Top 10 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án
Top 10 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 8)
-
4162 lượt thi
-
120 câu hỏi
-
150 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Tục ngữ
Giải chi tiết:
Trăng quầng thì hạn/ Trăng tán thì mưa
Câu 2:
Phương pháp giải:
Căn cứ kiến thức đã học trong bài An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
Giải chi tiết:
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là truyền thuyết kể về sự kiện lịch sử mất nước Âu Lạc và mối tình giữa Mị Châu và Trọng Thủy. Như vậy truyện phản ánh mối quan hệ: quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, quan hệ giữa gia đình và Tổ quốc, quan hệ giữa tình yêu cá nhân và tình yêu Tổ quốc.
Câu 3:
Phương pháp giải:
Căn cứ vào đặc điểm của các thể thơ đã học
Giải chi tiết:
Quan sát hình thức đoạn thơ ta sẽ thấy đoạn thơ gồm có 4 câu, mỗi câu thơ 7 chữ.
Câu 4:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Thành ngữ
Giải chi tiết:
Khái niệm: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Câu 5:
Phương pháp giải:
Căn cứ vào bài Tống biệt hành
Giải chi tiết:
Đoạn thơ trong bài thơ “Tống biệt hành” trích đầy đủ như sau:
“Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng.”
Câu 6:
Phương pháp giải:
Căn cứ vào các thể thơ đã học
Giải chi tiết:
Đoạn thơ gồm có 4 câu, mỗi cặp câu gồm có 1 câu 6 tiếng, 1 câu 8 tiếng, chữ thứ 6 của câu 6 hiệp vần với chữ thứ 6 của câu 8, chữ thứ 8 của câu 8 hiệp vần với chữ thứ 6 của câu 6 tiếp theo
Câu 7:
Phương pháp giải:
Căn cứ vào bài Những đứa con trong gia đình
Giải chi tiết:
- Nguyễn Thi là nhà văn gắn bó với nhân dân miền Nam bằng một tình cảm ân nghĩa thủy chung mà ông muốn gửi vào từng trang viết của mình. Ông được trân trọng coi là nhà văn của những người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ác liệt.
- Những đứa con trong gia đình là thiên truyện ngắn xuất sắc, có vẻ đẹp độc đáo, thể hiện rõ đặc trưng bút pháp và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Thi, thấm đẫm chất sử thi và nồng nàn hương vị Nam Bộ. Thiên truyện ngắn cảm động của Nguyễn Thi viết về một gia đình nông dân Nam Bộ với những đứa con tiếp nối truyền thống yêu nước thương nhà cao quý, đẹp đẽ, mãnh liệt, thiết tha ấy.
Câu 8:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài thơ Vội vàng
Giải chi tiết:
Hai câu trích đầy đủ trong bài thơ Vội vàng:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất”
Câu 9:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ
Giải chi tiết:
Các đáp án còn lại viết sai lỗi chính tả.
Câu 10:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Từ Hán Việt
Giải chi tiết:
- Các từ ở phương án A, B, D đều xuất hiện một từ thuần Việt :
A. nhà cửa
B. xinh xắn
D. buồn bã
- Phương án C toàn bộ các từ là từ Hán Việt.
Câu 11:
Phương pháp giải:
Căn cứ các kiểu câu phân theo mục đích nói đã học: câu trần thuật, câu cảm thán, câu nghi vấn, câu cầu khiến,…
Giải chi tiết:
Câu cầu khiến có từ ngữ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…
- Câu: Hãy lấy gạo mà lễ tiên vương; sử dụng từ cầu khiến “hãy” nên đây là kiểu câu cầu khiến.
Câu 12:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Các phương châm hội thoại
Giải chi tiết:
- Phương châm quan hệ: cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
“Ông nói gà, bà nói vịt” có nghĩa là hai người đang nói chuyện với nhau nhưng mỗi người hướng đến một chủ đề khác nhau. Bởi vậy vi phạm phương châm quan hệ.
Câu 13:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ
Giải chi tiết:
Cách giải:
- Câu thiếu chủ ngữ
- Câu thiếu vị ngữ
- Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
Câu Giữa hồ nơi có một tòa tháp cổ kính chỉ có phần trạng ngữ, chưa có chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 14:
“Nhờ sự kiên trì và khổ luyện, cuối cùng anh T cũng trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp. Tháng 9 năm nay, anh có tên trong danh sách chính thức dự Seagames 30. Trong suốt giải đấu, anh luôn cố gắng phấn đấu vì màu cờ sắc áo. Giải đấu kết thúc, anh T chính là người đạt được danh hiệu vua phá lưới môn bóng đá nam Seagames 30.”
Trong đoạn văn trên, từ “vua” được dùng với ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Ngữ cảnh
Giải chi tiết:
Đoạn văn trên viết về lĩnh vực bóng đá. Từ “vua” trong đoạn văn trên là chỉ người ghi được nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải bóng đá.
Câu 15:
Phương pháp giải:
Căn cứ các từ loại đã học
Giải chi tiết:
- Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
- Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ… để tạo thành cụm động từ.
- Động từ chia làm hai loại:
+ Động từ tình thái (thường đòi hỏi có động từ khác đi kèm)
+ Động từ chỉ hành động, trạng thái : động từ chỉ hành động (đi, đứng, nằm, hát…) và động từ trạng thái (yêu, ghét, hờn, giận…)
- Các từ: toan, định, dám thuộc loại động từ tình thái, động từ này đòi hỏi phải có động từ khác đi kèm theo. Ví dụ: Định đi, toan làm, dám nghĩ.
Câu 16:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
“Bạn cũ ngồi than thở, nói ghét Sài Gòn lắm, chán Sài Gòn lắm, trời ơi, thèm ngồi giữa rơm rạ quê nhà lắm, nhớ Bé Năm Bé Chín lắm. Lần nào gặp nhau thì cũng nói nội dung đó, có lúc người nghe bực quá bèn hỏi vặt vẹo, nhớ sao không về. Bạn tròn mắt, về sao được, con cái học hành ở đây, công việc ở đây, miếng ăn ở đây.
Nghĩ, thương thành phố, thấy thành phố sao giống cô vợ dại dột, sống với anh chồng thẳng thừng tôi
không yêu cô, nhưng rồi đến bữa cơm, anh ta lại về nhà với vẻ mặt quạu đeo, đói meo, vợ vẫn mỉm cười dọn lên những món ăn ngon nhất mà cô có. Vừa ăn chồng vừa nói tôi không yêu cô. Ăn no anh chồng vẫn nói tôi không yêu cô. Cô nàng mù quáng chỉ thản nhiên mỉm cười, lo toan nấu nướng cho bữa chiều, bữa tối.
Bằng cách đó, thành phố yêu anh. Phố cũng không cần anh đáp lại tình yêu, không cần tìm cách xóa sạch đi quá khứ, bởi cũng chẳng cách nào người ta quên bỏ được thời thơ ấu, mối tình đầu. Của rạ của rơm, của khói đốt đồng, vườn cau, rặng bần... bên mé rạch. Lũ cá rúc vào những cái vũng nước quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây. Ai đó cất tiếng gọi trẻ con về bữa cơm chiều, chén đũa khua trong cái mùi thơm quặn của nồi kho quẹt. Xao động đến từng chi tiết nhỏ”.
(Trích Yêu người ngóng núi, Nguyễn Ngọc Tư)
Phong cách ngôn ngữ của văn bản là:
Phương pháp giải:
Căn cứ đặc điểm các phong cách ngôn ngữ đã học
Giải chi tiết:
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.
- Đặc trưng cơ bản:
+ Tính hình tượng
+ Tính truyền cảm
+ Tính cá thể hóa
- Đoạn văn trên thỏa mãn các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Tính hình tượng: Hình tượng “thành phố” được xây dựng bằng những biện pháp nghệ thuật so sánh (như cô vợ dại dột) và nhân hóa (phố cũng yêu anh). Từ đó tác giả khái quát thành sự cưu mang của thành phố đối với con người và tình cảm con người dành cho thành phố.
+ Tính truyền cảm: Bằng việc sử dụng những thủ pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa, tác giả đã khơi gợi được lòng đồng cảm của người đọc với những tâm tư của nhân vật trong đoạn văn: sự buồn chán thành phố nhưng vì những nhu cầu mưu sinh mà vẫn phải gắn bó, sự tiếc nuối kí ức tuổi thơ.
+ Tính cá thể hóa: Đoạn văn mang đậm phong cách của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: tình cảm, day dứt và nhiều suy tư
Câu 17:
Phương pháp giải:
Căn cứ vào bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Giải chi tiết:
Từ “quạu đeo” là phương ngữ miền Nam, chỉ trạng thái con người nhăn nhó vì bực dọc, khó chịu.
Câu 18:
Phương pháp giải:
Căn cứ vào đặc điểm của các phương thức biểu đạt đã học
Giải chi tiết:
Miêu tả là sử dụng ngôn ngữ hoặc màu sắc, đường nét, nhạc điệu để làm cho người khác hình dung được hình thức các sự vật hoặc hình dáng, tâm trạng trong khung cảnh nào đó.
Trong câu văn trên, tác giả miêu tả hoạt động của lũ cá và bầy chim.
Câu 19:
Phương pháp giải:
Đọc, tìm ý
Giải chi tiết:
Căn cứ vào các câu văn: Phố cũng không cần anh đáp lại tình yêu, không cần tìm cách xóa sạch đi quá khứ, bởi cũng chẳng cách nào người ta quên bỏ được thời thơ ấu, mối tình đầu. Của rạ của rơm, của khói đốt đồng, vườn cau, rặng bần... bên mé rạch. Lũ cá rúc vào những cái vũng nước quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây. Ai đó cất tiếng gọi trẻ con về bữa cơm chiều, chén đũa khua trong cái mùi thơm quặn của nồi kho quẹt.
Câu 20:
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung đoạn văn
Giải chi tiết:
Đoạn văn viết về sự nuôi sống, đùm bọc của mảnh đất Sài Gòn dành cho nhân vật trữ tình.
Câu 21:
Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank.
It __________ hard. We can’t do anything until it __________.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Phối hợp thì
Giải chi tiết:
Dấu hiệu: “can’t” ở câu sau => cả 2 câu không thể chia thì quá khứ.
- Thì hiện tại tiếp diễn diễn tả sự việc đang xảy ra tại thời điểm nói.
Cấu trúc: S + am / is / are + V_ing
- Mệnh đề chỉ thời gian (bắt đầu bằng các liên từ chỉ thời gian, ví dụ: when, before, until,..)
=> động từ chia thì hiện tại
Trời đang mưa – chia hiện tại tiếp diễn; trời tạnh mưa – chia hiện tại đơn.
Tạm dịch: Trời đang mưa to. Chúng ta không thể làm gì cho đến khi trời tạnh.
Câu 22:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Lượng từ
Giải chi tiết:
most of + the / tính từ sở hữu + danh từ : đa số, phần lớn
a larger number of + N số nhiều : số lượng lớn …
many of + the + N số nhiều: nhiều …
most + N: nhiều …
“time” (thời gian) là danh từ không đếm được => loại B, C
Trước “time” có tính từ sở hữu “my” => dùng “most of”
Tạm dịch: Tôi dành phần lớn thời gian rảnh để rửa tay và tập thể dục.
Câu 23:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Giới từ
Giải chi tiết:
warn sb about sth: cảnh báo ai về cái gì
warn sb against V-ing: cảnh báo ai không làm gì
Tạm dịch: Biển báo này cảnh báo với mọi người về sự nguy hiểm của dòng sông này.
Câu 24:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Từ loại
Giải chi tiết:
Sau tính từ sở hữu “their” cần một danh từ.
creativity (n): sự sáng tạo
create (v): tạo ra
creative (adj): sáng tạo
creatively (adv): sáng tạo
Tạm dịch: Học tập qua dự án cung cấp cơ hội tuyệt vời cho sinh viên để phát triển sự sáng tạo của họ.
Câu 25:
Phương pháp giải:
Kiến thức: So sánh hơn
Giải chi tiết:
Dấu hiệu: có từ “than”
Cấu trúc so sánh hơn của tính từ ngắn: S + tobe + adj + _er + than …
Tính từ 2 âm tiết tận cùng bằng “y”, trước nó là phụ âm => dạng so sánh hơn: y => ier
easy (adj): dễ => so sánh hơn: easier
Tạm dịch: Bài kiểm tra tiếng Anh thì dễ hơn so với tôi nghĩ.
Câu 26:
Each of the following sentences has one error (A, B, C or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.
The World Health Organization has done much to try to create a more healthiest world.
Phương pháp giải:
Kiến thức: So sánh hơn
Giải chi tiết:
Không sử dụng dạng so sánh nhất vì có mạo từ “a” trước đó.
Dạng so sánh hơn của tính từ “healthy” => healthier
Sửa: more healthiest => healthier
Tạm dịch: Tổ chức y tế thế giới đã tìm mọi cách để tạo nên một thế giới khỏe mạnh hơn.
Câu 27:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
Giải chi tiết:
Danh từ chỉ tiền bạc “Two billion dollars” được coi như danh từ số ít
=> động từ chia theo chủ ngữ số ít
Sửa: “are” => “is”
=> Two billion dollars is not enough for the victims of the tsunami.
Tạm dịch: Hai tỉ đô thì không đủ cho các nạn nhân trong trận sóng thần.
Câu 28:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Cụm từ
Giải chi tiết:
to be available for sth: cái gì có thể được sử dụng
to be available to sth: người không bận, có thể làm được gì đó.
Sửa: only to => only for
Tạm dịch: Bảo hiểm nhân thọ, trước đây chỉ được áp dụng cho người còn trẻ và khỏe, nay có thể dược sử dụng cho người cao tuổi và thậm chí là thú cưng.
Câu 29:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Giới từ
Giải chi tiết:
“within reach”: trong tầm với
Sửa: “out” => “within”
Tạm dịch: John đã trèo lên cây và hái tất cả những quả trong tầm với.
Câu 30:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Cấu trúc song hành
Giải chi tiết:
A and B (A, B cùng một dạng thức: danh từ, động từ, tính từ,…)
strongly (adv): khỏe
strong (adj): khỏe
Sau “and” (và) “healthy” (khỏe mạnh) là một tính từ =.> trước nó cũng cần một tính từ
Sửa: strongly => strong
Tạm dịch: Mặc dù họ đã bị lạc trong núi trong ba ngày, họ trông vẫn mạnh mẽ và khỏe mạnh.
Câu 31:
Which of the following best restates each of the given sentences?
It’s possible that the plane has been delayed because of the bad weather.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Động từ khuyết thiếu
Giải chi tiết:
It is possible that + mệnh đề: có thể là … (không chắc chắn)
must have + P2: chắc chắn đã => phỏng đoán một việc gì đó chắc chắn đã xảy ra trong quá khứ
may + V_nguyên thể: có thể, có lẽ => đưa ra dự đoán ở hiện tại
cause (v): gây ra
reason for something: lý do cho việc gì
result in: gây ra
Tạm dịch: Có thể là máy bay đã bị trì hoãn vì thời tiết xấu.
A. Thời tiết chắc chắn đã rất xấu, nếu không máy bay của họ đã không bị trì hoãn. => sai về nghĩa
B. Có thể thời tiết xấu đã khiến máy bay bị trì hoãn.
C. Lý do rõ ràng khiến máy bay bị trì hoãn quá lâu là thời tiết xấu. => sai về nghĩa
D. Chắc chắn thời tiết xấu đã khiến máy bay bị trễ. => sai về nghĩa
Câu 32:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Rút gọn câu điều kiện loại 3
Giải chi tiết:
Câu gốc đưa ra kết quả ở quá khứ => dùng câu điều kiện loại 3.
Cách dùng: Câu điều kiện loại 3 diễn tả điều kiện trái với quá khứ dẫn đến kết quả ngược với quá khứ.
Công thức: If + S + had (not) + P2, S + would (not) have + P2.
Rút gọn: Had + S + (not) + P2, S + would (not) have + P2.
Mệnh đề chứa “if” có thể chia quá khứ hoàn thành hoặc quá khứ hoàn thành tiếp diễn.
Tạm dịch: Chúng tôi đã vượt qua được tai nạn đó vì chúng tôi thắt dây an toàn.
A. Nếu không có dây an toàn, chúng tôi sẽ sống sót trong vụ tai nạn đó. => sai nghĩa
B. Nếu chúng tôi không thắt dây an toàn, chúng tôi đã không sống sót sau tai nạn đó rồi.
C. Nếu không có dây an toàn, chúng tôi có thể sống sót trong vụ tai nạn đó. => sai nghĩa
D. Sai cấu trúc câu điều kiện loại 2 và loại 3.
Câu 33:
Phương pháp giải:
Kiến thức: So sánh nhất
Giải chi tiết:
one of the + adj_est + N: một trong những … nhất
= be among the + adj_est + N: trong số những … nhất
as + adv/adj + as : bằng , như …
adj_er + than … : … hơn so với …
Tạm dịch: Một trong những tay vợt vĩ đại nhất thế giới là BJ.
A. Không có người chơi quần vợt nào trên thế giới có thể bị đánh bại bởi BJ. => sai nghĩa
B. BJ là một trong những tay vợt vĩ đại nhất thế giới.
C. BJ có thể chơi tennis hay như hầu hết những người chơi khác. => sai nghĩa
D. Tất cả những người chơi quần vợt trên thế giới đều hay hơn BJ. => sai nghĩa
Câu 34:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu bị dộng đặc biệt
Giải chi tiết:
It + is + P2 + that + S + have + P2 = Mọi người tin rằng …
S + am/is/are + P2 + to have + P2: Ai đó được tin là …
Tạm dịch: Người ta tin rằng phương pháp canh tác hiện đại đã cải thiện đáng kể cuộc sống của nông dân.
A. Nông dân được tin là đã có cuộc sống tốt hơn nhiều nhờ các phương pháp canh tác hiện đại.
B. Các phương pháp canh tác hiện đại đã được cho là đã cải thiện đáng kể cuộc sống của nông dân.
=> sai thì của tobe
C. Các phương pháp canh tác hiện đại được cho là có tác động tiêu cực đến đời sống của nông dân.
=> sai nghĩa
D. Người ta tin rằng có rất ít cải thiện đời sống của nông dân nhờ phương pháp canh tác hiện đại. => sai nghĩa
Câu 35:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu tường thuật đặc biệt
Giải chi tiết:
refuse to do sth: từ chối làm gì
promise to do sth: hứa làm gì
apologized for (not) doing sth: xin lỗi vì (không) làm gì
regret (not) doing sth: tiếc vì (không) làm gì
Tạm dịch: "Không, tôi sẽ không đi làm vào cuối tuần," Sally nói.
A. Sally từ chối đi làm vào cuối tuần.
B. Sally hứa làm việc vào cuối tuần. => sai nghĩa
C. Sally xin lỗi vì không làm việc vào cuối tuần. => sai nghĩa
D. Sally tiếc vì đã không làm việc vào cuối tuần. => sai nghĩa
Câu 36:
Read the passage carefully.
The population of the world is growing very fast. In the last 40 years, it has doubled. By the year 2200, it will be about 10,000 million. Our cities will be much bigger. There will be more factories and more roads. We will need more water and more natural resources. Experts say that we will have serious problems in the future. They say that we must change the way we use energy and natural resources now.
Every day we throw away millions of tons of rubbish. Half of this is paper that we can use again. A typical family in Europe or America throws away more than l ton of rubbish each year, but we can recycle most of this. If we recycle things, we can save money, energy, and natural resources. Recycling the Sunday New York Times newspaper, for example, will save 75,000 trees every week.
A lot of rubbish we throw away is not biodegradable. Plastic, metal and chemicals will not disappear for hundreds of years. We also produce a lot of unnecessary things, such as packaging. All of this pollutes the air, the land and the water. Pollution will be a very big problem in the future. We must avoid using non-biodegradable material. We must also reduce the number of unnecessary things that we produce and use. In shops, for example, we can say ‘No, thanks!’ to the packaging that comes with the things we buy.
Many natural resources are not renewable. Coal, gas, oil, metals and minerals, for example, will finish one day. Other resources take a long time to grow, such as trees, or they are not always available, such as water. We have to reduce the number of resources and energy that we use. We also have to find alternative ways to make energy. We can use the sun, the wind, the sea and the heat of the Earth.
Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question.
The certain consequence of a fast growing population is that _________.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc tìm chi tiết
Giải chi tiết:
Hậu quả nhất định của dân số tăng nhanh là _________.
A. số người trên trái đất sẽ tăng gấp đôi
B. sẽ có nhiều tài nguyên thiên nhiên hơn
C. sự thay đổi trong cách mọi người sử dụng năng lượng
D. thiếu nước và tài nguyên
Thông tin: We will need more water and more natural resources.
Tạm dịch: Chúng ta sẽ cần nhiều nước hơn và nhiều tài nguyên thiên nhiên hơn.
Câu 37:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu hỏi chứa “not”
Giải chi tiết:
Cái nào sau đây KHÔNG đúng về tái chế?
A. Chúng ta có thể tiết kiệm tiền.
B. Một phần lớn của rác là có thể tái chế.
C. Mỗi ngày, hàng triệu tấn rác được tái sử dụng.
D. 75.000 cây sẽ được cứu nếu chúng ta tái chế một tờ báo ra hàng ngày.
Thông tin:
- If we recycle things, we can save money, energy, and natural resources.
- A typical family in Europe or America throws away more than l ton of rubbish each year, but we can recycle most of this.
- Recycling the Sunday New York Times newspaper, for example, will save 75,000 trees every week.
Tạm dịch:
- Nếu chúng ta tái chế mọi thứ, chúng ta có thể tiết kiệm tiền, năng lượng và tài nguyên thiên nhiên.
- Một gia đình điển hình ở châu Âu hoặc châu Mỹ vứt đi nhiều hơn 1 tấn rác mỗi năm, nhưng chúng ta có thể tái chế hầu hết những thứ này.
- Tái chế tờ báo New York Times, ví dụ thế, sẽ cứu 75.000 cây mỗi tuần.
=> Chỉ có phương án C không được nhắc đến.
Câu 38:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đại từ thay thế
Giải chi tiết:
Từ this trong đoạn văn đề cập đến _________.
A. bao bì
B. rác
C. cái không phân hủy sinh học
D. nhựa
Thông tin: A lot of rubbish we throw away is not biodegradable. Plastic, metal and chemicals will not disappear for hundreds of years. We also produce a lot of unnecessary things, such as packaging. All of this pollutes the air, the land and the water.
Tạm dịch: Rất nhiều rác chúng ta vứt đi không thể phân hủy được. Nhựa, kim loại và hóa chất sẽ không biến mất trong hàng trăm năm. Chúng ta cũng sản xuất rất nhiều thứ không cần thiết, chẳng hạn như bao bì. Tất cả những thứ này gây ô nhiễm không khí, đất và nước.
Câu 39:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Từ vựng
Giải chi tiết:
Từ 'alternative’ (thay thế) có nghĩa gần nhất với _________.
A. khác thường
B. sạch hơn
C. khác
D. có thể thay đổi
=> alternative (adj): thay thế, khác
Thông tin: We also have to find alternative ways to make energy.
Tạm dịch: Chúng ta cũng phải tìm cách khác để tạo ra năng lượng.
Câu 40:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc tìm ý chính
Giải chi tiết:
Cái nào sau đây là tiêu đề tốt nhất cho đoạn văn?
A. Dân số quá đông => chỉ là ý nhỏ đoạn 1
B. Cách tiết kiệm tài nguyên
C. Năng lượng thay thế khác => chỉ là câu cuối đoạn cuối
D. Mối đe dọa tương lai cho cuộc sống của chúng ta => chỉ được nhắc đến trong đoạn 1
Chú ý khi giải:
Dịch bài đọc:
Dân số thế giới đang tăng rất nhanh. Trong 40 năm qua, nó đã tăng gấp đôi. Đến năm 2200, sẽ có khoảng 10.000 triệu. Thành phố của chúng ta sẽ lớn hơn nhiều. Sẽ có nhiều nhà máy hơn và nhiều con đường hơn. Chúng ta sẽ cần nhiều nước hơn và nhiều tài nguyên thiên nhiên hơn. Các chuyên gia nói rằng chúng ta sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng trong tương lai. Họ nói rằng chúng ta phải thay đổi cách chúng ta sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên bây giờ.
Mỗi ngày chúng ta vứt hàng triệu tấn rác. Một nửa số này là giấy mà chúng ta có thể sử dụng lại. Một gia đình điển hình ở châu Âu hoặc châu Mỹ vứt đi nhiều hơn 1 tấn rác mỗi năm, nhưng chúng ta có thể tái chế hầu hết những thứ này. Nếu chúng ta tái chế mọi thứ, chúng ta có thể tiết kiệm tiền, năng lượng và tài nguyên thiên nhiên. Tái chế tờ báo New York Times, ví dụ thế, sẽ cứu 75.000 cây mỗi tuần.
Rất nhiều rác chúng ta vứt đi không thể phân hủy được. Nhựa, kim loại và hóa chất sẽ không biến mất trong hàng trăm năm. Chúng ta cũng sản xuất rất nhiều thứ không cần thiết, chẳng hạn như bao bì. Tất cả những thứ này gây ô nhiễm không khí, đất và nước. Ô nhiễm sẽ là một vấn đề rất lớn trong tương lai. Chúng ta phải tránh sử dụng vật liệu không phân hủy sinh học. Chúng ta cũng phải giảm số lượng những thứ không cần thiết mà chúng ta sản xuất và sử dụng. Trong các cửa hàng, ví dụ, chúng ta có thể nói 'Không, cảm ơn!' với bao bì đi kèm với những thứ chúng ta mua.
Nhiều tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo. Than, khí đốt, dầu, kim loại và khoáng sản, ví dụ, sẽ hết trong một ngày nào đó. Các tài nguyên khác mất nhiều thời gian để phát triển, chẳng hạn như cây, hoặc không phải lúc nào cũng có sẵn, chẳng hạn như nước. Chúng ta phải giảm số lượng tài nguyên và năng lượng mà chúng ta sử dụng. Chúng ta cũng phải tìm cách khác để tạo ra năng lượng. Chúng ta có thể sử dụng mặt trời, gió, biển và sức nóng của Trái đất.
Câu 41:
Phương pháp giải:
Quan sát đồ thị hàm số đã cho để tìm được điều kiện của \[{m^3} - 3{m^2} + 4\], từ đó giải bất phương trình và tìm m.
Giải chi tiết:
Từ đồ thị hàm số ta thấy rằng đường thẳng \[d:y = {m^3} - 3{m^2} + 4\] cắt đồ thị hàm số \[y = {x^3} - 3{x^2} + 4\] tại ba điểm phân biệt \[ \Leftrightarrow 0 < {m^3} - 3{m^2} + 4 < 4 \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\left( {m + 1} \right){{\left( {m - 2} \right)}^2} > 0}\\{{m^3} - 3{m^2} < 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{m > - 1}\\{m < 3}\\{m \ne 0}\\{m \ne 2}\end{array}} \right.\]
\[ \Rightarrow m \in \left( { - 1;3} \right)\backslash \left\{ {0;2} \right\}\] mà \[m \in \mathbb{Z} \Rightarrow m \in \left\{ 1 \right\}\]
Vậy có một giá trị của m thỏa mãn điều kiện.
Câu 42:
Phương pháp giải:
Cho số phức \[z = x + yi\;\;\left( {x,\;y \in \mathbb{R}} \right) \Rightarrow M\left( {x;\;y} \right)\] là điểm biểu diễn số phức z.
Modun của số phức \[z = x + yi:\;\;\left| z \right| = \sqrt {{x^2} + {y^2}} .\]
Giải chi tiết:
Gọi số phức \[z = x + yi\;\;\left( {x,\;y \in \mathbb{R}} \right).\]
\[\;\;\;\left| {z - i} \right| = \left| {\left( {1 + i} \right)z} \right| \Leftrightarrow \left| {x + yi - i} \right| = \left| {\left( {1 + i} \right)\left( {x + yi} \right)} \right|\]
\[ \Leftrightarrow \left| {x + \left( {y - 1} \right)i} \right| = \left| {x - y + \left( {y + x} \right)i} \right|\]\[ \Leftrightarrow \sqrt {{x^2} + {{\left( {y - 1} \right)}^2}} = \sqrt {{{\left( {x - y} \right)}^2} + {{\left( {y + x} \right)}^2}} \]
\[ \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} - 2y + 1 = {x^2} - 2xy + {y^2} + {y^2} + 2xy + {x^2}\]\[ \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} + 2y - 1 = 0.\]
Vậy tập hợp biểu diễn số phức z thỏa mãn bài cho là đường tròn có phương trình \[{x^2} + {y^2} + 2y - 1 = 0\] có tâm \[I\left( {0; - 1} \right)\] và bán kính \[R = \sqrt 2 .\]
Câu 43:
Phương pháp giải:
- Không mất tính tổng quát, ta giả sử \[ABC.A'B'C'\] là lăng trụ đứng để bài toán đơn giản hơn.
- Trong \[\left( {ACC'A'} \right)\] kéo dài NC cắt \[AA'\] tại E. Sử dụng tỉ số thể tích Simpson tính \[\frac{{{V_{C.MNP}}}}{{{V_{C.MEP}}}}\].
- Tính \[\frac{{{V_{C.MEP}}}}{{{V_{C.ABB'A'}}}} = \frac{{{S_{MEP}}}}{{{S_{ABB'A'}}}}\], sử dụng phương pháp phần bù để so sánh \[{S_{MEP}}\] với \[{S_{ABB'A'}}\].
- Sử dụng nhận xét \[{V_{C.ABB'A'}} = \frac{2}{3}V\], từ đó tính \[{V_{CMNP}}\] theo V.
Giải chi tiết:
Không mất tính tổng quát, ta giả sử \[ABC.A'B'C'\] là lăng trụ đứng để bài toán đơn giản hơn.
Trong \[\left( {ACC'A'} \right)\] kéo dài NC cắt \[AA'\] tại E.
Áp dụng định lí Ta-lét ta có \[\frac{{A'N}}{{AC}} = \frac{1}{2} = \frac{{EA'}}{{EA}} = \frac{{EN}}{{EC}} \Rightarrow N\] là trung điểm của của CE \[ \Rightarrow \frac{{CN}}{{CE}} = \frac{1}{2}\].
Ta có: \[\frac{{{V_{C.MNP}}}}{{{V_{C.MEP}}}} = \frac{{CM}}{{CM}}.\frac{{CN}}{{CE}}.\frac{{CP}}{{CP}} = \frac{1}{2} \Rightarrow {V_{C.MNP}} = \frac{1}{2}{V_{C.MEP}}\]
Dựng hình chữ nhật \[ABFE\], ta có: \[{S_{ABFE}} = {S_{ABB'A'}}\]; \[\frac{{{S_{EAM}}}}{{{S_{ABFE}}}} = \frac{1}{2}.\frac{{AM}}{{AB}} = \frac{1}{4}\]; \[\frac{{{S_{PEF}}}}{{{S_{ABFE}}}} = \frac{1}{2}.\frac{{PF}}{{BF}} = \frac{1}{2}.\frac{2}{3} = \frac{1}{3}\]; \[\frac{{{S_{PMB}}}}{{{S_{ABFE}}}} = \frac{1}{2}.\frac{{PB}}{{BF}}.\frac{{BM}}{{AB}} = \frac{1}{2}.\frac{1}{3}.\frac{1}{2} = \frac{1}{{12}}\].
Khi đó ta có:
\[{S_{MEP}} = {S_{ABFE}} - {S_{EAM}} - {S_{PEF}} - {S_{PMB}}\]
\[{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} = {S_{ABFE}} - \frac{1}{4}{S_{ABFE}} - \frac{1}{3}{S_{ABFE}} - \frac{1}{{12}}{S_{ABFE}}\]\[{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} = \frac{1}{3}{S_{ABFE}} = \frac{2}{3}{S_{ABB'A'}}\]
Ta có: \[\frac{{{V_{C.MEP}}}}{{{V_{C.ABB'A'}}}} = \frac{{{S_{MEP}}}}{{{S_{ABB'A'}}}} = \frac{2}{3}\]. Mà \[{V_{C.ABB'A'}} = \frac{2}{3}V\] nên \[{V_{C.MEP}} = \frac{2}{3}.\frac{2}{3}V = \frac{4}{9}V\].
Vậy \[{V_{C.MNP}} = \frac{1}{2}{V_{C.MEP}} = \frac{2}{9}V\].
Câu 44:
Phương pháp giải:
Tính bán kính \[R = IA = \sqrt {{{\left( {{x_A} - {x_I}} \right)}^2} + {{\left( {{y_A} - {y_I}} \right)}^2} + {{\left( {{y_A} - {y_I}} \right)}^2}} \]
Phương trình mặt cầu có tâm \[I\left( {{x_0};{y_0};{z_0}} \right)\] và có bán kính \[R\] có dạng
\[{\left( {x - {x_0}} \right)^2} + {\left( {y - {y_0}} \right)^2} + {\left( {z - {z_0}} \right)^2} = {R^2}\]
Giải chi tiết:
Ta có bán kính mặt cầu \[R = IA = \sqrt {{{\left( {1 - 1} \right)}^2} + {{\left( {2 - 1} \right)}^2} + {{\left( {3 - 1} \right)}^2}} = \sqrt 5 \]
Phương trình mặt cầu tâm \[I\left( {1;1;1} \right)\] và bán kính \[R = \sqrt 5 \] là \[{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 5\]
Câu 45:
Phương pháp giải:
- Tính vi phân \[dx\] theo \[dt\], đổi cận.
- Thay vào tính tìm tích phân và kết luận.
Giải chi tiết:
\[I = \int\limits_0^3 {\frac{x}{{1 + \sqrt {x + 1} }}dx} \]
Đặt \[t = \sqrt {x + 1} \Rightarrow {t^2} = x + 1 \Rightarrow 2tdt = dx\].
Đổi cận \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 0 \Rightarrow t = 1}\\{x = 3 \Rightarrow t = 2}\end{array}} \right.\].
\[ \Rightarrow I = \int\limits_1^2 {\frac{{{t^2} - 1}}{{1 + t}}.2tdt} = \int\limits_1^2 {2t\left( {t - 1} \right)dt} = \int\limits_1^2 {\left( {2{t^2} - 2t} \right)dt} = \left. {\frac{2}{3}{t^3} - {t^2}} \right|_1^2\].
Đối chiếu các đáp án ta thấy A, B, D đúng.
Đáp án C sai vì quên không đổi cận.
Câu 46:
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về tổ hợp.
Giải chi tiết:
Để tạo thành 1 đội văn nghệ gồm 6 bạn mà số nam bằng số nữ thì ta cần 3 nam và 3 nữ.
Số cách chọn là: \[C_5^3.C_5^3 = 100\]
Câu 47:
Phương pháp giải:
Sử dụng qui tắc nhân xác suất: \[P\left( {AB} \right) = P\left( A \right).P\left( B \right)\]
Giải chi tiết:
Gọi A là biến cố “người thứ nhất bắn trúng”
Gọi B là biến cố “ người thứ hai bắn trúng”
Suy ra \[P\left( A \right) = 0,8,P\left( B \right) = 0,7\]
Và AB là biến cố “cả hai người đều bắn trúng”
Ta có \[P\left( {AB} \right) = P\left( A \right).P\left( B \right) = 0,8.0,7 = 0,56\]
Câu 48:
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức \[{\log _{{a^\alpha }}}b = \frac{1}{\alpha }{\log _a}b\] đưa phương trình về dạng \[{\log _a}f\left( x \right) = {\log _a}g\left( x \right) \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{f\left( x \right) > 0}\\{f\left( x \right) = g\left( x \right)}\end{array}} \right.\]
Từ đó lập luận theo điều kiện của x để tìm m
Giải chi tiết:
Điều kiện : \[x > 1\]
Ta có : \[{\log _2}\left( {x - 1} \right) = {\log _4}\left( {m{x^2} + 1} \right)\]
\[ \Leftrightarrow {\log _2}\left( {x - 1} \right) = \frac{1}{2}{\log _2}\left( {m{x^2} + 1} \right)\]\[ \Leftrightarrow 2{\log _2}\left( {x - 1} \right) = {\log _2}\left( {m{x^2} + 1} \right)\]\[ \Leftrightarrow {\log _2}{\left( {x - 1} \right)^2} = {\log _2}\left( {m{x^2} + 1} \right)\]
\[ \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^2} = m{x^2} + 1\]\[ \Leftrightarrow {x^2} - 2x + 1 - m{x^2} - 1 = 0\]\[ \Leftrightarrow \left( {1 - m} \right){x^2} - 2x = 0\]\[ \Leftrightarrow \left( {m - 1} \right){x^2} + 2x = 0\]
\[ \Leftrightarrow x\left[ {\left( {m - 1} \right)x + 2} \right]\]\[ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 0\left( {ktm} \right)}\\{\left( {m - 1} \right)x + 2 = 0}\end{array}} \right.\]
Với \[m = 1\] ta có \[\left( {1 - 1} \right)x + 2 = 0 \Leftrightarrow 2 = 0\] (vô lý)
Với \[m \ne 1\] ta có \[\left( {m - 1} \right)x + 2 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{{ - 2}}{{m - 1}}\]
Kết hợp điều kiện \[m > 1 \Rightarrow \frac{{ - 2}}{{m - 1}} > 1 \Leftrightarrow \frac{2}{{m - 1}} + 1 < 0 \Leftrightarrow \frac{{m + 1}}{{m - 1}} < 0 \Leftrightarrow - 1 < m < 1\]
Vậy \[m \in \left( { - 1;1} \right)\]
Câu 49:
Phương pháp giải:
Gọi vận tốc của người đó lúc về là \[x{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {km/h} \right),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {x > 0} \right).\]
Khi đó lập phương trình để tìm x, đối chiếu với điều kiện rồi kết luận.
Giải chi tiết:
Gọi vận tốc của người đó lúc về là \[x{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {km/h} \right),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {x > 0} \right).\]
Vận tốc trung bình của người đó là \[60{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} km/h\] nên ta có phương trình:
\[\frac{{x + 30}}{2} = 60 \Leftrightarrow x + 30 = 120 \Leftrightarrow x = 90{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {tm} \right)\]
Để đạt được vận tốc trung bình cho cả cuộc hành trình là \[60{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} km/h\] thì vận tốc lúc về của người đó phải là \[90{\mkern 1mu} km/h.\]
Tuy nhiên xe máy không thể đi với vận tốc \[90{\mkern 1mu} km/h\] nên chọn đáp án D đúng.
Câu 50:
Phương pháp giải:
Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình:
+) Chọn ẩn và đặt điều kiện cho ẩn
+) Biểu thị các đại lượng chưa biết qua ẩn và các đại lượng đã biết.
+) Lập phương trình-giải phương trình.
+) Chọn kết quả và trả lời.
Giải chi tiết:
Gọi vận tốc của xe máy là \[x\;\;(km/h;x > 0)\]
Vận tốc của ô tô là \[x + 24\;\;(km/h)\]
Thời gian xe máy đi hết quãng đường là: \[\frac{{120}}{x}\;\;\left( h \right)\]
Thời gian ô tô đi hết quãng đường là: \[\frac{{120}}{{x + 24}}\;\;\left( h \right)\]
Đổi 30 phút =\[ = \frac{1}{2}\;\left( h \right),\;\;20\] phút \[ = \frac{1}{3}\;\left( h \right).\]
Theo đề bài ta có phương trình:
\[\frac{{120}}{{x + 24}} + \frac{1}{3} = \frac{{120}}{x} - \frac{1}{2} \Leftrightarrow \frac{{120}}{x} - \frac{{120}}{{x + 24}} = \frac{1}{3} + \frac{1}{2} = \frac{5}{6}\]
\[ \Leftrightarrow 5{x^2} + 120x - 17280 = 0 \Leftrightarrow {x^2} + 24x - 3456 = 0\]
\[\Delta ' = {12^2} + 3456 = 3600 \Rightarrow \sqrt {\Delta '} = 60\]
Phương trình có 2 nghiệm \[{x_1} = - 12 - 60 = - 72\] (loại) và \[{x_2} = - 12 + 60 = 48\] (tmđk).
Vậy vận tốc xe máy là 48km/h, vận tốc ô tô là \[48 + 24 = 72\] km/h.
Câu 51:
Hãy phát biểu mệnh đề kéo theo \[P \Rightarrow Q,\bar Q \Rightarrow P\] và xét tính đúng sai của mệnh đề này. Cho tứ giác ABCD và hai mệnh đề:
P: " Tổng 2 góc đối của tứ giác lồi bằng 1800 " và Q: " Tứ giác nội tiếp được đường tròn ".
Phương pháp giải:
Cho hai mệnh đề P và Q. Mệnh đề "nếu P thì Q" gọi là mệnh đề kéo theo
Ký hiệu là \[P \Rightarrow Q\]. Mệnh đề \[P \Rightarrow Q\] chỉ sai khi P đúng Q sai
Cho mệnh đề \[P \Rightarrow Q\]. Khi đó mệnh đề \[Q \Rightarrow P\] gọi là mệnh đề đảo của \[Q \Rightarrow P\]
Giải chi tiết:
\[P \Rightarrow Q\]: " Nếu tổng 2 góc đối của tứ giác lồi bằng 1800 thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn ".
\[\bar Q \Rightarrow P\]: "Nếu tứ giác không nội tiếp đường tròn thì tổng 2 góc đối của tứ giác đó bằng 1800"
Mệnh đề \[P \Rightarrow Q\] đúng, mệnh đề \[\bar Q \Rightarrow P\] sai.
Câu 52:
Chọn câu đúng?
Phương pháp giải:
Dựa vào giả thiết để suy ra được chính xác bạn nào làm hoa hồng
Từ đó vì không ai làm loại hoa trùng với tên mình nên suy ra được ngay các bạn còn lại làm hoa gì.
Giải chi tiết:
+) Vì bạn làm hoa hồng nói với Cúc: “Thế là trong chúng ta chẳng ai làm loại hoa trùng với tên mình cả!” nên bạn nói với Cúc là bạn Đào (vì bạn Hồng không thể làm hoa hồng).
Có nghĩa là bạn Đào làm hoa hồng.
+) Lúc này, bạn Cúc không làm hoa cúc cũng không làm hoa hồng (vì bạn Đào đã làm hoa hồng) nên bạn Cúc làm hoa đào.
Và còn lại bạn Hồng làm hoa cúc.
Vậy: Cúc làm hoa đào, Đào làm hoa hồng, Hồng làm hoa cúc.
Câu 53:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 55
Hội đồng kiểm toán nội bộ của 1 công ty nọ là 1 nhóm gồm 5 thành viên được chọn từ 3 phòng: 1, 2 và 3. Khi liệt kê các thành viên nhóm, người ta sẽ sắp xếp theo thứ tự thâm niên (thời gian đã làm việc trong hội đồng): đứng đầu nhóm là người có thâm niên cao nhất, sau đó thâm niên giảm dần. Ngoài ra số hiệu phòng sẽ thêm vào đuôi tên người để chỉ rõ thành viên đó là nhân viên của phòng nào. Đầu mỗi tháng nhóm lại thay đổi thành viên, 1 người ra khỏi nhóm, 1 người mới vào nhóm. Việc thay đổi tuân theo các quy tắc sau:
- Nếu người ra thuộc phòng 1, người vào phải thuộc phòng 1 hoặc 3
- Nếu người ra thuộc phòng 2, người vào phải thuộc phòng 1
- Nếu người ra thuộc phòng 3, người vào phải thuộc phòng 2
- Người ra phải là người có thâm niên cao nhất trong nhóm.
Nếu danh sách các thành viên của nhóm tháng 7 được liệt kê theo phòng là: “1, 2, 3, 1, 3” thì danh sách của nhóm tháng 10 (liệt kê theo phòng) có thể là:
Phương pháp giải:
Suy luận logic từ các dữ kiện đề bài cho, chú ý người ra là người có thâm niên cao nhất và là người đứng đầu nhóm.
Giải chi tiết:
Tháng 7: 1, 2, 3, 1, 3
Dựa vào các giả thiết:
- Nếu người ra thuộc phòng 1, người vào phải thuộc phòng 1 hoặc 3
- Nếu người ra thuộc phòng 2, người vào phải thuộc phòng 1
- Nếu người ra thuộc phòng 3, người vào phải thuộc phòng 2
- Người ra phải là người có thâm niên cao nhất trong nhóm.
Khi đó ta có:
Tháng 8: 2, 3, 1, 3, (1 hoặc 3)
Tháng 9: 3, 1, 3, (1 hoặc 3), 1
Tháng 10: 1, 3, (1 hoặc 3), 1, 2
Dựa vào các đáp án ta thấy chỉ có đáp án C thỏa mãn.
Câu 54:
Phương pháp giải:
Suy luận logic từ các dữ kiện đề bài cho, chú ý người ra là người có thâm niên cao nhất và là người đứng đầu nhóm.
Giải chi tiết:
Tháng 4: Mai2, Lan1, Oanh3, Giang3, Ri1
Dựa vào các giả thiết:
- Nếu người ra thuộc phòng 1, người vào phải thuộc phòng 1 hoặc 3
- Nếu người ra thuộc phòng 2, người vào phải thuộc phòng 1
- Nếu người ra thuộc phòng 3, người vào phải thuộc phòng 2
- Người ra phải là người có thâm niên cao nhất trong nhóm.
Khi đó ta có:
Tháng 5: Lan1, Oanh3, Giang3, Ri1, (người nào đó ở phòng 1).
Tháng 6: Oanh3, Giang3, Ri1, (người nào đó ở phòng 1), (người nào đó ở phòng 1 hoặc 3).
Tháng 7: Giang3, Ri1, (người nào đó ở phòng 1), (người nào đó ở phòng 1 hoặc 3), (người nào đó ở phòng 2).
Câu 55:
Phương pháp giải:
Suy luận logic từ các dữ kiện đề bài cho, chú ý người ra là người có thâm niên cao nhất và là người đứng đầu nhóm.
Giải chi tiết:
Tháng 3: 2, 2, 2, 2, 2.
Theo giả thiết ta có: Nếu người ra thuộc phòng 2, người vào phải thuộc phòng 1.
=> Để đến khi nhóm gồm 5 người đều đến từ phòng 1 thì 5 người phòng 2 phải rời đi hết. Như vậy sớm nhất sau 5 tháng thì nhóm đó sẽ gồm 5 người đều đến từ phòng 1.
=> Tháng 8 là thời điểm sớm nhất để cả nhóm đều đến từ phòng 1.
Câu 56:
Năm bạn A, B, C, D, E cùng chơi một trò chơi trong đó mỗi bạn sẽ là thỏ hoặc rùa. Thỏ luôn nói dối còn rùa luôn nói thật:
1. A nói rằng: B là một con rùa.
2. C nói rằng: D là một con thỏ.
3. E nói rằng: A không phải là thỏ.
4. B nói rằng: C không phải là rùa.
5. D lại nói: E và A là hai con thú khác nhau.
Hỏi ai là con rùa?
Phương pháp giải:
Suy luận logic từ các dữ liệu.
Giải chi tiết:
TH1: Giả sử A rùa => A nói thật.
A nói rằng: B là một con rùa => B là rùa => B nói thật.
B nói rằng: C không phải là rùa => C là thỏ => C nói dối.
C nói rằng: D là một con thỏ => D là rùa => D nói thật.
D lại nói: E và A là hai con thú khác nhau => E là thỏ => E nói dối.
E nói rằng: A không phải là thỏ => A là thỏ => Vô lí.
TH2: A là thỏ => A nói dối.
A nói rằng: B là một con rùa => B là thỏ => B nói dối.
B nói rằng: C không phải là rùa => C là rùa => C nói thật.
C nói rằng: D là một con thỏ => D là thỏ => D nói dối.
D lại nói: E và A là hai con thú khác nhau => E là thỏ => E nói dối.
E nói rằng: A không phải là thỏ => A là thỏ => Đúng.
Vậy C là rùa.
Câu 57:
Phương pháp giải:
Suy luận logic từ các dữ liệu.
Giải chi tiết:
Người đang trả lời các bạn chính là Trung => Bố người đó là người con trai duy nhất của bố Trung.
Người con trai duy nhất của bố Trung là Trung => Bố người đó là Trung.
Vậy người trong ảnh là con của Trung.
Câu 58:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 58 đến 60:
Trong Hội nghị Cháu ngoan Bác Hồ, có nhà báo hỏi quê của 5 bạn và được trả lời:
Ân: Quê tôi ở Lâm Đồng, còn Dũng ở Nghệ An.
Bắc: Tôi cũng ở Lâm Đồng, còn Châu ở Bắc Ninh.
Châu: Tôi cũng ở Lâm Đồng, còn Dũng ở Hải Dương
Dũng: Tôi ở Nghệ An, còn Hải ở Khánh Hòa.
Hải: Tôi ở Khánh Hòa, còn Ân ở Hải Dương.
Trong các câu trả lời của từng bạn có ít nhất một phần đúng. Biết rằng mỗi bạn quê ở 1 tỉnh khác nhau.
Hải quê ở đâu?
Phương pháp giải:
Phân tích các dữ kiện đề bài liên quan đến Hải.
Giải chi tiết:
Theo đề bài ta có:
Dũng nói Hải ở Khánh Hòa. Hải cũng nói tôi ở Khánh Hòa.
Không còn dữ kiện nào đề cập đến quê của Hải.
Vậy Hải quê ở Khánh Hòa.
Câu 59:
Phương pháp giải:
Phân tích các dữ kiện đề bài.
Giải chi tiết:
Theo câu 58, Hải quê ở Khánh Hòa.
Mà Hải nói Tôi ở Khánh Hòa, còn Ân ở Hải Dương, nên Ân ở Hải Dương có thể đúng hoặc có thể sai.
TH1: Ân ở Hải Dương => Dũng không thể ở Hải Dương.
Mà Châu nói: Tôi cũng ở Lâm Đồng, còn Dũng ở Hải Dương
=> Châu ở Lâm Đồng => Bắc không thể ở Lâm Đồng.
Mà Bắc nói: Tôi cũng ở Lâm Đồng, còn Châu ở Bắc Ninh => Châu ở Bắc Ninh.
=> Mâu thuẫn (Do Châu không thể ở cả Lâm Đồng và Bắc Ninh).
Vậy Ân không ở Hải Dương.
TH2: Ân không ở Hải Dương.
=> Dũng phải ở Hải Dương.
Mà Ân nói: Quê tôi ở Lâm Đồng, còn Dũng ở Nghệ An => Ân phải ở Lâm Đồng.
Câu 60:
Phương pháp giải:
Phân tích các dữ kiện đề bài.
Giải chi tiết:
Theo câu 58, 59 ta tìm được: Ân ở Lâm Đồng, Hải ở Khánh Hòa, Dũng ở Hải Dương.
Bắc nói: Tôi cũng ở Lâm Đồng, còn Châu ở Bắc Ninh.
Mà Ân đã ở Lâm Đồng, nên Bắc không thể ở Lâm Đồng.
Vậy Châu phải ở Bắc Ninh.
Câu 61:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu 61 và 62:
Các loại nước của nhãn hiệu Vfresh chiếm tỉ lệ người dùng cao nhất đặc biệt là sản phẩm nước cam ép chiếm bao nhiêu phần trăm?
Phương pháp giải:
Đọc số liệu biểu đồ, chọn đáp án đúng.
Giải chi tiết:
Các loại nước của nhãn hiệu Vfresh chiếm tỉ lệ người dùng cao nhất đặc biệt là sản phẩm nước cam ép chiếm 69,3%.
Câu 62:
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng số liệu, tính tỷ lệ người dùng của từng dòng sản phẩm rồi chọn dòng sản phẩm có tỷ lệ người dùng cao thứ hai.
Giải chi tiết:
Tỷ lệ người dùng dòng sản phẩm Vfresh là: \[\frac{{69,3\% + 42,3\% + 19,6\% + 12,5\% }}{4} \approx 35,93\% \]
Tỷ lệ người dùng dòng sản phẩm Number 1 là: \[\frac{{35,4\% + 32,1\% + 14,3\% }}{3} \approx 27,27\% \]
Tỷ lệ người dùng dòng sản phẩm Twister là: \[\frac{{29,5\% + 16,1\% + 8\% }}{3} \approx 17,87\% \]
Tỷ lệ người dùng dòng sản phẩm TriO là: \[\frac{{11,3\% + 9,8\% }}{2} \approx 10,55\% \]
Tỷ lệ người dùng ở vị trí thứ hai là Number 1.
