Top 10 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án
Top 10 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 9)
-
4155 lượt thi
-
120 câu hỏi
-
150 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất
Giải chi tiết:
- Tục ngữ: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
Câu 2:
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
Giải chi tiết:
Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là một cách giải thích nguyên nhân mất nước của Âu Lạc. Qua đó nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về dựng nước, giữ nước và tình cảm cá nhân với cộng đồng.
Câu 3:
Đoạn thơ được viết theo thể nào?
Phương pháp giải:
Căn cứ tìm hiểu chung Bài ca ngất ngưởng
Giải chi tiết:
- Thể thơ: Hát nói
- Hát nói là thể loại tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do phóng khoáng, thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.
Câu 4:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Giải chi tiết:
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.
- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
- Từ “chân” nghĩa gốc chỉ bộ phận cuối cùng tiếp giáp với mặt đất của người hoặc động vật. Còn từ “chân” trong câu này được dùng theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ. “chân” có nghĩa là phần dưới cùng của một số vật tiếp giáp, bám chặt vào mặt nền (ví dụ : chân núi, chân tường…)
Câu 5:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài thơ Tương tư – Nguyễn Bính
Giải chi tiết:
Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…
Câu 6:
“Khăn thương nhớ ai/ Khăn rơi xuống đất/ Khăn thương nhớ ai/ Khăn vắt lên vai/ Khăn thương nhớ ai/ Khăn chùi nước mắt.
(Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa)
Đoạn ca dao trên thuộc thể loại văn học nào dưới đây:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
Giải chi tiết:
Đoạn ca dao trên thuộc thể loại văn học dân gian
Câu 7:
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài thơ Tây Tiến
Giải chi tiết:
Bài thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hoang sơ, tráng lệ và thơ mộng.
Câu 8:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài chính tả, chú ý phân biệt giữa n/ng, n/nh, gi/d/r, s/x
Giải chi tiết:
Từ viết đúng chính tả là: chua xót
Sửa lại một số từ sai chính tả:
bạt mạn => bạt mạng
chính chắn => chín chắn
giành dật => giành giật
Câu 9:
Phương pháp giải:
Căn cứ Chữa lỗi dùng từ; chính tả: ch/tr
Giải chi tiết:
- Các lỗi dùng từ:
+ Lẫn lộn các từ gần âm
+ Sai nghĩa của từ
- “Phong phanh” mắc lỗi về lẫn lỗn giữa các từ gần âm
- Chở về => Sai chính tả ch/tr
- Đáp án đúng: “Tôi nghe phong thanh rằng chú Long đã âm thầm trở về rồi.”
Câu 10:
Phương pháp giải:
Căn cứ Chữa lỗi dùng từ; chính tả: ch/tr
Giải chi tiết:
- Từ bị dùng sai chính tả là: Cả B và C
- Sửa lại:
điểm xuyến -> điểm xuyết
chăng chắng -> trăng trắng
Câu 11:
“Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.
Tôi cười đáp lại cô tôi:
- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”
Từ “mợ” thuộc lớp từ nào?
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Giải chi tiết:
- Từ “mợ” từ dùng để xưng gọi trong gia đình trung lưu, trí thức ngày trước.
- Từ “mợ” là biệt ngữ xã hội.
Câu 12:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ
Giải chi tiết:
- Đây là câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ
- Sửa lại: Giữa sự náo nhiệt của khu chợ cạnh nhà và sự ồn ã của còi xe vào giờ tan tầm, Long vẫn tìm thấy một thế giới riêng cho mình.
Câu 13:
(Trần Thanh Thảo)
Nhận xét về cách thức trình bày đoạn văn:
Phương pháp giải:
Căn cứ các kiểu đoạn văn cơ bản: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp, song hành, móc xích.
Giải chi tiết:
- Đoạn văn quy nạp, câu chủ đề ở cuối đoạn “Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình”
Câu 14:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Ngữ cảnh
Giải chi tiết:
Từ “trắng” trong câu văn đã cho dùng để chỉ cảnh hoàn toàn không có gì hoặc không còn gì cả.
Câu 15:
Trong các câu sau:
I. Hai chúng ta làm bài tập này nhé.
II. Trước khi về quê nhà dạy học, tôi đã sống ở thủ đô Nam Vang mấy năm, tôi hiểu người dân Khơme muốn cái gì?
III. Trong tác phẩm “Tắt đèn”, Nguyễn Công Hoan đã lên án sự bất công trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
IV. Qua nhân vật chị Dậu, ta thấy rõ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Những câu nào mắc lỗi:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ; Chữa lỗi về quan hệ từ
Giải chi tiết:
- Câu sai là câu II và câu III
+ Trước khi về quê nhà dạy học, tôi đã sống ở thủ đô Nam Vang mấy năm, tôi hiểu người dân Khơme muốn cái gì? => Dùng sai dấu câu
+ Trong tác phẩm “Tắt đèn”, Nguyễn Công Hoan đã lên án sự bất công trong xã hội thực dân nửa phong kiến. => sai khiến thức
- Sửa lại
+ Câu II: thay “dấu hỏi chấm” bằng “dấu chấm”
+ Câu III: Trong tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã lên án sự bất công trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
Câu 16:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?
(Chiếc lá đầu tiên – Hoàng Nhuận Cầm)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Phương pháp giải:
Căn cứ đặc điểm các phương thức biểu đạt đã học
Giải chi tiết:
Thơ là thể loại trữ tình. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 17:
Phương pháp giải:
Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học
Giải chi tiết:
Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp từ “Nỗi nhớ”, “nhớ”.
Câu 18:
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
Biện pháp tu từ điệp từ có tác dụng tăng giá trị biểu đạt, đồng thời tạo nhịp điệu cho lời thơ qua đó nhấn mạnh nỗi nhớ của nhân vật trữ tình.
Câu 19:
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
Đoạn thơ nói về nỗi nhớ tuổi học trò.
Câu 20:
Phương pháp giải:
Căn cứ vào số chữ của từng câu
Giải chi tiết:
Đoạn thơ thuộc thể thơ tự do.
Câu 21:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Thì hiện tại tiếp diễn
Giải chi tiết:
- Cách dùng: Thì hiện tại tiếp diễn dùng với "always" để phàn nàn về một hành động cứ lặp đi lặp lại khiến người khác khó chịu.
- Cấu trúc: S + am/is/are + always + V-ing
Tạm dịch: Jane luôn để phòng cô ấy không gọn gàng trong những ngày qua.
Câu 22:
Phương pháp giải:
Kiến thức: So sánh bằng
Giải chi tiết:
Cấu trúc: the same + N + as …. : giống như …
Tạm dịch: Hãy cắt cho tôi kiểu tóc dài như trong tạp chí này.
Câu 23:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Từ loại
Giải chi tiết:
Sau “to be” ta cần một tính từ.
Trước tính từ có thể có các trạng từ để bổ nghĩa.
extreme (a): khắc nghiệt => extremely (adv): cực kỳ
comfortable (a): thoải mái => comfortably (adv): một cách thoải mái
extremely comfortable: cực kỳ thoải mái
Tạm dịch: Căn hộ của họ trông có vẻ đẹp. Thực tế thì nó cực kỳ thoải mái.
Câu 24:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Giới từ
Giải chi tiết:
Cấu trúc: accuse sb of V-ing (buộc tội ai làm gì)
Tạm dịch: Anh buộc tội Nga đã hạ độc cố điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái ông ấy.
Câu 25:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Lượng từ
Giải chi tiết:
The number of + N số nhiều + động từ chia theo chủ ngữ số ít: Số lượng lớn …
= A number of + N số nhiều + động từ chia theo chủ ngữ số nhiều
Động từ “has” được để ở số ít => dùng “The number of”
Tạm dịch: Số lượng lớn các con kênh ở miền Tây của Việt Nam đã khô hạn.
Câu 26:
Each of the following sentences has one error (A, B, C or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.
Every member of the class were invited to the party by the form teacher.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
Giải chi tiết:
Every + N số ít…: mọi… => động từ sau đó chia số ít
Sửa: were => was
Tạm dịch: Mọi thành viên của lớp đều được giáo viên chủ nhiệm mời đến dự bữa tiệc.
Câu 27:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Mạo từ
Giải chi tiết:
“steps” là danh từ số nhiều => không sử dụng “an”, là danh từ lần đầu được nhắc đến nên không sử dụng mạo từ
Sửa: an => x (bỏ)
Tạm dịch: Giáo dục và đào tạo là những bước quan trọng trong việc kiếm kiểu công việc làm mà bạn muốn làm.
Câu 28:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Tính từ sở hữu
Giải chi tiết:
Cấu trúc: tính từ sở hữu + danh từ: chỉ sở hữu của ai, cái gì
animals: động vật => danh từ số nhiều => cần dùng tính từ sở hữu “their”.
Sửa: its ability => their ability
Tạm dịch: Một trong những chìa khóa cho sự sống còn của động vật là khả năng thích nghi của chúng với những thay đổi của môi trường của chúng.
Câu 29:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Mệnh đề quan hệ
Giải chi tiết:
Mệnh đề chính trong câu: “Photographs from a satellite are frequently used to generate the information”.
Để giải thích cho “information” ta cần sử dụng đến mệnh đề quan hệ.
=> cần một đại từ quan hệ thay thế cho từ chỉ vật “information”, đóng vai trò chủ ngữ trong mệnh đề quan hệ (dùng “which”) hoặc rút gọn bằng cách lược bỏ đại từ quan hệ, động từ “to be” và dùng cụm V-ing nếu mang nghĩa chủ động, Ved/P2 nếu mang nghĩa bị động.
Sửa: is needed => which is needed/ needed
Tạm dịch: Hình ảnh từ một vệ tinh thường được sử dụng để tạo ra thông tin cần thiết để vẽ bản đồ.
Câu 30:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đại từ
Giải chi tiết:
Đại từ “it” ở đây vừa làm cho câu không đúng ngữ pháp vừa không có nghĩa => loại bỏ đại từ này
Sửa: it is derived => is derived
Tạm dịch: Khoảng 80 phần trăm thu nhập nông nghiệp ở Utah có nguồn gốc từ gia súc và các sản phẩm từ gia súc.
Câu 31:
Which of the following best restates each of the given sentences?
I'm sure it wasn't Mr. Phong you saw because he's on business in Ha Noi.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Động từ khuyết thiếu
Giải chi tiết:
A. couldn’t V: không thể làm gì trong quá khứ (chỉ khả năng)
B. mustn’t have P2 => không có cấu trúc này
C. can’t have P2: không thể đã làm gì
D. might have P2: có thể đã làm gì trong quá khứ
Tạm dịch: Tôi chắc chắn người bạn đã thấy không phải là anh Phong bởi vì anh ấy đang đi công tác ở Hà Nội.
= Người mà bạn đã thấy không thể là anh Phong vì anh ấy đang đi công tác ở Hà Nội.
Câu 32:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu tường thuật đặc biệt
Giải chi tiết:
scold sb for V-ing: quở trách ai vì làm gì
suggest + (that) + S (should) V: đề nghị ai đó nên làm gì
remind sb of V-ing: nhắc nhở ai về việc gì
advise sb to V: khuyên ai nên làm gì
Tạm dịch: "Em lẽ ra đã nên hoàn thành báo cáo trước rồi chứ," sếp nói với thư ký của mình.
A. Sếp quở trách thư ký của mình vì không hoàn thành báo cáo đúng hạn.
B. Sếp đề nghị thư ký của mình nên hoàn thành báo cáo đúng hạn. => sai về nghĩa
C. Sếp nhắc nhở thư ký của mình hoàn thành báo cáo đúng hạn. => sai về nghĩa
D. Sếp khuyên thư ký của mình hoàn thành báo cáo đúng hạn. => sai về nghĩa
Câu 33:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu điều kiện loại 3
Giải chi tiết:
- Dấu hiệu: đề bài đưa ra kết quả và nguyên nhân ở quá khứ => sử dụng câu điều kiện loại 3 để viết lại
- Cách dùng: Diễn tả giả thiết trái với quá khứ dẫn đến kết quả trái với sự thật trong quá khứ
- Cấu trúc: If S + had + Ved/P2, S + would have Ved/P2.
Tạm dịch: Chúng tôi đã không đến thăm bảo tàng vì chúng tôi không có thời gian.
A. Sai cấu trúc: have => had had; will visit => would have visited
B. Sai cấu trúc: had => had had; would visit => would have visited
C. Sai cấu trúc: will visit => would have visited
D. Nếu chúng tôi có thời gian, chúng tôi đã đến thăm viện bảo tàng rồi.
Câu 34:
Phương pháp giải:
Kiến thức: So sánh hơn – so sánh ngang bằng
Giải chi tiết:
Cấu trúc: S1 + be + adj (so sánh hơn) than S2: Ai … hơn …
= S2 + be + not + as adj as + S1: Ai …. không bằng ….
cook (n): đầu bếp # cooker (n): cái bếp
Tạm dịch: Mẹ cô nấu ăn ngon hơn cô ấy nhiều.
A. Mẹ cô ấy sẽ là cái bếp tốt nhất trong gia đình. => sai về nghĩa
B. Sai ngữ pháp: best => better
C. Cô ấy thì giỏi nấu ăn hơn mẹ cô ấy nhiều. => sai về nghĩa
D. Cô ấy không nấu ăn ngon như mẹ cô ấy.
Câu 35:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu bị động
Giải chi tiết:
Cấu trúc câu bị động thì hiện tại hoàn thành: S + have/has + been + V-ed/P2
Chủ ngữ “people” (mọi người) số nhiều => dùng “have”
Tạm dịch: Công an và bộ đội đã giúp phân phát đồ ăn, thức uống cho những người bị cách ly vì COVID 19.
A. Những người bị cách ly vì COVID 19 được phân phát đồ ăn, thức uống bởi công an và bộ đội.
B. Sai cấu trúc. Sửa: was helped give => have been given
C. Những người bị cách ly vì COVID 19 giúp phân phát đồ ăn, thức uống cho công an và bộ đội. => sai nghĩa
D. Sai cấu trúc, sai thì: had helped.
Câu 36:
Read the passage carefully.
1. Vietnam’s prolonged drought, coupled with an extensive build-up of salinity, have driven five provinces in the country’s rice bowl to declare a state of emergency. “This year’s drought and salinity have been way more devastating than what we saw four years ago,” said Nguyen Thien Phap, head of the water resources department in Tien Giang, one of the provinces that announced the emergency in the Mekong Delta.
2. “The entire area of fruit trees in Tien Giang province, or about 80,000 hectares (310 square miles), are at risk, while 24,000 hectares of rice fields will give below-normal yields”, said Mr. Phap, who added that water usage upstream on the Mekong by nations including China, Laos and Thailand increased the dryness. The Mekong Delta, which produces more than half the country’s rice, has so far seen a total of 33,000 hectares of rice fields damaged and nearly 70,000 households suffer from lack of water, Vietnam National Television reported Friday, citing latest data from the country’s department of water resources.
3. The government estimates drought will affect 362,000 hectares of rice and 136,000 hectares of fruit trees in the Delta this year, while more than 120,000 households will experience a water shortage. As of March 2020, it had hit about half the districts in 10 of the 12 provinces and one city in the region. The persistent drought in the Delta in 2016 caused losses worth 8.9 trillion dong (384 million USD) with 250,000 hectares of rice, 130,000 hectares of crops and 30,000 hectares of fruit trees destroyed, according to local news website VnExpress. It was regarded as the worst drought in the region of more than 17 million people in data going back to 1926.
4. While the Delta is a key rice-growing area, the crop is grown in almost all of Vietnam, which is the world’s third-largest exporter, behind India and Thailand. What will happen if this situation gets worse?
Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question.
Which of the following would be the best title for the passage?
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc tìm ý chính
Giải chi tiết:
Cái nào sẽ là tiêu đề tốt nhất cho bài đọc?
A. Hạn hán thảm khốc ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam
B. Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam – nơi xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới => ý nhỏ đoạn 4
C. Báo cáo của chính phủ về thiệt hại gây ra bởi hạn hán và nhiễm mặn => chỉ đưa ra ước tính trong đoạn 3
D. Dự đoán về tương lai của đồng bằng sông Cửu Long => không nhắc đến
Câu 37:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Từ vựng
Giải chi tiết:
Từ devastating trong đoạn 1 thì gần nghĩa nhất với ______.
devastating (adj): thảm khốc, kinh hoàng
A. fortunate (adj): may mắn
B. disastrous (adj): thảm khốc, sức tàn phá lớn
C. harmless (adj): vô hại
D. blessed (adj): may mắn
=> devastating = disastrous
Thông tin: “This year’s drought and salinity have been way more devastating than what we saw four years ago,”…
Tạm dịch: "Hạn hán và nhiễm mặn năm nay đã tàn khốc hơn nhiều so với những gì chúng ta thấy bốn năm trước đây",…
Câu 38:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc tìm chi tiết
Giải chi tiết:
Theo bài đọc, cái gì đã góp phần gia tăng sự hạn hán ở Đồng bằng này?
A. 80.000 ha (310 dặm vuông) cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
B. 70.000 hộ gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long lãng phí nước
C. năng suất lúa thấp
D. việc sử dụng nước thượng nguồn trên sông Mê Kông của các quốc gia bao gồm Trung Quốc, Lào và Thái Lan
Thông tin: … said Mr. Phap, who added that water usage upstream on the Mekong by nations including China, Laos and Thailand increased the dryness.
Tạm dịch: ông Pháp, người nói thêm rằng Việc sử dụng nước ở thượng nguồn sông Mê Kông của các quốc gia bao gồm Trung Quốc, Lào và Thái Lan làm tăng độ khô.
Câu 39:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đại từ thay thế
Giải chi tiết:
Từ it trong đoạn 3 ám chỉ cái gì?
A. đồng bằng (sông Cửu Long)
B. sự thiếu nước
C. hạn hán
D. hộ gia đình
Thông tin: The government estimates drought will affect 362,000 hectares of rice and 136,000 hectares of fruit trees in the Delta this year, while more than 120,000 households will experience a water shortage. As of March 2020, it had hit about half the districts in 10 of the 12 provinces and one city in the region.
Tạm dịch: Chính phủ ước tính hạn hán sẽ ảnh hưởng đến 362.000 ha lúa và 136.000 ha cây ăn quả ở đồng bằng trong năm nay, trong khi hơn 120.000 hộ gia đình sẽ bị thiếu nước. Tính đến tháng 3 năm 2020, nó đã tấn công khoảng một nửa số huyện ở 10 trong số 12 tỉnh và một thành phố trong khu vực.
Câu 40:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Suy luận
Giải chi tiết:
Điều gì có thể dược suy luận từ đoạn cuối?
A. Nếu hạn hán và nhiễm mặn tiếp tục tàn phá nghiêm trọng, đồng bằng có thể sẽ không còn là nước xuất khẩu lớn thứ ba thế giới nữa.
B. Tất cả gạo sẽ được sử dụng để xuất khẩu nhằm duy trì vị thế quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới.
C. Người dân ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục trồng lúa.
D. Người Việt Nam sẽ chuyển sang xuất khẩu nông sản khác.
Thông tin: While the Delta is a key rice-growing area, the crop is grown in almost all of Vietnam, which is the world’s third-largest exporter, behind India and Thailand. What will happen if this situation gets worse?
Tạm dịch: Mặc dù đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng lúa chính, nhưng cây trồng này được trồng ở hầu hết các vùng của Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan. Điều gì sẽ xảy ra nếu tình trạng này trở nên tồi tệ hơn?
Chú ý khi giải:
Dịch bài đọc:
1. Hạn hán kéo dài của Việt Nam, cùng với sự gia tăng độ mặn, đã khiến 5 tỉnh trong vựa lúa của đất nước phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp. "Hạn hán và nhiễm mặn năm nay đã tàn khốc hơn nhiều so với những gì chúng ta thấy bốn năm trước đây", ông Nguyễn Thiện Pháp, người đứng đầu bộ tài nguyên nước ở Tiền Giang, một trong những tỉnh thông báo về tình trạng khẩn cấp ở đồng bằng sông Cửu Long.
2. "Toàn bộ diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, tương đương khoảng 80.000 ha (310 dặm vuông), đang gặp nguy, trong khi 24.000 ha ruộng lúa sẽ cho năng suất thấp hơn bình thường", ông Pháp, người nói thêm rằng Việc sử dụng nước ở thượng nguồn sông Mê Kông của các quốc gia bao gồm Trung Quốc, Lào và Thái Lan làm tăng độ khô. Đồng bằng sông Cửu Long, nơi sản xuất hơn một nửa số gạo của đất nước, cho đến nay đã chứng kiến tổng cộng 33.000 ha ruộng bị thiệt hại và gần 70.000 hộ gia đình bị thiếu nước, Đài truyền hình quốc gia Việt Nam đưa tin hôm thứ Sáu, trích dẫn dữ liệu mới nhất từ bộ tài nguyên nước quốc gia.
