Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO

Bộ 25 đề thi ôn luyện THPT Quốc gia môn Sinh học có lời giải năm 2022 (Đề 12)

  • 3696 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nhiệt độ tối ưu nhất cho quá trình quang hợp là:
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Nhiệt độ tối ưu nhất cho quá trình quang hợp là 25°C35°C


Câu 2:

Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp như thế nào?
Xem đáp án
Chọn đáp án C

Câu 3:

Quan sát hình ảnh và cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng?

Quan sát hình ảnh và cho (ảnh 1)

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Đột biến mất một cặp nuclêôtit T-A ở bộ ba mã hóa thứ ba của gen nên bộ ba thứ ba trên phân tử mARN bị đôi thành UUG tương ứng với axitamin mới là Leu do đó khung đọc mã bị dịch chuyển.


Câu 5:

Hình vẽ sau mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến:
Hình vẽ sau mô tả cơ chế (ảnh 1)
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Hình vẽ mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.


Câu 7:

Sự không phân ly NST giới tính của ruồi giấm đực xảy ra trong giảm phân 2 ở 1 tế bào sinh tinh sẽ tạo ra các loại tinh trùng:
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Vì tế bào của ruồi giấm đực mang cặp XY khi giảm phân 1 bình thường sẽ cho 2 tế bào là XX và YY

Do 1 trong 2 tế bào này bị rối loạn giảm phân 2 nên:

+ XX bị rối loạn sẽ cho giao tử XX và 0, tê bào còn lại YY giảm phân bình thường cho 2 giao tử Y

+ YY bị rối loạn giảm phân sẽ cho giao tử YY, 0. Còn lại giao tử XX sẽ cho 2 giao tử X.

Ở NST thường (Aa) hay NST giới tính (XY):

+ Nếu không phân li ở giảm phân I, giảm phân II xảy ra bình thường sẽ cho Aa và 0 tương tự XY và 0 (giao tử cho ra xem giống như thể dị hợp)

+ Nếu giảm phân I xảy ra bình thường, giảm phân II không phân li cả hai tế bào sẽ cho AA, aa và 0 (giao tử cho ra xem giống như thể đồng hợp)


Câu 8:

Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật luỡng bội bình thuờng, người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây. Cho biết quá trình phân bào không xảy ra đột biến.

Hình này duới mô tả:

Theo dõi quá trình phân bào (ảnh 1)

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Hình này mô tả kì đầu của giảm phân I hoặc kì đầu giảm phân II hoặc kì đầu nguyên phân.


Câu 9:

tằm, nguời ta tiến hành phép lai AbaBDd×ABabDd . Biết tần số hoán vị là 10%. Tỉ lệ tằm  là bao nhiêu?
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ở tơ tằm hoán vị chỉ xảy ra ở con đực

Xét cặp Dd x Dd

14DD:12Dd:14dd

Xét cặp …ABab× AbaB

Gp: AB = ab = 0,45                                         Ab = aB = 0,5

Ab = Ab = 0,05

F1: Tỉ lệ Abab=0,5×0,45=0,225

Tỉ lệ AbabDd=0,225.12=0,1125


Câu 10:

Bảy tế bào sinh giao tử có kiểu gen AaBbDd thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Tính theo lý thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra từ quá trình trên là
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Khi giả thiết không nêu rõ tế bào tham gia giảm phân là tế bào sinh tinh hay tế bào sinh trứng mà chỉ gọi chung là tế bào sinh giao tử thì ta tính số loại giao tử tối đa được hình thành giống như cách tính trong trường hợp tế bào sinh tinh giảm phân.

Ta có:

m=0,n=3,k=7

2n2=232

2n2<kSố loại giao tử: 2.222=8


Câu 11:

Một quần thể ở thế hệ F1 có cấu trúc di truyền 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Khi cho tự phối bắt buộc, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là:
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ở thế hệ F3, tần số kiểu gen Aa0,48.123=0,06


Câu 13:

Theo Đác-Uyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là:
Xem đáp án

Chọn đáp án C

- Theo Đác-Uyn, đối tượng của CLTN là cá thể sinh vật, CLTN tác động cơ thể sinh vật nhằm chọn lọc ra các cá thể có khả năng thích nghi với môi trường. Kết quả là hình thành nên loài mới mang các đặc điểm thích nghi với môi trường.

- Theo quan điểm hiện đại, đối tượng của CLTN là quần thể sinh vật Sự chọn lọc quần thể sinh vật thích nghi với môi trường. Kết quả là hình thành nên loài mới có sự phân hóa vê khả năng sinh sản.


