Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

25 Bộ đề thi thử THPTQG môn Sinh hoc cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 24)

  • 12581 lượt thi

  • 39 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Người bị bệnh nào sau đây có số nhiễm sắc thể khác các bệnh còn lại?

Xem đáp án

Đáp án D

Bệnh Claifentơ là dạng đột biến thể ba, cặp NST giới tính có 3 chiếc dạng XXY

Bệnh Đao là dạng đột biến thể ba, cặp NST số 21 có 3 chiếc

Bệnh siêu nữ là dạng đột biến thể ba, cặp NST giới tính có 3 chiếc dạng XXX

Bệnh Tocno là dạng đột biến thể một, cặp NST giới tính có 1 chiếc dạng OX


Câu 2:

Một nhiễm sắc thể đột biến ABCD*EFGH → ABCDCD*EFGH (* là tâm động). Đây là dạng đột biến:

Xem đáp án

Đáp án D

Ta thấy sau đột biến, đoạn CD được lặp lại 2 lần nên đây là dạng đột biến lặp đoạn


Câu 3:

Quá trình phiên mã của gen trên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực diễn ra ở

Xem đáp án

Đáp án B

Ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã của các gen trên NST diễn ra ở trong nhân tế bào, còn ở sinh vật nhân sơ sẽ diễn ra ở vùng nhân


Câu 4:

Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều?

Xem đáp án

Đáp án D

- Động vật bậc thấp có hệ thần kinh có cấu trức đơn giản, số lượng tế bào thần kinh thấp, nên khả năng học tập rất thấp, việc học lập và rút kinh nghiệm rất khó khăn, thêm vào đó tuổi thọ của chúng thường ngắn nên không có nhiều thời gian cho việc học tập. Do khả nâng tiếp thu bài học kém và không có; nhiều thời gian để học và rút kinh nghiệm (do tuổi thọ ngắn) nên các động vật này sống và tồn tại được chủ yếu là nhờ các tập tính bẩm sinh.

- Người và động vật có hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính ngày càng hoàn thiện do việc học lập được bổ sung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với phần bẩm sinh. Ngoài ra, động vật có hệ thần kinh phát triển thưởng có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng và phát triển kéo dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ cố điều kiện, hoàn thiện các lập tính phức tạp thích ứng với các điều kiện sống luôn biến động


Câu 5:

Trong chọn giống cây trồng, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc nhằm

Xem đáp án

Đáp án D

Trong chọn giống cây trồng, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ (khoảng 5 - 7 thế hệ) để tạo dòng thuần đồng hợp tử về các gen đang quan tâm


Câu 6:

Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này không thể phát hiện ở tế bào

Xem đáp án

Đáp án B

Ở sinh vật nhân thực, Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên nucleoxom là đơn vị cấu trúc cơ bản của NST.

Ở sinh vật nhân sơ, NST là ADN liên kết với protein loại phi histon.

→ Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này không thể phát hiện ở tế bào vi khuẩn do vi khuẩn thuộc sinh vật nhân sơ


Câu 7:

Thể đột biến là những cá thể mang

Xem đáp án

Đáp án A

Thể đột biến là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình


Câu 8:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, sự kiện nào chỉ diễn ra khi môi trường có đường lactôzơ?

Xem đáp án

Đáp án D

Khi môi trường có đường lactôzơ thì lactozo sẽ liên kết với phân tử protein ức chế, làm thay đổi cấu hình của protein ức chế làm phân tử này không bám được vào vùng vận hành → quá trình phiên mã được diễn ra


Câu 9:

Thành tự nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?

Xem đáp án

Đáp án D

A là thành tựu của phương pháp gây đột biến

B, C là thành tựu của công nghệ gen

D là thành tựu của phương pháp nuôi cấy hạt phấn thuộc công nghệ tế bào


Câu 10:

Thế nào là gen đa hiệu?

Xem đáp án

Đáp án D

Gen đa hiệu là gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.