3. Chính phủ ước tính hạn hán sẽ ảnh hưởng đến 362.000 ha lúa và 136.000 ha cây ăn quả ở đồng bằng trong năm nay, trong khi hơn 120.000 hộ gia đình sẽ bị thiếu nước. Tính đến tháng 3 năm 2020, nó đã tấn công khoảng một nửa số huyện ở 10 trong số 12 tỉnh và một thành phố trong khu vực. Hạn hán dai dẳng ở đồng bằng năm 2016 đã gây thiệt hại 8,9 nghìn tỷ đồng (384 triệu USD) với 250.000 ha lúa, 130.000 ha hoa màu và 30.000 ha cây ăn quả bị phá hủy, theo trang tin tức địa phương VnExpress. Nó được coi là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong khu vực của hơn 17 triệu người trong dữ liệu từ năm 1926.
4. Mặc dù đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng lúa chính, nhưng cây trồng này được trồng ở hầu hết các vùng của Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan. Điều gì sẽ xảy ra nếu tình trạng này trở nên tồi tệ hơn?
Câu 41:
Phương pháp giải:
- Xét phương trình hoành độ giao điểm.
- Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại 4 điểm phân biệt ⇔ phương trình hoành độ giao điểm có 4 nghiệm phân biệt.
- Giải điều kiện trên tìm m.
Giải chi tiết:
Xét phương trình hoành độ giao điểm \[{x^4} - m{x^2} + m - 1 = 0\]
Đặt \[t = {x^2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {t \ge 0} \right)\] ta được phương trình \[{t^2} - mt + m - 1 = 0\].
Để đồ thị hàm số \[\left( {{C_m}} \right):y = {x^4} - m{x^2} + m - 1\] cắt trục hoành tại 4 điểm phân biệt thì phương trình \[{t^2} - mt + m - 1 = 0\] phải có hai nghiệm dương phân biệt.
\[ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\Delta > 0}\\{S > 0}\\{P > 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{m^2} - 4m + 4 > 0}\\{m > 0}\\{m - 1 > 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{m \ne 2}\\{m > 1}\end{array}} \right.\]
Câu 42:
Phương pháp giải:
Giải phương trình bậc hai tìm nghiệm phức
Giải chi tiết:
Ta có \[{z^2} + 6z + 13 = 0 \Leftrightarrow {z^2} + 6z + 9 = - 4 \Leftrightarrow {\left( {z + 3} \right)^2} = {\left( {2i} \right)^2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{z_1} = - {\mkern 1mu} 3 - 2i\\{z_2} = - {\mkern 1mu} 3 + 2i\end{array} \right..\]
Vậy \[\omega = {z_1} + 2{z_2} = - 2 - 2i + 2\left( { - 3 + 2i} \right) = - {\mkern 1mu} 9 + 2i.\]
Câu 43:
Phương pháp giải:
Chọn điểm rơi: Chọn \[AD = BE = CD = \frac{5}{3}\] và tính thể tích khối lăng trụ tam giác theo công thức \[V = Bh\] với B là diện tích đáy, h là chiều cao.
Giải chi tiết:
Chọn \[AD = BE = CD = \frac{5}{3}\] thì đa diện là hình lăng trụ đứng \[ABC.DEF\] có diện tích đáy \[{S_{ABC}} = 10\] và chiều cao \[AD = \frac{5}{3}.\]
\[ \Rightarrow {V_{ABC.DEF}} = {S_{ABC}}.AD = 10.\frac{5}{3} = \frac{{50}}{3}.\]
Câu 44:
Phương pháp giải:
Tính \[R = d\left( {I,\left( P \right)} \right)\] và viết phương trình mặt cầu.
Giải chi tiết:
Ta có: \[R = d\left( {I,\left( P \right)} \right) = \frac{{\left| {2 - 2.\left( { - 1} \right) - 2.\left( { - 1} \right) + 3} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {2^2} + {2^2}} }} = 3\]
Phương trình mặt cầu: \[\left( S \right):{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = {3^2} \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} + {z^2} - 4x + 2y + 2z - 3 = 0\]
Câu 45:
Phương pháp giải:
- Tính vi phân \[dx\] theo \[dt\], đổi cận.
- Thay vào tính tìm tích phân và kết luận.
Giải chi tiết:
\[I = \int\limits_0^3 {\frac{x}{{1 + \sqrt {x + 1} }}dx} \]
Đặt \[t = \sqrt {x + 1} \Rightarrow {t^2} = x + 1 \Rightarrow 2tdt = dx\]
Đổi cận \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 0 \Rightarrow t = 1}\\{x = 3 \Rightarrow t = 2}\end{array}} \right.\]
\[ \Rightarrow I = \int\limits_1^2 {\frac{{{t^2} - 1}}{{1 + t}}.2tdt} = \int\limits_1^2 {2t\left( {t - 1} \right)dt} = \int\limits_1^2 {\left( {2{t^2} - 2t} \right)dt} = \left. {\frac{2}{3}{t^3} - {t^2}} \right|_1^2\]
Đối chiếu các đáp án ta thấy A, B, D đúng.
Đáp án C sai vì quên không đổi cận.
Câu 46:
Phương pháp giải:
Để 4 học sinh được chọn có đủ 3 khối, ta có 3 trường hợp sau:
- Chọn 2 học sinh khối 10, 1 học sinh khối 11, 1 học sinh khối 12.
- Chọn 1 học sinh khối 10, 2 học sinh khối 11, 1 học sinh khối 12.
- Chọn 1 học sinh khối 10, 1 học sinh khối 11, 2 học sinh khối 12.
Giải chi tiết:
Số phần tử của không gian mấu: \[n\left( \Omega \right) = C_{13}^4\]
Gọi A : “4 học sinh được chọn có đủ 3 khối”.
Khi đó, \[n(A) = C_4^2.C_4^1.C_5^1 + C_4^1.C_4^2.C_5^1 + C_4^1.C_4^1.C_5^2\]
Xác suất cần tìm là: \[P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{{C_4^2.C_4^1.C_5^1 + C_4^1.C_4^2.C_5^1 + C_4^1.C_4^1.C_5^2}}{{C_{13}^4}} = \frac{{400}}{{715}} = \frac{{80}}{{143}}\]
Câu 47:
Phương pháp giải:
Bài toán : Mỗi tháng gửi A đồng (lãi kép - tháng nào cũng gửi thêm vào đầu mỗi tháng), lãi r%/tháng. Số tiền nhận được sau n tháng là \[{A_n} = \frac{A}{r}\left( {1 + r} \right)\left[ {{{\left( {1 + r} \right)}^n} - 1} \right]\].
Giải chi tiết:
Sau 1 năm = 12 tháng, số tiền cả gốc lẫn lãi chị Hân nhận được là :
\[A = \frac{{1500000}}{{0,8\% }}\left( {1 + 0,8\% } \right)\left[ {{{\left( {1 + 0,8\% } \right)}^{12}} - 1} \right] = 18964013,11\] (đồng).
Giá vàng tại thời điểm mua là 3.648.000 đồng/chỉ thì chị Hân có thể mua được \[\frac{{18964013,11}}{{3648000}} \approx 5,2\] chỉ.
Câu 48:
Phương pháp giải:
\[{\log _a}b = c \Leftrightarrow b = {a^c}\]
Giải chi tiết:
Ta có: \[{\log _2}\left( {\frac{{{{5.2}^x} - 8}}{{{2^x} + 2}}} \right) = 3 - x \Leftrightarrow \frac{{{{5.2}^x} - 8}}{{{2^x} + 2}} = {2^{3 - x}}\]
\[ \Leftrightarrow \frac{{{{5.2}^x} - 8}}{{{2^x} + 2}} = \frac{8}{{{2^x}}} \Leftrightarrow \left( {{{5.2}^x} - 8} \right){.2^x} = 8.\left( {{2^x} + 2} \right)\] \[ \Leftrightarrow 5.{\left( {{2^x}} \right)^2} - {16.2^x} - 16 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{{2^x} = 4}\\{{2^x} = - \frac{4}{5}}\end{array}} \right. \Leftrightarrow x = 2\]
Số nghiệm của phương trình là 1.
Câu 49:
Phương pháp giải:
Từ giả thiết bài toán ta có 52% trong số các số được ghi là số chẵn nên ta có số chẵn nhiều hơn số lẻ.
Như vậy dãy số được ghi bắt đầu là số chẵn và kết thúc cũng là số chẵn.
Gọi số các số chẵn được ghi là x số \[\left( {x > 1,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x \in {\mathbb{N}^*}} \right)\] thì số các số lẻ được ghi là \[x - 1\] số.
Giải chi tiết:
Từ giả thiết bài toán ta có 52% trong số các số được ghi là số chẵn nên ta có số chẵn nhiều hơn số lẻ.
Như vậy dãy số được ghi bắt đầu là số chẵn và kết thúc cũng là số chẵn.
Gọi số các số chẵn được ghi là x số \[\left( {x > 1,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x \in {\mathbb{N}^*}} \right)\] thì số các số lẻ được ghi là \[x - 1\] số.
Khi đó ta có phương trình:
\[\frac{x}{{x - 1}} = \frac{{52}}{{100 - 52}} \Leftrightarrow \frac{x}{{x - 1}} = \frac{{52}}{{48}}\] \[ \Leftrightarrow 48x = 52x - 52 \Leftrightarrow 4x = 52 \Leftrightarrow x = 13{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {tm} \right).\]
Như vậy có \[13 - 1 = 12\] số lẻ được ghi trên bảng.
Câu 50:
Phương pháp giải:
Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
Giải chi tiết:
Gọi số tiền 1 kg cam là x (đồng) \[\left( {x > 0} \right).\]
Gọi số tiền 1 kg quýt là y (đồng) \[\left( {y > 0} \right).\]
Gọi số tiền 1 kg táo là z (đồng) \[\left( {z > 0} \right).\]
Theo đề bài ta có:
Bác Mai mua 2 kg cam, 2 kg quýt và 1 kg táo hết 108.000 đồng nên ta có phương trình:
\[2x + 2y + z = 108000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 1 \right)\]
Cô Loan mua 3 kg cam, 1 kg quýt và 2 kg táo hết 121.000 đồng nên ta có phương trình:
\[3x + y + 2z = 121000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 2 \right)\]
Chị Hà mua 2 kg cam, 3 kg quýt và 1 kg táo hết 133.000 đồng nên ta có phương trình:
\[2x + 3y + z = 133000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 3 \right)\]
Từ \[\left( 1 \right),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 2 \right)\] và (3) ta có hệ phương trình:
\[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2x + 2y + z = 108000}\\{3x + y + 2z = 121000}\\{2x + 3y + z = 133000}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2x + 2y + z = 108000}\\{3x + y + 2z = 121000}\\{y = 25000}\end{array}} \right.\]
\[ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2x + z = 58000}\\{3x + 2z = 96000}\\{y = 25000}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 20000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {tm} \right)}\\{y = 25000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {tm} \right)}\\{z = 18000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {tm} \right)}\end{array}} \right.\]
Như vậy chị Trang mua 1 kg cam, 4 kg quýt và 2 kg táo thì hết số tiền là:
\[1.20000 + 4.25000 + 2.18000 = 156000\] đồng.
Câu 51:
Phương pháp giải:
Cho hai mệnh đề P và Q. Mệnh đề "P nếu và chỉ nếu Q" gọi là mệnh đề tương đương
Ký hiệu là \[P \Leftrightarrow Q\].
Mệnh đề \[P \Leftrightarrow Q\] đúng khi cả \[P \Rightarrow Q\] và \[Q \Rightarrow P\] cùng đúng
Chú ý: "Tương đương" còn được gọi bằng các thuật ngữ khác như "điều kiện cần và đủ", "khi và chỉ khi", "nếu và chỉ nếu".
Giải chi tiết:
Ta có mệnh đề \[P \Leftrightarrow Q\] đúng vì mệnh đề \[P \Rightarrow Q,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} Q \Rightarrow P\] đều đúng và được phát biểu bằng hai cách như sau:
"Tứ giác \[ABCD\] là hình thoi khi và chỉ khi tứ giác \[ABCD\] là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau" và
"Tứ giác \[ABCD\] là hình thoi nếu và chỉ nêu tứ giác \[ABCD\] là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau"
Câu 52:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 52 đến 54
Ba cô gái là Mùi, Tâm, Lan nói chuyện về tuổi của họ như sau:
+ Tâm: Tôi 22 tuổi. Tôi ít hơn Lan 2 tuổi và nhiều hơn Mùi 1 tuổi.
+ Lan: Tôi không trẻ nhất. Tôi và Mùi chênh nhau 3 tuổi. Mùi 25 tuổi.
+ Mùi: Tôi trẻ hơn Tâm. Tâm 23 tuổi. Lan nhiều hơn Tâm 3 tuổi.
Thực ra mỗi cô gái chỉ nói đúng 2 ý, còn 1 ý sai.
Tâm bao nhiêu tuổi?
Phương pháp giải:
Suy luận logic từ các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Giả sử ý 1 của Tâm là đúng => Tâm 22 tuổi. Khi đó ý 2 của Mùi là sai.
=> 2 ý còn lại của Mùi là đúng => Lan nhiều hơn Tâm 3 tuổi đúng => Lan 25 tuổi.
=> Tâm ít hơn Lan 2 tuổi là sai => Tâm nhiều hơn Mùi 1 tuổi là đúng => Mùi 21 tuổi.
=> Lan và Mùi chênh nhau 4 tuổi.
=> Ý 2 của Lan sai => Ý 3 của Lan là đúng => Mùi 25 tuổi (Mâu thuẫn).
Vậy ý 1 của Tâm là sai => 2 ý còn lại của Tâm đúng.
=> Tâm ít hơn Lan 2 tuổi là nhiều hơn Mùi 1 tuổi => Ý 1 của Mùi đúng và ý 3 của Mùi sai.
=> Ý 2 của Mùi phải đúng.
Vậy Tâm 23 tuổi.
Câu 53:
Phương pháp giải:
Suy luận logic từ các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Hai ý Tôi ít hơn Lan 2 tuổi và nhiều hơn Mùi 1 tuổi của Tâm đúng.
Mà Tâm 23 tuổi nên tuổi của Mùi là \[23 - 1 = 22\] (tuổi).
Câu 54:
Phương pháp giải:
Suy luận logic từ các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Hai ý Tôi ít hơn Lan 2 tuổi và nhiều hơn Mùi 1 tuổi của Tâm đúng.
Mà Tâm 23 tuổi nên tuổi của Lan là \[23 + 2 = 25\] (tuổi).
Câu 55:
Gia đình Hoa có 5 người: ông nội, bố, mẹ, Hoa và em Kiên. Sáng chủ nhật cả nhà đi xem xiếc nhưng chỉ mua được 2 vé. Mọi người trong gia đình đề xuất 5 ý kiến:
1. Hoa và Kiên đi.
2. Bố và mẹ đi.
3. Ông và bố đi.
4. Mẹ và Kiên đi.
5. Kiên và bố đi.
Cuối cùng mọi người đồng ý với ý kiến của Hoa vì theo đề nghị đó thì mỗi đề nghị của 4 người còn lại trong gia đình đều được thỏa mãn 1 phần. Bạn hãy cho biết ai đã được đi xem xiếc.
Phương pháp giải:
Suy luận từng đề nghị xem với đề thi đó thì 4 đề nghị còn lại có được thỏa mãn một phần theo đúng yêu cầu của bài toán hay không.
Giải chi tiết:
Ta nhận xét:
- Nếu chọn đề nghị thứ nhất thì đề nghị thứ 2 bị bác bỏ hoàn toàn. Vậy không chọn đề nghị thứ nhất.
- Nếu chọn đề nghị thứ 2 thì đề nghị thứ nhất cũng bị bác bỏ hoàn toàn. Vậy không thể chọn đề nghị thứ 2.
- Nếu chọn đề nghị thứ 3 thì đề nghị thứ 4 bị bác bỏ hoàn toàn.
- Nếu chọn đề nghị thứ 4 thì đề nghị thứ 3 bị bác bỏ hoàn toàn.
- Nếu chọn đề nghị thứ 5 thì cả 4 đề nghị trên đều thỏa mãn một phần và bác bỏ một phần. Vậy sáng hôm đó Kiên và bố đi xem xiếc.
Câu 56:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 56 đến 60
Ba cặp vợ chồng trẻ tổ chức bữa cơm tối thân mật. Khi bữa tiệc đã trở nên vui nhộn, nói về tuổi tác của nhau, họ có những nhận xét như sau:
(1) An: Người chồng nào cũng hơn vợ mình 5 tuổi.
(2) Lan: Tôi xin tiết lộ điều bí mật: Tôi là cô vợ trẻ nhất ở đây đấy.
(3) Tuấn: Tuổi tôi và Nguyệt cộng lại là 52.
(4) Minh: Tuổi của cả 6 chúng tôi cộng lại là 151.
(5) Nguyệt: Tuổi tôi và Minh cộng lại là 48.
Cô chủ nhà Thu Hương không tham gia câu chuyện vì còn bận với những món tiếp thêm. Tuy vậy, chỉ qua những nhận xét trên ta cũng có thể xác định được tuổi của từng người, hơn nữa còn biết ai là vợ, là chồng của ai.
Cặp vợ chồng nào không đúng trong các cặp vợ chồng sau:
Phương pháp giải:
- Chứng minh tổng số tuổi của 1 cặp vợ chồng là số chẵn.
- Dựa vào giả thiết suy ra các cặp vợ chồng.
Giải chi tiết:
Vì hiệu số tuổi của 1 cặp vợ chồng là số lẻ (5 tuổi) => Tổng số tuổi của 1 cặp vợ chồng cũng là số lẻ.
Mà ta lại có:
(3) Tuấn: Tuổi tôi và Nguyệt cộng lại là 52.
(5) Nguyệt: Tuổi tôi và Minh cộng lại là 48.
=> Nguyệt không phải là vợ của Tuấn và Minh => Nguyệt là vợ của An.
=> Đáp án A đúng.
Mà từ hai giả thiết (3) và (5) ta suy ra được Tuấn hơn Minh 4 tuổi => Vợ Tuấn hơn vợ Minh 4 tuổi.
Mà Lan là người vợ trẻ tuổi nhất ở đây => Lan là vợ Minh.
=> Đáp án B, D đúng.
Câu 57:
Phương pháp giải:
Sử dụng bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu: Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2, Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2
Giải chi tiết:
Ta có: Tổng số tuổi của 3 người chồng hơn tổng số tuổi của 3 người vợ là 15 tuổi.
Mà tổng số tuổi của cả 6 người là 151 tuổi.
Vậy tổng số tuổi của 3 người chồng là: \[\left( {151 + 15} \right):2 = 83\] (tuổi).
Câu 58:
Phương pháp giải:
Từ tổng số tuổi của Tuấn và Nguyệt suy ra tổng số tuổi của Tuấn và An. Từ đó tính số tuổi của Minh.
Giải chi tiết:
Ta có: tuổi Tuấn + tuổi Nguyệt = 52 tuổi.
Mà Nguyệt là vợ của An => Tuổi Nguyệt = tuổi An – 5.
=> Tuổi Tuấn + tuổi An – 5 = 52 => Tuổi Tuấn + tuổi An = 57.
Mà Tuổi Tuấn + tuổi An + tuổi Minh = 83 (theo câu 57).
=> Tuổi Minh = 83 – 57 = 26 tuổi.
Câu 59:
Phương pháp giải:
Từ số tuổi của Minh đã tính được, tính số tuổi của Nguyệt và suy ra số tuổi của An.
Giải chi tiết:
Ta có: Minh 26 tuổi.
Mà Tuổi Nguyệt và Minh cộng lại là 48 => tuổi Nguyệt = 48 – 26 = 22 (tuổi).
Mà Nguyệt là vợ của An => tuổi An = tuổi Nguyệt + 5 = 22 + 5 = 27 (tuổi).
Câu 60:
Phương pháp giải:
Xác định tuổi của Tuấn, từ đó tính số tuổi của Hương.
Giải chi tiết:
Theo các câu trên ta có các cặp vợ chồng là: Nguyệt – An, Lan – Minh, Hương – Tuấn.
Minh: 26 tuổi, Nguyệt: 22 tuổi, An: 27 tuổi.
Tuổi của Tuấn là: 83 – (26 + 27) = 30 (tuổi).
=> Tuổi của Hương là: 30 – 5 = 25 (tuổi).
Vậy Hương hơn Nguyệt 3 tuổi.
Câu 61:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi 61 và 62:
So với cùng kì năm 2018, chỉ số sản xuất và phân phối điện chiếm bao nhiêu phần trăm?
Phương pháp giải:
Quan sát, đọc dữ liệu trên hình vẽ.
Giải chi tiết:
So với cùng kì năm 2018, chỉ số sản xuất và phân phối điện chiếm 110,2%.
Câu 62:
Phương pháp giải:
Quan sát, đọc dữ liệu trên hình vẽ.
Giải chi tiết:
Dựa vào bảng số liệu đã cho ở trên ta thấy chỉ số sản xuất 8 tháng đầu năm 2019 là:
Khai khoáng: 102,5%
Chế biến, chế tạo: 110,6%
Sản xuất và phân phối điện: 110,2%
Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải: 107,4% .