Câu 63:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 63 đến 65
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa công bố tỷ lệ việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp 6 tháng. Số liệu khảo sát do Phòng Công tác chính trị và Công tác sinh viên của trường thực hiện từ tháng 12/2016 đến tháng 1/2017.
Phần lớn sinh viên ra trường sẽ công tác tại đâu?
Phương pháp giải:
Quan sát và đọc số liệu trên biểu đồ tương ứng.
Chỉ ra nơi công tác phần lớn của sinh viên khi ra trường.
Giải chi tiết:
Phần lớn sinh viên ra trường sẽ công tác tại các doanh nghiệp Tư nhân, chiếm 42%.
Câu 64:
Phương pháp giải:
Quan sát và đọc số liệu trên biểu đồ tương ứng.
Chỉ ra nơi công tác phần lớn của sinh viên khi ra trường.
Giải chi tiết:
Tỷ lệ sinh viên sau khi ra trường công tác tại các viện nghiên cứu trong nước là 6%.
Câu 65:
Phương pháp giải:
Quan sát biểu đồ ta thấy, tỷ lệ sinh viên Bách Khoa ra trường làm việc tại các doang nghiệp tự thành lập chiếm 2%.
Từ đó tìm 2% của 1200 sinh viên, ta tìm được số sinh viên cần tìm.
Giải chi tiết:
Số sinh viên ra trường tự thành lập doanh nghiệp riêng là: \[1200 \times 2:100 = 24\] (người)
Câu 66:
Số hộ chăn nuôi heo năm 2019 giảm từ mức 3,4 triệu hộ của năm 2016 xuống:
Phương pháp giải:
Dựa vào biểu đồ, tìm số triệu hộ chăn nuôi heo năm 2019.
Giải chi tiết:
Dựa vào biểu đồ ta có: Số hộ chăn nuôi heo năm 2019 là: 2,5 triệu hộ.
Câu 67:
Phương pháp giải:
Muốn tìm tổng đàn heo trên cả nước là bao nhiêu con ta lấy \[13,8:49 \times 100\]
Giải chi tiết:
Tổng đàn heo trên cả nước năm 2016 có số triệu con heo là:
\[13,8:49 \times 100 \approx 28,16\] (triệu con).
Câu 68:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 68 đến 70:
Tổng trị giá các nhóm hàng công nghiệp trong năm 2018 là:
Phương pháp giải:
Quan sát bảng số liệu tính tổng trị giá (ở cột 1) các nhóm hàng (đơn vị: Tỷ USD).
Giải chi tiết:
Tổng trị giá các nhóm hàng công nghiệp trong năm 2018 là:
\[4,5 + 5,2 + 16,5 + 30,5 + 4,0 + 29,3 + 7,9 + 16,2 + 49 = 163,1\] (tỷ USD).
Câu 69:
Phương pháp giải:
Muốn tính trung bình trị giá mỗi nhóm hàng ta lấy tổng trị giá của các nhóm hàng chia cho số nhóm hàng.
Giải chi tiết:
Tổng trị giá các nhóm hàng trong bảng số liệu là: 163,1 tỷ USD.
Theo bảo số liệu ta có 9 nhóm hàng các ngành công nghiệp.
⇒ Trung bình trị giá mỗi nhóm hàng trên là: \[163,1:9 \approx 18,1\] (tỷ USD).
Câu 70:
Phương pháp giải:
Muốn tính trị giá của nhóm hàng dệt may năm 2017 ta lấy trị giá của nhóm hàng dệt may năm 2018 trừ đi giá trị tăng thêm của nhóm hàng dệt may.
Giải chi tiết:
Trị giá của nhóm hàng dệt may năm 2017 là: \[30,5 - 4,4 = 26,1\] (tỷ USD).
Câu 71:
Phương pháp giải:
- Viết lại cấu hình electron đầy đủ của anion X2-, sau đó viết lại cấu hình electron đầy đủ của X bằng cách trừ đi 2e lớp ngoài cùng của X2-.
- Từ cấu hình của X ta suy được vị trí của nguyên tố X trong BTH các nguyên tố hóa học:
*Chu kì: số lớp = số thứ tự chu kì
*Nhóm:
- Nếu e cuối cùng được điền vào phân lớp s, p ⟹ nhóm A
Số e lớp ngoài cùng = số thứ tự nhóm
- Nếu e cuối cùng được điền vào phân lớp d, f ⟹ nhóm B
Gọi n là tổng số e hóa trị của nguyên tố (n = số e lớp ngoài cùng + số e phân lớp sát ngoài cùng nếu nó chưa bão hòa)
+ n < 8 ⟹ nhóm nB
+ 8 ≤ n ≤ 10 ⟹ nhóm VIIIB
+ n > 10 ⟹ nhóm (n-10)B
Giải chi tiết:
Cấu hình electron của X2-: 1s22s22p23s23p6
→ Cấu hình electron của X là: 1s22s22p23s23p4
- X có 3 lớp e ⟹ Chu kì 3.
- Lớp ngoài cùng (3s23p4) có 6 electron và e cuối cùng điền vào phân lớp p → Nhóm VIA.
Câu 72:
Cho cân bằng (trong bình kín) sau:
CaCO3 (r) ⇄ CaO (r) + CO2 (k); ∆H > 0
Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều thuận nếu
Phương pháp giải:
Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: "Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó."
+ Ảnh hưởng của áp suất: Trong cân bằng có sự tham gia của chất khí, nếu tăng áp suất thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm số mol phân tử khí và ngược lại.
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt và ngược lại.
Giải chi tiết:
Nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: "Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó."
Áp dụng vào bài ta có:
*Áp suất:
- Nếu giảm áp suất làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng mol khí (chiều thuận).
- Nếu tăng áp suất làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm mol khí (chiều nghịch).
*Nhiệt độ: Ta thấy chiều thuận có ∆H > 0 tức là phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt.
- Nếu tăng nhiệt độ làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt (chiều thuận).
- Nếu giảm nhiệt độ làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều tỏa nhiệt (chiều nghịch).
Vậy cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận nếu ta giảm áp suất và tăng nhiệt độ.
Câu 73:
Phương pháp giải:
Vì thể tích các khí đo ở cùng điều kiện nên tỉ lệ về thể tích cũng là tỉ lệ về số mol.
Ta giả sử số mol các chất dựa vào tỉ lệ thể tích.
- Cho hỗn hợp X qua H2SO4 đặc thì H2O bị giữ lại ⟹ số mol H2O ⟹ số mol H trong A.
- Cho hỗn hợp Z qua dd KOH dư thì CO2 bị giữ lại, khí thoát ra là O2 dư ⟹ số mol O2, số mol CO2 ⟹ số mol C trong A.
- Bảo toàn nguyên tố O ⟹ số mol O trong A.
- Đặt CTPT của A là CxHyOz.
Khi đó \[x = \frac{{{n_{C(A)}}}}{{{n_A}}};y = \frac{{{n_{H(A)}}}}{{{n_A}}};z = \frac{{{n_{O(A)}}}}{{{n_A}}}\]
⟹ CTPT của A.
Giải chi tiết:
Vì thể tích các khí đo ở cùng điều kiện nên tỉ lệ về thể tích cũng là tỉ lệ về số mol.
Giả sử \[{n_A} = 0,1\left( {mol} \right);{n_{hh{\kern 1pt} X}} = 0,85\left( {mol} \right);{n_{{O_2}\left( {bd} \right)}} = 0,6\left( {mol} \right)\]
Ta có 0,85 mol hh X gồm: CO2, H2O và O2 dư
- Cho hỗn hợp X qua H2SO4 đặc thì H2O bị giữ lại
\[ \to {n_{{H_2}O}} = {n_{hh{\kern 1pt} X}} - {n_{hh{\kern 1pt} Z}} = 0,85 - 0,45 = 0,4\left( {mol} \right)\]
- Cho hỗn hợp Z qua dd KOH dư thì CO2 bị giữ lại, khí thoát ra là O2 dư
\[ \to {n_{{O_2}\left( {du} \right)}} = 0,05\left( {mol} \right)\]
\[ \to {n_{C{O_2}}} = {n_{hh{\kern 1pt} Z}} - {n_{{O_2}\left( {du} \right)}} = 0,45 - 0,05 = 0,4\left( {mol} \right)\]
\[ \to {n_{O\left( A \right)}} + 2.0,6 = 2.0,4 + 0,4 + 2.0,05\]
\[ \to {n_{O\left( A \right)}} = 0,1\left( {mol} \right)\]
Đặt CTPT của A là CxHyOz (0,1 mol).
\[ \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = \frac{{{n_C}}}{{{n_A}}} = \frac{{0,4}}{{0,1}} = 4}\\{y = \frac{{{n_H}}}{{{n_A}}} = \frac{{0,8}}{{0,1}} = 8}\\{z = \frac{{{n_{O(A)}}}}{{{n_A}}} = \frac{{0,1}}{1} = 1}\end{array}} \right.\]→ Công thức phân tử của A là C4H8O.
Câu 74:
Cho các nhận định sau:
(a) CH3NH2 là amin bậc 1.
(b) Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 trong NaOH thấy xuất hiện màu tím.
(c) Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch NaOH.
(d) H2N-CH2-CH2-CONH-CH2-COOH là một đipeptit.
(e) Ở điều kiện thường H2NCH2COOH là chất rắn, dễ tan trong nước.
Số nhận định đúng là
Phương pháp giải:
Lý thuyết về amin, amino axit, peptit, protein.
Giải chi tiết:
(a) CH3NH2 là amin bậc 1.
⟹ Đúng. Ghi nhớ: Bậc của amin là số nguyên tử H của NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.
(b) Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 trong NaOH thấy xuất hiện màu tím.
⟹ Đúng. Vì thành phần chính của lòng trắng trứng là protein nên có phản ứng màu biure tạo phức màu tím.
(c) Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch NaOH.
⟹ Sai. Vì C6H5NH2 không phản ứng với NaOH.
Để làm sạch ống nghiệm dính C6H5NH2 ta có thể dùng dung dịch HCl vì có phản ứng:
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
Phản ứng tạo thành C6H5NH3Cl là chất tan tốt trong nước nên dễ bị rửa trôi.
(d) H2N-CH2-CH2-CONH-CH2-COOH là một đipeptit.
⟹ Sai, vì peptit được tạo nên từ các α-amino axit. Ta thấy H2N-CH2-CH2-COOH không phải là α-amino axit.
(e) Ở điều kiện thường H2NCH2COOH là chất rắn, dễ tan trong nước.
⟹ Đúng
Vậy có 3 nhận định đúng.
Câu 75:
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về từ trường, bão từ
Giải chi tiết:
Bão từ ảnh hưởng đến sự truyền sóng vô tuyến vì nó làm thay đổi khả năng phản xạ sóng điện từ trên tầng điện li.
Câu 76:
Phương pháp giải:
Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử: Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng \[\left( {{E_n}} \right)\] sang trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn \[\left( {{E_m}} \right)\] thì nó phát ra một photon có năng lượng đúng bằng hiệu \[{E_n} - {E_m}\]: \[\varepsilon = h{f_{nm}} = {E_n} - {E_m}\]
Giải chi tiết:
Ta có: \[\varepsilon = hf = {E_{cao}} - {E_{thap}} \Rightarrow f = \frac{{{E_{cao}} - {E_{thap}}}}{h}\]
Thay số ta được giá trị của tần số là:\[f = \frac{{ - {{5,44.10}^{ - 19}} - \left( { - {{21,76.10}^{ - 19}}} \right)}}{{{{6,625.10}^{ - 34}}}} = {2,46.10^{15}}Hz\]
Câu 77:
Phương pháp giải:
+ Đọc đồ thị \[i - t\]
+ Sử dụng biểu thức \[\omega = \frac{{2\pi }}{T}\]
+ Biểu thức cường độ dòng điện: \[i = {I_0}.\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\]
Giải chi tiết:
Từ đồ thị ta có:
+ Cường độ dòng điện cực đại: \[{I_0} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}A\]
+ Chu kì dao động: \[T = 0,02s\] \[ \Rightarrow \omega = \frac{{2\pi }}{T} = \frac{{2\pi }}{{0,02}} = 100\pi \]
+ Tại thời điểm ban đầu, dòng điện có giá trị cực đại: \[{i_0} = {I_0}\cos \varphi = {I_0} \Rightarrow \cos \varphi = 1 \Rightarrow \varphi = 0\]
Phương trình cường độ dòng điện: \[i = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\cos \left( {100\pi t} \right)A\]
Câu 78:
Phương pháp giải:
Vị trí vân sáng : \[{x_s} = k.\frac{{\lambda D}}{a} = k.i;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {k \in Z} \right)\]
Vị trí vân tối : \[{x_t} = \left( {k + \frac{1}{2}} \right).\frac{{\lambda D}}{a} = \left( {k + \frac{1}{2}} \right).i;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {k \in Z} \right)\]
Giải chi tiết:
Ta có: \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = 1mm}\\{{x_{s5}} = 4,2mm}\end{array}} \right.\]
Theo bài ra ta có: \[{x_M} = {x_{s5}} \Leftrightarrow 5.\frac{{\lambda D}}{a} = 4,2{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 1 \right)\]
Khi dịch chuyển màn quan sát ra xa: \[{x_M} = \left( {2k + 1} \right)\frac{{\lambda .\left( {D + 0,6} \right)}}{{2a}} = 4,2\]
Khi vân giao thoa tại M chuyến thành vân tối lần thứ hai thì M thuộc vân tối thứ 4 ứng với k = 3.
\[ \Rightarrow {x_M} = \frac{{7\lambda .\left( {D + 0,6} \right)}}{{2a}} = 4,2{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 2 \right)\]
Ta có hệ phương trình: \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{5.\frac{{\lambda D}}{a} = 4,2 \Rightarrow \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{4,2}}{5}}\\{\frac{{7\lambda .\left( {D + 0,6} \right)}}{{2a}} = 4,2 \Leftrightarrow \frac{{\lambda D}}{a} + \frac{{\lambda .0,6}}{a} = \frac{{8,4}}{7}}\end{array}} \right.\]
\[ \Rightarrow \frac{{\lambda .0,6}}{a} = \frac{{8,4}}{7} - \frac{{4,2}}{5}\]\[ \Leftrightarrow \frac{{\lambda .0,6}}{1} = 0,36 \Rightarrow \lambda = 0,6\mu m\]
Câu 79:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín của động vật là : Tim (tâm thất) → động mạch → mao mạch →tĩnh mạch → tim (tâm nhĩ)
Câu 80:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Phát biểu sai là: B
Sản phẩm của pha sáng không phải là NADH mà là NADPH
Câu 81:
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen)
Nếu gen nằm trên vùng không tương đồng NST giới tính X
+ giới XX : \[\frac{{n(n + 1)}}{2}\] kiểu gen hay \[C_n^2 + n\]
+ giới XY : n kiểu gen
Nếu gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X và Y
+ giới XX: 1
+ giới XY: n
Nếu có nhiều gen trên 1 NST coi như 1 gen có số alen bằng tích số alen của các gen đó
Giải chi tiết:
Gen 1, gen 2 cùng nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y, ta coi như 1 gen có 3×5=15 alen.
Số kiểu gen tối đa ở giới XX: \[C_{15}^2 + 15 = 120\]
Số loại giao tử tối đa (giới XX chỉ tạo giao tử X): 3×5 = 15
Ở giới XY số kiểu gen tối đa là: 15 ×4 = 60
Số loại giao tử tối đa:
+ Giao tử X: 15 (giống với giới XX)
+ Giao tử Y: 4
Vậy:
+ Số kiểu gen tối đa trong quần thể là: 120 + 60 = 180
+ Số kiểu giao tử tối đa là: 15 + 4 = 19.
Câu 82:
Phương pháp giải:
Số loại giao tử tối đa của cây chính là số dòng thuần.
Giải chi tiết:
Cây có kiểu gen AaBb dị hợp hai cặp gen nên sau khi kết thúc giảm phân sẽ tạo ra tối đa 4 loại giao tử
Lấy các hạt phấn đem lưỡng bội hóa sẽ tạo ra 4 dòng thuần
Câu 83:
Phương pháp giải:
Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam – Sử dụng Atlat ĐLVN trang 23
Giải chi tiết:
Dựa vào Atlat ĐLVN trang 23, xác định được:
- Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và Mường Khương (Lào Cai) giáp Trung Quốc.
- Cửa khâu Lệ Thanh (Gia Lai) giáp Campuchia.
- Cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) giáp Lào.
Câu 84:
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi (sgk Địa 12)
Giải chi tiết:
Đồng bằng sông Hồng có dạng tam giác châu, với diện tích khoảng 15 nghìn km2.
=> Nhận định đồng bằng có dạng tứ giác rộng hơn 40 nghìn km2 là không đúng.
Câu 85:
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 8, trang 38 sgk Địa lí 12
Giải chi tiết:
Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta phân bố chủ yếu ở vùng ven biển, cho năng suất sinh học cao. Ở nước ta, hệ sinh thái rừng ngập mặn tập trung chủ yếu ở vùng Nam Bộ (300 nghìn ha, đứng thứ 2 sau rừng ngập mặn Amadôn ở Nam Mĩ).
=> Loại đáp án A, B, D
Nhận định rừng ngập mặn nước ta phát triển nhất ở Bắc Trung Bộ là sai
Câu 86:
Phương pháp giải:
Liên hệ kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, trang 41 sgk Địa lí 12
Giải chi tiết:
Ở miền Bắc, vào thời điểm cuối năm người ta thường chưng cành đào để đón xuân năm mới. Hoa đào bắt đầu nở vào cuối mùa đông (tháng 12 âm lịch) là thời kì mưa phùn đặc trưng ở miền Bắc.
=> Gió đông được nhắc đến trong câu thơ trên là gió mùa mùa đông lạnh ẩm.
Câu 87:
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 53.
Giải chi tiết:
Tháng 3/1921, Lê nin và Đảng Bônsêvich quyết định thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
Câu 88:
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 178.
Giải chi tiết:
- Nội dung các phương án A, B, C là âm mưu của Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
- Nội dung phương án D không phải là âm mưu của Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
Câu 89:
Phương pháp giải:
Dựa vào tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (SGK Lịch sử 12, trang 52 – 53) và tình hình Mĩ (SGK Lịch sử 12, trang 42), Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (SGK Lịch sử 12, trang 46 – 47) để phân tích.
Giải chi tiết:
- Nội dung các phương án A, C, D là điểm chung giữa Nhật và các nước tư bản Đồng minh chống phát xít.
- Nội dung phương án B là điểm khác biệt vì Nhật mất hết thuộc địa, là nước bại trận trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 90:
Phương pháp giải:
Dựa vào tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám, nhất là sau khi Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc kí kết Hiệp ước Hoa – Pháp ngày 28/2/1946 để phân tích, đánh giá chủ trương của Đảng khi kí kết Hiệp định Sơ bộ với Pháp ngày 6/3/1946. Từ đó, rút ra bài học đối với chính sách đối ngoại hiện nay của Đảng ta.
Giải chi tiết:
- Sau Cách mạng tháng Tám, nước ta đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc, trong đó, nguy hiểm nhất là sự quay trở lại xâm lược nước ta của thực dân Pháp (được sự hỗ trợ của thực dân Anh, thực dân Pháp đã quay trở lại xâm lược Nam Bộ, sau đó mở rộng xâm lược các nơi khác).
- Ngày 28/2/1946, thực dân Pháp và quân quân Trung Hoa Dân quốc kí kết Hiệp ước Hoa – Pháp, theo đó, thực dân Pháp sẽ ra miền Bắc thay thế quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Thực tế, thực dân Pháp đang mở đường cho việc kéo quân ra miền Bắc nhằm thực hiện âm mưu biến nước ta thành thuộc địa một lần nữa.
- Trong bối cảnh đó, chính phủ non trẻ của ta đứng trước 2 con đường để lựa chọn đó là
+ Cầm vũ khí lên chiến đấu khi thực dân Pháp kéo quân ra miền Bắc
+ Hoặc là hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó cùng một lúc nhiều kẻ thù.
=> Đảng ta đã sáng suốt lựa chọn con đường hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó cùng một lúc nhiều kẻ thù. Theo đó, ta kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ với nguyên tắc không vi phạm chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc. Với Hiệp định Sơ bộ, ta đuổi được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước và có thêm thời gian hòa hoãn để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống Pháp về sau.
Câu 91:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Sự điện phân là quá trình oxi hóa - khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà nếu không có dòng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân:
- Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn điện một chiều.
- Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện một chiều.
Một sinh viên thực hiện thí nghiệm điện phân dung dịch CuSO4 với một điện cực bằng graphit và một điện cực bằng đồng.
Thí nghiệm 1: Sinh viên nối điện cực graphit với cực (+) và điện cực đồng với cực (-) của nguồn điện.
Thí nghiệm 2: Đảo lại, sinh viên nối điện cực graphit với cực (-) và điện cực đồng với cực (+) của nguồn điện.
Trong Thí nghiệm 1, bán phản ứng xảy ra tại catot (-) là
Phương pháp giải:
Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử.
Giải chi tiết:
Điện phân dung dịch CuSO4 với catot (-) làm bằng graphit, anot (+) làm bằng Cu:
Catot (-): Cu2+ + 2e → Cu
Anot (+): 2H2O → 4H+ + O2 + 4e
Câu 92:
Phương pháp giải:
- Khối lượng catot tăng là khối lượng của Cu bám vào. Từ đó xác định lượng Cu.
- Viết bán phản ứng tại các điện cực.
- Áp dụng định luật bảo toàn electron để tính lượng O2 sinh ra ở anot ⟹ Thể tích khí thu được ở anot.
Giải chi tiết:
Khối lượng catot tăng là khối lượng của Cu bám vào.
\[ \to {n_{Cu}} = \frac{{28,8}}{{64}} = 0,45\left( {mol} \right)\]
Xét các điện cực:
*Catot (-): Do trong quá trình điện phân không thấy khí thoát ra ở catot nên H2O không bị điện phân tại catot.
Cu2+ + 2e → Cu
*Anot (+): Ion SO42- không bị điện phân nên H2O bị điện phân.
2H2O → 4H+ + O2 + 4e
Áp dụng bảo toàn e: \[{n_{e(catot)}} = {n_{e(anot)}} \Leftrightarrow 2{n_{Cu}} = 4{n_{{O_2}}}\]
\[ \Rightarrow {n_{{O_2}}} = \frac{1}{2}{n_{Cu}} = \frac{1}{2}.0,45 = 0,225\left( {mol} \right)\]
Thể tích khí O2 thoát ra tại anot là: \[{V_{{O_2}}} = 0,225.22,4 = 5,04\left( l \right)\]
Câu 93:
Phương pháp giải:
- Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa; catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử.
- Khi điện phân dung dịch sử dụng kim loại làm cực dương trùng với ion kim loại bị điện phân thì sẽ xảy ra hiện tượng dương cực tan.
Giải chi tiết:
- Tại catot xảy ra bán phản ứng: Cu2+ + 2e → Cu.
- Tại anot xảy ra bán phản ứng: Cu → Cu2+ + 2e (cực dương tan dần nên được gọi là hiện tượng dương cực tan).
Câu 94:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Este thường có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm, …
Để điều chế este của ancol, người ta thường thực hiện phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức (CnHmO2) và rượu thu được este và nước.
Để điều chế este của phenol, người ta phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol thu được este.
Người ta thực hiện phản ứng este hóa giữa axit axetic và ancol isoamylic thu được este nào sau đây?
Phương pháp giải:
Phương trình của phản ứng este hóa:
RCOOH + R'OH RCOOR' + H2O
Giải chi tiết:
CH3COOH + (CH3)2CH-CH2-CH2-OH CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 + H2O
Axit axetic Ancol isoamylic Isoamyl axetat
Câu 95:
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phản ứng este hóa:
RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O
Giải chi tiết:
Vai trò của chất xúc tác là làm tăng tốc độ phản ứng (cả phản ứng thuận và phản ứng nghịch) tức là làm cho cân bằng nhanh chóng thành lập. Chú ý là không làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận hay chiều nghịch mà là làm cho phản ứng mau đạt tới trạng thái cân bằng. Riêng ở phản ứng este hóa, vai trò của H2SO4 đặc không chỉ là chất xúc tác mà nó còn đóng vai trò hút nước làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận tăng hiệu suất của phản ứng.
Câu 96:
Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau:
+ Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat.
+ Bước 2: Thêm 2 ml dung dịch H2SO4 20% vào ống thứ nhất, 4 ml dung dịch NaOH 30% vào ống thứ hai.
+ Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(1) Sau bước 2, chất lỏng trong ống thứ nhất phân lớp, chất lỏng trong ống thứ hai đồng nhất.
(2) Sau bước 3, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất.
(3) Sau bước 3, các chất thu được sau phản ứng thủy phân trong cả hai ống nghiệm đều tan tốt trong nước.
(4) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
(5) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm.
Số phát biểu đúng là
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về tính chất hóa học của este:
- Phản ứng thủy phân etyl axetat trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
- Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
- Điều kiện để xảy ra phản ứng và các tính chất tan của các chất thu được.
Từ đó xét tính đúng/sai của các phát biểu.
Giải chi tiết:
(1) sai, sau bước 2 chất lỏng trong cả 2 ống đều phân lớp do:
+ Chưa đun nóng nên không có phản ứng hóa học xảy ra.
+ Este CH3COOC2H5 là chất lỏng, không tan trong nước hay các dung môi phân cực như dd H2SO4, dd NaOH.
(2) sai, sau bước 3, xảy ra phản ứng thủy phân este ở cả hai ống nghiệm:
+ Ống 1: CH3COOC2H5 + H2O CH3COOH + C2H5OH
Phản ứng trong ống 1 là phản ứng thuận nghịch nên sau phản ứng còn este dư, chất lỏng thu được sau phản ứng không đồng nhất.
+ Ống 2: CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH
Phản ứng trong ống 2 là phản ứng một chiều nên sau phản ứng không còn este, các chất sinh ra đều dễ tan trong nước nên tạo dung dịch đồng nhất.