Câu 11:

Hiện tượng tương tác gen thực chất là do:

Xem đáp án

Đáp án B

- Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen thuộc các lôcut khác nhau (gen không alen) trong quá trình hình thành một kiểu hình.

- Thực tế, các gen trong tế bào không trực tiếp tương tác với nhau mà do sản phẩm của chúng tác động qua lại với nhau để tạo kiểu hình


Câu 12:

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A

A sai vì đột biến gen có thể tạo ra các alen mới → cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống


Câu 13:

Một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN được gọi là

Xem đáp án

Đáp án C

Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN 

Ví dụ: Gen hemôglôbin anpha (Hb α) là gen mã hóa chuỗi pôlipeptit α góp phần tạo nên prôtêin Hb trong tế bào hồng cầu; gen tARN mã hóa phân tử tARN …


Câu 14:

Thực vật chỉ hấp thu được dạng nitơ trong đất bằng hệ rễ là:

Xem đáp án

Đáp án A

Thực vật chỉ hấp thu được dạng nitơ trong đất bằng hệ rễ là: Nitơ nitrat (NO3-), nitơ amôn (NH4+).


Câu 15:

Sau khi ghép gen từ tế bào cho vào plasmit của vi khuẩn, ta nhận được

Xem đáp án

Đáp án C

Sau khi ghép gen từ tế bào cho vào plasmit của vi khuẩn, ta nhận được Phân tử ADN tái tổ hợp.

Các bước tạo ADN tái tổ hợp: 

– Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào

– Xử lí bằng một loại enzim giới hạn (restrictaza) để tạo ra cùng 1 loại đầu dính

– Dùng enzim nối để gắn chúng tạo ADN tái tổ hợp


Câu 16:

Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng?

Xem đáp án

Đáp án B

B sai vì mức phản ứng do kiểu gen quy định nên nó có khả năng di truyền


Câu 17:

Tất cả các alen của các gen trong quần thể tại một thời điểm tạo nên

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 18:

Việc chữa trị bệnh di truyền cho người bằng phương pháp thay thế gen bệnh bằng gen lành gọi là

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 19:

Hiện tượng di truyền liên kết xảy ra khi

Xem đáp án

Đáp án B

Hiện tượng di truyền liên kết xảy ra khi các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

Nếu các gen nằm ở vị trí gần nhau thì sẽ liên kết hoàn toàn

Các gen ở vị trí xa nhau thường xuất hiện liên kết không hoàn toàn (hoán vị gen)


Câu 20:

Tính trạng màu lông mèo do 1 gen liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X. Alen D quy định lông đen, d quy định lông vàng. Hai alen này không át nhau nên mèo mang cả 2 alen là mèo tam thể. Cho các con mèo bình thường tam thể lai với mèo lông vàng cho tỉ lệ kiểu hình:

Xem đáp án

Đáp án B

Quy ước: XDXD, XDY: Lông đen, XDXd: tam thể, XdXd, XdY: lông vàng

→ Mèo tam thể chỉ có ở con cái

Cho các con mèo bình thường tam thể lai với mèo lông vàng ta được:

P: XDXd x XdY

F 1: 1XDXd : 1XdXd : 1XDY : 1XdY

Kiểu hình: 1 cái tam thể : 1 cái vàng : 1 đực đen : 1 đực vàng


Câu 21:

Nhận định không đúng về cơ sở tế bào học của quy luật phân ly của Menđen:

Xem đáp án

Đáp án C

Ở quy luật phân li, chỉ xét đến một cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định nên C sai


Câu 22:

Đặc điểm nào không đúng với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ

Xem đáp án

Đáp án D

D sai vì Trong một chạc chữ Y sao chép, có một mạch được tổng hợp liên tục, 1 mạch được tổng hợp gián đoạn do enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5' → 3'


Câu 23:

Điều nào sau đây không đúng về di truyền qua tế bào chất?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong các phát biểu trên, D sai vì vật chất di truyền và tế bào chất được phân chia không đồng đều cho các tế bào con


Câu 24:

Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong các phát biểu trên, D sai vì khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5' → 3' trên phân tử mARN


Câu 26:

Một gen có chiều dài 0,408 μm và có 2700 liên kết hiđrô, khi đột biến tổng số nuclêôtit của gen đột biến là 2400 và mạch gốc của gen đột biến có 399 nuclêôtit loại Ađênin và 500 nuclêôtit loại Timin. Loại đột biến đã phát sinh là:

Xem đáp án

Đáp án A

Xét gen ban đầu:

Số Nu của gen ban đầu là: 4080.2 : 3,4 = 2400 Nu → 2A + 2G = 2400

gen có 2700 liên kết nên 2A + 3G = 2700 Nu

Số lượng Nu từng loại của gen ban đầu là: A = T = 900; G = X = 300 

Khi gen bị đột biến, tổng số Nu của gen vẫn là 2400 Nu → Gen bị đột biến không thay đổi số Nu so với gen ban đầu → Đây là dạng đột biến thay thế

Số Nu loại A của gen ban đầu là: Agen = A gốc + T gốc = 899 Nu

→ Gen bị đột biến dạng thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X


Câu 27:

Một phân tử ADN dài 0,4080 μm, mạch gốc của gen có tỉ lệ các đơn phân A:T:G:X = 1:3:2:4.Số nuclêôtit loại X của mARN do gen trên phiên mã tạo thành là

Xem đáp án

Đáp án C

Số Nu của phân tử ADN là: 0,4080.104.2/3,4 =2400 Nu

Số Nu mỗi mạch của gen là: 2400 : 2 = 1200 Nu

Giả sử mạch 1 là mạch mã gốc, ta có: A1 = 1200 : (1 + 2 + 3 + 4) = 120 Nu

T1 = 120 . 3 = 360; G1 = 120.2 = 240, X1 = 120.4 = 480

Theo nguyên tắc bổ sung: X của mARN bổ sung với G1 nên XmARRN = G1 = 240 Nu


Câu 28:

Một quần thể thực vật giao phấn, xét một gen có hai alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Một quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 20%. Sau một thế hệ ngẫu phối, không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa, kiểu hình thân cao chiếm tỉ lệ 84%. Theo lí thuyết, trong tổng số thân cao ở P, số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có quần thể ban đầu cá thể có kiểu gen aa = 0,2; sau ngẫu phối trong thế hệ con: aa = 0.16 

→ Quần thể ban đầu chưa cân bằng 

→ Xét kiểu gen của quần thể sau ngẫu phối có 

→ aa = 0,16 = 0.4 × 0.4 

→ Trong quần thể ban đầu tần số alen a = 0.4 

→ Gọi x là tần số cá thể có kiểu gen dị hợp trong quần thể thì ta có: 

x : 2 + 0.2 = 0.4 

x = 0,4 

Vậy quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen AA = 1 - 0,2 - 0,4 = 0,4

Quần thể ban đầu có cấu trúc: 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa

Theo lí thuyết, trong tổng số thân cao ở P, số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ: 0,40,4+0,4=12


Câu 29:

Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: IA, IB, IO trên nhiễm sắc thể thường. Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và B sinh được 1 trai đầu lòng có nhóm máu O. Kiểu gen về nhóm máu của cặp vợ chồng này là

Xem đáp án

Đáp án A

Người con sinh ra có nhóm máu O có kiểu gen IOIO sẽ nhận 1IO từ bố và 1IO từ mẹ → Bố và mẹ đều cho giao tử IO → Do bố và mẹ chưa biết chắc chắn nhóm máu → Bố và mẹ có kiểu gen IAIO và IBIO hay một người IAIO người còn lại IBIO.


