Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Hoá 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 2)
-
835 lượt thi
-
22 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Oxit bazơ không có tính chất tác dụng được với kim loại.
Chọn đáp án C.
Câu 2:
SO2 là chất góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit
Chọn đáp án B.
Câu 3:
Các oxit: PbO2; Al2O3; FeO không tác dụng với nước.
Chọn đáp án B.
Câu 4:
Dẫn từ từ 3,136 lít khí CO2 (đktc) vào một dung dịch có hòa tan 12,8 gam NaOH sản phẩm thu được là muối Na2CO3. Khối lượng muối Na2CO3 thu được là:
= = 0,14 mol
nNaOH = = 0,32 mol
Xét tỉ lệ: → CO2 phản ứng hết, NaOH dư
= 0,14 mol
→ = 0,14.106 = 14,84 gam
Chọn đáp án A.
Câu 5:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2↑ + H2O
Chú ý:
- Phản ứng trung hòa axit - bazơ luôn xảy ra.
- Phản ứng giữa axit và muối xảy ra với điều kiện: sản phẩm tạo thành có chất kết tủa hoặc chất bay hơi.
Chọn đáp án B.
Câu 6:
Hoà tan hết 3,6 g một kim loại hoá trị II bằng dung dịch H2SO4 loãng được 3,36 lít H2 (đktc). Kim loại là:
nkhí = 3,36 : 22,4 = 0,15 mol
Gọi kim loại là R (hóa trị II)
R + H2SO4 (loãng) → RSO4 + H2
Theo phương trình: nR = = 0,15 mol
→ MR = = 24 đvC (Mg)
Vậy kim loại cần tìm là magie (Mg).
Chọn đáp án B.
Câu 7:
Để nhận biết các dung dịch sau: H2SO4, NaOH, HCl, người ta dùng
Ta có thể sử dụng thuốc thử là quỳ tím và dung dịch BaCl2.
- Trích mẫu thử của từng dung dịch ra ống nghiệm và đánh số thứ tự
- Thử bằng quỳ tím.
+ Quỳ tím hóa đỏ: H2SO4 và HCl
+ Quỳ tím hóa xanh: NaOH.
- Nhỏ dung dịch BaCl2 vào hai mẫu thử H2SO4 và HCl.
+ Mẫu thử tạo kết tủa trắng là H2SO4
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl
+ Không có hiện tượng gì là HCl.
Chọn đáp án A.
Câu 8:
Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại: HCl, H2S, CO2, SO2. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?
Nước vôi trong sẽ phản ứng với các khí trên để loại bỏ chúng.
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
Ca(OH)2 + H2S → CaS + 2H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O
Chọn đáp án B.
Câu 9:
Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được 2 dung dịch muối trong mỗi cặp chất sau:
Sử dụng NaOH có thể phân biệt được cặp Na2SO4 và Fe2(SO4)3
+ Nếu không có hiện tượng gì → Na2SO4
+ Nếu xuất hiện kết tủa đỏ nâu → Fe2(SO4)3
6NaOH + Fe2(SO4)3 → 2Fe(OH)3 (↓ đỏ nâu) + 3Na2SO4.
Chọn đáp án A.
Câu 10:
Trộn dung dịch có chứa 0,1 mol CuSO4 và một dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m g chất rắn. Giá trị m là:
Xét tỉ lệ: → CuSO4 phản ứng hết, NaOH dư
Số mol Cu(OH)2 tính theo số mol CuSO4
→ = = 0,1 mol
Cu(OH)2 CuO + H2O
nCuO = = 0,1 mol
→ mCuO = 0,1.80 = 8 gam.
Chọn đáp án A.
Câu 11:
Cho những phân bón có công thức: KNO3, NH4NO3, Ca(H2PO4)2, CO(NH2)2, (NH4)HPO4, KCl, NH4Cl. Số phân bón đơn là:
Phân bón đơn là NH4NO3, Ca(H2PO4)2, CO(NH2)2, KCl, NH4Cl.
Lưu ý:
- Phân bón hóa học đơn chỉ chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm (N), lân (P), kali (K).
- Phân bón kép có chứa hai hoặc cả ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K.
Chọn đáp án A.
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây sai?
Phát biểu sai là: D. Phân lân cung cấp kali cho cây trồng.
Vì phân lân cung cấp nguyên tố P cho cây trồng.
Chọn đáp án D.
Câu 13:
Trong tất cả các kim loại sau đây, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Al, Fe,…
Chọn đáp án B.
Câu 14:
Hiện tượng xảy ra khi đốt sắt trong bình khí clo là:
Hiện tượng: Có khói màu nâu đỏ tạo thành.
Do sắt đã phản ứng với khí clo tạo thành FeCl3
Phương trình phản ứng: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Chọn đáp án D.
Câu 15:
Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:
Thứ tự chiều hoạt động hóa học tăng dần của kim loại là: Cu, Fe, Al, Mg, K.
Chọn đáp án C.
Câu 16:
Nhôm là kim loại
Nhôm là kim loại dẫn điện và nhiệt tốt nhưng kém hơn đồng.
Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Al, Fe,…
Kim loại nào dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt.
Chọn đáp án D.
Câu 17:
Kim loại Fe tác dụng được với bao nhiêu chất trong dãy sau: HCl, H2SO4 đặc nguội, dung dịch NaOH, dung dịch Al(NO3)3; khí Cl2
Kim loại Fe tác dụng được với: HCl, khí Cl2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Chọn đáp án A.
Câu 18:
Nguyên tắc luyện thép từ gang là
Nguyên tắc luyện thép từ gang là: làm giảm hàm lượng các tạp chất (C, S, Si, Mn,..) có trong gang bằng cách oxi hoá các tạp chất đó thành oxit rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép
Chọn đáp án D.
Câu 19:
Kim loại nào sau đây có khả năng tự tạo ra màng oxit cứng bảo vệ khi để ngoài không khí?
Kim loại có khả năng tự tạo ra màng oxit cứng bảo vệ khi để ngoài không khí là Al. Al trong không khí thường có lớp màng oxit Al2O3 bảo vệ.
Chọn đáp án A.
Câu 20:
“Ăn mòn kim loại” là sự phá huỷ kim loại do:
Sự phá hủy kim loại và hợp kim do tác dụng hóa học của môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.
Chọn đáp án A.
Câu 21:
Viết phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có)
Al Al2O3 Al2(SO4)3 Al(OH)3 AlCl3.
4Al + 3O2 2Al2O3
Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
Al2(SO4)3 + 6NaOH vừa đủ → 2Al(OH)3 ↓ + 3Na2SO4
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Câu 22:
Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl 14,6% (vừa đủ) thu được 7,84 lít khí (đktc) và dung dịch Y.
a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính thành phần % khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp X.
a) Phương trình hóa học:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (1)
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (2)
b) = = 0,35 mol
Gọi x, y lần lượt là số mol của Al, Mg
Theo đề bài ta có: 27x + 24y = 7,5 (3)
Dựa vào phương trình (1), (2) ta có:
x + y = 0,35 (4)
Giải hệ phương trình (3) và (4) ta được: x = 0,1; y = 0,2
mAl = 27.0,1 = 2,7 gam → %mAl = .100% = 36%
%mMg = 100% - 36% = 64%