Chủ nhật, 12/01/2025
IMG-LOGO

Bộ 30 đề thi học kì 1 Hóa 9 có đáp án_ đề 19

  • 3635 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trình bày tính chất hóa học của oxit bazơ? Viết phương trình hóa học minh họa?
Xem đáp án

Tính chất hóa học của oxit bazo là:

a) Tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazo  

Na2O + H2O → 2NaOH                                   

b) Tác dụng với axit tạo thành muối và nước      

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O                                 

c) Tác dụng với oxit axit tạo thành muối               

BaO + CO2 → BaCO3↓                                         

Câu 2:

Viết phương trình hóa học cho những chuyển đổi hóa học sau: (Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)

Fe1FeCl22Fe(OH)23FeO4Fe

Xem đáp án

Dựa vào nội dung kiến thức về kim loại sắt và hợp chất của sắt được học trong SGK hóa 9 – trang 59

Hoàn thành sơ đồ và cân bằng đúng phương trình.

Giải chi tiết:

(1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2                                 

(2) FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl              

(3) Fe(OH)  FeO + H2O                 

(4) FeO + H  Fe + H2O                               

Câu 3:

Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 3 lọ mất nhãn sau: dung dịch KOH, dung dịch HCl, H2O.

Xem đáp án

Lấy mỗi chất 1 ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng: 

- Cho lần lượt vào mỗi chất 1 mẩu giấy quỳ tím                                                         + Mẩu quỳ tím chuyển sang màu xanh là KOH                                                    

+ Mẩu quỳ tím chuyển sang màu đỏ là HCl                                                          

+ Mầu quỳ tím không đổi màu là H2O                                                                          

Câu 4:

Nếu đổ 3 chất trên vào nhau hãy viết phương trình hóa học xảy ra?

Xem đáp án

đổ 3 chất trên vào nhau chỉ có KOH phản ứng với HCl

PTHH: KOH + HCl → KCl + H2O


Câu 5:

Cho một lượng kim loại kẽm vào 500 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong, thu được 6,72 lít khí ở (đktc)

a. Viết phương trình hóa học xảy ra?

b. Tính khối lượng kẽm tham gia phản ứng?

c. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng?

d. Với lượng khí ở trên có thể khử được bao nhiêu gam sắt (III) oxit?
Xem đáp án

        nH2(dktc)=VH222,4=6,7222,4=0,3(mol)  

a.     PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑                   

Theo PTHH: 1     : 2       :     1        :  1   (mol)

Theo đề bài: 0,3   :0,6     :    0,3      :  0,3 (mol)             

b. Khối lượng của Zn tham gia phản ứng là: mZn = nZn×MZn = 0,3×65=19,7 (g)             

c. 500 (ml) = 0,5 (l)                                        

Nồng độ mol HCl đã dùng là: CM HCl = nHCl : VHCl = 0,6 : 0,5 = 1,2 (M) 

d. nH2 = 0,3 (mol)                                                                                                        

PTHH:         3H2 + Fe2O  2Fe + 3H2O                                            

Theo PTHH: 3     :  1                                        (mol)

Theo ĐB:      0,3  : 0,1                                      (mol)

=> Khối lượng của Fe2O3 có thể bị khử là: mFe2O3 = nFe2O3×MFe2O3 = 0,1×160 = 16 (g) 


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương