Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Hóa học Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Hoá 9 có đáp án (Mới nhất)

Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Hoá 9 có đáp án (Mới nhất)

Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Hoá 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 1)

  • 808 lượt thi

  • 22 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sắt(III) oxit (Fe2O3) tác dụng được với:

Xem đáp án

Sắt(III) oxit (Fe2O3) tác dụng được với axit tạo muối và nước.

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O  

Chọn đáp án D.


Câu 2:

Cho các oxit axit sau: CO2; SO3; N2O5; P2O5. Dãy axit tương ứng với các oxit axit trên là:

Xem đáp án

CO2 có axit tương ứng là H2CO3

SO3 có axit tương ứng là H2SO4

N2O5 có axit tương ứng là HNO3

P2O5 có axit tương ứng là H3PO4       
Chọn đáp án D.

Câu 3:

Khi Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, sản phẩm của phản ứng là

Xem đáp án

Kim loại có nhiều hóa trị phản ứng với HCl, H2SO4 loãng tạo muối hóa trị thấp.

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Chọn đáp án C.


Câu 4:

Trong hơi thở, chất khí làm đục nước vôi trong là:

Xem đáp án

Khí CO2 làm đục nước vôi trong. Do CO2 phản ứng với Ca(OH)2 tạo kết tủa CaCO3 trắng.

Phương trình phản ứng:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Chọn đáp án B.


Câu 5:

Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3. Hiện tượng quan sát được là:
Xem đáp án

Phương trình phản ứng:

3KOH + FeCl3 → 3KCl + Fe(OH)3↓ (đỏ nâu)

Chọn đáp án C.


Câu 6:

Để điều chế dung dịch Ba(OH)2, người ta cho:

Xem đáp án

Để điều chế dung dịch Ba(OH)2, người ta cho BaO tác dụng với dung dịch H2O

BaO + H2O → Ba(OH)2

Chọn đáp án C.


Câu 7:

Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch Ca(OH)2, chỉ thu được muối CaCO3. Nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 cần dùng là:

Xem đáp án

 nCO2=2,2422,4=0,1  mol

Phương trình phản ứng:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Theo phương trình: nCO2=nCa(OH)2= 0,1 mol

CM(Ca(OH)2) = nV=0,10,2 = 0,5M

Chọn đáp án A.


Câu 8:

Diêm tiêu có nhiều ứng dụng quan trọng như: Chế tạo thuốc nổ đen, làm phân bón, cung cấp nguyên tố nitơ và kali cho cây trồng, ... Công thức hóa học của diêm tiêu là

Xem đáp án

Muối kali nitrat (KNO3) còn có tên là diêm tiêu.

Chọn đáp án D.


Câu 9:

Có thể dùng dung dịch nào sau đây để phân biệt được 3 chất bột: CaO, CaCO3 và BaSO4

Xem đáp án

Dùng HCl để nhận biết 3 chất bột trên.

- Chất bột chỉ tan trong HCl là CaO

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

- Chất bột tan trong HCl đồng thời có khí thoát ra là CaCO3

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

- Chất bột không tan trong HCl là BaSO4.

Chọn đáp án A.


Câu 10:

Cặp chất tác dụng với nhau sẽ tạo ra khí lưu huỳnh đioxit là:

Xem đáp án

A. Loại vì tạo phản ứng tạo khí CO2. Phương trình phản ứng:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

B. Loại vì tạo phản ứng tạo khí CO2. Phương trình phản ứng:

K2CO3 + 2HNO32KNO3 + H2O + CO2

C. Chọn. Phản ứng tạo khí lưu huỳnh đioxit (SO2)

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2

D. Loại vì không xảy ra phản ứng.

Chọn đáp án C.

Câu 11:

Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là:

Xem đáp án

Phân bón hóa học kép là loại phân có chứa hai hoặc cả ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K.

KNO3 là phân bón hóa học kép chứa nguyên tố dinh dưỡng kali và đạm (N).

Chọn đáp án D.


Câu 12:

Cho phương trình phản ứng:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + X + H2O

X là:

Xem đáp án

Muối Na2CO3 phản ứng với axit HCl tạo muối mới (NaCl) và axit mới (H2CO3).

