phối với nhau được F 2 gồm 89 hoa đỏ , 29 hoa trắng . Sau đó người ta cho các cây hoa đỏ F 2 tự thụ. Ở thế hệ tiếp theo, tỉ lệ cây hoa trắng có thể xuất hiện là
Đáp án : B
Câu 16:
Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; các gen phân li độc lập. Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thân cao hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là:
Đáp án : D
F1 : 3 cao, đỏ : 3 thấp, đỏ : 1 cao, trắng : 1 thấp, trắng
Có cao : thấp = 1 : 1 <=> P : Aa x aa
Có đỏ : trắng = 3 : 1 <=> P : Bb x Bb
Vậy P : AaBb x aaBb
F1 có kiểu gen : (1:2:1) x (1:1) = 2:2:1:1:1:1
Câu 17:
Cho (p) AaBb tự thụ được F1 :56,25% cao : 43,75% thấp.Có bao nhiêu dự đoán đúng :
1) F1 có 5 kiểu gen
2) cho cây (p) lai với AABb thu được : 3 cao : 1 thấp
3) Cho (p) lai với aaBb cho cao nhiều gấp 2 lần thấp
4) Lai tích cây (p) thu được tỷ lệ kiểu gen trùng tỉ lệ kiểu hình
Đáp án : A
P tự thụ
F1 : 9 cao : 7 thấp
F1 có 16 tổ hợp lai
=> P cho 4 tổ hợp giao tử
=> Tính trạng do 2 gen không alen tương tác bổ sung theo kiểu 9 : 7
A-B- = cao
A-bb = aaB- = aabb = thấp
F1 có 3 x 3 = 9 kiểu gen
2, AaBb x AABb
Đời con : 3A-B- : 1A-bb <=> 3 cao : 1 thấp
3, AaBb x aaBb
Đời con : 3A-B- : 3aaB- : 1A-bb : 1aabb
<=> 3 cao : 5 thấp
4, AaBb x aabb
Đời con : 1A-B- : 1A-bb : 1aaB- : 1aabb
<=> 1 cao : 3 thấp
Vậy các phương án đúng là 2
Câu 18:
Tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen(Aa,Bb.Dd) phân ly độc lập tương tác cộng gộp, mỗi alen trội cao thêm 5cm.Lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được F1 có chiều cao 130 cm . Lai F1 với cây thấp nhất thu được F2. Có mấy nhận xét sau phù hợp.
1) F2 không có cây nào 130 cm
2) F2 cây cao 125 cm chiếm hơn 35%
3) Cây cao nhất có chiều cao 145 cm
4) ở F có 8 kiểu hình
5) ở F2 có 50% cây cao dưới 125 cm
Đáp án : C
Câu 19:
Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen A, a và B, b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Trong một phép lai giữa hai cây có kiểu hình khác nhau, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 : 2 : 1. Cho biết không xảy ra đột biến và không xảy ra hoán vị gen. Phép lai nào sau đây phù hợp với kết quả trên?
Đáp án : B
Phép lai giữa 2 cây có kiểu hình khác nhau, cho đời con kiểu hình phân li tỉ lệ 1 : 2 : 1 là x .
Phép lai trên cho đời con phân li kiểu hình : 1A-bb : 2A-B- : 1aabb
Đáp án B
A và C sai do 2 cây có cùng kiểu hình
D sai do đời con phân li KH là 1 : 1 : 1 : 1
Câu 20:
Ở một loài động vật gen A lông đen gen a lông nâu gen B mắt đỏ gen b mắt trắng.Các alen NST thường.Cho con lông đen mắt trắng giao phối con lông nâu mắt đỏ(P) thu được F1 có kiểu hình đồng nhất.Cho các con F1 giao phối với với nhau được F2: Có 4 kiểu hình trong đó kiểu hình lông đen mắt trắng chiếm tỷ lệ 21%.Cho hoán vị gen sảy ra ở 2 giới như nhau .Theo lý thuyết có mấy nhận định đúng.
