Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

25 Bộ đề thi thử THPTQG môn Sinh hoc cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 2)

  • 12571 lượt thi

  • 41 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nguồn nitơ cây có khả năng hấp thụ trực tiếp là

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 2:

Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở vùng mã hóa của mạch gốc của gen quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm:

 Gen ban đầu:

Mạch gốc: 3’ …. TAXTTXGGGXXG … 5’

Alen đột biến 2.

Mạch gốc: 3’ …TAXATXGGGXXG … 5’

Alen đột biến 1:

Mạch gốc: 3’ …. TAXTTXGGGXXA … 5’

Alen đột biến 3:

Mạch gốc: 3’ …. TAXTTXGGGTXG … 5’

 

Biết rằng các côđôn mã hóa các axit amin tương ứng là: 5'AUG3': Met; 5'AAG3': Lys; 5'XXX3': Pro; 5'GGX3' và 5'GGU3': Gly; 5'AGX3': Ser. Phân tích các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán sai?

(I) Chuỗi pôlipeptit do alen đột biến 1 mã hóa không thay đổi hoặc thay đổi 1 axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa.

(II) Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen đột biến 2 và alen đột biến 3 có các côđôn bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.

(III) Alen đột biến 2 gây hậu quả nghiêm trọng cho quá trình dịch mã

(IV) Alen đột biến 3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.

Xem đáp án

Đáp án A

I - Sai. Vì cả 2 đột biến này đều là đột biến thay thế 1 cặp Nu, cho nên chỉ thay đổi 1 bộ ba ở vị trí đột biến.

III - Đúng. Vì codon thứ 2 của alen đột biến 2 trở thành codon kết thúc.

IV - Đúng. Vì đột biến chỉ thay đổi 1 cặp Nu ở vị trí thứ 10 (thay cặp X-G thành cặp T-A)


Câu 3:

Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ tổ ong của động vật nhai lại diễn ra như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Thức ăn sau khi được nuốt xuống dạ cỏ và lên men. Phần thức ăn chưa được nhai kỹ nằm trong dạ cỏ và dạ tổ ong thỉnh thoảng được ợ lên miệng với những miếng không lớn và được nhai kỹ lại ở miệng. Thức ăn sau khi đã được nhai kỹ và thấm nước bọt lại được nuốt xuống dạ cỏ


Câu 4:

Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số III như sau:

Nòi I: ABCDEFGHI;

nòi 2: ABFEDCGHI;

nòi 3: HEFBAGCDI;

nòi 4: ABFEHGCDI;
Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là

Xem đáp án

Đáp án B

Nòi 1. ABCDEFGHI.

Nòi 2. HEFBAGCDI.

Nòi 3. ABFEDCGHI.

Nòi 4. ABFEHGCDI.

Nòi 1 là nòi gốc, trình tự sự phát sinh các nòi trên.

Nòi 1 → Nòi 3. Đột biến đảo đoạn CDEF → FEDC.

Nòi 3 → Nòi 4. Đột biến đảo đoạn DCGH → HGCD.

Nòi 3 → Nòi 2. Đột biến đảo đoạn ABFEH → HEFBA.

Trình tự là 1 → 3 → 4 → 2.


Câu 5:

Khi nói về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Nguyên tố khoáng thiết yếu có thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác

(2) Thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kì sống

(3) Nguyên tố khoáng thiết yếu trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.

(4) Thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu thường được biểu hiện ra thành những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên là

Xem đáp án

Đáp án B

Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:

+ Là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.

+ Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.

+ Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.

- Phân loại: Gồm 17 nguyên tố: C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg,Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.

* Nguyên tố đại lượng (> 100mg/1kg chất khô của cây)gồm: C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg.

* Nguyên tố vi lượng (≤ 100mg/1kg chất khô của cây) gồm: Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.

Hiện tượng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thường được biểu hiện bằng những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên lá hoặc lá bị biến dạng

Ví dụ:

+ Thiếu đạm (N): lá vàng nhạt, cây cằn cỗi

+ Thiếu lân (P): lá vàng đỏ, trổ hoa trễ, quả chín muộn.

+ Thiếu Kali: ảnh hưởng đến sức chống chịu của cây.

+ Thiếu Ca: ảnh hưởng đến độ vững chắc của cây, rễ bị thối, ngọn cây khô héo.

→ Các phát biểu II, III, IV đúng


Câu 6:

Khi nói về đột biến gen, trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát  biểu sai?

(I) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

(II) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêotit

(III) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.

(IV) Mức độ gây hại của alen đột biến không phụ thuộc vào tổ hợp gen mà phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

(V) Đột biến thay thế một cặp nuclêotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã

Xem đáp án

Đáp án A

Xét các phát biểu của đề bài:

I - Đúng

II - Sai. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nucleotit.

III - Đúng

IV - Sai. Mức độ gây hại của alen đột biến hụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường, có những gen dễ bị đột biến, có những gen khó bị đột biến

V - Sai. Đột biến thay thế một cặp nuclêotit có thể không làm ảnh hưởng đến chuỗi polipeptit, có thể ảnh hưởng đến 1 axit amin hoặc có thể làm kết thúc chuỗi sớm


Câu 7:

Hình sau là hình chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người

Người mang bộ nhiễm sắc thể này

Xem đáp án

Đáp án A

Từ hình vẽ ta thấy cặp số 21 có 3 chiếc → Người này mắc hội chứng Đao


Câu 8:

Khi nói về hô hấp sáng ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A

A sai vì hô hấp sáng không tạo ra ATP


Câu 9:

Trong quang hợp ở thực vật, sản phẩm của pha sáng gồm có:

Xem đáp án

Đáp án C

Pha sáng:

- Nơi xảy ra: màng tilacoic, cần ánh sáng.

- Nguyên liệu: nước, NADH+, ADP và ánh sáng.

- Sản phẩm: NADPH, ATP, 02


Câu 10:

Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do có hệ dẫn truyền

II. Vận tốc máu trong hệ mạch không liên quan tới tổng tiết diện của mạch mà liên quan tới chênh lệch huyết áp giữa hai đầu mạch

III. Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể

IV. Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim co

V. Trong suốt chiều dài của hệ mạch thì huyết áp tăng dần

VI. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử màu với nhau khi vận chuyển

Xem đáp án

Đáp án A

I - Đúng. Tính tự động của tim là khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim. Tim có khả năng co giãn tự động là do hoạt động tự động của hệ dẫn truyền tim

II - Sai. Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong một giây. Vận tốc máu phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.

Vận tốc trong hệ mạch giảm theo chiều động mạch > tĩnh mạch > mao mạch

(vì tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn rất nhiều so với tổng tiết diện của động và tĩnh mạch)

III - Đúng. Vì động vật càng nhỏ thì tỉ lệ Diện tích/ Thể tích càng lớn => Tốc độ chuyển hóa càng cao, tiêu tốn nhiều năng luợng, nhu cầu O2 cao => nhịp tim và nhịp thở càng cao

IV - Sai. Huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương). Huyết áp cực đại ( huyết áp tối đa ) ứng với lúc tim co và đẩy máu và động mạch Huyết áp cực tiểu ( huyết áp tối thiểu) ứng với lúc tim giãn.

V - Sai. Càng xa tim thì huyết áp càng giảm( huyết áp động mạch> huyết áp mao mạch > huyết áp tĩnh mạch)

VI - Đúng.

→ Có 3 kết luận đúng


Câu 11:

Khi nói về sự phiên mã và dịch mã, các phát biểu nào sau đây đúng cả với tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?

(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtein.

(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất

(3) Nhờ một enzim đặc biệt, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp

(4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các exôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.

Xem đáp án

Đáp án D

Trong các thông tin trên thì:

1 có ở tế bào nhân sơ không có ở tế bào nhân thực.

2, 3 có cả ở tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ

4 có ở tế bào nhân thực, không có ở tế bào nhân sơ.

Vậy thông tin 2, 3 về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.


Câu 12:

Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 13:

Một loại động vật có 4 loại nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd, Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể ba?

I. AaaBbDdEe

II. Abbde

III. AbbDdEe

IV. AaBbDdEEe

V. AaBbbDdEe

VI. AaBBbDddEe

Xem đáp án

Đáp án A

Thể ba là trường hợp ở 1 cặp NST bất kì có 3 chiếc, các cặp còn lại chỉ có 2 chiếc bình thường.

Trong các trường hợp trên, các trường hợp I, IV, V là thể ba

II là thể đơn bội

III là thể một

VI là thể ba kép


Câu 14:

Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBb x ♀ AaBb. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội?

Xem đáp án

Đáp án D

Số loại hợp tử lưỡng bội bình thường là 32 = 9.

