25 Bộ đề thi thử THPTQG môn Sinh hoc cực hay có lời giải chi tiết
25 Bộ đề thi thử THPTQG môn Sinh hoc cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 22)
-
12582 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Thể một thuộc loài này có bộ nhiễm sắc thể là
Đáp án A
Thể một là trường hợp 1 cặp NST chỉ có 1 chiếc, các cặp còn lại có 2 chiếc bình thường.
Thể một có bộ NST là 2n - 1
Câu 3:
Một cá thể kiểu gen AaBbDD sau một thời gian thực hiện giao phối gần, số dòng thuần xuất hiện là:
Đáp án A
Số dòng thuần = 2n (n là số cặp gen dị hợp)
cây có kiểu gen AaBbDD tự thụ phấn qua nhiều thế hệ → Số dòng thuần là 22=4 dòng thuần
Câu 4:
Một gen có 480 Ađênin và có 3120 liên kết Hidro. Số nucleotit của gen là
Đáp án C
Gen có 3120 liên kết hidro nên 2A + 3G = 3120 → 2.480 + 3G = 3120 → G = 720 Nu
Tổng số Nu của gen là: 2A + 2G = 2.(A + G) = 2.(480 + 720) = 2400 Nu
Câu 5:
Sinh trưởng ở thực vật là
Đáp án D
Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
Ví dụ : sự tăng kích thước chiều cao và đường kính thân của cây
Câu 6:
Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể ba?
I. AaaBbDdEe.
II. ABbDdEe.
III. AaBBbDdEe.
IV. AaBbDdEe.
V. AaBbdEe
VI. AaBbDdE
Đáp án C
Thể ba là trường hợp 1 cặp NST có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc
Trong các trường hợp trên, các trường hợp I, III là thể ba
II, V, VI là thể một
Câu 7:
Côđon nào sau đây quy định tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã?
Đáp án C
Codon quy định tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã trên mARN là 5'AUG3'.
Câu 8:
Theo học thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến tần số alen của quần thể?
Đáp án C
Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến tần số alen của quần thể
Câu 9:
Thường biến là
Đáp án C
Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường, không do sự biến đổi trong kiểu gen(không liên quan đến cơ sở di truyền).
Câu 10:
Cho các nhân tố sau:
(1) Riboxom
(2) ADN ligaza
(3) ADN polimeraza.
(4) ADN khuôn
(5) Các nucleotit.
Có mấy yếu tố không tham gia vào quá trình nhân đôi của gen ở sinh vật nhân sơ?
Đáp án C
Trong các nhân tố trên, chỉ có Riboxom không tham gia vào quá trình nhân đôi ở sinh vật nhân sơ
Câu 13:
Cho các bước sau
1. Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử để hợp tử phát triển thành phôi.
2. Lấy trứng ra khỏi tế bào và cho thụ tinh nhân tạo.
3. Nuôi tế bào xoma của hai loài trong ống nghiệm.
4. Cấy phôi vào tử cung vật nuôi để mang thai và đẻ.
5. Cắt phôi động vật thành nhiều phôi.
Sắp xếp các bước theo đúng trình tự của quá trình cấy truyền phôi ở động vật.
Đáp án A
Câu 14:
Đặc điểm không đúng về ung thư là:
Đáp án A
Khái niệm: Ung thư là loại bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của 1 số loại tế bào cơ thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. khối u được gọi là ác tính khi các tế bào của nó có khả năng tách khỏi mô ban đàu di chuyển đến các nơi khác trong (di căn)
→ Nếu khối u không có khả năng di căn thì không dẫn đến ung thư → không phải mọi sự phân chia không kiểm soát của tế bào cơ thể đều dẫn đến hình thành ung thư.
Câu 17:
Cho các phát biểu sau khi nói về quần thể tự phối.
1. Quần thể bị phân hóa dần thành những dòng thuần.
2. Tần số alen sẽ được thay đổi qua các thế hệ.
3. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm.
4. Quần thể một loài thực vật ban đầu có cấu trúc Aa = 1, sau một thế hệ tự thụ phấn kiểu gen đồng hợp chiếm 50%.
Số phát biểu không đúng là
Đáp án B
Câu 23:
Thực vật có hạt xuất hiện vào kỉ nào, đại nào sau đây?
Đáp án B
Thực vật có hạt xuất hiện vào kỉ Cacbon (Kỉ than đá) của đại Trung Sinh
Câu 24:
Cho một bệnh di truyền được biểu hiện qua phả hệ sau, bệnh này do gen gì qui định, gen này nằm ở đâu?
Đáp án B
Từ sơ đồ phả hệ ta thấy: Bố mẹ II4, II5 bình thường, sinh con III8, III10 có cả gái và trai bị bệnh → Tính trạng bị bệnh là tính trạng do gen lặn trên NST thường quy định
Câu 25:
Cho các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin sai về quan niệm tiến hóa của Đacuyn?
(1) Quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở vì nó là đơn vị tồn tại thực trong tự nhiên và là đơn vị sinh sản.
(2) Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
(3) Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
(4) Tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động ở động vật chỉ gây ra những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa.
(5) Cơ chế làm biến đổi loài thành loài khác là do mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan.
(6) Tất cả các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản.
Đáp án C
Các quan niệm 2, 3, 6 là các quan niệm tiến hóa của Đacuyn
Các quan niệm 5, 6 là quan niệm tiến hóa của Lamac
(1) là quan niệm của tiến hóa hiện đại
Câu 26:
Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Gen điều hòa (R) không nằm trong thành phần của opêron Lac.
(2) Vùng khởi động (P) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
(3) Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) vẫn có thể phiên mã.
(4) Khi gen cấu trúc A phiên mã 7 lần thì gen cấu trúc Z phiên mã 4 lần.
Đáp án D
Các phát biểu 1, 3 đúng
(2) Sai vì vùng khởi động (P) là nơi enzim ARN polimeraza bám vào
(4) Sai vì số lần phiên mã của các gen cấu trúc Z, Y, A bằng nhau do chúng có chung một cơ chế điều hòa
Câu 27:
Một loài thực vật có 10 nhóm liên kết. Số NST ở trạng thái chưa nhân đôi trong mỗi tế bào sinh dưỡng của ...thể đột biến như sau:
(1) 21 NST
(2) 18 NST
(3) 9 NST
(4) 19 NST
(5) 42 NST
(6) 54 NST
(7) 30 NST
(8) 24 NST
Có bao nhiêu trường hợp tạo ra thể đột biến là thể lệch bội đơn?
Đáp án B
Câu 28:
Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1?
I. AaBbdd x AABBDD
II. AaBBDD x AABbDD
III. Aabbdd x AaBbdd.
IV. AaBbdd x aaBbdd
V. AaBbDD x Aabbdd
VI. AaBBdd x aabbDd.
Đáp án D
I. AaBbdd x AABBDD = (Aa x AA)(Bb x BB)(dd x DD) → Đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen = (1:1)(1:1).1 = 1:1:1:1
II. AaBBDD x AABbDD = (Aa x AA)(BB x Bb)(DD x DD) → Đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen = (1:1)(1:1).1 = 1:1:1:1
III. Aabbdd x AaBbdd = (Aa x Aa)(bb x Bb)(dd x dd) → Đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen = (1:2:1)(1:1).1
IV. AaBbdd x aaBbdd = (Aa x aa)(Bb x Bb)(dd x dd) → Đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen =(1:1)(1:2:1).1
V. AaBbDD x AAbbdd = (Aa x AA)(Bb x bb)(DD x dd)→ Đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen =(1:1)(1:1).1 = 1:1:1:1
VI. AaBBdd x aabbDd = (Aa x aa)(BB x bb)(dd x Dd) → Đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen =(1:1).1.(1:1) = 1:1:1:1
→ Có 4 phép lai I, II, V, VI phù hợp
Câu 29:
Một quần thể có 600 cá thể mang kiểu gen AA, 600 cá thể mang kiểu gen Aa và 300 cá thể mang kiểu gen aa. Tỉ lệ kiểu gen của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng là
Đáp án A
Tỉ lệ kiểu gen AA trong quần thể là: AA = 600 : (600 + 600 + 300) = 0,4
Tỉ lệ kiểu gen Aa trong quần thể là: Aa = 600 : (600 + 600 + 300) = 0,4
Tỉ lệ kiểu gen aa trong quần thể là: aa = 300 : (600 + 600 + 300) = 0,2
Quần thể ban đầu có cấu trúc: 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa
Tần số alen trong quần thể là: A = 0,4 + 0,4/2 = 0,6
Tần số alen a = 1 - 0,6 = 0,4
Quần thể cân bằng có cấu trúc: AA : 2.0,6.0,4Aa : aa hay 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa = 1
Câu 31:
Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai AaBbcc x AABbCc có thể cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen?
Đáp án B
phép lai AaBbcc x AABbCc = (Aa x AA)(Bb x Bb)(cc x Cc)
Aa x AA cho đời con có 2 loại kiểu gen
Bb x Bb cho đời con có 3 loại kiểu gen
cc x Cc cho đời con có 2 loại kiểu gen
→ phép lai AaBbcc x AABbCc cho đời con có 2.3.2 = 12 kiểu gen
Câu 33:
Một cá thể có kiểu gen , biết khoảng cách giữa gen A và gen B là 10cM, D và E là 40cM. Các tế bào sinh tinh của cá thể trên giảm phân bình thường hình thành giao tử. Tính theo lí thuyết trong số các loại giao tử được tạo ra, loại giao tử Ab De chiếm tỉ lệ
Đáp án D
Câu 34:
Khi nói về quá trình dịch mã, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D
Trong các phát biểu trên, D sai vì Ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 5' → 3'.
Câu 35:
Cho các thành tựu sau
1. Tạo giống cà chua bất hoạt gen sản sinh ra etilen.
2. Tạo giống dâu tằm tam bội.
3. Tạo giống gạo vàng tổng hợp được β - caroten.
4. Tạo chủng nấm pilicilium có hoạt tính pilicilin tăng gấp 200 lần.
5. Sản xuất protein huyết thanh của người từ cừu.
6. Tạo cừu Đoly.
Có bao nhiêu thành tựu không được tạo ra bằng phương pháp sử dụng công nghệ tế gen?
Đáp án A
Câu 36:
Úp chuông thủy tinh trên các chậu cây (ngô, lúa, bí...). Sau một đêm, các giọt nước xuất hiện ở mép các phiến lá. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
(1) Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra.
(2) Có sự bão hòa hơi nước trong chuông thủy tính.
(3) Hơi nước thoát từ lá đọng lại trên phiến lá.
(4) Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ trên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá.
Các phương án đúng là:
Đáp án D
Hơi nước ở lá chỉ thoát được ra ngoài khi hơi nước trong không khí chưa bão hòa, nhưng khi úp cây trong chậu như vậy, lúc đầu nước trong cây thoát ra làm cho môi trường không khí trong chuông dẫn bị bão hòa hơi nước và lá không thể thoát hơi nước ra ngoài trong khi rễ vẫn vận chuyển nước lên làm hơi nước bị ứ đọng thành giọt ở mép lá
Câu 37:
Có 400 tế bào có kiểu gen AB/ab tham gia giảm phân tạo tinh trùng, trong đó có 40 tế bào có diễn ra hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen, số tế bào còn lại không diễn ra hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo ở cặp NST chứa cặp gen trên. Tần số hoán vị gen ở đây là
Đáp án D
400 tế bào có kiểu gen giảm phân cho 400.4 = 1600 giao tử
40 tế bào có hoán vị gen mà mỗi tế bào giảm phân cho 2 giao tử liên kết, 2 giao tử hoán vị → Số giao tử có hoán vị gen là: 40.2 = 80 giao tử
Tần số hoán vị gen là: 80/1600=5%
Câu 38:
Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng: 1 ruồi đực mắt đỏ?
Đáp án A
F1 thu được 4 tổ hợp = 2.2 → Mỗi bên P cho 2 loại giao tử
Ruồi đực mắt trắng sinh ra có kiểu gen XaY sẽ nhận Xa từ mẹ → Mẹ có kiểu gen XAXa
Ruồi cái con sinh ra có 100% mắt đỏ nên bố phải cho XA → Bố có kiểu gen XAY
Câu 39:
Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do bốn cặp gen không alen là A, a; B, b, D, d và E, e cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 10cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có số cây cao 190cm chiếm tỉ lệ
Đáp án C
Cây thấp nhất có chiều cao 150 cm là cây không có alen trội nào
Cây có chiều cao 190 cm có chứa 4 alen trội.
Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có số cây cao 190cm chiếm tỉ lệ