(3) sai, vì sau phản ứng trong ống 1 thu được CH3COOC2H5 dư, ít tan trong nước.
(4) đúng.
(5) đúng.
Vậy có 2 phát biểu đúng.
Câu 97:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Phóng xạ là quá trình phân rã tự phát của một hạt nhân không bền vững. Quá trình phân rã này lèm theo sự tạo ra các hạt và có thể kèm theo sự phát ra các bức xạ điện từ. Ngoài các đồng vị phóng xạ có sẵn trong tự nhiên, người ta cũng chế tạo được nhiều đồng vị phóng xạ gọi là đồng vị phóng xạ nhân tạo. Các đồng vị phóng xạ có nhiều ứng dụng trong khoa học và công nghệ.
Năm 1898, nữ bác học Marie Curie phát hiện ra nguyên tố \[ - 226\left( {^{226}Ra} \right)\], sau đó không lâu đồng vị phóng xạ (ĐVPX) đã được ứng dụng trong điều trị bệnh. Cũng bắt đầu từ đấy đã ra đời lĩnh vực sinh học phóng xạ và ung thư học phóng xạ. 30 năm sau chiến tranh thế giới thứ II là thời kỳ nhiều ĐVPX được phát minh và ứng dụng trong y học. Ngày nay, ĐVPX được ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh. Y học hạt nhân (YHHN) ứng dụng tác dụng sinh học của bức xạ ion hóa lên các tế bào, các mô bị bệnh, điều đó đã làm cho YHHN trở thành một chuyên ngành trong lâm sàng.
So với chẩn đoán, điều trị phải dùng liều lớn hơn, do đó tác động của phóng xạ lên mô lành cũng lớn hơn nhiều. Đó là một trong những khó khăn và hạn chế của điều trị bằng phóng xạ, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì đây là phương pháp điều trị hữu hiệu, nhanh gọn, đơn giản, an toàn và ưu việt hơn so với các phương pháp điều trị khác.
Các phương thức điều trị bằng bức xạ ion hóa (Radiotherapy) của các ĐVPX:
+ Xạ trị chuyển hoá ( Metabolictherapy).
+ Xạ trị áp sát (Brachytherapy).
+ Xạ trị chiếu ngoài (Teletherapy).
Phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân:
Phương pháp giải:
Phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân không bền vững tự phát phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác gọi là hiện tượng phóng xạ.
Giải chi tiết:
Phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân tự phát phóng ra tia phóng xạ và biến đổi thành một hạt nhân khác.
Câu 98:
Phương pháp giải:
- Tia α là dòng các hạt nhân nguyên tử \[_2^4He\]
- Tia \[{\beta ^ - }\] là dòng electron, tia \[{\beta ^ + }\] là dòng pôziton.
- Tia γ là sóng điện từ.
Giải chi tiết:
Trong các tia phóng xạ chỉ có tia γ có bản chất là sóng điện từ.
⇒ Phát biểu không đúng là: Tia \[\alpha ,\beta ,\gamma \] đều có chung bản chất là sóng điện từ có bước sóng khác nhau.
Câu 99:
Phương pháp giải:
Số hạt nhân bị phân rã: \[\Delta N = {N_0}.\left( {1 - {2^{ - \frac{t}{T}}}} \right){\mkern 1mu} \]
Liều lượng phóng xạ cho một lần chiếu xạ trong các lần chiếu là không đổi (xác định).
Giải chi tiết:
Gọi ΔN là liều lượng cho một lần chiếu xạ (∆N = hằng số)
Trong lần chiếu xạ đầu tiên: \[\Delta N = {N_{01}}.\left( {1 - {2^{ - \frac{{{t_1}}}{T}}}} \right){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 1 \right)\]
Trong lần chiếu xạ tiếp theo sau đó 2 năm: \[\Delta N = {N_{02}}.\left( {1 - {2^{ - \frac{{{t_2}}}{T}}}} \right)\]
Với: \[{N_{02}} = {N_{01}}{.2^{ - \frac{{\Delta t}}{T}}} \Rightarrow \Delta N = {N_{01}}{.2^{ - \frac{{\Delta t}}{T}}}.\left( {1 - {2^{ - \frac{{{t_2}}}{T}}}} \right){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 2 \right)\]
Từ (1) và (2) ta có: \[{N_{01}}{.2^{ - \frac{{\Delta t}}{T}}}.\left( {1 - {2^{ - \frac{{{t_2}}}{T}}}} \right) = {N_{01}}.\left( {1 - {2^{ - \frac{{{t_1}}}{T}}}} \right) \Leftrightarrow {2^{ - \frac{{\Delta t}}{T}}}.\left( {1 - {2^{ - \frac{{{t_2}}}{T}}}} \right) = 1 - {2^{ - \frac{{{t_1}}}{T}}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( * \right)\]
Với: \[\left\{ \begin{array}{l}\Delta t = 2{\mkern 1mu} \left( {nam} \right)\\{t_1} = 10p\\T = 4\left( {{\mkern 1mu} nam} \right)\end{array} \right.\]Thay vào (*) ta được:
\[{2^{ - \frac{2}{4}}}.\left( {1 - {2^{ - \frac{{{t_2}}}{{4.365.24.60}}}}} \right) = 1 - {2^{ - \frac{{10}}{{4.365.24.60}}}} \Leftrightarrow {2^{ - \frac{{{t_2}}}{{4.365.24.60}}}} = 1 - \sqrt 2 .\left( {1 - {2^{ - \frac{{10}}{{4.365.24.60}}}}} \right) \Rightarrow {t_2} = 14,1phut\]
Câu 100:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102
Tai nạn giao thông là một vấn nạn nhức nhối ở Việt Nam và được xem là một nhiệm vụ quan trọng cần giải quyết trong quá trình phát triển đất nước. Hiện nay, trung bình hằng năm ở Việt Nam có khoảng 8.000 người chết, 15.000 người bị thương khi tham gia giao thông. Nghĩa là mỗi ngày có hơn 20 người ra khỏi nhà và không thể trở về. Thiệt hại về mặt kinh tế ước tính từ 5−12 tỷ USD nhưng thiệt hại về tinh thần là vô cùng to lớn và không thể đong đếm. Đáng lưu ý là, có đến hơn \[75\% \] số nạn nhân tai nạn giao thông (TNGT) là những người trẻ tuổi - học sinh, sinh viên, lao động chính của gia đình.
Các vụ, việc vi phạm về giao thông, TNGT ở Việt Nam chủ yếu do ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người lái xe còn kém, kỹ năng lái xe còn yếu, chạy xe quá tốc độ, chở quá tải, chở quá số người quy định, vượt ẩu, không chấp hành tín hiệu giao thông. Để hạn chế tai nạn cho người tham gia giao thông, lực lượng cảnh sát đã được trang bị một số loại máy móc như: súng bắn tốc độ, máy đo âm thanh, máy đo nồng độ cồn, …
Trong "súng bắn tốc độ" xe cộ trên đường:
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.
Giải chi tiết:
Trong "máy bắn tốc độ" xe cộ trên đường có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến.
Câu 101:
Phương pháp giải:
+ Định luật II Niuton: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
Biểu thức: \[\vec a = \frac{{\vec F}}{m} \Rightarrow \vec F = m\vec a{\rm{ }}\]
+ Định luật III Niuton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lên vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
\[\overrightarrow {{F_{BA}}} = - \overrightarrow {{F_{AB}}} {\rm{ }}\]
Giải chi tiết:
Gọi xe A là xe tải; xe B là xe máy
Ta có: \[{m_A} > {m_{{\kern 1pt} B}}\]
Lực do ô tô tải tác dụng vào xe máy là: \[\overrightarrow {{F_{AB}}} {\rm{ }}\]
Lực do xe máy tác dụng vào ô tô tải là: \[\overrightarrow {{F_{BA}}} {\rm{ }}\]
Theo định luật III Niu – tơn ta có: \[\overrightarrow {{F_{AB}}} = - \overrightarrow {{F_{BA}}} \Rightarrow {F_{AB}} = {F_{BA}} = F\]
Theo định luật II Niuton ta có gia tốc xe tải và xe máy nhận được lần lượt là : \[\left\{ \begin{array}{l}{a_A} = \frac{F}{{{m_A}}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 1 \right)\\{a_B} = \frac{F}{{{m_B}}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 2 \right)\end{array} \right.\]
Lại có: \[{m_A} > {m_{{\kern 1pt} B}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 3 \right)\]
Từ (1); (2) và (3) \[ \Rightarrow {a_B} > {a_A}\]
Vậy: Hai xe chịu lực như nhau; xe máy nhận gia tốc lớn hơn.
Câu 102:
Phương pháp giải:
Công thức tính mức cường độ âm: \[L = 10.\log \frac{I}{{{I_0}}} = 10.\log \frac{P}{{4\pi {r^2}}}\]
Giải chi tiết:
+ Cảnh sát giao thông tiến hành đặt micro cách đầu xe 2m, cao 1,2m so với mặt đất, chính giữa và hướng về đầu xe, bấm còi và ghi lại giá trị âm lượng. Nếu còi của ô tô có âm lượng nằm trong khoảng \[90dB\] đến \[115dB\] là đúng quy định.
Ta có: \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{L_{\min }} = 10.\log \frac{{{P_{\min }}}}{{4\pi {{.2}^2}}} = 90}\\{{L_{\max }} = 10.\log \frac{{{P_{\max }}}}{{4\pi {{.2}^2}}} = 115}\end{array}} \right.\]
\[ \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{P_{\min }} = 16\pi {{.10}^9}{\rm{W}} = {{5,03.10}^{10}}{\rm{W}}}\\{{P_{\min }} = 16\pi {{.10}^{11,5}}{\rm{W}} = {{1,6.10}^{13}}{\rm{W}}}\end{array}} \right.\]
Khi đó công suất của nguồn âm đúng quy định khi nằm trong khoảng:
\[{P_{\min }} \le P \le {P_{\max }} \Leftrightarrow {5,03.10^{10}}{\rm{W}} \le P \le {1,6.10^{13}}{\rm{W}}\]
+ Đối với xe thứ nhất: \[{L_1} = 10.\log \frac{{{P_1}}}{{4\pi .r_1^2}} = 91dB \Leftrightarrow \log \frac{{{P_1}}}{{4\pi {{.30}^2}}} = 9,1 \Rightarrow {P_1} = {1,42.10^{13}}{\rm{W}}\]
So sánh điều kiện về công suất ta thấy thoả mãn quy định.
+ Đối với xe thứ hai: \[{L_2} = 10.\log \frac{{{P_2}}}{{4\pi .r_2^2}} = 94dB \Leftrightarrow \log \frac{{{P_2}}}{{4\pi {{.30}^2}}} = 9,4 \Rightarrow {P_2} = {2,84.10^{13}}{\rm{W}}\]
So sánh điều kiện về công suất thấy không thoả mãn quy định.
⇒ Vậy chỉ có xe 1 đảm bảo tiêu chuẩn.
Câu 103:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Ở người, gen PAH nằm trên nhiễm sắc thể số 12, định vị tại 12q22-q24.2. Locut gen này di truyền theo quy luật Mendel, nghĩa là di truyền không liên quan gì đến giới tính, gen trội (PAH thường) là trội hoàn toàn. Bố hay mẹ chỉ mang 1 alen đột biến lặn thì vẫn hoàn toàn bình thường. Những cặp vợ chồng đều là thể dị hợp thể như vậy có xác suất sinh ra con bị PKU là 25%.
Người bệnh mang cặp gen PAH đột biến lặn, không có khả năng hình thành enzyme chuyển hóa Phe thành Tyr
Về mặt di truyền học, người bệnh mang cặp alen PAH ở trạng thái lặn (mất chức năng) từ trong phôi, nghĩa là Phe (phênylalanin) đã không hề được phân giải từ khi mới chỉ là hợp tử trong dạ con người mẹ. Tuy nhiên, người mẹ đã phân giải "hộ" chất này (phênylalanine) trong suốt quá trình mang thai, nên người bệnh sơ sinh bị PKU vẫn hoàn toàn bình thường.
Trẻ sơ sinh bị PKU thường xuất hiện với tần số trung bình là khoảng 1/10.000 sơ sinh. Nam và nữ giới bị ảnh hưởng ngang nhau
Nếu quần thể người cân bằng di truyền, tần số alen PAH trội là
Phương pháp giải:
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc p2AA + 2pqAa +q2aa =1
Tần số alen \[{p_A} = x + \frac{y}{2} \to {q_a} = 1 - {p_A}\]
Giải chi tiết:
Giả sử A- không bị PKU; a-bị bệnh PKU
Tỉ lệ trẻ sơ sinh bị bệnh là 1/10000 = 0,01%
Tần số alen a: \[{q_a} = \sqrt {0,001} = 0,01 \to {p_A} = 1 - 0,01 = 0,99\]
Câu 104:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Bệnh PKU do gen lặn gây ra nên các biện pháp chọc dò dịch ối, sinh thiết tua nhau thai và quan sát tiêu bản tế bào đều không phát hiện ra.
Khi mang thai, người mẹ đã cung cấp đủ các axit amin cho thai nhi, tế bào thai không phải hình thành enzyme để chuyển hóa nên khi phân tích sinh hóa sẽ không phát hiện ra.
