Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO

Bộ 25 đề thi ôn luyện THPT Quốc gia môn Sinh học có lời giải năm 2022 (Đề 10)

  • 3714 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Pha sáng quang hợp cung cấp cho pha tối sản phẩm nào sau đây?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Pha sáng cung cấp cho pha tối sản phẩm là ATP và NADPH.


Câu 2:

Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác như thế nào?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Có nhiều túi khí. Đây là đặc điểm thích nghi nhất cho hoạt động bay trên không của lóp chim.


Câu 3:

Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về tính đặc hiệu của mã di truyền?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Đặc điểm đúng khi nói về tính đặc hiệu của mã di truyền là một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axitamin.


Câu 4:

Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Loài này sẽ có tối đa bao nhiêu loại đột biến thể một kép?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

2n = 24  12 cặp NST Loại đột biến thể một kép tối đa: C122=66


Câu 5:

Đặc điểm khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực và quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ là:

(1) Chiều nhân đôi ADN.

(2) Hệ enzim tham gia nhân đôi ADN.

(3) Nguyên liệu dùng trong việc nhân đôi ADN.

(4) Số lượng đơn vị nhân đôi.

(5) Nguyên tắc nhân đôi.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Đặc điểm khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực và quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ là:

- Hệ enzim tham gia nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực nhiều hơn.

- Số lượng đơn vị nhân đôi ở sinh vật nhân sơ chỉ có 1 đơn vị, sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị.


Câu 6:

Yếu tố nào được duy trì nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác?
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Trong các yếu tố chỉ có alen được duy trì nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen mà không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn.


Câu 7:

Cơ thế có kiểu gen AaBbDEdeXeY sẽ cho số loại giao tử tối đa là:
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Cặp gen dị hợp cho 2 loại giao tử. Cặp gen liên kết có xảy ra hoán vị cho 4 loại giao tử. Như vậy: số giao tử tối đa =2×2×4×2=32


Câu 8:

Trong thực tiễn, hoán vị gen có ý nghĩa gì?
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Ngược lại với liên kết gen hoàn toàn làm giảm biến dị tổ hợp.


Câu 9:

Trường hợp nào sau đây được xem là lai thuận nghịch?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Lai thuận nghịch là phép lai khi dùng dạng này làm bố khi dạng đó làm mẹ (thay đổi vị trí của bố mẹ).


Câu 10:

Trong trường hợp các gen liên kết hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn, dựa vào kiều hình ở đời con, em hãy cho biết phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 1:1:1:1 ?
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Ta nhận thấy các phép lai: AbaB×AbaB;ABab×AbaB;AbaB×Abab  đều cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 1:2:1, chỉ riêng phép lai Abab×aBab cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 1:1:1:1.


Câu 11:

Một quần thể có tần số tương đối Aa=0,80,2  có tỉ lệ phân bố kiểu gen trong quần thể là
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Aa=0,80,2A=0,8;a=0,2Cấu trúc di truyền quần thể: 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa


Câu 13:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, tổ chức sống nào sau đây là đơn vị tiến hóa cơ sở?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Quần thể đuợc xem là đơn vị tiến hóa cơ sở. Đơn vị tiến hóa cơ sở phải thỏa mãn 3 điều kiện:

+ Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian.

+ Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.

+ Tồn tại thực trong tự nhiên.

Loài chưa được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở vì loài gồm nhiều quần thể có thành phần kiểu gen rất phức tạp, có hệ thống di truyền kín, nghĩa là cách li sinh sản với các loài khác, do đó, hạn chế khả năng cải biến thành phần kiểu gen của nó.


Câu 14:

Nội dung nào sau đây đúng khi nói về các nhân tố tiến hóa?

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 15:

Cá rô phi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6°C  đến 42°C . Kết luận nào dưới đây là đúng?
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Cá rô phi có giới hạn sinh thái về nhiệt độ là 5,642°C . Như vậy nghĩa là dưới 5,6°C  và trên 42°C  độ thì cá rô phi sẽ bị chết. Vậy 5,6°C  gọi là giới hạn dưới, 42°C  gọi là giới hạn trên.


Câu 16:

Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là gì?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

A, B, C đúng vì nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là do các yếu tố sinh thái, chủ yếu là do nguôn gôc như nơi ở, vị trí kiêm ăn, loại thức ăn, thời gian kiêm ăn.

D sai vì mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài không phải là nguyên nhân dẫn đến phân li ổ sinh thái


Câu 17:

Khi nói về sự cân bằng pH nội môi ở người, nhận định nào dưới đây là chính xác?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

A sai vì prôtêinat là hệ đệm mạnh nhất trong cơ thể.

B sai vì hệ đệm bicacbônat có tốc độ điều chỉnh pH rất nhanh.

C đúng vì “Hệ đệm phôtphat đóng vai trò quan trọng trong dịch ống thận”.

D sai vì hô hấp và bài tiết đều tham gia vào quá trình điều hoà pH của máu.


Câu 18:

Động vật bậc cao, hoạt động tiêu hóa nào là quan trọng nhất?

1. Quá trình tiêu hóa ở ruột.

2. Quá trình tiêu hóa ở dạ dày.

3. Quá trình biến đổi thức ăn ở khoang miệng.

4. Quá trình thải chất cặn bã ra ngoài.

Phương án đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ổ động vật bậc cao quá trình tiêu hóa xảy ra ở dạ dày và ruột (đặc biệt là ruột non) là quan trọng nhất, vì đây là 2 giai đoạn đê tạo ra sản phẩm hữu cơ đơn giản để ngấm qua thành ruột non để đi nuôi cơ thể và từ đó tạo nên chất riêng cho cơ thể.


Câu 19:

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về gen cấu trúc?

(1) Vùng điều hòa và vùng kết thúc của gen đều là trình tự nuclêôtit đặc biệt.

(2) Vùng kết thúc của gen mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.

(3) Vùng điều hòa của gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.

(4) Vùng mã hóa của gen mang thông tin mã hóa các axitamin.

(5) Vùng kết thúc nằm phía đầu 5’P trên mạch bổ sung của gen.

(6) Bộ ba mã mở đầu nằm ở vùng điều hòa của gen.

(7) Bộ ba mã kết thúc nằm ở vùng kết thúc của gen.

Xem đáp án

Chọn đáp án D

(1) Đúng. Vùng điều hòa và vùng kết thúc của gen đều là trình tự nuclêôtit đặc biệt.

(2) Sai. Vùng kết thúc của gen mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã (phiên mã).

(3) Đúng. Vùng điều hòa của gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.

(4) Đúng. Vùng mã hóa của gen mang thông tin mã hóa các axitamin.

(5) Sai. Vùng kết thúc nằm phía đầu 5’P trên mạch bổ sung (mạch gốc) của gen.

(6) Sai. Bộ ba mã mở đầu nằm trên vùng đicu-hờa (vùng mã hóa), về phía đầu 3’OH của mạch gốc.

(7) Sai. Bộ ba mã kết thúc nằm ở vùng kết thúc (vùng mã hóa), về phía đầu 5’P của mạch gốc.

Vậy các phát biểu không đúng: (2), (5), (6), (7)


Câu 20:

Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh họa như hình bên. Cho biết quá trình phân bào không xảy ra đột biến.

Theo dõi quá trình phân bào (ảnh 1)

Hình này mô tả:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Hình này mô tả các NST kép sắp xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo thoi vô sắc, ta suy ra được đây là kì giữa của giảm phân II hoặc kì giữa nguyên phân.

Khi gặp hình vẽ về quá trình phân bào, muốn biết đang ở kì nào, ta xét xem các nhiễm sắc thể đang phân li về 2 cực của tế bào hay đang sắp xếp thẳng hàng trên mặt phang thoi vô sắc. Sau đó tiếp tục xét đó là nhiễm sắc thế trong hình đang ở trạng thái đơn hay kép. Nếu trạng thái kép là giảm phân 1. Ngược là trạng thái đơn thì nguyên phân và giảm phân 2.


Câu 21:

Cho các phép lai sau:

   (I) Aa x aa                          (II) Aa x Aa                       (III) AA x aa                      (IV) AA x Aa

Trong số các phép lai trên, các phép lai phân tích gồm:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Trong các phép lai trên, phép lai I, III là phép lai phân tích.