Câu 14:

Sự kiện nổi bật nhất trong Đại cổ sinh là:
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Đặc điểm nổi bật ở Đại cổ sinh là sự di chuyển của sự vật từ dưới nước lên trên cạn.


Câu 17:

Khi nói về trao đổi nước của cây, phát biểu nào sau đây đúng?
Xem đáp án

Chọn đáp án B

A sai. Vì nước chủ yếu thoát qua khí khổng. Khí khổng chủ yếu ở mặt dưới của lá, do đó nước chủ yêu thoát qua mặt dưới của lá.

C sai. Vì mạch gỗ được cấu tạo từ tế bào chết còn mạch rây được cấu tạo từ tế bào sống.

D sai. Vì mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ chứ không vận chuyển các chất từ rễ lên lá.


Câu 18:

Động vật có phổi không hô hấp được dưới nước vì:
Xem đáp án

Chọn đáp án A


Câu 19:

Hiện tượng chuyển đoạn không tương hỗ là do:
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Hiện tượng chuyển đoạn không tương hỗ là do một đoạn của nhiễm sắc thể này bị đứt ra gắn vào nhiễm sắc thể khác không tương đồng.


Câu 20:

một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số III như sau:

Nòi 1: ABCDEFGHI;                                                   Nòi 2: HEFBAGCDI;

Nòi 3: ABFEDCGHI;                                                   Nòi 4: ABFEHGCDI.

Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

- So sánh nòi 1 và nòi 2

Nòi 1: ABCDEFGHI

Nòi 2:HEFBAGCDI

Đột biến đảo đoạn không thể biến ABCDEFGH của nòi 1 thành HEFBAGCD của nòi 2

Nòi 1 không thể phát sinh thành nòi 2 bằng đột biến đảo đoạn

– So sánh nòi 1 và nòi 3

Nòi 1: ABCDEFGHI

Nòi 3: ABFEDCGHI

Đột biến đảo đoạn biến CDEF của nòi 1 thành FEDC của nòi 3

Nòi 1 Nòi 3

– So sánh nòi 3 và nòi 2

Nòi 3: ABFEDCGHI

Nòi 2: HEFBAGCDI

Đột biến đảo đoạn không thể biến ABFEDCGH của nòi 3 thành HEFB AGCD của nòi 2

Nòi 3 không thể phát sinh thành nòi 2 bằng đột biến đảo đoạn

– So sánh nòi 3 và nòi 4

Nòi 3: ABFEDCGHI

Nòi 4: ABFEHGCDI

Đột biến đảo đoạn biến DCGH của nòi 3 thành HGCD của nòi 4

Nòi 3 Nòi 4

Vậy trình tự phát sinh các nòi là 1342


Câu 21:

Trong giảm phân ở mẹ, lần phân bào 1, cặp NST giới tính phân li bình thường. Ở giảm phân II có 50% tế bào không phân li ở cặp XX. Biết giảm phân ở bố bình thường, không có đột biến xảy ra. Khả năng sinh con bị tớcnơ là:
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Vì ở giảm phân 1 bình thường nên mẹ sẽ cho 2 loại tế bào là XX với tỉ lệ bằng nhau

Ở giảm phân 2, có 50% số tế bào bị rối loạn sẽ cho 25% giao tử XX, 25% giao tử O, còn lại là cho 50% giao tử X.

Tỉ lệ giao tử O là 14 ; Tỉ lệ giao tử X từ bố là 12

Xác suất sinh con Tớcnơ XO là 18


Câu 22:

Trường hợp nào dưới đây là cơ quan tương tự?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự.

- Gai cây hoàng liên do lá biến đổi thành còn gai cây hoa hồng lại được tạo thành do sự phát triển của biểu bì thân  gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng khác nhau về nguồn gốc nhưng có hình thái tương tự nhau.


Câu 24:

hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật nổi. Trong đó sinh khối của quần thể giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thế thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn, nguyên nhân là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Đây là một ví dụ của hình tháp sinh khối ngược. Nhờ tốc độ sinh sản nhanh của thực vật phù du và chu kì sống ngắn mà vẫn đảm bảo lượng thức ăn cho giáp xác.


Câu 25:

Từ sơ đồ kiểu nhân sau. Hãy cho biết bệnh nhân này mắc bệnh di truyền nào sau đây?