Vậy có thể xét nghiệm máu sau 25 – 30 ngày sau sinh để phát hiện sớm.
Câu 105:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Phát biểu đúng về bênh PKU là: B: pheninalanin ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh, bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí.
A sai, bệnh do đột biến gen nên không thể chữa trị.
C sai, Phe là 1 axit amin thiết yếu nên không thể loại bỏ hoàn toàn axit amin này ra khỏi khẩu phần ăn.
D sai, có thể điều trị bằng chế độ ăn kiêng thức ăn chứa Phe hợp lí.
Câu 106:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có 2 loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài có màu im Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học nuôi các cá thể của 2 loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng trông cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Người ta cho rằng 2 loài này được tiến hoá từ một loài ban đầu.
Ví dụ trên là hình thành loài bằng
Giải chi tiết:
Các cá thể cùng màu sẽ giao phối với nhau, các cá thể khác màu sẽ không giao phối với nhau. Đây là tập tính sinh sản.
Hai loài này cách li với nhau bằng cách li tập tính.
Câu 107:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Hai quần thể cá trên sẽ thuộc 2 loài khác nhau nếu không giao phối với nhau trong tự nhiên.
Chọn B
Câu 108:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có 2 loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài có màu im Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học nuôi các cá thể của 2 loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng trông cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Người ta cho rằng 2 loài này được tiến hoá từ một loài ban đầu.
Nhận biết Báo lỗi Dạng cách li giữa 2 loài thuộc
Sai - Đáp án đúng B
Xem lời giải Hỏi đáp / Thảo luận Câu hỏi: 399651 Lưu
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Dạng cách li của 2 loài trên là cách li tập tính thuộc nhóm cách li trước hợp tử (trước khi hình thành hợp tử).
Chọn B
Câu 109:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết và Nghị viện châu Âu thông qua ngày 12/2/2020 đánh dấu cả một chặng đường 10 năm đàm phán, ký kết giữa Việt Nam và EU.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được coi là một Hiệp định toàn diện và chất lượng cao, phù hợp với các quy định của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong EVFTA chắc chắn sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – EU, là cú huých rất lớn cho thị trường hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ), song thị phần hàng hoá của khu vực này còn rất khiêm tốn, bởi năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam còn hạn chế.
Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Còn Việt Nam sẽ xóa bỏ 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU vào Việt Nam. Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới 99,2% số dòng thuế (sau 7 năm kí kết) và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản (kể cả gạo, đường, mật ong, rau củ quả), đồ gỗ, v.v. là rất đáng kể.
Đối với nhập khẩu và thị trường nội địa, EVFTA giúp người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận nguồn cung các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao từ EU trong các lĩnh vực như dược phẩm, chăm sóc sức khỏe, xây dựng hạ tầng và giao thông công cộng….; cho phép doanh nghiệp của chúng ta có thể mua máy móc, thiết bị, công nghệ từ các đối tác có công nghệ nguồn với giá rẻ hơn, có thể tiếp cận các dịch vụ phục vụ sản xuất tốt hơn, giá cả dễ chịu hơn (như logistics, viễn thông…), từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây cũng là sức ép tốt để các doanh nghiệp trong nước nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, chinh phục khách hàng nội địa, hội nhập ngay trên sân nhà.
(Nguồn: Tổng cục Hải quan, http://evfta.moit.gov.vn/ “Tác động của Hiệp định EVFTA và IPA đối với nền kinh tế Việt Nam”)
Nhận biết Báo lỗi EVFTA là tên viết tắt của Hiệp định nào sau đây?
Sai - Đáp án đúng B
Xem lời giải Hỏi đáp / Thảo luận Câu hỏi: 394388 Lưu
Phương pháp giải:
Dựa vào các thông tin đã được cung cấp để trả lời, đọc kĩ đoạn thông tin thứ 1
Giải chi tiết:
EVFTA là tên viết tắt của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU.
Câu 110:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 2, chú ý từ khóa “tác động lớn nhất” về “thương mại”
Giải chi tiết:
Tác động lớn nhất của EVFTA đến thương mại Việt Nam là tạo cú huých lớn cho thị trường hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới 99,2% số dòng thuế (sau 7 năm kí kết) và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản (kể cả gạo, đường, mật ong, rau củ quả), đồ gỗ, v.v. là rất đáng kể.
Câu 111:
Phương pháp giải:
Liên hệ, so sánh về sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam và EU.
Giải chi tiết:
Thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU được kí kết là sức ép cạnh tranh với hàng hóa của EU, đặc biệt về chất lượng sản phẩm.
EU là thị trường khó tính, đặc biệt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường…do vậy hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam phải hoàn thiện rất nhiều để có thể vượt qua rào cản này. Mặt khác, việc mở cửa thị trường Việt Nam cho hàng hóa EU vào cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh khó khăn hơn ngay tại thị trường nội địa. Đây sẽ là cơ hội và thách thức lớn để các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh, thay đổi phương thức sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Câu 112:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Đồng bằng sông Hồng là vùng có số dân đông nhất, mật độ dân số của vùng lên đến 1.060 người/km2, gấp khoảng 3,7 lần mật độ trung bình của cả nước (năm 2019). Số dân đông, kết cấu dân số trẻ tất yếu dẫn đến nguồn lao động dồi dào. Trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, việc làm, nhất là ở khu vực thành thị đã trở thành một trong những vấn đề nan giải ở đồng bằng sông Hồng.
Tài nguyên thiên nhiên ở đồng bằng sông Hồng không thật phong phú, nhưng việc sử dụng lại chưa hợp lí. Do việc khai thác quá mức dẫn đến một số loại tài nguyên (như đất, nước trên mặt…) bị xuống cấp. Đây là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp. Phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến.
Cùng với công cuộc Đổi mới diễn ra trên phạm vi cả nước, cơ cấu kinh tế theo ngành của Đồng bằng sông Hồng đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên sự chuyển dịch này còn chậm. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có vai trò quan trọng ở Đồng bằng sông Hồng. Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp), tăng nhanh tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng các vấn đề xã hội và môi trường.
(Nguồn: SGK Địa lí 12 – trang 151, 152, 153; Tổng cục thống kê)
Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 1
Giải chi tiết:
Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta, lên đến 1.060 người/km2, gấp khoảng 3,7 lần mật độ trung bình của cả nước (năm 2019).
Câu 113:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ dữ liệu và phân tích, đánh giá
Giải chi tiết:
Những khó khăn, hạn chế của ĐBSH là:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm => A đúng
- Tài nguyên thiên nhiên hạn chế, thiếu nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp => B đúng
- Dân đông gây sức ép về nhà ở, việc làm gay gắt => D đúng
- Dân số đông cũng đem lại nguồn lao động dồi dào cho vùng => nhận định C không phải là khó khăn của vùng.
Câu 114:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin cuối cùng
Giải chi tiết:
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu là:
- Tăng trưởng kinh tế nhanh (khắc phục vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm của vùng)
- Trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng các vấn đề xã hội và môi trường.
Câu 115:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu 117:
Phong trào Cần vương phát triển qua 2 giai đoạn:
a) Từ năm 1885 dến năm 1888
Thời gian này, phong trào dược đặt dưới sự chỉ huy của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì.
Lúc này, đi theo Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết có nhiều văn thân, sĩ phu và tướng lĩnh khác như: Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Đàm, Tôn Thất Thiệp (2 con của Tôn Thất Thuyết), Phạm Tường, Trần Văn Định... Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía tây hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
Cuối năm 1888, do có sự chỉ điểm của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sau An-giê-ri (Bắc Phi).
b) Từ năm 1888 đến năm 1896
Ở giai đoạn này, không còn sự chỉ đạo của triều đình, nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng.
Trước những cuộc hành quân càn quét dữ dội của thực dân Pháp, phong trào ở vùng đồng bằng ngày càng bị thu hẹp và chuyển lên hoạt động ở vùng trung và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân và Cao Điển chỉ huy ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Thanh Hoá; khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Hà Tĩnh.
Khi tiếng súng kháng chiến đã lặng im trên núi Vụ Quang (Hương Khê – Hà Tĩnh) vào cuối năm 1895 – đầu năm 1896, phong trào Cần vương coi như chấm dứt.
(Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 126 – 128).
Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của phong trào Cần vương trong giai đoạn hai (1888 – 1896)?
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời.
Giải chi tiết:
Cuối năm 1888, do có sự chỉ điểm của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sau An-giê-ri (Bắc Phi). Trong điều kiện ngày càng khó khăn, số lượng các cuộc khởi nghĩa có giảm bớt, nhưng lại tập trung thành những trung tâm kháng chiến lớn.
Câu 116:
Phương pháp giải:
Phân tích các phương án.
Giải chi tiết:
A loại vì lúc này thực dân Pháp mới chỉ cơ bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam và phải mất tới hơn 10 năm để hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam. Do đó, đây không phải là nguyên nhân sâu xa khiến phong trào Cần vương 1885-1896 thất bại.
B loại vì trên thực tế, phong trào đấu tranh dưới ngọn cờ Cần vương hay phong trào nông dân Yên Thế đều thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
C chọn vì nguyên nhân sâu xa nào khiến phong trào Cần vương 1885-1896 thất bại là do không có đường lối đấu tranh, giai cấp và tổ chức lãnh đạo đúng đắn, con đường phong kiến mang tính hạn chế lịch sử.
D loại vì phong trào đấu tranh dưới ngọn cờ Cần vương hay phong trào Yên Thế thì đều có tổ chức lãnh đạo thống nhất, không hề bột phát.
Câu 117:
Phương pháp giải:
Phân tích tên gọi của phong trào hoặc phân tích mục tiêu được đề ra của phong trào để chỉ ra tính chất.
Giải chi tiết:
Phong trào Cần vương mang tính chất là một phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến. Điều này thể hiện ngay trong tên gọi là “Cần vương” => phong trào giúp vua chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc.
Câu 118:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu 120:
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương bao gồm các văn bản: Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia; Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị và các phụ bản khác.
Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.
- Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương.
- Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
+ Ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến 17 (dọc theo sông Bến Hải - Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.
+ Ở Lào, lực lượng kháng chiến tập kết ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phongxalì.
+ Ở Campuchia, lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ, không có vùng tập kết.
- Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự nào và không để cho nước khác dùng lãnh thổ của mình vào việc gây chiến tranh hoặc phục vụ cho mục đích xâm lược.
- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7 – 1956 dưới sự kiểm soát và giám sát của một Uỷ ban quốc tế (gồm Ấn Độ làm Chủ tịch, cùng hai thành viên là Ba Lan và Canada).
- Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ.
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhân các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc cùng các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng. Nó đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, song chưa trọn vẹn vì mới giai nhóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn phải tiếp tục nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Với Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hoá chiến tranh xâm lược Đông Dương.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 154 – 155).
Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là
Phương pháp giải:
Dựa vào yêu cầu thực tế lịch sử Việt Nam giai đoạn này để đánh giá nội dung quan trọng nhất của Hiệp định Giơnevơ.
Giải chi tiết:
- Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Ta tuyên bố độc lập (thông qua Tuyên ngôn độc lập) nhưng chưa được nước nào công nhận.
- Năm 1946, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì 9 năm của nhân dân Việt Nam để bảo vệ nền độc lập cuối cùng cũng giành được thắng lợi. Thực dân Pháp phải chấp nhận kí kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.
- Trong các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ năm 1954, nội dung quan trọng nhất là các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương gồm: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Như vậy, nền độc lập của Việt Nam đã được các nước tham gia Hội nghị công nhận.
Câu 119:
Phương pháp giải:
Xác định nguyên tắc quan trọng nhất là không vi phạm chủ quyền dân tộc hoặc phân tích các phương án để chỉ ra nguyên tắc quan trọng nhất.
Giải chi tiết:
A loại vì nội dung này không phù hợp với việc kí kết Hiệp định Giơnevơ.
B loại vì với chiến thắng Điện Biên Phủ thì thực dân Pháp đã hoàn toàn thất bại trên chiến trường. Do đó, mục đích của việc kí kết Hiệp định Giơnevơ không phải là giành thắng lợi từng bước, mà đây là giải pháp ngoại giao để kết thúc cuộc chiến tranh.
C loại vì nội dung này không được nêu trong hai Hiệp định.
D chọn vì nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) là không vi phạm và giữ vững chủ quyền dân tộc. Đó là nguyên tắc “dĩ bất biến” trong đấu tranh ngoại giao của ta trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).
Câu 120:
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung của Hiệp định Giơnevơ (1954) được cung cấp để phân tích các phương án.
Giải chi tiết:
A, C, D loại vì Việt Nam lúc này chưa thống nhất nhưng cũng không bị chia cắt thành hai quốc gia mà chỉ tam thời bị chia cắt thành hai miền lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.
B chọn vì Việt Nam chỉ bị chia thành hai miền lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Theo nội dung Hiệp định Giơnevơ ghi rõ: Việt Nam tiến tới thống nhất bằng tổng tuyển cử tự do trogn cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7 – 1956 dưới sự kiểm soát của 1 Ủy ban quốc tế (gồm Ấn Độ làm Chủ tịch, cùng hai thành viên là Ba Lan và Canađa).