Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Hoá 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 5)
-
870 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chỉ ra các chất tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ:
A. Loại vì CuO, Al2O3 không tan được trong nước.
B. Chọn. Na2O, BaO tan trong nước tạo dung dịch bazơ
Phương trình phản ứng:
Na2O + H2O → 2NaOH
BaO + H2O → Ba(OH)2
C. Loại vì SO2, CO2 tan trong nước tạo dung dịch axit.
D. Loại vì P2O5, SO3 tan trong nước tạo dung dịch axit.
Chọn đáp án B.
Câu 2:
CaO là oxit bazơ
CO là oxit trung tính.
→ Không có dãy nào chỉ gồm toàn các oxit axit.
Chọn đáp án D.
Câu 3:
Những dãy oxit nào dưới đây tác dụng được với dung dịch HCl.
Những oxit bazơ tác dụng được với dung dịch HCl tạo muối và nước.
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O
Chọn đáp án A.
Câu 4:
Có 3 oxit màu trắng: MgO, Al2O3, Na2O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử sau:
- Dùng nước để nhận biết ba oxit trên.
- Hòa tan ba mẫu thử của ba oxit vào nước.
+ Mẫu thử tan trong nước là Na2O.
Na2O + H2O → 2NaOH
+ Hai mẫu thử không tan trong nước là MgO và Al2O3.
- Nhỏ vài giọt dung dịch tạo thành sau khi hòa tan Na2O trong nước vào 2 mẫu thử không tan trong nước.
+ Mẫu thử tan là Al2O3
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
+ Mẫu thử không tan là MgO.
Chọn đáp án D.
Câu 5:
Hòa tan hết 12,4 gam natrioxit vào nước thu được 500ml dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là:
Na2O + H2O → 2NaOH
= 0,2 mol
Theo phương trình phản ứng: nNaOH = 2. = 2.0,2 = 0,4 mol
CM NaOH = = 0,8M
Chọn đáp án A.
Câu 6:
Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit?
Chất góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit là SO2
Chọn đáp án B.
Câu 7:
Những chất nào tác dụng được với dung dịch HCl và H2SO4 loãng.
Cu và Ag là kim loại hoạt động yếu (đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại) nên không tác dụng được với dung dịch HCl và H2SO4 loãng.
Chọn đáp án B.
Câu 8:
Khi cho từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch hỗn hợp gồm HCl và một ít phenolphtalein. Hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là:
Ban đầu NaOH phản ứng với HCl. Dung dịch không màu.
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Sau khi phản ứng hết HCl và dư NaOH thì dung dịch xuất hiện màu đỏ hồng do NaOH làm chỉ thị phenolphtalein hóa đỏ hồng.
Chọn đáp án C.
Câu 9:
Dung dịch axit clohiđric tác dụng với đồng(II) hiđroxit tạo thành dung dịch màu:
2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + 2H2O
Phản ứng tạo thành dung dịch CuCl2 có màu xanh lam.
Lưu ý: Dung dịch muối đồng thường có màu xanh lam
Chọn đáp án C.
Câu 10:
Sơ đồ phản ứng nào sau đây dùng để sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp?
Axit sunfuric trong công nghiệp được sản xuất từ quặng pirit sắt (FeS2)
Chọn đáp án D.
Câu 11:
Thuốc thử để nhận biết ba lọ mất nhãn chứa riêng biệt 3 dung dịch: H2SO4, BaCl2, NaCl là:
Ta có thể sử dụng dung dịch Na2CO3 để nhận biết ba dung dịch trên.
+ Tạo bọt khí thoát ra → H2SO4
H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + H2O + CO2 ↑
+ Tạo kết tủa trắng → BaCl2
BaCl2 + Na2CO3 → 2NaCl + BaCO3↓
+ Không có hiện tượng gì → NaCl
Chọn đáp án C.
Câu 12:
Dãy các bazơ làm phenolphtalein hoá đỏ:
Các bazơ tan trong nước tạo dung dịch bazơ làm phenolphtalein hoá đỏ.
Dãy các bazơ làm phenolphtalein hoá đó là: NaOH; Ca(OH)2; KOH; LiOH.
Các bazơ Zn(OH)2; Mg(OH)2; Al(OH)3; Fe(OH)3 không tan trong nước.
Chọn đáp án B.
Câu 13:
Dung dịch Ba(OH)2 không phản ứng được với:
Dung dịch bazơ phản ứng với dung dịch muối là phản ứng trao đổi
Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi là sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.
Ba(OH)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaOH
Ba(OH)2 + MgSO4 → BaSO4↓ + Mg(OH)2↓
Ba(OH)2 + CuCl2 → BaCl2 + Cu(OH)2↓
Dung dịch Ba(OH)2 không phản ứng được với dung dịch KNO3
Chọn đáp án D.
