Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO

Bộ 30 đề thi vào 10 Chuyên Hóa năm 2022-2023 có lời giải chi tiết ( Đề 29)

  • 14030 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol, mỗi kí hiệu X, Y, Z, T, M, N là một chất vô cơ khác nhau, biết X và M có cùng phân tử khối:

(a) X toY + CO2                                 

(b) Y + H2O → Z

(c) Z + M → N + X + H2O                         

(d) Z + 2M → T + X + 2H2O

Tìm các chất thích hợp để hoàn thành các phương trình hoá học trên.

Xem đáp án

Chọn các chất phù hợp theo bảng sau:

X

Y

Z

T

M

N

CaCO3

CaO  

Ca(OH)2

K2CO3

KHCO3

KOH

 

Phương trình hóa học:

(a) CaCO3  to  CaO + CO2                   

(b) CaO + H2O → Ca(OH)2

(c) Ca(OH)2 + KHCO3 → KOH + CaCO3+ H2O

(d) Ca(OH)2 + 2KHCO3 → K2CO3 + CaCO3 + 2H2O


Câu 2:

Các chất hữu cơ mạch hở A, B, C, D đều có công thức phân tử dạng CnH2nOn

(MA < MB = MC < MD < 100). Biết:

- Chất A phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3.

- Chất B phản ứng được với dung dịch NaHCO3.

- Chất C phản ứng được với Na và tham gia phản ứng tráng bạc.

- Dung dịch chất D làm đổi màu quỳ tím thành đỏ, D phản ứng với Na dư thì số mol H2 thu được bằng số mol D tham gia phản ứng.

Xác định công thức cấu tạo của A, B, C, D.

Xem đáp án

Ta có MCnH2nOn = 30n < 100 n < 103  Vậy n = 1; 2; 3

Mà MA < MB = MC < MD < 100

nên MA = 30 , công thức phân tử của A là CH2O.

MB = MC = 30.2 = 60 (g/mol), công thức phân tử của B, C là C2H4O2

MD = 30.3 = 90 (g/mol) công thức phân tử của D là C3H6O3

Vì chất A phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3 nên A có nhóm –CHO.

Vậy công thức cấu tạo của A là HCHO

Vì chất B phản ứng được với dung dịch NaHCO3 nên B có nhóm –COOH.

Vậy công thức cấu tạo của B là CH3COOH.

Vì chất C phản ứng được với Na và tham gia phản ứng tráng bạc nên C có nhóm -OH và -CHO. Vậy công thức cấu tạo của C là

Vì dung dịch chất D làm đổi màu quỳ tím thành đỏ, D phản ứng với Na dư thì số mol H2 thu được bằng số mol D tham gia phản ứng nên D có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -OH. Vậy công thức của D là CH2OH-CH2-COOH hoặc CH3-CHOH-COOH.


Câu 3:

Nêu hiện tượng quan sát được và viết các phương trình hoá học khi thực hiện các thí nghiệm sau:

a) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch Al2(SO4)3.

Xem đáp án

a) Xuất hiện kết tủa trắng keo, kết tủa tăng dần đến cực đại rồi tan trở lại.

6NaOH + Al2(SO4)3 → 3Na2SO4 + 2Al(OH)3

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O


Câu 4:

b) Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.

Xem đáp án

b) Xuất hiện kết tủa trắng và sủi bọt khí không màu

2NaHSO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4↓ + Na2SO4 + 2CO2↑ + 2H2O


Câu 6:

d) Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch chứa hỗn hợp KHCO3 và K2CO3.

Xem đáp án

d) Sau một thời gian có khí thoát ra.

HCl + K2CO3 → KCl + KHCO3

HCl + KHCO3 → KCl + CO2↑ + H2O


Câu 7:

Trong y tế, cồn etanol 70o thường dùng để sát khuẩn ngoài da. Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn? Để pha chế 10 lít dung dịch cồn sát khuẩn 70o cần dùng V1 lít cồn 90o và V2 lít nước cất hoặc nước đun sôi để nguội. Tính giá trị V1, V2 (giả sử quá trình pha trộn không làm thay đổi tổng thể tích).