Từ sơ đồ kiểu nhân sau. Hãy (ảnh 1)

Kiểu nhân người bình thường        Kiểu nhân người bệnh

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Kiểu nhân người bình thường có cặp NST giới tính XX, kiểu nhân người bệnh có 3 NST giới tính X; các cặp NST còn lại đều bình thường.

Người bệnh mắc hội chứng Siêu nữ.


Câu 26:

Sự tổ hợp giữa 2 giao tử đột biến (n-1-1) và (n-1) trong thụ tinh sẽ sinh ra hợp tử có bộ nhiễm sắc thể là:
Xem đáp án

Chọn đáp án B

- Sự tổ hợp giữa 2 giao tử đột biến (n-1-1) và (n-1) trong thụ tinh sẽ sinh ra hợp tử có bộ nhiễm sắc thể là: 2n-2-l hoặc 2n-l-l-l.

Giải thích:

+ Sự tổ hợp giữa 2 giao tử đột biến (n-1-1) và (n-1) trong thụ tinh sẽ sinh ra hợp tử có bộ nhiễm sắc thể là: 2n-2-l trong trường hợp chiếc NST bị mất ở giao tử (n-1) cùng loại với một trong hai chiếc bị mất ở giao tử (n-1-1)

+ Sự tổ hợp giữa 2 giao tử đột biến (n-1-1) và (n-1) trong thụ tinh sẽ sinh ra hợp tử có bộ nhiễm sắc thể là: 2n-1-1-1 trong trường họp chiếc NST bị mất ở giao tử (n-1) khác loại với hai chiếc bị mất ở giao tử (n-1-1)


Câu 27:

ruồi giấm: A - mắt đỏ trội hoàn toàn so với a-mắt trắng. Cho các cá thể ruồi giấm đực và cái có 5 kiểu gen khác nhau giao phối tự do (số lượng cá thể ở mỗi kiểu gen là như nhau). Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con lai là
Xem đáp án

Chọn đáp án C

1 gen có 2 alen tạo ra 5 kiểu gen nên gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X

Do các cá thể ruồi giấm giao phối tự do nên:

P:13XAXA:13XAXa:13XaXa×12XAY:12XaY

GP:12XA:12Xa×14XA:14Xa:12Y

Tỉ lệ phân li kiểu hình là 5 đỏ : 3 trắng


Câu 28:

Màu thân của 1 loài động vật có 1 cặp gen quy định trong đó A quy định thân đen, a quy định thân xám. Khi cho giao phối 2 dòng cùng loài thân màu đen với thân màu xám được F1. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ:

- Ở giới đực: 3 đen: 1 xám               - Ở giới cái: 1 đen : 3 xám

Từ kết quả trên kết luận

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ở giới đực: đen : xám = 3 : 1  đen là trội so với xám

Ở giới cái: đen : xám = 1 : 3  xám lại trội so với đen

Như vậy đen là trội ở đực, lặn ở cái và ngược lại. Hay sự biểu hiện trội lặn phụ thuộc vào giới tính.


Câu 30:

Cho các thông tin ở bảng dưới đây:

Bậc dinh dưỡng

Năng suất sinh học

Cấp 1

2,2.106 calo 

Cấp 2

1,1.104 calo

Cấp 3

1,25.103 calo

Cấp 4

0,5.102 calo

Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 so với bậc dinh dưỡng cấp 1 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 so với bậc dinh dưỡng cấp 3 lần lượt là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

- Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh duỡng cấp 2 so với bậc dinh duỡng cấp 1 =1,1.1042,2.106×100=0,5%

- Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh duỡng cấp 4 so với bậc dinh duỡng cấp 3 =0,5.1021,25.103×100=4%

Công thức tính hiệu suất sinh thái: eff=Ci+1Ci×100

eff: là hiệu suất sinh thái (%)

Ci: bậc sinh dưỡng thứ i

Ci+1: bậc dinh dưỡng thứ i+1, sau bậc Ci


Câu 31:

Sự gia tăng CO2 trong khí quyển dẫn đến là tăng nhiệt độ toàn cầu là do:
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Sự gia tăng CO2 trong khí quyển dẫn đến sự tăng nhiệt độ toàn cầu là do:

CO2 ngăn cản bức xạ nhiệt từ mặt đất trở lại vũ trụ (hiệu ứng nhà kính)


Câu 32:

Giả sử lưới thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả như sau:

Giả sử lưới thức ăn trong (ảnh 1)

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về lưới thức ăn này?