II, IV là phép lai giữa 2 cá thể mang tính trạng trội nên đây không phải là phép lai phân tích.

Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen của cá thế mang tính trạng trội là thuần chủng hay không.


Câu 22:

Nghiên cứu sự thay đổi tần số alen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau đây, dựa vào bảng dưới đây em hãy cho biết. Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào?

Tần số alen

F1

F2

F3

F4

F5

A

0,8

0,8

0,5

0,4

0,3

a

0,2

0,2

0,5

0,6

0,7

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Nhìn vào bảng cấu trúc di truyền từ thế hệ thứ 2 sang thế hệ thứ 3 ta thấy cấu trúc di truyền của quần thể thay đổi một cách đột ngột qua các thế hệ → quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

Mặt khác, qua các thế hệ thì tần số alen A ngày càng giảm, đồng thời tần số alen a ngày càng tăng → tần số alen thay đối theo một hướng xác định qua các thế hệ quần thế chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.


Câu 23:

Hiện tượng tự nhiên trong hình nào dưới đây sẽ tạo môi trường cho diễn thế nguyên sinh diễn ra?
Hiện tượng tự nhiên trong hình nào (ảnh 1)
Xem đáp án

Chọn đáp án C

- Hình 1: hạn hán, hình 3: lũ lụt, hình 4: bão đều xảy ra ở môi trường đang có sinh vật sinh sống nên trong trường hợp xấu nhất chỉ có thế làm xuất hiện diễn thế thứ sinh.

- Hình 2: Sự phun trào núi lửa sẽ tạo ra môi trường hoàn toàn trống trơn và đây là điều kiện lý tưởng cho diễn thế nguyên sinh.

Diễn thế nguyên sinh diễn ra trong môi trường trống trơn (chưa có sinh vật sinh sống), ngược lại, diễn thế thứ sinh lại diễn ra trong môi trường đã từng có sinh vật sinh sống.


Câu 24:

Nghiên cứu tăng trưởng của một quần thể sinh vật trong một khoảng thời gian nhất định, người ta nhận thấy đường cong tăng trưởng của quần thể có dạng như sau:

Nghiên cứu tăng trưởng của một (ảnh 1)

Khẳng định nào sau đây là phù hợp nhất?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Khẳng định phù hợp nhất là A

B sai, nguồn sống không thể là vô hạn

C sai, cạnh tranh cùng loài thường làm quần thể giữ cân bằng số lượng cá thể

D sai, tốc độ tăng trưởng càng ngày càng tăng


Câu 26:

Hình vẽ sau mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến

Hình vẽ sau mô tả cơ chế (ảnh 1)

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Hình vẽ mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến mất đoạn gen A vậy mất đi đầu mút nhiễm sắc thể.


Câu 29:

Cho các nhận định sau:

1. Tiêu chuẩn hình thái được dùng thông dụng để phân biệt 2 loài.

2. Theo học thuyết Đác-uyn, chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.

3. Yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên có thể tác động liên tục qua nhiều thế hệ.

4. Giao phối không ngẫu nhiên có khả năng làm giảm tần số alen lặn gây hại.

5. Giao phối không ngẫu nhiên có thể không làm thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể.

6. Giao phối không ngẫu nhiên không phải lúc nào cũng làm quần thể thoái hóa.

7. Áp lực chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào khả năng phát sinh và tích lũy đột biến của loài.

8. Chọn lọc tự nhiên tạo ra các gen mới quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

Số phát biểu sai là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

(1) đúng.

(2) sai vì theo học thuyết Đác-Uyn, chỉ có các biến dị cá thể xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. Các em cần nhớ rằng nhắc đến Đác-Uyn là nhắc đến biến dị cá thể nhé.

(3) sai vì chỉ có chọn lọc tự nhiên có thể tác động liên tục qua nhiều thế hệ.

(4) sai vì giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo chiều hướng làm tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử chứ không làm thay đổi tần số alen.

(5) đúng vì giao phối không ngẫu nhiên tác động vào quần thể có thành phần kiểu gen chỉ gồm những kiểu gen đồng hợp thì không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

(6) đúng vì giao phối không ngẫu nhiên tác động vào quần thể chỉ gồm những kiểu gen đồng hợp thì thành phần kiểu gen vẫn được giữ nguyên không đổi nên quần thể không bị thoái hóa.

(7) sai vì tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi mới phụ thuộc vào khả năng phát sinh và tích lũy đột biến của loài.

(8) sai vì chọn lọc tự nhiên không tạo ra các gen mới quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

Vậy có 5 phát biểu sai.


Câu 30:

Xét một lưới thức ăn của hệ sinh thái trên cạn. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đáng?

I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích.

II. Quan hệ giữa loài c và loài E là quan hệ cạnh tranh khác loài.

III. Trong 10 loài nói trên, loài A tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn.

IV. Tổng sinh khối của loài A lớn hơn tổng sinh khối của 9 loài còn lại.

V. Nếu loài c bị tuyệt diệt thì loài D sẽ bị giảm số lượng cá thể.

Xét một lưới thức ăn của (ảnh 1)

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Có 3 phát biểu đúng, đó là (I), (III), (IV)

Giải thích:

I đúng. Vì chuỗi dài nhất là A, D, C, G, E, I, M.

II sai. Vì hai loài cạnh tranh nếu cùng sử dụng chung một nguồn thức ăn. Hai loài C và E không sử dụng chung nguồn thức ăn nên không cạnh tranh nhau.

IIIIV đúng. Vì loài A là bậc dinh dưỡng đầu tiên nên tất cả các chuỗi thức ăn đều có loài A và tổng sinh khối của loài là lớn nhất.

V sai. Vì loài C là vật ăn thịt còn loài D là con mồi. Cho nên nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D sẽ tăng số lượng.


Câu 31:

Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có 1 loài có lợi?

(1) Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.

(2) Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

(3) Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng.

(4) Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn.

(5) Cá ép sống bám trên cá lớn.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

(1) Cả 2 loài đều không được lợi (ức chế cảm nhiễm)

(2) Tầm gửi được lợi, còn cây thân gỗ không (ký sinh)

(3) Cây phong lan được lợi, cây gỗ không được lợi (hội sinh)

(4) Cây nắp ấm được lợi, ruồi bất lợi (sinh vật này ăn sinh vật khác)

(5) Cá ép được lợi, cá lớn không được lợi (hội sinh)

Vậy số ý đúng là: 2, 3, 4, 5


Câu 33:

Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao thân do một gen có hai alen (A,a) quy định, tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi một gen có hai alen (B,b), tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tiến hành giao phấn giữa hai loài khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản. Thế hệ F1 thu được 100% cây thân cao, hoa tím. Cho F1 tạp giao, tổng tỉ lệ các cây thân cao, hoa trắng và các cây thân thấp, hoa tím thu được ở F2 là 32%. Tiếp tục tiến hành giao phấn giữa cây F1 với một cây khác chưa biết kiểu gen (cây T) thì ở thế hệ lai thu được 2014 cây, trong đó có 705 cây thân thấp, hoa tím. Biết không có đột biến xảy ra, kiểu gen của cây T là
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo giả thiết: Tiến hành giao phấn giữa hai cây cùng loài khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản. Thế hệ F1 thu được 100% cây thân cao, hoa tím.

F1:(Aa,Bb)

A: cao, a: thấp; B: tím, b: trắng

* Xác định quy luật di truyền

Ta có: F1×F1:(Aa,Bb)×(Aa,Bb)F2:%A-bb+%aaB-=32%

Mà: F2:%A-bb=%aaB-=16%

Nếu bài toán tuân theo quy luật PLĐL: F1×F1:AaBb×AaBbF2:%A-bb=%aaB-=18,75%

Mà: F2:%A-bb=%aaB-=16%  (giả thiết)

Quy luật di truyền liên kết

* Xác định kiểu gen cây T

- Xác định kiểu gen và tần số hoán vị cây F1

 F1×F1:(Aa,Bb)×(Aa,Bb)F2:%A-bb+%aabb=25%

Mà: F2:%A-bb=16%

F2:%aabb=25%16%=9%

F2:9%

Ta lại có: F2:9%=30%×30%=50%×18%

+ Trường hợp 1: F2:9%=30%×30%

Ta có: 30%>25%  giao tử liên kết F1:(f%=40%)

+ Trường hợp 2: F2:9%=50%×18%

Ta có: 50%>25%F1: 18%<25%F1:(f%=36%)

Do các cây F1 phải có kiểu gen giống nhau  Loại trường hợp 2

- Xác định kiểu gen của cây T

Ta có: F1 x cây T: (f%=40%)× cây T

F2:aaB-×100%35%

Thử cây T của phương án B và phương án D  Cây T có kiểu gen aBab


Câu 34:

Một phân tử ADN trong nhân của sinh vật nhân thực có chứa 2338 liên kết photphođieste giữa các đơn phân và số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của phân tử ADN. Trong các kết luận dưới đây, có bao nhiêu kết luận đúng khi nói về phân tử ADN trên?

(1) Phân tử ADN có khối lượng bằng 351000 đvC.

(2) Trên mỗi mạch của phân tử ADN có chứa tổng số 1169 đơn phân.

(3) Số vòng xoắn của phân tử ADN bằng 117.

(4) Chiều dài của phân tử ADN bằng 3978 nm.

(5) Phân tử ADN có 3042 liên kết hiđrô.

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nhận xét: Phân tử ADN trong nhân của sinh vật nhân thực có dạng mạch kép, thẳng.

Số liên kết photphodieste giữa các đơn phân: (1).2=2338N=2340

(1) Gen có khối lượng bằng 351000 đvC

Ta có: M=Nx300 đvC = 702000 đvC (1) không đúng.

(2) Trên mỗi mạch của gen có chứa tổng số 1169 đơn phân.

Tổng số đơn phân trên một mạch: = 1170 (2) không đúng.

(3) Số vòng xoắn của gen bằng 117.

Ta có: C=N20=117 (3) đúng.

(4) Chiều dài của gen bằng 3978 nm.

Ta có: L=×3,4A°=3798A°=379,8nm(4) không đúng.

(5) Phân tử ADN có 3042 liên kết hiđrô.

Ta có: %A + %G = 50%

Mà %A = 20% %G=30%

Ta lại có: N=2340A=0,2N=468; G=0,3N=702

H=2A+3G=3042(5) đúng.

Vậy các kết luận đúng: (3), (5)


Câu 35:

Ớ một loài thực vật, đế tạo thành màu đỏ của hoa có sự tác động của 2 gen A và B theo sơ đồ sau đây:

Ớ một loài thực vật, đế tạo (ảnh 1)

Gen a và b không tạo được enzim, 2 cặp gen này năm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Biết rằng không có đột biến phát sinh, các gen trội lặn hoàn toàn. Khi cho cây có kiểu gen AaBb tự thụ phấn, trong các phát biểu dưới đây có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ.

(2) Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp.

(3) Tỉ lệ phân li kiểu hình của F1 là 9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng.

(4) Nếu cho hoa vàng ở F1 tự thụ phấn thì thu được hoa trắng mang 2 cặp gen lặn chiếm tỉ lệ là 25%.

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phân tích sơ đồ như sau:

- Chất trắng khi mà có gen A (tạo enzim A) thì tạo thành chất vàng, tức là chất vàng phải chứa alen A.

- Chất vàng khi mà có gen B (tạo enzim B) thì tạo thành chất đỏ, tức là chất đỏ phải chứa đồng thời alen A và B.

- a, b không tạo được enzim nên kiểu gen mà chứa a, b cho màu trắng.

→ Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ → (1) đúng; (2) sai

Quy ước:

A-B-: đỏ; A-bb: vàng, aaB-: trắng; aabb: trắng

P: AaBb x AaBb → F1: 9A-B-: đỏ; 3A-bb: vàng; 3aaB-: trắng; 1aabb: trắng

→ F1: 9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng → (3) đúng

- Hoa vàng F1: (1/3AAbb : 2/3Aabb)

Cho cây hoa vàng F1 tự thụ phấn, để thu được hoa trắng đồng hợp lặn thì kiểu gen hoa vàng là (2/3Aabb) → tỉ lệ hoa trắng đồng hợp lặn (aabb) thu được ở F2: 2/3.1/2.1/2 = 1/6 → (4) sai.

Vậy có 2 kết luận đúng.


Câu 36:

một loài thực vật, tính trạng kích thước lá được quy định bởi một gen có hai alen, tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi một gen có hai alen, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho giao phấn giữa hai cây đều thuần chủng khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản, F1 thu được toàn cây lá hẹp, hoa trắng. Tiếp tục cho hai cây F1 giao phấn với nhau, F2 thu được bốn loại kiểu hình khác nhau, trong đó các cây có kiểu hình lá rộng, hoa trắng chiếm tỉ lệ 18,75%. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ các cây có kiểu gen dị hợp hai cặp gen ở F2 chiếm tỉ lệ

   (1). 12,5%                         (2). 25%                            (3). 6,25%

Phương án đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Giao phấn giữa hai cây đều thuần chủng khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản, F1 thu được toàn cây lá hẹp, hoa trắng (giả thiết)

A: lá hẹp, a: lá rộng; B: hoa trắng; F1: (Aa,Bb)

Ta có: F1×F1:(Aa,Bb)×(Aa,Bb)

F2:aaB-:18,75%F2:aabb=25%18,75%=6,25%

Phân li độc lập hoặc di truyền liên kết

Do đó:

+ F1×F1:AaBb×AaBb

Hoặc

F1×F1:ABab(f=0)xAbaB(f=0,25)

Hoặc

F1×F1:ABab(f=0,5) hoac AbaB(f=0,5×ABab(f=0,5) hoac AbaB(f=0,5)

SĐL:

F1×F1:AaBb×AaBb

F2:AaBb=12=2×12=14=25% (1)

Hoặc

F1×F1:ABab(f=0)×AbaB(f=0,25)

F2:ABab=2×ABAB=2×12×0,125=12,5% (2)

Hoặc

F1×F1:ABab(f=0,5) hoac AbaB(f=0,5)×ABab(f=0,5) hoac AbaB(f=0,5)

F2:ABab+AbaB=25% (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra đáp án C.


Câu 37:

Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?

(1) Tế bào sinh dưỡng ở kỳ giữa của nguyên phân có 12 nhiễm sắc thể kép.

(2) Loài này có thể tạo ra tối đa 12 dạng đột biến 2n – 1.

(3) Thể đột biến một nhiễm kép của loài này có 23 nhiễm sắc thể.

(4) Tế bào giao tử bình thường do loài này tạo ra có 12 nhiễm sắc thế.

Xem đáp án

Chọn đáp án B

12 nhóm gen liên kết n=12

* Phân tích các nhận xét:

(1) Sai. Tế bào sinh dưỡng ở kỳ giữa của nguyên phân có 12 nhiễm sắc thể kép.

Ta có:n=122n=24 Kì giữa giảm phân: 2n kép = 24 NST kép

(2) Đúng. Loài này có thể tạo ra tối đa 12 dạng đột biến 2n – 1.

2n=2412 cặp NST  = 12 dạng đột biến 2n – 1.

(3) Sai. Thể đột biến một nhiễm kép của loài này có 23 nhiễm sắc thể.

2n=242n11=22

(4) Đúng, tế bào giao tử bình thường do loài này tạo ra có 12 nhiễm sắc thể.

n = 12

Vậy các nhận xét đúng: (2), (4).

Các gen nằm cùng trên một nhiễm sắc thế tạo thành nhóm gen liên kết, số nhóm gen liên kết bằng bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài.


Câu 38:

một loài đậu, tiến hành phép lai giữa hai thứ đậu hoa trắng với nhau, ở thế hệ thu được toàn cây có hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Chọn ngẫu nhiên hai cây hoa trắng ở F2 cho giao phấn với nhau, thu được thế hệ F3. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của kiểu gen không phụ thuộc vào môi trường. Tính theo lý thuyết, cây hoa đỏ ở thế hệ F3 chiếm tỉ lệ:
Xem đáp án

Chọn đáp án B

F2 thu được 9 cây hoa đỏ: 7 cây hoa trắng

Tương tác bổ sung và F1 có kiểu gen AaBb

Quy ước:

A-B-: đỏ

A-bbaaB-aabb: trắng

SĐL: F1 tự thụ phấn: AaBb×AaBb

F2:

1AABB

2AaBB

2AABb

4AaBb

1Aabb

2Aabb

1aaBB

2aaBb

1aabb

9A-B-

3A-bb

3aaB-

1aabb

9 đỏ

7 trắng

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong tổng số cây hoa trắng F2:

+ Cây có kiểu gen AAbb chiếm tỉ lệ 17 , giảm phân tạo 17 Ab

+ Cây có kiểu gen Aabb chiếm tỉ lệ 27 , giảm phân tạo 17 Ab: 17ab

+ Cây có kiểu gen aaBB chiếm tỉ lệ 17 , giảm phân tạo 17 aB

+ Cây có kiểu gen aaBb chiếm tỉ lệ 27 , giảm phân tạo 17 aB: 17ab

+ Cây có kiểu gen aabb chiếm tỉ lệ 17 , giảm phân tạo 17 ab

Trắng F2 giảm phân tạo: 17+17Ab:17+17aB:17+17.17+17ab=27Ab:27aB:37ab

Yêu cầu bài toán: Trắng (F2) x Trắng (F2) → Đỏ (F3)?

SĐL:

Trắng (F2)                           Trắng (F2)

GF2:27Ab:27aB:37ab           27Ab:27aB:37ab

F3:A-B-=27Ab×27aB+27aB×27Ab=849


Câu 39:

Quần thể A có 400 cá thể và có cấu trúc di truyền là 0,2AA : 0,4Aa : 0,4A; quần thể B có 600 cá thể và có cấu trúc di truyền là: 0,5AA : 0,3Aa : 0,2Aa. Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể M được tạo thành do sự sát nhập của quần thể A và quần thể B.
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Khi quần thể A sát nhập vào quần thể B thì quần thể M sẽ có tần số kiểu gen AA là:

400400+600.0,2(A)+600400+600.0,5(B)=0,38

Tần số kiểu gen Aa là: 400400+600.0,4(A)+600400+600.0,3(B)=0,34

Tần số kiểu gen aa là: 10,380,34=0,28

Vậy cấu trúc di truyền của quần thể M là: 0,38AA : 0, 32Aa : 0,28aa.


Câu 40:

người, gen quy định dạng tóc nằm trên NST thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng; Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau:

Ở người, gen quy định dạng (ảnh 1)

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III. 10 – III. 11 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng không mang alen lặn về hai gen trên là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Khi gặp phả hệ về 2 tính trạng di truyền độc lập.

Bước 1: Dựa vào phả hệ để xác định quy luật di truyền của từng tính trạng bệnh.

Bước 2: Tiến hành các phép tính theo yếu cầu của bài toán.

Khi phả hệ có nhiều bệnh phân li độc lập thì tiến hành tính xác suất từng bệnh, sau đó nhân lại.

- Khi hai bệnh di truyền phân li độc lập với nhau thì xác suất sinh con bị cả hai bệnh = xác suất sinh con in bệnh 1 x xác suất sinh con bị bệnh 2.

- Khi bài toán yêu cầu tính xác suất sinh con bị 1 bệnh trong số 2 bệnh thì có 2 trường hợp:

+ Trường hợp 1: Bị bệnh thứ nhất mà không bị bệnh thứ hai.

+ Trường hợp 2: Bị bệnh thứ hai mà không bị bệnh thứ nhất.

Xét về hình dạng tóc:

Do 2 người nam III9 (phía người chồng) và III12 (phía người vợ) đều tóc thẳng → KG: aA.

Nên cặp vợ chồng III10 – III11 có KG: 13AA  và 23Aa

Sự kết hợp của các cặp gen này ta được 49AA  (không mang gen lặn)

Xét bệnh mù màu đỏ - xanh lục:

KG của người chồng XBY ; KG của người vợ 12XBXB:12XBXb  (do người mẹ II7 mang gen lặn)

Sự kết hợp các KG này ta được 38XBXB:38XBY=68  (Kiểu gen không mang alen lặn)

Xác suất để cặp vợ chồng sinh con đầu lòng không mang alen lặn về 2 tính trạng trên là: 49×68=13


Bắt đầu thi ngay