1) P thuần chủng
2) F1 dị hợp 2 cặp gen
3) Ở F2 số con số kiểu hình lông nâu,mắt đỏ chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
4) Ở F2, số kiểu hình lông nâu,mắt trắng chiếm tỷ lệ 9%
5) Ở F2, các con có kiểu hình lông đen,mắt đỏ có 4 kiểu gen
Đáp án : B
Câu 21:
Ở 1 loài côn trùng, con đực: XY, con cái: XX. Khi cho P thuần chủng con đực cánh đen lai với con cái cánh đốm thu được F1 toàn cánh đen. Cho F1 giao phối với nhau, F2 có tỉ lệ 3 cánh đen : 1 cánh đốm trong đó cánh đốm toàn là con cái. Biết rằng tính trạng do 1 gen qui định, gen A qui định cánh đen trội hoàn toàn so với gen a qui định cánh đốm. Giải thích nào sau đây đúng?
(1) Gen qui định màu sắc cánh nằm trên NST giới tính.
(2) Kiểu gen của con cái P là XaXa.
(3) Kiểu gen của con đực F1 là XaY.
(4) Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là 1 : 1 : 1 : 1
Đáp án : B
Ta có : A đen >> a đốm
Tỉ lệ phân li kiểu hình không đều ở hai giới => gen nằm trên NST giới tính
Ta có kiểu gen ruồi cái đốm F2 là XaXa.
=> Xa Xa = X a × X a
=> Ruồi giấm cái nhận X a từ cả bố lẫn mẹ
=> Bố mẹ có kiểu gen XA Xa × Xa YA
=> Gen nằm trên vùng tương đồng của X và Y
=> 1, 2 , đúng; 3 sai
Xét XA Xa × Xa YA => XA Xa : Xa Xa : XA Y : Xa Ya
=> 4 đúng
Câu 22:
Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó
Đáp án : D
Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ ó gen qui định tính trạng đó nằm ở ngoài nhân. Vì tinh trùng của bố cho hợp tử chủ yếu chỉ là nhân, chứa bộ NST n
Câu 23:
Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi-Vanbec?
Đáp án : B
Điều không đúng là B
Điều kiện nghiệm đúng của định luật là quần thể chịu tác động của các nhân tố tiến hóa
Trong các nhân tố trên thì di nhập gen chính là nhân tố tiến hóa là biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
Khi có hiện tượng di nhập gen, thành phần kiểu gen của quần thể bị thay đổi, dẫn đến quần thể sẽ không ở trạng thái cân bằng di truyền
Câu 24:
Trên quần đảo Mađơrơ, ở một loài côn trùng cánh cứng, gen A quy định cánh dài trội không hoàn toàn so với gen a quy định không cánh, kiểu gen Aa quy định cánh ngắn. Một quần thể của loài này lúc mới sinh có thành phần kiểu gen là 0,25AA: 0,6Aa: 0,15aa, khi vừa mới trưởng thành các cá thể có cánh dài không chịu nổi gió mạnh bị cuốn ra biển. Tính theo lí thuyết thành phần kiểu gen của quần thể mới sinh ở thế hệ kế tiếp là:
Đáp án : B
A dài trội không hoàn toàn a không cánh
Aa : cánh ngắn
P: 0,25AA : 0,6Aa : 0,15aa
AA bị loại bỏ
P trở thành : 0,8Aa : 0,2aa
Quần thể mới sinh thế hệ tiếp theo là :
F1 : 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa
Câu 25:
Một gen có 2 alen nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng với Y, alen lặn quy định tính trạng bệnh, alen trội quy định tính trạng bình thường. Tỉ lệ người bị bệnh trong quần thể người là 0,0208. Hai người bình thường không có quan hệ họ hàng kết hôn với nhau, cho rằng quần thể có sự cân bằng di truyền về tính trạng trên. Xác suất sinh con bị bệnh của cặp vợ chồng là
Đáp án : A
Câu 26:
Cho các quần thể giao phối có thành phần kiểu gen:
(1) 1AA.
(2) 1Aa.
(3) 1aa.
(4) 1AA:2Aa:1aa.
(5) 0,64AA:0,32Aa:0,04aa
(6) 0,25Aa:0,5AA:0,25aa.
( 7) 0,48AA : 0,36Aa : 0,16aa.
Có mấy quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền?
Đáp án : A
Các quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền là : (1) (3) (4) (5)
Câu 27:
Ở bướm tằm , Cho phép lai P XA Y giao phối với XA Xa . Các gen trội lặn hoàn toàn , tác động riêng rẽ, không có đột biến xảy ra .khoảng cách gen trên cặp liên kết là 20cM.Trong F1, cái trội 3 loại tính trạng chiếm tỉ lệ
Đáp án : D
Câu 28:
Chọn loại cây trồng thích hợp trong số các loài dưới đây để có thể áp dụng cônsixin nhằm tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao?
Đáp án : D
Consixin có tác dụng ngăn chặn hình thành thoi vô sắc, kết quả là sẽ tạo ra các loại cây trồng tự đa bội. cây trồng tự đa bội có các bộ phận sinh dưỡng lớn hơn cây bình thường
Cây có thể áp dụng consixin để tạo giống mới đạt hiệu quả kinh tế cao là các cây sản phẩm con người sử dụng là bộ phận sinh dưỡng của chúng : cây củ cải đường
Câu 29:
Trong các phương pháp sau có mấy phương pháp tạo giống mang gen của hai loài khác nhau.
1) Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa
2) lai tế bào sinh dưỡng ở thực vật
3) Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
4) tạo giống nhờ công nghệ gen
Đáp án : B
Các phương pháp tạo giống mang gen của 2 loài khác nhau là : 2, 4
Câu 30:
Cho phép lai: . Có 40 % tế bào trao đổi chéo ở Aa, và khoảng cách DE 20 cM. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và mọi diễn biến ở 2 giới như nhau mỗi gen trội lặn hoàn toàn tác động riêng rẽ . Theo lí thuyết, trong
Đáp án : B
Câu 31:
Sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen của gen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh trên độc lập với di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra. Biết quần thể cân bằng di truyền. Xác suất gặp người bình thường trong quần thể là 16%
Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II trong gia đình sinh người con có nhóm máu O và không bị bệnh trên là
Đáp án : B
Câu 32:
Để nhân nhanh động vật quý hiếm hoặc các giống vật sinh sản chậm và ít , người ta làm như thế nào
Đáp án : C
Để nhân giống các động vật quý hiếm nhưng sinh sản chậm và ít, người ta đã dùng phương pháp cấy truyền phôi :
Tách phôi thành hai hay nhiều phần, mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành một phôi riêng biệt
Câu 33:
Trong kĩ thuật di truyền, điều không đúng về phương pháp đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận là:
Đáp án : C
Điều không đúng là C
Tế bào nhận thực bào sẽ dẫn đến khả năng ADN đưa vào sẽ bị “tiêu hóa” tại trong không bào mà tế bào nhận nuốt vào nên không tạo ra đước ADN tái tổ hợp
Câu 34:
Nối thông tin tương ứng ở 2 cột
1. Hội chứng Đao |
a. Bệnh di truyền liên kết với giới tính X |
2. Bệnh hổng cầu liềm |
b. Chỉ xuất hiện ở nam không xuất hiện ở nữ |
3. Bệnh mù màu |
c. Chỉ xuất hiện ở người nữ không xuất hiện ở người nam |
4. Bệnh bạch tạng |
d. Bệnh nhân thường có má phệ, cổ ngắn, lưỡi dài |
5. Hội chứng Claiphento |
e. Bệnh nhân khi bị bệnh xuất hiện hàng loạt các rối loạn bệnh lí trong cơ thể |
6. Hội chứng siêu nữ |
f. Bệnh do đột biến gen gây ra, nhóm người này thường xuất hiện với tần số thấp |
Đáp án : C
Sắp xếp đúng là : 1- d, 2- e, 3- a, 4-f, 5- b, 6-c
Câu 35:
Để xác định vai trò của yếu tố di truyền và ngoại cảnh đối với sự biểu hiện tính trạng người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu
Đáp án : D
Để xác định vai trò của yếu tố di truyền và ngoại cảnh đối với sự biểu hiện tính trạng người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu : trẻ đồng sinh
Vì trẻ đồng sinh có bộ gen gần như là giống nhau nên người ta sẽ dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu tác động của môi trường tói sự biểu hiện tính trạng
Câu 36:
Trường hợp nào sau đây là cơ quan tương tự?