I. Gà chỉ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

II. Hổ tham gia vào ít chuỗi thức ăn nhất.

III. Thỏ, dê, cáo đều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.

IV. Cáo có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.

Xem đáp án

Chọn đáp án A

- Sai vì gà có thể vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 trong chuỗi thứ ăn “C  Gà  Cáo  H” và bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn “C  Sâu  Gà  Cáo  H

- II sai vì dê và sâu mới tham gia vào ít chuỗi thức ăn nhất.

- III sai vì thỏ và dê thuộc bậc sinh dưỡng cấp 2.

- IV đúng vì cáo có thể vừa thuộc bậc dinh dưỡCỏ  Sâu Cáo  ng cấp 3 trong chuỗi thức ăn “C  Gà  Cáo  H” và bậc dinh dưỡng cấp 4 trong chuỗi thức ăn “C  Sâu  Gà Cáo  H

Vậy chỉ có 1 phát biểu đúng.


Câu 34:

Trên một mạch khuôn của phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit các loại như sau: A = 60, G = 120, X = 80, T = 30. Phân tử ADN này thực hiện quá trình nhân đôi 3 đợt liên tiếp. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Kết thúc quá trình nhân đôi, môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit loại A = T = 720.

(2) Kết thúc quá trình nhân đôi, môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit loại G = X = 1600.

(3) Kết thúc quá trình nhân đôi, tổng số nuclêôtit của tất cả các phân tử ADN con là 4640.

(4) Các phân tử ADN con được tạo ra gồm 2 mạch được cấu tạo bởi nguyên liệu của môi trường nội bào là 6 phân tử.

(5) Tổng số nuclêôtit tự do cần cung cấp cho 3 đợt nhân đôi của phân tử ADN trên là 4060.

(6) Tổng số liên kết hiđrô có chứa trong 1 phân tử ADN con là 670.

(7) Tổng số liên kết phôtphođieste có chứa trên một mạch khuôn của phân tử ADN ban đầu là 290.

Xem đáp án

Chọn đáp án A

(1) Kết thúc quá trình nhân đôi, môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit loại A = T = 720.

Ta có: Acc=Tcc=A2k1

Mà: k = số lần nhân đôi của ADN = 3.

 A=T=A1+T1=60+30=90

 Acc=Tcc=A2k1=902k1=90×7=630

(1)không đúng.

(2) Kết thúc quá trình nhân đôi, môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit loại G = X = 1600.

Ta có: Gcc=Xcc=G2k1

Mà: k = số lần nhân đôi của ADN = 3.

 G=X=G1+X1=120+80=200

Gcc=Xcc=G2k1=120×7=8402không đúng.

(3) Kết thúc quá trình nhân đôi, tổng số nuclêôtit của tất cả các phân tử AND con là 4640.

Ta có: Một phân tử AND nhân đôi k lần tạo 2k phân tử ADN con.

Số phân tử AND con được tạo thành sau 3 lần nhân đôi là: 2k=23=8

Ta có: Tổng số nuclêôtit có chứa trong phân tử AND mẹ ban đầu là: N=(A1+T1+G1+X1).2=580

Mà mỗi phân tử AND con tạo ra có số nuclêootit bằng nhau và bằng số nuclêootit trong phân tử AND mẹ ban đầu.

Tổng số nuclêôtit của tất cả các phân tử ADN con: N×2k=580×8=46403  đúng.

(4) Các phân tử ADN con được tạo ra gồm 2 mạch được cấu tạo bởi nguyên liệu của môi trường nội bào là 6 phân tử.

Ta có: Số phân tử ADN con có chứa một mạch khuôn của phân tử ADN ban đầu là: 2

Các phân tử ADN con được tạo ra gồm 2 mạch được cấu tạo bởi nguyên liệu của môi trường nội bào là: 2k2=6  (4) đúng.

(5) Tổng số nuclêôtit tự do cần cung cấp cho 3 đợt nhân đôi của đoạn ADN trên là 4060. Ncc=N2k1=4640580=40605 đúng.

(6) Tổng số liên kêt hiđrô có chứa trong 1 phân tử ADN con là 670.

Ta có: Số liên kết có trong phân tử ADN mẹ ban đầu là:

H=2A+3G=2A1+T1+3G1+X1=780

Tổng số liên kết hiđro có chứa trong 1 phân tử ADN con là 780  (6) không đúng.

(7) Tổng số liên kết phôtphođieste có chứa trên một mạch khuôn của phân tử ADN ban đầu là 290.

Ta có: Tổng số nuclêôtit trên một mạch khuôn của phân tử ADN mẹ là: A1+T1+G1+X1=290=N2

Tổng số liên kết phôtphođieste có chứa trên một mạch khuôn của phân tử ADN ban đầu là N21=289

 (7) không đúng.

Vậy các kết luận đúng là: (3), (4), (5).


Câu 35:

Nếu một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn thì có bao nhiêu trường hợp dưới đây mà kiểu gen của bố mẹ cho ngay đời con phân li theo tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1:1:1:1:1?

1. aaBbDd x aaBbdd                                                      2. AabbDd x Aabbdd

3. AabbDd x aaBbdd                                                     4. AaBbDd x aabbdd

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Tỉ lệkiểu hình 1:1:1:1:1:1:1:1 = (1:1) (1:1) (1:1)  (Aa x aa) (Bb x bb) (Dd x dd)  đây là tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai phân tích

1. AaBbDd x aaBbdd  loại

2. AabbDd x Aabbđ  loại

3. AabbDd x aaBbdd  nhận

4. AaBbDd x aabbdd  nhận

Ab tổ hợp đúng là: 3,4

Nếu thấy kết quả phép lai toàn số 1, ta suy ra các cặp gen đem lai phân tích (tức là đem lai với kiểu gen đồng hợp lặn)


Câu 37:

Khi phân tích vật chất di truyền của 4 chủng vi sinh vật gây bệnh người ta thu được tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau:

Chủng gây bệnh

Loại nuclêôtit (%)

A

T

U

G

X

Số 1

20

10

0

35

35

Số 2

20

0

20

30

30

Số 3

34

0

22

22

22

Số 4

35

35

0

15

15

 

Trong các kết luận dưới đây, có bao nhiêu kết luận không đúng khi nói về dạng vật chất di truyền của các chủng vi sinh vật trên?

(1) Vật chất di truyền của chủng 1 là ADN mạch đơn.

(2) Vật chất di truyền của chủng 2 là ARN mạch đơn hoặc mạch kép.

(3) Vật chất di truyền của chủng 3 là ARN mạch kép.

(4) Vật chất di truyền của chủng 4 là ADN mạch đơn hoặc mạch kép.

Xem đáp án

Chọn đáp án A

* Cách xác định vật chất di truyền là ADN hay ARN

+ ADN được cấu tạo bởi các đơn phân sau: A, T, G, X

+ ARN được cấu tạo bởi các đơn phân sau: A, U, G, X

Như vậy: Vật loại chất di truyền nào có thành phần đơn phân T là ADN, loại vật chất di truyền nào có thành phần đon phân U là ARN

* Cách xác định loại vật chất di truyền là đơn hay kép

- Đối với ADN:

+ Nếu: AT,G=X  hoặc A=T,GX  hoặc AT,GX  AND mạch đơn.

+ Nếu: A=T,G=XADN  mạch đơn hoặc kép nhưng khả năng kép cao hơn đơn.

– Đối với ARN:

+ Nếu: AU,G=X  hoặc A=U,GX  hoặc AU,GXARN  mạch đơn.

+ Nếu: A=U,G=XARN  mạch đơn hoặc kép nhưng khả năng kép cao hơn đơn.

* Phân tích các kết luận:

(1) Vật chất di truyền của chủng 1 là AND mạch đơn.

Ta có: AT(1)  đúng.

(2) Vật chất di truyền của chủng 2 là ARN mạch đơn hoặc mạch kép.

Ta có: A=U=20,G=X=30(2)  đúng.

(3) Vật chất di truyền của chủng 3 là ARN mạch kép.

Ta có: AU Vật chất di truyền của chủng 3 là ARN mạch đơn (3)  không đúng.

(4) Vật chất di truyền của chủng 4 là AND mạch đơn hoặc mạch kép.

Ta có: A=T,G=X4  đúng.

Vậy kết luận (3) không đúng.


Câu 38:

Xét thí nghiệm sau ở hoa Liên hình: Trong điều kiện 35oC cho lai 2 cây hoa trắng với nhau thu được 50 hạt. Gieo các hạt này trong môi trường 20oC thì mọc lên 25 cây hoa đỏ, 25 cây hoa trắng, cho những cây này giao phấn tự do thu được 2000 hạt. Khi đem số hạt đó gieo trong điều kiện 20oC thu được 875 cây hoa đỏ, 1125 cây hoa trắng. Có bao nhiêu trong số những kết luận sau có thể được rút ra từ thí nghiệm trên?