Tuy nhiên axit H2CO3 không bền và phân hủy ngay thành CO2 và H2O.

Vậy X là CO2. Phương trình phản ứng đầy đủ:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

Chọn đáp án B.


Câu 13:

Trong các kim loại sau đây, kim loại có độ cứng lớn nhất là:

Xem đáp án

Kim loại có độ cứng lớn nhất là crom (Cr).

Chọn đáp án A.


Câu 14:

Kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau nhờ tính chất nào sau đây?

Xem đáp án

Kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau nhờ tính dẻo.   

Chọn đáp án B.


Câu 15:

Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp các kim loại theo thứ tự mức hoạt động hóa học giảm dần

Xem đáp án

Chú ý dãy hoạt động hóa học của một số kim loại:

K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au

Chọn đáp án C.


Câu 16:

Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Xảy ra hiện tượng:

Xem đáp án

Hiện tượng: Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần    

Chọn đáp án D.


Câu 17:

Kim loại X có những tính chất hóa học sau:

- Phản ứng với oxit khi nung nóng.

- Phản ứng với dung dịch AgNO3.

- Phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 và muối của kim loại hóa trị II. Kim loại X là:

Xem đáp án

Kim loại thỏa mãn điều kiện trên là Fe

- Fe phản ứng với oxit khi nung nóng.

2Fe + 3CuO t° Fe2O3 + 3Cu

- Fe phản ứng với dung dịch AgNO3.

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag.

- Fe phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 và muối của kim loại hóa trị II.

Chọn đáp án B.


Câu 18:

Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S, …trong đó hàm lượng cacbon chiếm:

Xem đáp án

Gang: Hàm lượng cacbon từ 2% đến 5% 

Thép: Hàm lượng cacbon dưới 2%                

Chọn đáp án A.


Câu 19:

Cho 8,1g một kim loại (hoá trị III) tác dụng với khí clo có dư thu được 40,05g muối. Xác định kim loại đem phản ứng:

Xem đáp án

Đặt kim loại có công thức hóa học là M

Phương trình phản ứng:

2M + 3Cl2 → 2MCl3

Theo bài ra:

nM 8,1M= mol; nMCl3=40,05M+106,5mol

Theo phương trình:

nM=nMCl3 8,1M=40,05M+106,5

→ M = 27 (Al)

Chọn đáp án C.


Câu 20:

Cho m gam bột sắt vào dung dịch axit sunfuric loãng dư, phản ứng hoàn toàn tạo ra 6,72 lít khí hiđro (đktc). Giá trị của m là:

Xem đáp án

nH2= 6,7222,4= 0,3 mol

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2    

Theo phương trình: nH2 = nFe = 0,3 mol

mFe = 0,3.56 = 16,8 gam       
Chọn đáp án A.

Câu 21:

Hoàn thành các phương trình hóa học biểu diễn dãy chuyển đổi hóa học sau :

Fe (1)Fe3O4 (2) FeCl3  (3) Fe(OH)3 (4) Fe2O3

Xem đáp án

(1) 3Fe + 2O2 t° Fe3O4

(2) Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

(3) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl

(4) 2Fe(OH)3 t° Fe2O3 + 3H2O


Câu 22:

Cho một khối lượng sắt dư vào 50 ml dung dịch HCl. Kết thúc phản ứng, thu được 3,36 lít khí (đktc).

a) Viết phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng.

c) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.

Xem đáp án

Số mol khí H2 = 3,3622,4 = 0,15 mol

a) Phương trình phản ứng:

          Fe +    2HCl → FeCl2  +   H2

b) Khối lượng sắt đã phản ứng:

Theo phương trình: nFe=nH2= 0,15 mol

→ mFe = 0,15.56 = 8,4 gam

c) Số mol HCl phản ứng:

Theo phương trình:

 nHCl = 2.nH2 = 2.0,15 = 0,3 mol

 Đổi 50 ml = 0,05 lít

Nồng độ mol của dung dịch HCl: 

CM  dd HCl=0,30,05= 6M

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương