Thứ bảy, 30/11/2024
IMG-LOGO

Bộ 16 đề thi Học kì 1 Vật lí 12 có đáp án_ đề 3

  • 988 lượt thi

  • 18 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong dao động điều hòa, chất điểm đổi chiều chuyển động khi lực kéo về

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Chất điểm đổi chiều chuyển động ở vị trí biên.

Giải chi tiết:

Chất điểm đổi chiều chuyển động ở vị trí biên, khi đó li độ có độ lớn cực đại nên lực kéo về F = -kx có độ lớn cực đại.


Câu 2:

Chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc vào
Xem đáp án

Đáp án B

Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc đơn là T=2πlg  phụ thuộc vào g, mà ở vị trí địa lý khác nhau thì g khác nhau nên chu kỳ sẽ phụ thuộc vào vị trí địa lí.


Câu 3:

Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực tuần hoàn, hệ số lực cản tác dụng lên hệ dao động và tần số của ngoại lực tuần hoàn

Giải chi tiết:

Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực tuần hoàn, hệ số lực cản tác dụng lên hệ dao động và tần số của ngoại lực tuần hoàn mà không phụ thuộc vào pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn


Câu 4:

Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về môi trường truyền sóng cơ

Giải chi tiết:

Sóng cơ không truyền được trong chân không.


Câu 5:

Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp S1 và S2 ngược pha, cùng biên độ, những điểm nằm trên đường trung trực của S1S2 sẽ dao động với biên độ

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về giao thoa sóng cơ

Giải chi tiết:

Nếu hai nguồn ngược pha thì điểm nằm trên đường trung trực giữa hai nguồn sẽ đứng yên.


Câu 6:

Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,008 s, cường độ âm đủ lớn. Âm do lá thép phát ra là
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Âm nghe được có tần số nằm trong khoảng 16Hz đến 20000Hz

Giải chi tiết:

T = 0,08s

Tần số âm: f = 1/T = 125Hz là âm nghe được


Câu 7:

Chúng ta phân biệt được hai sóng âm cùng tần số phát ra từ hai nguồn âm khác nhau là nhờ chúng có

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Lý thuyết về các đặc tính sinh lý của âm

Giải chi tiết:

Chúng ta phân biệt được hai sóng âm cùng tần số phát ra từ hai nguồn âm khác nhau là nhờ chúng có âm sắc khác nhau.


Câu 8:

Dòng điện xoay chiều là dòng điện

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Định nghĩa dòng điện xoay chiều.

Giải chi tiết:

Dòng điện xoay chiều có i biến thiên điều hòa theo thời gian


Câu 10:

Trong đoạn mạch RLC mắc nối tiếp đang xẩy ra hiện tượng cộng hưởng. Tăng dần tần số dòng điện và giữ nguyên các thông số của mạch, kết luận nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Khi xảy ra cộng hưởng thì Imax

Giải chi tiết:

Khi xảy ra cộng hưởng thì Imax tức là UCmax nên khi thay đổi tần số I giảm dẫn đến UC giảm.


Câu 14:

Một con lắc đơn có chiều dài 64 cm treo tại nơi có g = π2 = 10 m/s2. Tần số của con lắc khi dao động là

Xem đáp án
Đáp án A

Tần số dao động: f=12πgl=12ππ20,64=0,625Hz


Câu 17:

Một sợi dây mảnh AB không dãn, được căng ngang có chiều dài ℓ = 1,2 m, đầu B cố định, đầu A dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 1,5cos(200πt) cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là 40 m/s.

a. Tìm số bụng sóng và số nút sóng trên dây?

b. Tìm khoảng thời gian ngắn nhất giữa 2 lần liên tiếp li độ của bụng sóng bằng cm?

Xem đáp án

 A = 1,5cm, ω = 200π rad/s nên f = 100Hz, T = 0,01s

v = 40m/s nên bước sóng λ = v/f = 40cm

Ta có: l = kλ/2 nên k = 6. Vậy trên dây có 6 bó sóng nên số bụng sóng là 6 và số nút sóng là 7 (tính cả hai đầu dây)

b) Phương trình dao động của một điểm ở bụng sóng: u=3cos200πtπ2cm

Thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp li độ của bụng sóng bằng  cm ứng với góc quét 900 từ -π/4 đến π/4.

Vậy t = T/4 = 2,5.10-3s


Câu 18:

Cho mạch điện như R,L,C nối tiếp như hình vẽ.

Biết: C=110000πF  ; L=25πH ; R = 80 Ω; Điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch AB có biểu thức u=2002cosωt (V).

 a. Cho ω = 100π rad/s. Viết biểu thức cường độ dòng điện tức thời qua mạch điện.

 b. Thay đổi w để điện áp hiệu dụng UMN cực đại. Tính giá trị UMN cực đại.

 a. Cho ω = 100π rad/s. Viết biểu thức cường độ dòng điện tức thời qua mạch điện.  b. Thay đổi w để điện áp hiệu dụng UMN cực đại. Tính giá trị UMN cực đại. (ảnh 1)

Xem đáp án

a)      ZC = 100Ω, ZL = 40Ω, R = 80Ω nên Z = 100Ω

a) I = U/Z = 200/100 = 2A

Độ lệch pha giữa u và i là: tanφ = (ZL – ZC)/R = -3/4 nên φ = -36,870

Biểu thức cường độ dòng điện tức thời qua mạch: i=I2cos(ωtφ)=22cos(100πt+36,872π)A

b)      UMN=UL=IZL=UZZL=UωLR2+(ZLZC)2=ULR2ω2+L22LCω2+1ω4C2

Đặt f = R2ω2+L22LCω2+1ω4C2 . Để UMN cực đại thì f cực tiểu nên đạo hàm của f theo ω bằng 0.

Ta có f'=02R22LCω34C2ω5=0ω=353πrad/s

Khi đó thay vào ta được UMN cực đại bằng 204V

 


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Các bài thi hot trong chương