Câu 14:
Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:
NaOH, Ca(OH)2 có pH > 7
HCl, H2SO4, HNO3 có pH < 7
BaCl2, NaNO3 có pH = 7
Chọn đáp án C.
Câu 15:
Hòa tan 112 g KOH vào nước thì được 2 lít dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là:
nKOH = = 2 mol
CM KOH = = 1M
Chọn đáp án B.
Câu 16:
Cặp chất nào dưới đây không thể tồn tại trong cùng một dung dịch.
Cặp chất có phản ứng với nhau thì không thể tồn tại trong cùng một dung dịch.
Chọn cặp chất: K2SO4 và BaCl2
K2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2KCl
Chọn đáp án C.
Câu 17:
Muối nào dưới đây không bị nhiệt phân hủy
Muối KCl không bị nhiệt phân hủy
Chọn đáp án D.
Câu 18:
Cho 12,6 gam Na2SO3 tác dụng với H2SO4 dư. Thể tích SO2 thu được (đktc) là:
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
Theo phương trình: = 0,1 mol
→ = 0,1.22,4 = 2,24 lít
Chọn đáp án B.
Câu 19:
Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất?
Trong tất cả các loại phân đạm thì ure (NH2)2CO là loại có hàm lượng đạm cao nhất.
Ta cũng có thể tính cụ thể với chú ý hàm lượng đạm đánh giá qua % khối lượng N tương ứng.
Chọn đáp án D.
Câu 20:
Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Sai. Sửa lại: Kim loại Vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có nhiệt độ nóng chảy cao.
Chọn đáp án A.
Câu 21:
1 mol đồng (nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm); thể tích 7,16 cm3; có khối lượng riêng tương ứng là:
Trong 7,16 cm3 có khối lượng đồng là 1.64 = 64 gam
Trong 1 cm3 có khối lượng đồng là = 8,94 gam
Vậy khối lượng riêng tương ứng của đồng là: 8,94 g/ cm3
Chọn đáp án C.
Câu 22:
Dãy nào dưới đây được sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ hoạt động hóa học
Lưu ý: Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại:
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au
Dãy được sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ hoạt động hóa học là: Cu, Zn, Al, Na
Chọn đáp án D.
Câu 23:
Nung 6,4g Cu ngoài không khí thu được 6,4g CuO. Hiệu suất phản ứng là:
nCu = 6,4 : 64 = 0,1 mol
nCuO = 6,4 : 80 = 0,08 mol
2Cu + O2 2CuO
Theo lý thuyết nCuO = nCu = 0,1 mol
Thực tế chỉ thu được 0,08 mol CuO
→ H% = %= 80%
Chọn đáp án B.
Câu 24:
Cho 0,83g hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp lần lượt là:
= 0,56 : 22,4 = 0,025 mol
Ta có hệ phương trình:
→
mAl = 0,01.27 = 0,27 gam
mFe = 0,01.56 = 0,56 gam
%mAl = %= 32,53%
%mFe = % = 67,47%
Chọn đáp án A.
Câu 25:
Cho 4,8 gam kim loại M có hóa trị II vào dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 4,48 lít khí hiđro (ở đktc). Vậy kim loại M là:
= 4,48 : 22,4 = 0,2 mol
M + 2HCl → MCl2 + H2
Theo phương trình: = nM = 0,2 mol
MM = đvC (Mg)
Vậy kim loại M là magie (Mg)
Chọn đáp án B.
Câu 26:
Một bạn học sinh đã đổ nhầm dung dịch sắt(II) sunfat vào lọ chứa sẵn dung dịch kẽm sunfat. Để thu được dung dịch chứa duy nhất muối kẽm sunfat, theo em dùng kim loại nào?
Để thu được dung dịch chứa duy nhất muối kẽm sunfat ta sử dụng kim loại kẽm (Zn)
Xảy ra phản ứng:
Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe
Lọc bỏ chất rắn ta thu được ZnSO4 nguyên chất.
Chọn đáp án C.
Câu 27:
Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Xảy ra hiện tượng:
Hiện tượng: Có chất rắn màu đỏ (Cu) bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
Phương trình phản ứng:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
Chọn đáp án C.
Câu 28:
Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính:
Người ta có thể dát mỏng kim loại nhờ vào tính dẻo.
Chọn đáp án A.
Câu 29:
Tính chất vật lí nào sau đây của sắt khác với các kim loại khác?
Sắt có tính chất đặc trưng là tính nhiễm từ (bị nam châm hút)
Chọn đáp án B.
Câu 30:
Biện pháp làm kim loại bị ăn mòn nhanh là ngâm kim loại trong nước muối một thời gian.
Chọn đáp án D.