Bộ 30 đề thi học kì 1 Hóa 9 có đáp án_ đề 14
-
3497 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Oxit nào sau đây là oxit axit?
: Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm sự phân loại oxit
Giải chi tiết:
NO là oxit trung tính
MgO là oxit bazo
Al2O3 là oxit trung tính
SO2 là oxit axit
Câu 2:
Chất không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa học không có phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.
Giải chi tiết:
Ag là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa nên không phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng
Câu 3:
Đáp án C
Công thức hóa học của sắt(III) hidroxit là Fe(OH)3
Câu 4:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Chất không có phản ứng với CaO sẽ được làm khô bởi CaO
Giải chi tiết:
CaO dùng để làm khô H2 vì CaO không có phản ứng với H2 nên làm khô được
Câu 5:
Cho các phát biểu sau:
(a) Nhỏ dung dịch HCl vào CaCO3 có bọt khí thoát ra.
(b) Nhỏ dung dịch H2SO4 vào dung dịch Cu(NO3)2 có kết tủa tạo thành.
(c) Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch MgSO4 có kết tủa tạo thành.
(d) Trong công nghiệp NaOH được điều chế bằng phương pháp điện phân (có màng ngăn) dung dịch NaCl bão hòa.
(e) Dùng quỳ tím có thể phân biệt được ba dung dịch riêng biệt: NaOH, H2SO4, Na2SO4.
Số phát biểu đúng là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức tổng hợp được học, xét mỗi đáp án đúng hay sai
Giải chi tiết:
(a) Đúng, khí thoát ra là CO2. PTHH: 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2↑ + H2O
(b) Sai vì 2 chất không có phản ứng với nhau
(c) Đúng, kết tủa là Mg(OH)2. PTHH: 2NaOH + MgSO4 → Mg(OH)2↓ + Na2SO4
(d) Đúng, PTHH: 2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2↑ + Cl2↑
(e) Đúng, cho quỳ tím lần lượt vào 3 dung dịch. Qùy tím đổi xanh là NaOH, quỳ tím chuyển đỏ là H2SO4, quỳ tím không chuyển màu là Na2SO4.
→ có 4 phát biểu đúng
Câu 6:
Khí SO2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của SO2: tác dụng được với H2O; dd bazo; oxit bazo
Giải chi tiết:
A. Loại K2SO4
B. Thỏa mãn
PTHH: SO2 + 2NaOH → Na2SO3
SO2 + CaO → CaSO3
SO2 + H2O H2SO3
C. Loại BaSO4
D. Loại NaCl
Câu 7:
Chất nào dùng làm thuốc thử để phân biệt hai dung dịch axit clohidric và axit sunfuric?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Chọn thuốc thử đặc trưng để nhận ra gốc sunfat
Giải chi tiết:
Dùng BaCl2 để phân biệt dd HCl và dd H2SO4
Cho dd BaCl2 lần lượt vào 2 dung dịch trên
+ Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4, còn lại không có hiện tượng gì là HCl
PTHH: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
Câu 8:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức tính chất hóa học của muối
Giải chi tiết:
A. Loại Ag
B. Loại Cu
C. Thỏa mãn, các kim loại Na, K phản ứng với H2O có trong dd CuSO4 sinh ra dd bazo sau đó dd bazo phản ứng với dd muối
D. Loại Ag
Câu 9:
Để bảo quản kim loại Na trong phòng thí nghiệm, người ta thường ngâm Na trong chất nào dưới đây?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại Na để suy luận
Giải chi tiết:
Na phản ứng mãnh liệt với H2O ở điều kiện thường nên để bảo quản Na người ta phải ngâm trong dầu hỏa.