Câu 30:

Có hai giống lúa, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X và một giống có gen quy định kháng bệnh Y. Các gen kháng bệnh nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. Bằng cách nào để tạo ra giống mới có hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau?

Xem đáp án

Đáp án C

Người ta sẽ gây đột biến chuyển đoạn để đưa 2 gen về cùng 1 NST như phương pháp C D sai

A và B sai, 2 gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau nên sẽ không xảy ra hiện tượng hóan vị gen.


Câu 31:

Một quần thể có thành phần kiểu gen : 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. Kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Quần thể có thành phần kiểu gen : 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa.

Xét các phát biểu của đề bài:

A đúng vì 0,4.0,2 khác (0,4/2)2 nên quần thể chưa cân bằng về mặt di truyền

B đúng. Nếu là quần thể tự phối thì thế hệ tiếp theo, kiểu gen aa = 0,2 + 0,4.(1-1/2)/2 = 0,3

C đúng. Tần số của alen A là: 0,4 + 0,4/2 = 0,6. Tần số alen a = 1 - 0,6 = 0,4

D sai. Nếu là quần thể giao phối thì thế hệ tiếp theo, kiểu gen AA chiếm 0,62=0,36


Câu 32:

Trong phép lai aaBbDdeeFf x AABbDdeeff thì tỉ lệ kiểu hình con lai A-bbD-eeff là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phép lai aaBbDdeeFf x AABbDdeeff = (aa x AA)(Bb x Bb)(Dd x Dd)(ee x ee)(Ff x ff)

Tỉ lệ kiểu hình con lai A-bbD-eeff là: 100%A- . 1/4bb . 3/4D- . 100%ee . 1/2ff = 3/32


Câu 33:

Quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen là 0,3BB + 0,4 Bb + 0,3 bb = 1. Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì tỷ lệ đồng hợp chiếm 0,95?

Xem đáp án

Đáp án A

Tỉ lệ đồng hợp chiếm tỉ lệ 0,95 → Tỉ lệ dị hợp chiếm tỉ lệ 1 - 0,95 = 0,05

Gọi n là thế hệ tự thụ phấn: 0,4.(1/2)n=0,05

→ n = 3


Câu 34:

Nói về mã di truyền có một số nhận định như sau:

1- Có 61 bộ mã di truyền tham gia mã hóa các axit amin.

2- Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau.

3- Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin.

4- Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin trừ AUG và UGG.

Số nhận định đúng

Xem đáp án

Đáp án C

Xét các phát biểu của đề bài:

(1) Đúng. Từ 4 loại Nu có thể tạo ra 43=64 bộ ba. Trong đó có 3 bộ ba không mã hóa axit amin nên chỉ có 61 bộ mã di truyền tham gia mã hóa các axit amin.

(2) Đúng. 

(3) Sai. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một axit amin.

(4) Đúng.

Vậy có 3 kết luận có nội dung đúng


Câu 35:

Có bao nhiêu ý không đúng khi nói về cách làm tiểu bản quan sát nhiễm sắc thể trong nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dục của châu chấu đực.

(a) Dùng kéo cắt bỏ cánh, chân của châu chấu đực.

(b) Kéo đứt đầu châu chấu để bung ra nội quan trong đó có tinh hoàn.

(c) Đưa tinh hoàn lên phiến kính (lam kính), nhỏ nước cất, tách mỡ khỏi tinh hoàn...

(d) Có thể dùng oocxein axetic nhỏ lên tinh hoàn để nhuộm (15-20 phút).

(e) Sau khi xử lý xong tiêu bản, quan sát tiêu bản ở bội giác lớn nhất đến nhỏ nhất.

Xem đáp án

Đáp án C

Trình tự làm tiêu bản tạm thời nhiễm sắc thể của tế bào châu chấu đực:

+ Dùng kéo cắt bỏ cánh, chân của châu chấu đực.

+ Tay trái cầm phần đầu, tay phải kéo phần bụng ra (tách khỏi ngực) sẽ có 1 số nội quan trong đó có tinh hoàn bung ra.