Như vậy: Chế biến chế tạo có tốc độ tăng trưởng cao nhất: 110,6%.
Câu 63:
Giả sử sản phẩm mặt hàng may mặc năm 2018 đạt 54 triệu USD chiếm 90% tổng hàng dệt may. Tính trị giá tổng hàng dệt may của năm đó.
Phương pháp giải:
Ta tính giá trị x khi biết giá trị a% của nó là y thì: \[x = y \times 100:90.\]
Giải chi tiết:
Nếu sản phẩm mặt hàng may mặc năm 2018 đạt 54 triệu USD chiếm 90% tổng hàng dệt may thì trị giá tổng hàng dệt may của năm 2018 là: \[54 \times 100:90 = 60\] (triệu USD)
Câu 64:
Phương pháp giải:
Đọc số liệu tỷ trọng sản phẩm nguyên phụ liệu dệt, may và tỷ trọng sản phẩm vải mành, vải kỹ thuật khác trên KNXK rồi tính hiệu của chúng.
Giải chi tiết:
Tỷ trọng nguyên phụ liệu dệt, may/ KNXK là: 3,2%
Tỷ trọng vải mành, vải kỹ thuật khác/ KNXK là: 1,5%
Tỷ trọng nguyên phụ liệu dệt, may nhiều hơn tỷ trọng vải mành, vải kỹ thuật khác trên KNXK là:
\[3,2\% - 1,5\% = 1,7\% .\]
Câu 65:
Phương pháp giải:
Đọc số liệu sản phẩm cần tính tỉ lệ, sau đó tính tỉ số phần trăm của hai số liệu đó.
Lưu ý: Muốn tính tỉ số phần trăm của A và B ta lấy \[A:B \times 100\% .\]
Giải chi tiết:
Theo bảng số liệu ở trên ta có:
+) Xuất khẩu sản phẩm xơ, sợi dệt các loại: 4025 triệu USD.
+) Xuất khẩu sản phẩm hàng may mặc: 30489 triệu USD.
⇒ Tỷ số phần trăm sản phẩm xơ, sợi dệt các loại so với sản phẩm hàng may mặc là:
\[4025:30489 \times 100 = 13,2{\mkern 1mu} \% .\]
Câu 66:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi 66 và 67:
Cho biểu đồ: Lý do mua và sử dụng nhãn hàng riêng của người tiêu dùng
Đa số người tiêu dùng mua và sử dụng nhãn hàng riêng vì?
Phương pháp giải:
Quan sát, đọc dữ liệu biểu đồ sao cho phù hợp với câu hỏi.
Giải chi tiết:
Đa số người tiêu dùng mua và sử dụng nhãn hàng riêng vì: Giá rẻ hơn (81,8%).
Câu 67:
Phương pháp giải:
Quan sát, đọc dữ liệu từ biểu đồ. Lựa chọn lý do mua hàng chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong các lý do được đưa ra trong các đáp án.
Giải chi tiết:
A. Quảng cáo rộng rãi: 7,3%
B.Nhân viên bán hàng giới thiệu: 16,6%
C.Vị trí trưng bày hợp lý: 9,3%
D.Nhiều người sử dụng nên sử dụng theo: 12,1 %
Như vậy, trong các lý do đưa ra ở đáp án, lý do: “nhân viên bán hàng giới thiệu chiếm tỉ lệ
cao nhất (16,6%)”.
Câu 68:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 68 đến 70:
Nhu cầu tuyển dụng lao động theo trình độ trong 6 tháng đầu năm 2018 ở trình độ nào cao nhất?
Phương pháp giải:
Quan sát biểu đồ, đọc dữ liệu.
Giải chi tiết:
Quan sát biểu đồ ta thấy:
Nhu cầu tuyển dụng trình độ Lao động phổ thông chiếm tỉ lệ cao nhất, chiếm 65,61%.
Câu 69:
Phương pháp giải:
Quan sát, đọc dữ liệu biểu đồ, chọn tỉ lệ đúng với nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ Đại học.
Giải chi tiết:
Quan sát biểu đồ ta thấy:
Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ Đại học là 4,11 %.
Câu 70:
Phương pháp giải:
Quan sát, đọc dữ liệu biểu đồ.
- Xác định nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ Cao đẳng là a%
- Xác định nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ Đại học là b%
- Khi đó: Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ Cao đẳng nhiều hơn so với nhu cầu tuyển dụng lao động Đại học là \[\frac{{a - b}}{b}.100\% \]
Giải chi tiết:
Nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ Cao đẳng là 8,12%
Nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ Đại học là 4,11 %
Nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ Cao đẳng nhiều hơn trình độ Đại học là:
\[\frac{{8,12 - 4,11}}{{4,11}}.100\% = 97,6\% {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( \% \right)\]
Câu 71:
Phương pháp giải:
Thứ tự mức năng lượng: 1s2s2p3s3p4s3d4p…
Thứ tự cấu hình electron: 1s2s2p3s3p3d4s4p….
Viết cấu hình electron của nguyên tố X sao cho ở trên lớp thứ hai (2s2p) có 4 electron.
Từ đó tính tổng được số electron của nguyên tử ⟹ số p = số e.
Giải chi tiết:
Cấu hình electron của X là 1s22s22p2
⟹ Số proton = số electron = 6 (hạt).
Câu 72:
Cho phản ứng hóa học sau ở trạng thái cân bằng: H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k)
Cân bằng này có nhiệt phản ứng theo chiều thuận âm, ∆H < 0 (phản ứng tỏa nhiệt).
Trường hợp nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng của phản ứng?
Phương pháp giải:
Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: “Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.’’
Những cân bằng có tổng số mol khí hai vế bằng nhau hoặc không có chất khí thì áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng.
Giải chi tiết:
- Xét A: Tăng nồng độ H2 lên gấp đôi cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ H2 ⟹ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
- Xét B: Cân bằng có tổng số mol khí hai vế bằng nhau nên áp suất không ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng.
- Xét C: Tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nhiệt độ ⟹ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
- Xét D: Tăng nồng độ khí HI lên gấp đôi cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ HI ⟹ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Câu 73:
Phương pháp giải:
Gọi công thức đơn giản nhất của mentol là CxHyOz (x,y, z € N*)
⟹ x : y : z = \[\frac{{{m_C}}}{{12}}:\frac{{{m_H}}}{1}:\frac{{{m_O}}}{{16}}\]
⟹ Công thức đơn giản nhất nhất của mentol.
⟹ Công thức phân tử (do công thức phân tử trùng công thức đơn giản nhất).
Giải chi tiết:
Gọi công thức đơn giản nhất của mentol là CxHyOz (x,y, z € N*)
Giả sử khối lượng của cacbon, oxi và hiđro lần lượt là 2,1 ; 0,28 và 0,35 gam.
⟹ \[x:y:z = \frac{{{m_C}}}{{12}}:\frac{{{m_H}}}{1}:\frac{{{m_O}}}{{16}} = \frac{{2,1}}{{12}}:\frac{{0,35}}{1}:\frac{{0,28}}{{16}} = 10:20:1\]
⟹ Công thức đơn giản nhất của mentol là C10H20O.
Vì công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất nên công thức phân tử của mentol là C10H20O.
Câu 74:
Cho các chất sau:
(1) ClH3NCH2COOH;
(2) H2NCH(CH3)-CONH-CH2COOH;
(3) CH3-NH3NO3;
(4) (HOOCCH2NH3)2SO4;
(5) ClH3NCH2-CONH-CH2-COOH;
(6) CH3COOC6H5.
Số chất trong dãy khi tác dụng với dung dịch NaOH (dư, đun nóng) thu được dung dịch chứa hai muối là
Phương pháp giải:
- Dựa vào tính chất hóa học của các chất và viết PTHH.
- Xác định các phản ứng thu được 2 muối.
Giải chi tiết:
(1) ClH3NCH2COOH + 2NaOH → H2NCH2COONa + NaCl + H2O
⟹ Thu được 2 muối là H2NCH2COONa, NaCl.
(2) H2NCH(CH3)-CONH-CH2COOH + 2NaOH → H2NCH(CH3)-COONa + H2N-CH2COONa + H2O
⟹ Thu được 2 muối là H2NCH(CH3)-COONa, H2N-CH2COONa.
(3) CH3-NH3NO3 + NaOH → NaNO3 + CH3-NH2 + H2O
⟹ Thu được 1 muối là NaNO3.
(4) (HOOCCH2NH3)2SO4 + 4NaOH → 2H2N-CH2-COONa + Na2SO4 + 4H2O
⟹ Thu được 2 muối là H2N-CH2-COONa, Na2SO4.
(5) ClH3N-CH2-CONH-CH2-COOH + 3NaOH → 2H2N-CH2-COONa + NaCl + 2H2O
⟹ Thu được 2 muối là H2N-CH2-COONa, NaCl.
(6) CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O
⟹ Thu được 2 muối là CH3COONa, C6H5ONa.
Vậy có 5 chất tác dụng với dung dịch NaOH (dư, đun nóng) thu được dung dịch chứa 2 muối.
Câu 75:
Phương pháp giải:
Cường độ dòng điện qua mạch: \[I = \frac{E}{{r + R}}\]
Công suất tiêu thụ của mạch ngoài: \[P = {I^2}R\]
Giải chi tiết:
Cường độ dòng điện mạch ngoài là: \[I = \frac{E}{{r + R}} = \frac{{11}}{{10 + 100}} = 0,1{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( A \right)\]
Công suất tiêu thụ của mạch ngoài: \[P = {I^2}R = {0,1^2}.100 = 1{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( W \right)\]
Câu 76:
Phương pháp giải:
Tốc độ truyền âm trong các môi trường khác nhau là khác nhau nên thời gian âm truyền trong các môi trường là khác nhau.
Công thức tính thời gian: \[t = \frac{S}{v}\]
Giải chi tiết:
Thời gian âm thanh truyền trong không khí là: \[{t_{kk}} = \frac{L}{{{v_{kk}}}} = \frac{L}{{340}}\]
Thời gian âm thanh truyền trong đất là: \[{t_d} = \frac{L}{{{v_d}}} = \frac{L}{{2300}}\]
Khoảng thời gian giữa hai lần nghe được âm thanh là:
\[t = {t_{kk}} - {t_d} \Rightarrow \frac{L}{{340}} - \frac{L}{{2300}} = 50 \Rightarrow L = 19949{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right)\]
Câu 77:
Phương pháp giải:
Chu kì của con lắc đơn: \[T = 2\pi \sqrt {\frac{{\rm{l}}}{g}} \]
Giải chi tiết:
Chu kì của con lắc đơn là:
\[T = \frac{t}{n} = 2\pi \sqrt {\frac{{\rm{l}}}{g}} \Rightarrow 2\pi \sqrt {\frac{{\rm{l}}}{g}} = \frac{{18}}{{10}} = 1,8{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( s \right)\] \[ \Rightarrow {\rm{l}} = \frac{{g{T^2}}}{{4{\pi ^2}}} = \frac{{{{9,8.1,8}^2}}}{{4{\pi ^2}}} = 0,8{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right)\]
Chiều dài của dãy phòng là: \[L = 74{\rm{l}} = 74.0,8 = 59,2{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right)\]
Câu 78:
Phương pháp giải:
Công thức tính độ lệch pha: \[\Delta \varphi = \frac{{2\pi d}}{\lambda } = \frac{{2\pi d.f}}{v}\]
Hai dao động ngược pha khi: \[\Delta \varphi = \left( {2k + 1} \right)\pi \]
Giải chi tiết:
Độ lệch pha của hai phần tử môi trường tại A và B là: \[\Delta \varphi = \frac{{2\pi d}}{\lambda } = \frac{{2\pi d.f}}{v}\]
Hai phần tử này luôn dao động ngược pha nên:
\[\Delta \varphi = \frac{{2\pi d.f}}{v} = \left( {2k + 1} \right)\pi \Rightarrow v = \frac{{2d.f}}{{2k + 1}} = \frac{{2.0,1.20}}{{2k + 1}} = \frac{4}{{2k + 1}}\]
Do tốc độ truyền sóng nằm trong khoảng từ 0,7m/s đến 1m/s nên:
\[0,7m/s < v < 1m/s \Leftrightarrow 0,7 < \frac{4}{{2k + 1}} < 1\] \[ \Leftrightarrow 1,5 < k < 2,36 \Rightarrow k = 2\]
\[ \Rightarrow v = \frac{4}{{2k + 1}} = \frac{4}{{2.2 + 1}} = 0,8m/s = 80cm/s\]
Câu 79:
Hệ mạch của thú có bao nhiêu đặc điểm trong số các đặc điểm dưới đây?
I. Máu ở động mạch chủ giàu O2
II. Máu ở động mạch phổi nghèo CO2
III. Máu ở tĩnh mạch chủ giàu O2
IV. Máu ở tĩnh mạch phổi giàu O2
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Xét các phát biểu:
I,IV đúng
III sai, máu ở tĩnh mạch chủ nghèo oxi
II sai, máu ở động mạch phổi giàu CO2
Câu 80:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Quá trình tiêu hóa ở động vật có túi diễn ra như sau: thức ăn được tiêu hóa ngoại bào ( trong long túi bên ngoài tế bào) nhờ các enzyme và tiêu hóa nội bào ( tiêu hóa bên trong các tế bào trên thành túi tiêu hóa)
Câu 81:
Phương pháp giải:
Tỷ lệ phân ly kiểu hình: 9 đỏ: 6 hồng:1 trắng → tương tác bổ sung.
Giải chi tiết:
quy ước gen: A-B- Hoa đỏ; A-bb/aaB- hoa hồng, aabb: hoa trắng
P dị hợp 2 cặp gen, các cây hoa hồng ở F1 có kiểu gen: 1AAbb:2Aabb:1aaBB:2aaBb
Tỷ lệ giao tử ở các cây hoa hồng: 1Ab:1aB:1ab
Cho các cây hoa hồng giao phấn: (1Ab:1aB:1ab) ×(1Ab:1aB:1ab) ↔ 2 cây hoa đỏ: 6 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng
Câu 82:
Có bao nhiêu phương pháp sau đây cho phép tạo ra được nhiều dòng thuần chủng khác nhau chỉ sau một thế hệ?
(1) Nuôi cấy hạt phấn.
(2) Lai xa kết hợp với gây đa bội hóa.
(3) Nuôi cấy mô tế bào thực vật.
(4) Tách phôi thành nhiều phần và cho phát triển thành các cá thể.
(5) Dung hợp 2 tế bào sinh dưỡng cùng loài.
(6) Dung hợp hai tế bào sinh dưỡng khác loài.
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
- Chỉ có phương pháp (1) cho phép tạo ra được nhiều dòng thuần chủng khác nhau chỉ sau một thế hệ.
- (2) cần ít nhất 2 thế hệ.
Các phương pháp (3), (4), (5), (6) thường không dùng để tạo dòng thuần chủng.
Câu 83:
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 1 – Vị trí địa lí và lãnh thổ, trang 14 sgk Địa lí 12
Giải chi tiết:
Đường bờ biển nước ta dài 3260km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
Câu 84:
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 32 – Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giải chi tiết:
Trung du miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh thích hợp để phát triển cây công nghiệp cận nhiệt, tiêu biểu nhất là cây chè.
Câu 85:
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 21 – Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
Giải chi tiết:
Nền nông nghiệp hàng hóa nước ta có đặc điểm là sản xuất với quy mô lớn, năng suất cao, áp dụng nhiều tiến bộ kĩ thuật.
=> Do vậy nhận định quy mô nhỏ năng suất thấp là sai
Câu 86:
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 6 – Dân cư Hoa Kì (trang 40 sgk Địa 11)
Giải chi tiết:
Dân cư Hoa Kì đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía nam và ven bờ Thái Bình Dương, nguyên nhân là do sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.
Trước đây hoạt động kinh tế, đặc biệt sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc với các ngành công nghiệp truyền thống. Hiện nay, sản xuất công nghiệp mở rộng xuống vùng phía Nam và ven hàng không – vũ trụ, cơ khí điện tử, viễn thông => điều này đồng thời thu hút dân cư di chuyển về vùng kinh tế mới.
Câu 87:
Phương pháp giải:
Dựa vào chính sách đối ngoại của Mĩ giai đoạn 1929 - 1933 (SGK Lịch sử 11, trang 73) và chính sách đối ngoại của Nhật giai đoạn 1929 - 1933 (SGK Lịch sử 11, trang 77) để so sánh.
Giải chi tiết:
- Chính sách đối ngoại của Mĩ giai đoạn 1929 – 1933: Thực hiện chính sách đối ngoại trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài lãnh thổ.
- Chính sách đối ngoại của Nhật giai đoạn 1929 – 1933: Tiến hành chiến tranh xâm lược, gây ảnh hưởng bên ngoài.
Câu 88:
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 63.
Giải chi tiết:
Một trong những nguyên nhân để Liên Xô và Mĩ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh vào năm 1989 là sự suy giảm thể mạnh của hai nước về nhiều mặt.
Câu 89:
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 56, suy luận.
Giải chi tiết:
Từ năm 1973 đến năm 1991, nét mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
Câu 90:
Phương pháp giải:
Dựa vào những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919-1925 để đánh giá ý nghĩa, tác động.
Giải chi tiết:
Trong giai đoạn 1919 – 1925, Nguyễn Ái Quốc đã:
- Năm 1920: Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc là con đường cách mạng vô sản.
- Giai đoạn 1920 – 1924: Người tích cực tìm hiểu, nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin về trong nước để chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản sau này.
- Tháng 6/1925, Người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.
=> Như vậy: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919-1925 đã chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính Đảng vô sản ở Việt Nam.
Câu 91:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Sự điện phân là quá trình oxi hóa - khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà nếu không có dòng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân khi điện phân dung dịch:
+ Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn điện một chiều.
+ Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện một chiều.
Cho dãy điện hóa sau:
Thí nghiệm 1: Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân dung dịch NaCl bão hòa bằng hệ điện phân sử dụng các điện cực than chì và có màng ngăn xốp. Sau một thời gian bạn sinh viên ngắt dòng điện và thu được dung dịch X.
Thí nghiệm 2: Sinh viên đó tiếp tục thực hiện điện phân theo sơ đồ như hình bên.
- Bình (1) chứa 100 ml dung dịch CuSO4 1M.
- Bình (2) chứa 100 ml dung dịch AgNO3 1M.
Sau thời gian t giây, sinh viên quan sát thấy ở bình (2) bắt đầu xuất hiện khí. Biết trong hệ điện phân nối tiếp, số điện tử truyền dẫn trong các bình là như nhau. Nguyên tử khối của Cu và Ag lần lượt là 64 và 108 đvC.
Trong thí nghiệm 1, bán phản ứng xảy ra tại catot là
Phương pháp giải:
Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử.
Giải chi tiết:
Khi điện phân dung dịch, tại catot ion Na+ không bị điện phân nên xảy ra sự điện phân H2O.
Bán phản ứng xảy ra tại catot là 2H2O + 2e → H2 + 2OH-.
Câu 92:
Phương pháp giải:
- Viết các quá trình điện phân ở hai cực của thiết bị.
- Đánh giá môi trường của dung dịch sau điện phân.
- Chọn phát biểu đúng.
Giải chi tiết:
Bán phản ứng xảy ra trên mỗi điện cực:
+ Tại catot (-): 2H2O + 2e → 2OH- + H2
+ Tại anot (+): 2Cl- → Cl2 + 2e
Do đó dung dịch thu được có môi trường kiềm nên làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
Câu 93:
Phương pháp giải:
* Bình (2): Tính được số mol AgNO3.
- Khi bắt đầu xuất hiện khí ở catot tức là H2O vừa điện phân tại catot thì ta dừng lại nên coi như Ag+ bị điện phân vừa hết và H2O chưa bị điện phân.
- Viết bán phản ứng điện phân tại catot. Từ số mol Ag+ tính được số mol e trao đổi của bình (2).
Do 2 bình điện phân mắc nối tiếp nên mol electron trao đổi như nhau nên ⟹ ne (bình 1) = ne (bình 2).
* Bình (1): Tính được số mol CuSO4
- So sánh thấy thấy: \[{n_{e(binh{\kern 1pt} 2)}} < 2{n_{C{u^{2 + }}}}\] nên Cu2+ chưa bị điện phân hết.
- Từ số mol e trao đổi tính được số mol Cu ⟹ khối lượng Cu bám vào catot của bình (1).
Giải chi tiết:
* Bình (2): \[{n_{AgN{O_3}}} = 0,1.1 = 0,1\left( {mol} \right)\]
Khi bắt đầu xuất hiện khí ở catot tức là H2O vừa điện phân tại catot thì ta dừng lại nên coi như Ag+ bị điện phân vừa hết và H2O chưa bị điện phân.
Tại catot (-): Ag+ + 1e → Ag
0,1 → 0,1 (mol)
⟹ ne (bình 1) = 0,1 mol.
Do 2 bình điện phân mắc nối tiếp nên mol electron trao đổi như nhau nên ⟹ ne (bình 1) = ne (bình 2) = 0,1 mol.
* Bình (1): \[{n_{CuS{O_4}}} = 0,1.1 = 0,1\left( {mol} \right)\]
Ta thấy: \[{n_{e(binh{\kern 1pt} 2)}} < 2{n_{C{u^{2 + }}}}\] nên Cu2+ chưa bị điện phân hết
Tại catot (-): Cu2+ + 2e → Cu
0,1 → 0,05 (mol)
Khối lượng Cu bám lên điện cực trong bình (1) là mCu = 0,05.64 = 3,2 (g)
Câu 94:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Khi thay nhóm -OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm -OR thì được este. Este thường có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm…
Để điều chế este của ancol, người ta thường thực hiện phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức (CnHmO2) và rượu thu được este và nước.
Để điều chế este của phenol, người ta phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol thu được este.
Phản ứng điều chế phenyl axetat nào sau đây chưa chính xác?
Phương pháp giải:
Dựa vào dữ kiện thông tin: để điều chế este của phenol, người ta phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol thu được este, từ đó chọn được đáp án sai.
Giải chi tiết:
Để điều chế este của phenol, người ta phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol thu được este nên không thể điều chế phenyl axetat từ phenol và axit axetic.
Phản ứng điều chế phenyl axetat chưa chính xác: C6H5OH + CH3COOH → CH3COOC6H5 + H2O.
Câu 95:
Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, người ta lắp dụng cụ như hình vẽ bên:
Hóa chất được cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên gồm
Phương pháp giải:
Dựa vào phương pháp điều chế este trong phòng thí nghiệm.
Giải chi tiết:
Hóa chất được cho vào bình 1 gồm CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 đặc.
PTHH: CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
(etyl axetat)
Câu 96:
Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70°C.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây đúng?
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của phản ứng este hóa để tìm phát biểu đúng.
Giải chi tiết:
A sai, vì C6H5OH không phản ứng với CH3COOH.
B đúng, vì este không tan, nhẹ hơn, nổi lên trên.
C sai, vì thêm NaOH bão hòa có thể thủy phân sản phẩm (este).
D sai, vì phản ứng thuận nghịch nên C2H5OH, CH3COOH vẫn còn dư.
Câu 97:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Solar Juanilama là công viên năng lượng Mặt Trời lớn nhất ở Cost Rica, được xây dựng từ những tấm pin mặt trời công nghệ cao. Đây là dự án đầu tiên được thực hiện ở khu vực Mỹ Latinh thông qua cơ chế tín dụng giữa Nhật Bản và Costa Rica, nhằm thúc đẩy cuộc chiến chống Biến đổi khí hậu nhờ áp dụng các công nghệ sạch để giảm khí thải gây hiệu ứng Nhà kính.
Hoạt động của pin mặt trời dựa vào hiện tượng
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết các hiện tượng quang điện.
Giải chi tiết:
Pin mặt trời hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện trong.
Câu 98:
Phương pháp giải:
Công suất mỗi tấm pin nhận được từ Mặt Trời: \[P = I.S\]
Hiệu suất của pin: \[H = \frac{{{P_0}}}{P}.100\% \]
Giải chi tiết:
Công suất mỗi tấm pin nhận từ mặt trời là: \[P = I.S = 1000S{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( W \right)\]
Hiệu suất của pin mặt trời là: \[H = \frac{{{P_0}}}{P} \Rightarrow \frac{{325}}{{1000S}} = 10\% \Rightarrow S = 3,25{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {{m^2}} \right)\]
Câu 99:
Phương pháp giải:
Công thức tính năng lượng: \[\left\{ \begin{array}{l}E = P.t\\E = m.{c^2}\end{array} \right.\]
Giải chi tiết:
Năng lượng mặt trời tỏa ra trong 1 năm là:
\[E = P.t = {3,9.10^{26}}.365.24.60.60 \approx {1,23.10^{34}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( J \right)\]
Mà \[E = m{c^2} \Rightarrow m = \frac{E}{{{c^2}}} = \frac{{{{1,23.10}^{34}}}}{{{{\left( {{{3.10}^8}} \right)}^2}}} \approx {1,367.10^{17}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {kg} \right)\]
Câu 100:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102
Dơi là động vật có vú duy nhất có thể bay được. Khoảng 70% số loài dơi ăn sâu bọ, số còn lại chủ yếu ăn hoa quả và chỉ có vài loài ăn thịt. Hầu hết các đợt bùng phát dịch virus tồi tệ nhất trong những năm gần đây như SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng), MERS (Hội chứng Trung Đông), virus Ebola và Marburg, cũng như chủng coronavirus 2019-nCoV mới ở Trung Quốc đều xuất phát từ dơi.
Trả lời cho các câu 100, 101, 102 dưới đây:
Các con dơi bay và tìm mồi bằng cách phát và sau đó thu nhận các sóng phản xạ từ con mồi. Dơi săn mồi nhờ phát và cảm nhận loại sóng nào sau đây?
Phương pháp giải:
Sứ dụng lý thuyết về các loại âm thanh
Giải chi tiết:
Dơi phát và cảm nhận được sóng siêu âm
Câu 101:
Phương pháp giải:
Công thức cộng vận tốc: \[\overrightarrow {{v_{13}}} = \overrightarrow {{v_{12}}} + \overrightarrow {{v_{23}}} \]
Quãng đường của chuyển động thực hiện được: \[L = vt\]
Giải chi tiết:
Giả sử con muỗi đứng yên, khi đó vận tốc của dơi so với muỗi là:
\[v = {v_2} + {v_1} = 19 + 1 = 20{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {m/s} \right)\]
Ban đầu, khoảng cách giữa muỗi và dơi là L, thời gian sóng truyền từ dơi đến muỗi là:
\[{t_1} = \frac{L}{{{v_0}}} = \frac{L}{{340}}\]
Trong thời gian sóng truyền rồi phản xạ trở lại, dơi bay được quãng đường: \[L' = v.t\]
Thời gian sóng phản xạ trở lại là: \[{t_2} = \frac{{L - L'}}{{{v_0}}} = \frac{L}{{{v_0}}} - \frac{{vt}}{{{v_0}}}\]
Theo đề bài ta có: \[t = {t_1} + {t_2} \Rightarrow t = \frac{L}{{{v_0}}} + \frac{L}{{{v_0}}} - \frac{{vt}}{{{v_0}}}\] \[ \Rightarrow \frac{1}{6} = \frac{L}{{340}} + \frac{L}{{340}} - \frac{{20.\frac{1}{6}}}{{340}} \Rightarrow L = 30{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right)\]
Khoảng thời gian để dơi gặp muỗi là: \[{t_0} = \frac{L}{v} = \frac{{30}}{{20}} = 1,5{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( s \right)\]
Câu 102:
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức: \[f = \frac{{V + v}}{{V - v}}.{f_0}\]
Giải chi tiết:
Tần số âm mà dơi nghe được là:
\[f = \frac{{V + v}}{{V - v}}.{f_0} = \frac{{340 + 6}}{{340 - 6}}{.45.10^3} = {46,6.10^3}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {Hz} \right)\]
Câu 103:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Quan sát hình ảnh sau:
Một số nhận định được đưa ra về hình ảnh trên, các em hãy cho biết có bao nhiêu nhận định không đúng?
(1) Hình ảnh trên mô tả sự điều hoà hoạt động của opêron Lac khi môi trường không có lactôzơ.
(2) Khi môi trường không có lactôzơ, prôtêin ức chế liên kết với vùng khởi động ngăn cản quá trình phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động.
(3) Vùng vận hành là trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó enzim ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
(4) Gen điều hoà R nằm trong opêron Lac khi hoạt động sẽ tổng hợp nên prôtêin ức chế.
(5) Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen cấu trúc đều diễn ra trong tế bào chất.
Phương pháp giải:
Các thành phần của operon Lac
- Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) : nằm kề nhau, có liên quan với nhau về chức năng
- Vùng vận hành (O) : là đoạn mang trình tự nu đặc biệt, là nơi bám của prôtêin ức chế ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc.
- Vùng khởi động (P) : nơi bám của enzim ARN-pôlimeraza khởi đầu sao mã.
Gen điều hòa (R) : không thuộc thành phần của opêron nhưng có vai trò tổng hợp protein điều hòa.
Giải chi tiết:
Các nhận định không đúng là: (1),(3), (4)
(1) sai, hình ảnh trên mô tả sự điều hoà hoạt động của opêron Lac khi môi trường có lactôzơ
(3) sai, vùng vận hành là nơi protein ức chế liên kết vào.
(4) sai vì gen điều hòa không nằm trong opêron Lac
(5) đúng. Vì đây là vi khuẩn ecoli nên các quá trình nhân đôi, phiên mã, dịch mã đều xảy ra trong tế bào chất.
Câu 104:
Phương pháp giải:
Các thành phần của operon Lac
- Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) : nằm kề nhau, có liên quan với nhau về chức năng
- Vùng vận hành (O) : là đoạn mang trình tự nu đặc biệt, là nơi bám của prôtêin ức chế ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc.
- Vùng khởi động (P) : nơi bám của enzim ARN-pôlimeraza khởi đầu sao mã.
Gen điều hòa (R) : không thuộc thành phần của opêron nhưng có vai trò tổng hợp protein điều hòa.
Giải chi tiết:
Trong mô hình cấu trúc Operon Lac của vi khuẩn E.Coli, vùng khởi động (P) là nơi mà RNA polimerase bám vào và khởi đầu quá trình phiên mã
Câu 105:
Hoạt động của operon Lac có thể sai sót khi các vùng, các gen bị đột biến. Các vùng, các gen khi bị đột biến thường được ký hiệu bằng các dấu – trên đầu các chữ cái (R-, P-, O-, Z-). Cho các chủng sau :
Chủng 1 : R+ P- O+ Z+ Y+ A+
Chủng 2 : R- P+ O+ Z+ Y+ A+
Chủng 3 : R+ P- O+ Z+ Y+ A+ / R+ P+ O+ Z- Y+ A+
Chủng 4 : R+ P- O- Z+ Y+ A+ / R+ P+ O+ Z- Y+ A+
Trong môi trường có đường lactose chủng nào không tạo ra sản phẩm β-galactosidase?
Phương pháp giải:
Gen qui định tổng hợp β-galactosidase của E.Coli là gen Z
Gen cấu trúc Z không tạo được β-galactosidase trong các trường hợp
+ Protein ức chế liên kết vào O
+ Gen cấu trúc Z bị đột biến
+ Vùng P bị đột biến
Giải chi tiết:
Các cá thể bị đột biến gen P – vùng khởi động thì các gen cấu trúc đằng sau sẽ không được phiên mã (bao gồm cả gen Z)
Khi môi trường có lactose, sẽ gắn vào protein ức chế do gen R tổng hợp, làm bất hoạt gen này. Do đó protein ức chế mất chức năng, enzyme phiên mã ARN-polimerase sẽ hoạt động bình thường ↔ không cần xét vai trò của gen R trong TH này
Các chủng mà có P- và Z- sẽ không tạo ra được β-galactosidase
Các chủng đó là : 1, 3, 4
Câu 106:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Đặc điểm của loài Tu hú Trung Quốc (Eudynamys scolopaceus chinensis) là loài đẻ nhờ, không bao giờ làm tổ mà chỉ tìm các tổ chim khác để đẻ. Chim tu hú là loài chim không ấp trứng và cũng không nuôi con, chúng đẻ trứng vào tổ chim khác chẳng hạn như một số loài chim chích đầm lầy thuộc chi Locustella.
Thường con tu hú trống có nhiệm vụ bay vờn quanh tổ để thu hút sự chú ý của chim chủ nhà và cố tình dụ cho chim chủ nhà bay ra khỏi tổ đuổi, đánh lạc hướng cho tu hú mái vào đẻ một quả trứng của mình trong tổ.
Chim mái còn nhận biết và tính toán được cả thời gian mà trứng của chúng sẽ nở, con của tu hú sẽ nở trước hoặc ít nhất cũng bằng với các con chim chích. Trứng tu hú thường nở trước 2, 3 ngày so với trứng của chim chủ nhà. Khi trứng chim tu hú non nở ra, tu hú con nhanh chóng dùng sức mạnh cơ bắp, đôi cánh và phần lưng để đẩy con chim chích non mới nở cùng những quả trứng còn lại văng ra khỏi tổ để độc chiếm nguồn thức ăn nuôi dưỡng bầy con của cặp chim chích bố mẹ.
Đến khi đã đủ lông, đủ cánh, tu hú con sẽ bay đi, bỏ rơi kẻ nuôi dưỡng nó không một sự đền đáp
Mối quan hệ giữa chim tu hú và chim chích là
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Trong mối quan hệ này, chim tu hú có lợi và chim chích bị hại, đây là mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã.
Câu 107:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Chim trống bay vờn quanh tổ để thu hút sự chú ý của chim chủ nhà và cố tình dụ cho chim chủ nhà bay ra khỏi tổ đuổi, đánh lạc hướng cho tu hú mái vào đẻ một quả trứng, đây là mối quan hệ hỗ trợ (vì chúng cùng loài, trong các đáp án thì chỉ có hỗ trợ là quan hệ cùng loài).
Câu 108:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Tập tính đẻ nhờ của loài tu hú là tập tính sinh sản, chúng không làm tổ và nuôi con.
Câu 109:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Với sự chuyển dịch tích cực của nền kinh tế trong và ngoài nước, cùng sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, thị trường lao động năm 2019 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2019 khoảng 55,8 triệu người, tăng 417,1 nghìn người so với năm 2018. Trong đó, số lao động có việc làm ước tính là 54,7 triệu người, tăng 416 nghìn người so với 2018. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động của năm 2019 ước tính gần 1,1 triệu người, giảm 5,5 nghìn so với 2018. Tuy nhiên, lực lượng lao động qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên còn thấp, chỉ chiếm 22,8%, ước tính là 12,7 triệu người.
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp và dịch vụ và đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm qua kể từ 2015 trở lại đây. Năm 2019 là năm đầu tiên tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống thứ hai sau khu vực dịch vụ.
Thu nhập bình quân tháng từ công việc của người lao động 2019 đạt 5,6 triệu đồng, tăng 799 nghìn đồng so với 2018. Thu nhập của lao động làm công hưởng lương đều tăng ở tất cả các trình độ và tăng cao hơn ở nhóm có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Lao động có trình độ cao thì mức thu nhập cao hơn. Năm 2019, thu nhập của lao động có trình độ đại học là 9,3 triệu đồng, cao gấp 1,6 lần lao động không có chuyên môn kỹ thuật (5,8 triệu đồng). Điều này cho thấy trình độ lao động nước ta đang được nâng lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tình hình phát triển kinh tế - xã hội mới và hội nhập quốc tế.
(Nguồn: http://dangcongsan.vn/, “Nhìn lại tình hình lao động và việc làm 2019”)
Dựa vào số liệu đã cho, hãy tính tỉ lệ người thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở nước ta năm 2019?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 1, áp dụng công thức tính tỉ trọng.
Giải chi tiết:
Tỉ lệ người thất nghiệp = (số người thất nghiệp / lực lượng lao động từ 15 tuổ trở lên) x 100
=> Tỉ lệ người thất nghiệp = (1,1 / 55.8) x 100 = 1,97%
Câu 110:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 2
Giải chi tiết:
Cơ cấu lao động theo ngành nước ta chuyển dịch theo hướng:
- Giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản => A sai
- Tăng tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp và dịch vụ => D đúng, B và C sai
Câu 111:
Phương pháp giải:
Liên hệ kiến thức bài Lao động và việc làm (sgk Địa lí 12)
Giải chi tiết:
Cơ cấu lao động nước ta có sự thay đổi theo hướng: giảm tỷ trọng lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp và dịch vụ.
=> Đây là kết quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, với chính sách đẩy mạnh phát triển công nghiệp dịch vụ đã thu hút và tạo ra rất nhiều việc làm cho lao động nước ta ở hai khu vực kinh tế này.
Câu 112:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, những năm gần đây có đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà nước, trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, một số ngành công nghiệp như: điện, điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông, chế tạo thiết bị năng lượng, dệt may, da giày, xây dựng… đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất và nâng cao đời sống của nhân dân.
Trong 10 năm qua, công nghiệp Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng chú ý sau:
- Công nghiệp là ngành đóng góp ngày càng lớn trong nền kinh tế. Bình quân giai đoạn 2006 – 2017, công nghiệp chiếm hơn 30% trong GDP của cả nước. Ngành công nghiệp cũng là ngành đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà nước.
- Sản xuất công nghiệp liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục trong giai đoạn 2006 – 2017, giá trị gia tăng công nghiệp tăng bình quân 6,79%/năm. Năm 2018, trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp tăng 8,79%, đóng góp 2,85 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
- Cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng của ngành khai khoáng, phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành.
- Công nghiệp trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao; cơ cấu sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đã có sự dịch chuyển tích cực. Trong giai đoạn 2006 – 2016, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp tăng gần 3,5 lần, chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước
(Nguồn:“ Thực trạng công nghiệp Việt Nam thời gian qua”, Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận Trung ương)
Ngành kinh tế nào sau đây có đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà nước?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ thông tin đã cho để trả lời – chú ý đoạn thông tin thứ 2
Giải chi tiết:
Ngành công nghiệp là ngành đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà nước.
Câu 113:
Phương pháp giải:
Chú ý từ khóa vai trò về mặt “xã hội”
Giải chi tiết:
- Vai trò cung cấp nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, đẩy mạnh công nghiệp hóa, đóng góp vào ngân sách Nhà nước đều là những vai trò to lớn về mặt kinh tế. => loại A, B, C
- Về phương diện xã hội, công nghiệp có vai trò tạo ra nhiều việc làm, giải quyết vấn đề thất nghiệp thiếu việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần ổn định và nâng cao đời sống người dân.
Câu 114:
Phương pháp giải:
Liên hệ kiến thức bài Cơ cấu công nghiệp (sgk Địa lí 12), chú ý từ khóa “mục đích chủ yếu”
Giải chi tiết:
Mục đích chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta là thích nghi với cơ chế thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Bởi mục đích sản xuất của công nghiệp là tạo ra sản phẩm để phục vụ nhu cầu thị trường, thu lợi nhuận. Nhu cầu thị trường luôn thay đổi và biến động, cần có cơ chế thay đổi cơ cấu ngành linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của thị trường, phù hợp với xu thế phát triển trong và ngoài nước.
- Thứ 2, việc đẩy mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo vừa phát huy được các thế mạnh trong nước (lao động, thị trường, nguyên nhiên liệu..), vừa tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.
Câu 115:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu 117:
Với cương vị là phái viên của Quốc tế Cộng sản, có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới phong trào cách mạng ở Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đến Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) để bàn việc hợp nhất.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ ngày 6-1-1930 tại Cửu Long, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Dự Hội nghị có Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh là đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng, Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu là đại biểu của An Nam Cộng sản đảng.
Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức công sản riêng rẽ và nếu chương trình Hội nghị.
Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cường vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng,... do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất v.v... Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức ; còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp vô sản – sẽ giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đến vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 87 – 88)
Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời
Giải chi tiết:
Tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là độc lập và tự do.
Câu 116:
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời
Giải chi tiết:
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ ngày 6-1-1930 tại Cửu Long, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Dự Hội nghị có Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh là đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng, Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu là đại biểu của An Nam Cộng sản đảng.
Câu 117:
Phương pháp giải:
Dựa vào các yếu tố dẫn đến sự ra đời của Đảng vô sản nói chung và Đảng Cộng sản Việt Nam để so sánh.
Giải chi tiết:
- Điều kiện ra đời của Đảng Cộng sản: Chủ nghĩa Mác – Lê-nin + phong trào công nhân.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời dựa trên sự kết hợp: Chủ nghĩa Mác – Lê-nin + phong trào công nhân + phong trào yêu nước. => So với điều kiện ra đời của các Đảng cộng sản ở các nước tư bản, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 có thêm nhân tố là phong trào yêu nước.
Câu 118:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu 120:
Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa.
Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng.
Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
(Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 156)
Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp, suy luận.
Giải chi tiết:
Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Thêm nữa là những tư tưởng đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ngày càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.
→ Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ Trung Quốc và Nhật Bản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.
Câu 119:
Phương pháp giải:
Dựa vào yêu cầu khách quan của lịch sử là cần phải có 1 giai cấp tiên tiến để lãnh đạo phong trào đấu tranh để phân tích nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918.
Giải chi tiết:
Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại là do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến. Đây cũng là minh chứng cho sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.
Câu 120:
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp, suy luận.
Giải chi tiết:
- Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam lúc bấy giờ đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Tuy nhiên, do hạn chế tầm nhìn và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng, cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX đã thất bại. Những cố găng đáng khâm phục của họ chỉ mới tạo ra được một cuộc vận động theo khuynh hướng dân chủ tư sản chứ chưa có khả năng làm bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản thực sự ở nước ta.
- Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng.
→ Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.