1. Tính trạng màu sắc hoa ở hoa Liên hình được di truyền theo quy luật phân li.

2. Sự thay đổi nhiệt độ đã dẫn tới sự phát sinh đột biến gen.

3. Sự biểu hiện kiểu hình của tính trạng màu sắc hoa ở hoa Liên hình chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.

4. Tính trạng màu sắc hoa của hoa Liên hình là do hai cặp gen không alen tương tác theo kiểu bổ trợ.

5. Gen quy định tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gen quy định tính trạng hoa trắng.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Ở nhiệt độ 35°C  ta có P: Trắng x trắng.

Các hạt được tạo ra được xem như b thế hệ F1.

20°C :

F1: 1 đỏ : 1 trắng.

F1 x F1 ta thu được F2 là 7 đỏ : 9 trắng.

Như vậy, sự biểu hiện màu hoa chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.

: 35°CAA, Aa, aa hoa trắng, ở 20°C : AA, Aa: hoa đỏ, aa: hoa trắng.

Ta có sơ đồ lai như sau:

P: Aa x aa  F1: 1Aa : 1aa (ở 20°C : 1 đỏ : 1 trắng)

F1 x F2 ta thu được F2: 7 đỏ : 9 trắng (7 A- : 9aa)

Để có được tỉ lệ 9 : 7 này các e phải chia ra các trường hợp:

Phép lai 1:

F1: bố Aa x mẹ aa

F2: 1Aa: 1aa TLKH:12  hoa đỏ :12 hoa trắng

Phép lai 2:

F1: mẹ Aa x bố aa

F2: 12 hoa đỏ: 12 hoa trắng

Phép lai 3:

F1: aa x aa

F2: TLKH: 100% hoa trắng = 1

Tổng quần thể:  94hoa trắng : 74 hoa đỏ

 9 trắng : 7 đỏ.

Vậy các ý 1, 3, 5 đúng


Câu 39:

Một quần thể có tần số kiểu gen ban đầu là: 0,4AA : 0,1 aa : 0,5AA. Biết rằng các cá thể dị hợp tử chỉ có khả năng sinh sản bằng 1/2 so với các cá thể đồng hợp tử. Các cá thể AA và aa có khả năng sinh sản như nhau, sau 1 thế hệ tự thụ phấn, ẩn số cá thể có kiểu gen dị hợp tử là:
Xem đáp án

Chọn đáp án A

P: 0,4AA : 0,5Aa : 0,1aa

Do cá thể dị hợp có khả năng sinh sản bằng ½ so với các cá thể đồng hợp

Aa sẽ sinh ra: AA=0,2514=116=aa

F1 có: Aa=0,25.12=18

AA=0,4+116=0,4625,aa=0,1625

Tổng = 0,75

Tỉ lệ kiểu gen ở F1 là 0,46250,75AA+0,1250,75Aa+0,16250,75a=1

3760AA+1060Aa+1360=1

 

 


Câu 40:

Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.

Cho sơ đồ phả hệ mô tả (ảnh 1)

Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ.

Có bao nhiêu phát biểu duới đây là đúng về phả hệ trên?

(1) Gen gây bệnh là gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thuờng quy định.

(2) Có 5 người trong phả hệ trên chưa xác định được chính xác kiểu gen.

(3) Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III (15x16) trong phả hệ này sinh ra đứa con trai bình thường về bệnh trên là 13

(4) Cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II đều có kiểu gen dị hợp

Xem đáp án

Chọn đáp án D

(8) (9) bình thường mà sinh con gái (14) bệnh  bệnh là do gen lặn nằm trên NST thường quy định  (1) đúng.

Quy ước:

A: bình thường >> a: bệnh

Xác định kiểu gen trong phả hệ:

Nhìn vào phả hệ ta thấy có 5 người chưa xác định được chính xác kiểu gen là: (7), (10), (11), (13), (15)  (2) đúng.

– (8) x (9): Aa x Aa  1AA : 2Aa : 1aa  (15) có kiểu gen là: (1/3AA : 2/3Aa) hay (15) cho giao tử với tỉ lệ là (2/3A : 1/3a)

(15) x (16): (2/3A : 1/3a) x aa  2/3Aa : 1/3aa

Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con trai bình thường về bệnh trên là 2/3.1/2 = 1/3 (3) đúng.

– (4) đúng, (8) và (9) đều có kiểu gen là Aa.

Vậy có 4 phát biểu đúng.


Bắt đầu thi ngay