Xem đáp án

Cồn có khả năng sát khuẩn vì cồn có khả năng thẩm thấu cao nên có thể thấm sâu vào trong tế bào vi khuẩn, gây đông tụ protein làm cho vi khuẩn chết.

Ta có  Vetanol = 10.70100 = 7 (lit)

 V1 = 7.100907,8 (lit)

V2 = 10 – V1 = 10 – 7,8 = 2,2 (lit)


Câu 8:

Có 5 lọ đựng 5 dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành thí nghiệm, kết quả thu được như sau:

Dung dịch

(1)

(2)

(4)

(5)

(1)

 

Khí thoát ra

Có kết tủa

 

(2)

Khí thoát ra

 

Có kết tủa

Có kết tủa

(4)

Có kết tủa

Có kết tủa

 

 

(5)

 

Có kết tủa

 

 

 

Xác định chất có trong các lọ (1), (2), (3), (4), (5). Viết các phương trình hoá học xảy ra.

Xem đáp án

Khi cho các chất tác dụng với nhau từng đôi một ta có bảng kết quả sau

 

Na2CO3

BaCl2

MgCl2

H2SO4

NaOH

Na2CO3

-

-

BaCl2

-

-

-

MgCl2

-

-

-

H2SO4

-

-

-

NaOH

-

-

-

-

Dung dịch 2 có 1 trường hợp tạo khí và 2 trường hợp tạo kết tủa nên dung dịch 2 là Na2CO3.

Dung dịch 1 có 1 trường hợp tạo khí và1 trường hợp tạo kết tủa nên dung dịch 1 là H2SO4.

Dung dịch 5 có 1 trường hợp tạo kết tủa nên dung dịch 5 là NaOH.

Dung dịch 4 có kết tủa với dung dịch 1 và dung dịch 2 nên dung dịch 4 là BaCl2.

Dung dịch 3 là dung dịch còn lại MgCl2.

Phương trình hóa học:

Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3↓ + 2NaCl

Na2CO3 + MgCl2 → MgCO3↓ + 2NaCl

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4+ CO2 + H2O

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl


Câu 9:

Hỗn hợp X gồm Fe2O3 và MO (M là kim loại có hoá trị không đổi). Cho khí CO dư đi qua 2,4 gam X nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan hết Y cần vừa đủ 200ml dung dịch HNO3 0,6M thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chỉ chứa 2 muối có cùng nồng độ mol. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định kim loại M.

Xem đáp án

nHNO3= 0,2.0,6 = 0,12 (mol)

Đặt  nFe2O3 = a (mol), nMO = b (mol)

TH1: M kim loại đứng trước Al.

Fe2O3 + 3CO to 2Fe + 3CO2

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO +2H2O

MO + 2HNO3 → M(NO3)2 + H2O

Theo phương trình hóa học

nFe= nFeNO33= 2nFe2O3= 2a(mol)nM = nMNO32= nMO = b (mol)

Ta có

CMFeNO33=CMMNO32nFeNO33=nMNO322a = b                                (1)

nHNO3= 4nFe+2nMO 4×2a + 2b = 0,12               (2)

Từ (1) và (2)  a = 0,01 ; b = 0,02

 

 mX = mFe2O3+ mMO160.0,01 + (M  +  16).0,02 = 2,4 M = 24 (g/mol)

Vậy M là magie (thoã mãn M đứng trước Al)

TH2: M kim loại đứng sau Al.

MO + CO  to M + CO2

3M+ 8HNO3 → 3M(NO3)2 + 2NO +4H2O

nHNO3= 4nFe+83nM 4.2a + 83b = 0,12               (3)

Từ (1) và (3)  a = 0,009 ; b = 0,018

 

mX = mFe2O3+ mMO160.0,009 + (M  +  16).0,018 = 2,4

M = 37,3 (g/mol) (loại)


Câu 10:

Hoà tan hoàn toàn 17,5 gam hỗn hợp Z gồm Al, Zn và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 11,2 lít khí H2. Mặt khác 0,2 mol Z tác dụng vừa đủ với 6,16 lít khí Cl2. Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp Z (biết khí đo ở đktc).