Đáp án : D
Trường hợp là cơ quan tương tự là các cơ quan có cùng chức năng nhưng khác nguồn gốc
Xét các trường hợp thì cánh chim và cánh côn trùng chính là các cơ quan tương đồng
Câu 37:
Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá là
Đáp án : A
Theo Đac uyn, cơ chế tiến hóa là : sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
Câu 38:
Ở loài đậu thơm, màu sắc hoa do 2 cặp gen không alen chi phối. Kiểu gen có mặt 2 alen A và B cho hoa màu đỏ, kiểu có một trong hai alen A hoặc B hoặc thiếu cả 2 alen thì cho hoa màu trắng. Tính trạng dạng hoa do một cặp gen qui định, D: dạng hoa kép; d: dạng hoa đơn. Khi cho tự thụ phấn giữa F1 dị hợp 3 cặp gen với nhau, thu được F2: 49,5% cây hoa đỏ, dạng kép; 6,75% cây hoa đỏ, dạng đơn; 25,5% hoa trắng, dạng kép; 18,25% cây hoa trắng, dạng đơn. Kết luận nào sau đây là đúng về đặc điểm di truyền của cây F1
Đáp án : D
Câu 39:
Cho bảng sau
1. Giao phối ngẫu nhiên |
a. làm thay đổi thành phần kiểu gen, không thay đổi tần sốa len. |
2. Giao phối không ngẫu nhiên |
b. làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm đa dạng di truyền |
3. Các yếu tố ngẫu nhiên |
c. làm cho đột biến được phát tán trong quần thể, tạo sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình |
4. Chọn lọc tự nhiên |
d. cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa |
5. Đột biến |
e. làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định, định hướng quá trình tiến hóa |
6. Di nhập gen |
f. làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định phụ thuộc vào kích thước quần thể |
Đáp án nối nào sau đây chính xác
Đáp án : D
Đáp án nói chính xác là 1- c, 2- a, 3- b, 4- e, 5- d, 6- f
Câu 40:
Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn, có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điều này có ý nghĩa gì?
Đáp án : D
Đáp án nói chính xác là 1- c, 2- a, 3- b, 4- e, 5- d, 6- f
Câu 41:
Khi nói về đại Tân sinh, điều nào sau đây không đúng?
Đáp án : D
Điều không đúng là D
Kỉ đệ tam, loài khủng long bị tiêu diệt – chấm dứt sự phồn thịnh của loài bò sát
Câu 42:
Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, có mấy phát biểu đúng về CLTN
1) CLTN quy định chiều hướng tiến hóa.