Số loại hợp tử lệch bội ta đi xét riêng từng cặp.

Cặp Aa x Aa khi rối loại phân li trong giảm phân I ở cơ thể đực sẽ tạo ra 4 loại hợp tử; cặp Bb x Bb tao ra 3 loại hợp tử.

Vậy số loại hợp tử lệch bội tạo ra là: 4 x 3 = 12.


Câu 15:

Khi nói về đặc điểm hệ tuần hoàn kín, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A

Đặc điểm của hệ tuần hoàn kín

+ Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

+ Sắc tố hô hấp là sắt nên có màu đỏ

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.


Câu 17:

Một gen cấu trúc có chiều dài 0,306μm, số nuclêôtit loại G chiếm 40% tổng số nuclêôtit của gen. Sau đột biến chiều dài của gen không đổi và có tỉ lệ A/G = 0,2535. Dạng đột biến xảy ra ở gen trên là

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 18:

Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng thể tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh và không xảy ra đột biến. Cho giao phấn hai cây cà chua tứ bội (P) với nhau, thu được F1: 375 cây quả đỏ : 125 cây quả vàng

Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán đúng trong các dự đoán sau?

(I) Kiểu gen của hai cây và chua tứ bội (P) là AAaa và Aaaa.

(II) Ở F1 có 4 loại kiểu gen khác nhau

(III) Trong số các cây cà chua quả đỏ ở F1, cây cà chua quả đỏ có kiểu gen Aaaa chiếm tỉ lệ 2/3.

(IV) Khi cho các cây cà chua quả vàng ở F1 giao phấn với nhau thì đời lai thu được 100% cây quả vàng

Xem đáp án

Đáp án D

Giao phấn 2 cây tứ bội → : 3 đỏ : 1 vàng

→ Cây quả vàng chiếm tỉ lệ 1/4aaaa = 1/2aa x 1/2aa

→ Cả bố và mẹ đều cho giao tử aa = ½

→ Bố và mẹ đều có kiểu gen Aaaa

P: Aaaa x Aaaa

F 1: 1AAaa : 2Aaaa : 1aaaa

Xét các phát biểu của đề bài:

I - Sai. P: Aaaa x Aaaa

II - Sai. F 1 có 3 kiểu gen khác nhau: AAaa; Aaaa; aaaa

III - Đúng.Cây cà chua quả đỏ F 1: 1/3AAaa : 2/3Aaaa

IV - Đúng. Cây quả vàng F 1 có kiểu gen aaaa giao phấn với nhau thi được đời con 100%aaaa


Câu 20:

Hình sau mô tả dạng đột biến cấu trúc nào?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 22:

Khi nói về thể dị đa đội, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

B sai vì thể đa bội thường gặp ở thực vật, hiếm gặp ở động vật do động vật có hệ thần kinh bậc cao và cơ chế xác định giới tính phức tạp → không gây đột biến đa bội được


Câu 24:

Theo trình tự từ đầu 3' đến 5' của mạch mang mã gốc, một gen cấu trúc gồm các vùng trình tự nuclêôtit

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 25:

Ở thực vật, bào quan thực hiện chức năng hô hấp là

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 26:

Trong hoạt động hô hấp, sự thông khí ở phổi của loài lưỡng cư nhờ

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 27:

Nhịp tim của chuột là 720 lần/phút. Giả sử thời gian các pha của chu kì tim lần lượt chiếm tỉ lệ là: 1 : 3 : 4

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chu kì hoạt động của tim bắt đâu từ pha co tâm thất, sau đó là pha co tâm nhĩ và cuối cùng là pha dãn chung.

II. Thời gian một chu kì tim là 0,0833s.

III. Tổng thời gian tâm nhĩ và tâm thất co bằng với thời gian pha dãn chung.

IV. Thời gian tâm nhĩ và tâm thất nghỉ ngơi lần lượt là: 0,0729s và 0,0521s

Xem đáp án

Đáp án C

Theo gt, nhịp tim của chuột = 720 lần/phút ? 1 chu kì tim = 60/720 = 0,08333 s

Tỉ lệ thời gian các pha: co tâm nhĩ : co tâm thất : gi•n chung = 1 : 3 : 9

Thời gian từng pha là: 0,00641 : 0,01923 : 0,05769

Vậy: Thời gian tam nhĩ nghỉ ngơi = 0,08333 – 0,00641 = 0,07692

Thời gian tam thất nghỉ ngơi = 0,08333 – 0,01923 = 0,06410

→ Các phát biểu I, II, III đúng, phát biểu IV sai


Câu 29:

Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Một thể đột biến bị mất đoạn ở 1 NST số 3, đảo đoạn ở 1 NST số 4, lặp đoạn ở 1 NST số 6. Khi giảm phân bình thường, tỉ lệ giao tử mang đột biến là

Xem đáp án

Đáp án A

Thể đột biến có 3 cặp NST bị đột biến, trong đó mỗi cặp NST phân ly cho 1/2 giao tử bình thường.

Như vậy giao tử mang cả 3 NST đều bình thường sẽ có tỷ lệ là : 123=18.

→ Giao tử mang NST đột biến là : 1-18=78=87,5%


Câu 31:

Ở lúa, năng suất cần đạt là 65 tạ/ha. Biết rằng để thu hoạch 100kg thóc cần 1,6 kg nitơ, hệ số sử dụng nitơ trong đất là 67%, lượng nitơ còn tồn dư trong đất là 29 kg/ha. Nếu dùng đạm KNO3 đế bón cho lúa mùa thì cần bao nhiêu kg để đạt được năng suất trên?

Xem đáp án

Đáp án C

- Lượng nitơ cần cho 1ha:

(1,6 x 65 x 100)/ 67= 155,2239 kgN

- Lượng nitơ cần bón thêm:

155,2239- 29 = 126,2239 kgN

- Dùng đạm NH4NO3:

(126,2239 x 100)/ 35 = 360,6397 kg

- Dùng đạm KNO3:

(126,2239 x 100)/ 13,8614 = 910,6144kg


Câu 32:

Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là

Xem đáp án

Đáp án D

Các bộ ba quy định kết thúc quá trình dịch mã là: 5'UAA3'; 5'UAG3'; 5'UGA3'


Câu 34:

Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây:

(1) AaaaBBBB x AaaaBBbb.

(2) AaaaBBbb x AAAaBbbb 

(3) AAaaBBbb x AAAABBBb

(4) AAAaBbbb x AAAABBBb

(5) AAAaBBbb x Aaaabbbb

(6) AAaaBBbb x AAaabbbb

Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, những phép lai nào cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1?

Xem đáp án

Đáp án A

Tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 = (1:4:1).(1:2:1)

→ Tỉ lệ 1:4:1 thì AAaa x 1 bên đồng hợp hoặc BBbb x 1 bên đồng hợp.

Tỉ lệ 1:2:1 thì phép lai phải là: AAAa x AAAa, AAAa x Aaaa, Aaaa x Aaaa hoặc BBBb x BBBb, BBBb x Bbbb, Bbbb x Bbbb

Xét các phép lai của đề bài:

(1) AaaaBBBB x AaaaBBbb = (Aaaa x Aaaa).(BBBB x BBbb) = (1:2:1).(1:4:1) → 1 đúng

(2) AaaaBBBb x AAaaBBbb = (Aaaa x AAaa).(BBBb x BBbb) = (1:5:5:1).(1:2:1) → loại

(3) AAaaBBbb x AAAABBBb = (AAaa x AAAA).(BBbb x BBBb) = (1:4:1).(1:5:5:1) → 3 loại

(4) AAAaBbbb x AAABBBb = (AAAa x AAAA).(BBBb x Bbbb) = (1:1).(1:2:1) → loại

(5) AAAaBBbb x Aaaabbbb = (AAAa x Aaaa).((BBbb x bbbb) = (1:2:1).(1:4:1) → 5 đúng

(6) AAaaBBbb x AAaabbbb = (AAaa x AAaa).(BBbb x bbbb) = (1:8:18:8:1).(1:4:1) → loại


Câu 35:

Các loại thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 36:

Mức xoắn 1 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gọi là

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 38:

Con đường thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá có đặc điểm là:

Xem đáp án

Đáp án C

Đặc điểm thoát hơi nước qua cutin:

+ Vận tốc nhỏ

+ Không được điều chỉnh

- Cơ chế thoát hơi nước qua cutin:

+ Hơi nước khuếch tán từ khoảng gian bào của thịt lá qua lớp cutin để ra ngoài.

+ Trợ lực khuếch tán qua cutin rất lớn vfa phụ thuộc vào độ dày và đọ chặt của lớp cutin

+ Lớp cutin càng dày thì sự khuếch tán qua cutin càng nhỏ và ngược lại.


Bắt đầu thi ngay