Câu 10:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Các kim loại kiềm và kiềm thổ (trừ Be và Mg)
Giải chi tiết:
A. Loại Fe
B. Thỏa mãn
PTHH: 2K + 2H2O → 2KOH + H2↑
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
C. Loại Cu
D. Loại Mg
Câu 11:
Trong đời sống, các vật dụng làm bằng nhôm tương đối bền là do:
Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của Al sgk hóa 9 - trang 55
Giải chi tiết:
Trong đời sống, các vật dụng làm bằng nhôm tương đối bền là do Al có lớp màng Al2O3 bảo vệ.
Câu 12:
Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng. Thể tích khí H2 (đơn vị thể tích lít) thu được ở đktc là:
Đáp án C
nFe = mFe : MFe = 5,6 : 56 = 0,1 (mol)
PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
0,1 → 0,1 (mol)
Theo PTHH: nH2 = 0,1 (mol) → VH2(đktc) = 0,1×22,4 = 2,24 (lít)
Câu 14:
Cho 3,1 gam natri oxit tác dụng với nước, thu được 1 lít dung dịch A.
a) Dung dịch A là dung dịch axit hay bazo? Tính nồng độ mol/lít của dung dịch A.
b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 9,6%, khối lượng riêng 1,14 g/ml cần dùng để trung hòa dung dịch A.
Biết: Fe (56), H(1), S(32), O(16), Na(23).
PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH
a) dd A thu được là NaOH → dd A là dd bazo
Theo PTHH: nNaOH = 2nNa2O = 2× 0,05 = 0,1 (mol)
Nồng độ mol/ lít của NaOH là:
b) PTHH: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
Theo PTHH:
→ mH2SO4 = nH2SO4×MH2SO4 = 0,05×98 = 4,9 (g)
Khối lượng dung dịch H2SO4 9,6% là:
Thể tích dung dịch H2SO4 cần dùng để trung hòa lượng NaOH trên là:
Câu 15:
CaO được sản xuất bằng lò nung vôi thủ công và lò nung vôi công nghiệp. Hàng năm thế giới sản xuất hàng trăm triệu tấn CaO (nước Anh có sản lượng 2 triệu tấn/năm, Mỹ: 20 triệu tấn/năm,...) Việc sử dụng CaO hàng năm trên thế giới được thống kê như sau: 45% dùng cho công nghiệp luyện kim (chủ yếu là gang và thép); 30% dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học; 10% dùng làm chất bảo vệ môi trường; 10% dùng trong ngành xây dựng; 5% dùng chế tạo vật liệu chịu lửa.
a) Dựa vào đoạn thông tin trên, nêu ứng dụng của CaO.
b) Trình bày ưu điểm lò nung vôi công nghiệp và nhược điểm của lò nung vôi thủ công. Tại sao không nên đặt lò nung vôi thủ công gần khu dân cư?
a) ứng dụng của CaO là:
+ 45% dùng cho công nghiệp luyện kim (chủ yếu là gang và thép)
+ 30% dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học
+ 10% dùng làm chất bảo vệ môi trường
+ 10% dùng trong ngành xây dựng
+ 5% dùng chế tạo vật liệu chịu lửa.
b)
+ Ưu điểm lò nung vôi công nghiệp là sản xuất liên tục và không gây ô nhiễm không khí. Sau một thời gian nhất định, người ta nạp nguyên liệu (đá vôi, than) vào lò; vôi sống được lấy ra qua cửa ở đáy lò; khí CO2 được thu qua cửa phía trên của lò và được dùng để sản xuất các muối cacbonat, nước đá khô.
+ Nhược điểm của lò nung vôi thủ công là dung tích nhỏ, không thu hồi được khí CO2, khi vôi chín phải đợi cho vôi nguội mới dỡ vôi ra. Sau đó lại lặp lại quá trình sản xuất như trước.
+ Không nên đặt lò nung vôi thủ công gần khu dân cư vì lò nung vôi thủ công tỏa nhiều nhiệt trong quá trình sản xuất vôi sẽ gây ra nguy hiểm như bỏng cho người và động vật xung quanh nếu không để ý. Hơn nữa lò nung vôi thủ công sinh ra 1 lượng CO2 sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của con người.