2) CLTN không loại bỏ hoàn toàn các gen lặn
3) CLTN tạo ra các kiểu gen thích nghi trong quần thể
4) Alen trội có hại bị CLTN loại bỏ nhanh ra khỏi quần thể
5) CLTN tác động trực tiếp lên từng alen
Số phát biểu đúng:
Đáp án : C
Các phát biểu đúng là : 1, 2, 4
Đáp án C
3 sai, CLTN giữ lại kiểu gen thích nghi trong quần thể - các kiểu gen này được tạo ra bởi đột biến + giao phối
5 sai, CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình gián tiếp lên kiểu gen
Câu 43:
Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
Đáp án : C
Các quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có đặc điểm : cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít
Câu 44:
Vai trò của nghiên cứu giới hạn sinh thái
1. Tạo điều kiện tối thuận lợi cho cây trồng , vật nuôi về mỗi nhân tố sinh thái
2. Mỗi loài có giới hạn sinh thái đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái . Vì vậy trong công tác nuôi trồng người ta không phải bận tâm đến khu phân bố
3.Khi biết được giới hạn sinh thái của từng loài vơi mỗi nhân tố sinh thái , giúp ta phân bố và di nhập cây trồng vật nuôi hợp lí
4. Nên giữ môi trường trong giới hạn sinh thái để sinh vật khỏi bị chết
Đáp án : C
Vai trò của nghiên cứu giới hạn sinh thái là : 1, 3
Câu 45:
Kiểu phân bố nào là phổ biến nhất trong tự nhiên?
Đáp án : A
Kiểu phân bố phổ biến nhất trong tự nhiên là : phân bố theo nhóm
Phân bố theo nhóm sẽ giúp cho việc hợp tác kiếm ăn, chống chọi với những bất lợi trong môi trường dễ hơn
Câu 46:
Số nhận định không đúng
Cạnh tranh là động lực tiến hóa cạnh tranh làm giảm đa dạng sinh học, do làm chết nhiều loài Mối quan hệ cạnh tranh chỉ xảy ra đối với những loài khác nhau, không có sự cạnh tranh cùng loài Cạnh tranh là hiện tượng hiếm gặp, do sinh vật luôn có tính quần tụ
Đáp án : C
Các nhận định không đúng là : 2, 3, 4
Đáp án C
2 chưa đúng, cạnh tranh làm tăng tính thích nghi của sinh vật, chưa hẳn đã gây chết nhiều loài
3 sai, cạnh tranh cùng loài là mối cạnh tranh khốc liệt nhất vì các sinh vật có ổ sinh thái trùng hoàn toàn với nhau
4 sai,cạnh tranh là 1 hiện tượng bình thường, gặp nhiều trong tự nhiên
Câu 47:
Có bao nhiêu hiện tượng gọi là sự quần tụ
Trâu, bò, ngựa đi ăn theo đàn Sự tách bầy đàn ong vào mùa đông Chim di cư theo đàn Cây tỉa cành do thiếu ánh sáng Gà ăn trứng mình sau đẻ
6. Đàn linh cẩu cùng vồ 1 con trâu rừng
Đáp án : A
Các hiện tượng được gọi là quần tụ là : 2, 3, 6
Quần tụ là hiện tượng 1 nhóm các cá thể cùng loài tập hợp với nhau để cùng hợp tác làm 1 công việc nào đó
Câu 48:
Loài nào biến động số lượng theo ngày đêm
Đáp án : B
Loài biến động theo số lượng ngày đêm là : tảo đơn bào vùng nước ngọt
Câu 49:
Sự biến động số lượng cá thể luôn dẫn tới sự thay đổi
Đáp án : B
Sự biến động số lượng cá thể luôn dẫn tới sự thay đổi : kích thước quần thể
Câu 50:
Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có điểm chung là
Đáp án : B
2 quan hệ trên có đặc điểm chung là : đều có lợi cho sự tồn tại và phát triển của quần thể
Cạnh tranh giúp loại bỏ các cá thể có sức sống kém và không có khả cạnh tranh , chỉ giữ lại các cơ thể khỏe mạnh => có lợi cho sự phát triển của quần thể .
Hỗ trợ nhau thì các cá thể có sức sống kém