Xem đáp án

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

2Al + 3Cl2   to2AlCl3

Zn + Cl2 to ZnCl2

2Fe + 3Cl2  to  2FeCl3

Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Al, Zn, Fe trong 17,5 gam hỗn hợp Z.

Ta có

 mZ = mAl + mZn+ mFe27x + 65y + 56z = 17,5      (1)

   nH2 = 11,222,4 = 0,5 (mol)32x + y + z = 0,5                (2)

 nCl2 = 6,1622,4 = 0,275 (mol)

Cứ 0,2 mol hỗn hợp Z phản ứng vừa đủ với 0,275 mol Cl2

Vậy x + y + z mol hỗn hợp Z phản ứng vừa đủ với 32x + y + 32z  mol

 x  +  y  +  z0,2 = 32x + y + 32z0,275     (3)

Từ (1), (2), (3)  x = 0,2; y = 0,1; z = 0,1

mAl = 27.0,2 = 5,4 (g)  %mAl5,417,5 ×100%30,86%

mZn= 65.0,1 = 6,5 (g)  %mZn6,517,5 ×100%37,14%

%mFe = 100% - 30,86% - 37,14% = 32%


Câu 11:

Hỗn hợp X gồm etan (C2H6), etilen, axetilen. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đktc) khí X cần dùng V lít khí O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong thấy tách ra 30 gam kết tủa trắng. Sau khi lọc tách kết tủa thấy khối lượng dung dịch Ca(OH)2 giảm m gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Biết tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 14,1. Tính giá trị của V, m.

Xem đáp án

Quy đổi hỗn hợp X thành C2Ha. Ta có:

dXH2 = 14,1M¯X = 2×14,1 = 28,2 (g/mol) 12× 2 + a = 28,2 a = 4,2

C2Ha + O2  to 2CO2 +  H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

 nCO2= 2nC2Ha= 2.0,2 = 0,4 (mol)nH2O4,22 nC2Ha4,22.0,2 = 0,42 (mol)nO2= (2+4,24)nC2Ha= (2+4,24).0,2 = 0,61 (mol)VO2= 0,61.22,4 = 13,664 (l)mdung dòch giaûm = mCaCO3- (mCO2+  mH2O) = 30 - (0,4 .44  +  0,42.18) = 4,84 (g)


Câu 12:

Cho dãy chuyển hoá sau:

X (1)+ NaOH, toX1 (2)+ CuO, to X2(3)+ O2, xt Mn2+ X3 (4)+ X1, H2SO4, to X

Biết X, X1, X2, X3 là các chất hữu cơ đơn chức, mạch hở chứa 3 nguyên tố C, H, O

X có chứa 54,5 %C; 9,1%H về khối lượng, tỉ khối hơi của X so với O2 nhỏ hơn 3.

Xác định công thức cấu tạo của các chất và viết các phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển hoá trên.

Xem đáp án

%O = 100% - 54,5% - 9,1% = 36,4%

Đặt công thức đơn giản nhất của X là CxHyOz

Ta có

 x : y : z = 54,512 : 9,11 : 36,416 = 2 : 4 : 1

Công thức đơn giản nhất là C2H4O.

Công thức hoá học (C2H4O)n

Ta có

 dXO2 < 3MX < 96  44n < 96 n < 2,18

 n = 1 hoặc n = 2.

Vì X tác dụng với NaOH nên X có nhóm –COO. Vậy CTHH của X là C4H8O2.

Chọn X: CH3COOC2H5          

X1: C2H5OH                           

X2: CH3CHO                          

X3: CH3COOH.

Phương trình hóa học

(1) CH3COOC2H5 + NaOH  to CH3COONa + C2H5OH

(2) C2H5OH + CuO  to CH3CHO + Cu + H2O.

(3) 2CH3CHO + O2  to Mn2+ 2CH3COOH

(4) CH3COOH + C2H5OH H2SO4dac, to CH3COOC2H5 + H2O


Bắt đầu thi ngay