+ Đưa tinh hoàn lên phiến kính, nhỏ vào đó vài giọt nước cất. 

+ Dùng kim mổ tách mỡ xung quanh tinh hoàn, gạt mỡ ra khỏi phiến kính

+ Nhỏ vài giọt oocxêin axêtic lên tinh hoàn để nhuộm trong thời gian 15-20 phút.

+ Đậy lá kính, dùng ngón tay ấn nhẹ lên mặt lá kính cho tế bào dàn đều và làm vỡ tế bào để NST bung ra.

+ Đưa tiêu bản lên kính để quan sát: lúc đầu dùng bội giác nhỏ để xác định tế bào, sau đó dùng bội giác lớn hơn.

+ Đếm số lượng và quan sát hình thái NST

Trong các ý của đề bài:

(b) sai vì Tay trái cầm phần đầu, tay phải kéo phần bụng ra (tách khỏi ngực) sẽ có 1 số nội quan trong đó có tinh hoàn bung ra chứ không phải Kéo đứt đầu châu chấu để bung ra nội quan trong đó có tinh hoàn.

(e) Sai vì Sau khi xử lý xong tiêu bản, quan sát tiêu bản ở bội giác nhỏ đến lớn


Câu 36:

Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội (A, B, D) là trội hoàn toàn. Cho phép lai:

(1) AaBbDD x AaBbdd

(2) AaBbdd x aaBbDD

(3) AABbDd x AabbDd.
(4) aaBbDd x AaBbdd

(5) AabbDd x AaBBDd

(6) AaBbDd x AABbDd.
Số phép lai cho tỷ lệ kiểu hình 9:3:3:1 là

Xem đáp án

Đáp án D

I sai. Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 trong 4 crômatit của cặp nhiễm sắc thể không tương đồng trong giảm phân là nguyên nhân dẫn đến hoán vị gen.

II, III đúng

IV Sai. Trao đổi chéolà hiện tượng phổ biến, xảy ra ở tất cả các tế bào. Tuy nhiên, nếu tế bào có KG đồng hợp, hay chỉ dị hợp 1 cặp thì hoán vị gen vẫn xảy ra nhưng vô nghĩa (do HVG thì KG sau giống với ban đầu)

VD: tế bào AB/AB → HVG: cũng đc AB/AB


Câu 37:

Những phát biểu nào sau đây đúng về hoán vị gen?

I. Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 trong 4 crômatit của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng trong giảm phân là nguyên nhân dẫn đến hoán vị gen.

II. Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ % số giao tử mang alen hoán vị trong tổng số giao tử được tạo thành.

III. Xu hướng chủ yếu của các gen trên cùng 1 nhiễm sắc thể là liên kết nên tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.

IV. Xét 2 cặp gen liên kết (Aa và Bb), trao đổi chéo có thể xảy ra ở bất kỳ cá thể nào nhưng hoán vị gen chỉ xảy ra ở cơ thể dị hợp tử hai cặp gen.

Xem đáp án

Đáp án B

P: AA x aa 

F1: Aa → Xử lý consixin nếu thành công tạo cơ thể AAaa, nếu không thành công tạo cơ thể Aa

Các trường hợp xảy ra:

TH1: Cả 2 cơ thể F 1 đem lai đều xử lí thành công. Ta có: 

F 1: AAaa x AAaa

F2: 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa

Kiểu hình: 35 đỏ : 1 trắng → (4) đúng

TH2: 1 cơ thể F 1 xử lý thành công, 1 cơ thể xử lý không thành công

F 1: AAaa x Aa

F2: 1AAA : 5AAa : 5Aaa : 1aaa 

Kiểu hình: 11 đỏ : 1 trắng → (3) đúng

TH3: Cả 2 cơ thể F 1 đều xử lý không thành công:

F 1: Aa x Aa

F2: 1AA : 2Aa : 1aa 

Kiểu hình: 3 đỏ : 1 trắng → (1) đúng


Câu 38:

Khi lai thuận nghịch giữa nòi gà mào hình hạt đào với nòi gà mào hình lá được gà F1 toàn gà mào hình hạt đào. Tiếp tục cho F1lai với nhau, thu được đời con (F2) có tỉ lệ kiểu hình là 9 mào hình hạt đào :3 mào hình hoa hồng : 3 mào hình hạt đậu : 1 mào hình lá. Trong các kết luận sau đây, những kết luận nào đúng?

I. Nếu cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn thì đời con (Fa) có tỉ lệ kiểu hình là 1:1:1:1.

II. Hình dạng mào ở gà di truyền theo quy luật phân li độc lập Men đen.

III. Kiểu hình mào hạt đào ở F2 do sự tương tác bổ sung giữa hai gen trội không alen tạo thành.
IV. Chọn ngẫu nhiên một cặp gà đều có mào hạt đào ở F2 cho lai với nhau, khả năng xuất hiện gà có mào hình lá ở F3 chiếm tỉ lệ 1/256.

Xem đáp án

Đáp án C

Tỉ lệ phân li KH ở F2 là 9:3:3:1 -> Tương tác bổ sung

→ F1 : AaBb

Cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn cho KH có tỉ lệ 1AaBb:1aaBb:1Aabb:1aabb -> I đúng

II sai. Hình dạng mào gà di truyền theo quy luật tương tác gen kiểu bổ sung

III đúng

IV sai. Tỉ lệ gà mào hạt đào ở F2 là (1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb)

Cho lai 2 gà mào hạt đào ở F2 với nhau 

→ Gà mào hình hoa hồng thuần chủng AAbb chiếm tỉ lệ là: 

2/9 x 2/9 x 1/4 + 2/9 x 4/9 x 1/2 x 1/4 + 4/9 x 4/9 x 1/4 x 1/4 = 1/27


Câu 39:

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh M ở người do 1 trong 2 alen của một gen quy định. Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

I. Bệnh M do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.

II. Tối thiểu có 6 người tổng phả hệ này có kiểu gen dị hợp tử.

III. Cá thể III-15 lập gia đình với một người đàn ông không bị bệnh đến từ một quần thể có tần số người bị bệnh M là 4%. Xác suất sinh con đầu lòng của họ bị bệnh M là 1/6.

IV. Xác suất sinh một đứa con có kiểu gen dị hợp tử của cặp vợ chồng III.13.14 là 5/12.

Xem đáp án

Đáp án B

Xét cặp I1,2 ta thấy bố mẹ không bệnh sinh ra con bị bệnh -> alen bệnh là alen lặn. Lại có con gái bị bệnh trong khi bố không bị bệnh -> gen nằm trên NST thường → I đúng

Tất cả những người không bị bệnh đều có kahr năng mang kiểu gen dị hợp → có tối đa 12 nguời → II đúng.

Tỉ lệ KG của người đàn ông đó là: 2/3 AA : 1/3 Aa → Xác suất sinh con bị bệnh là 1/3 x 1/2 = 1/6 → III đúng

Ý IV đúng.Từ sơ đồ phả hệ ta có 

II.7 có kiểu gen: 1/3 AA, 2/3 Aa → 2/3 A, 1/3 a 

II.8 có kiểu gen: 1/3 AA, 2/3 Aa → 2/3 A, 1/3 a 

→ III.13: có 4/9 AA, 4/9 Aa, 1/9aa

Vì III.13 bình thường → 1/2 AA, 1/2 Aa → 3/4A : 1/4a

III14: có kiểu gen: 1/3 AA, 2/3 Aa → 2/3 A, 1/3 a

Xác suất sinh con dị hợp tử là: 3/4A . 1/3a + 2/3A . 1/4a = 5/12


Bắt đầu thi ngay