Hàm số mũ
-
318 lượt thi
-
28 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hàm số \[y = {a^x}(0 < a \ne 1)\] đồng biến khi nào?
Hàm số mũ \[y = {a^x}(0 < a \ne 1)\] đồng biến khi a > 1.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2:
Chọn khẳng định đúng:
Đồ thị hàm số \[y = {a^x}(0 < a \ne 1)\]nằm hoàn toàn phía trên trục hoành.
Đáp án cần chọn là: D
>Câu 3:
Chọn mệnh đề đúng:
Ta có:
Hàm số\[y = {a^{ - x}}\] nghịch biến khi a>1 nên các đáp án B, D đều sai.
\[y = {a^{ - x}} = \frac{1}{{{a^x}}} = {\left( {\frac{1}{a}} \right)^x}(0 < a \ne 1)\] nên hàm số đồng biến nếu\[\frac{1}{a} > 1 \Leftrightarrow 0 < a < 1\]
Đáp án cần chọn là: C
>>Câu 4:
Chọn mệnh đề đúng:
Ta có: \[y = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^{ - x}} = \frac{1}{{{{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^x}}} = \frac{1}{{\frac{1}{{{2^x}}}}} = {2^x}\] nên hai hàm số\[y = {2^x}\] và\[y = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^{ - x}}\] là một. Do đó chúng có chung đồ thị.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5:
Chọn mệnh đề đúng:
Vì\[{\left( {\frac{1}{3}} \right)^x}\] và \[ - {\left( {\frac{1}{3}} \right)^x}\] đối nhau nên đồ thị hai hàm số đó đối xứng nhau qua Ox.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6:
Đồ thị sau là đồ thị hàm số nào?
Dáng đồ thị là của hàm số y = ax với a > 1 nên loại A và C.
Đồ thị hàm số đi qua điểm (1;3) nên chỉ có D thỏa mãn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
Đồ thị hàm số dưới đây là của hàm số nào?
Quan sát đồ thị ta thấy nó nằm hoàn toàn phía dưới trục hoành nên loại A và B.
Lại có, đồ thị hàm số đi qua điểm (−1;−2) nên thay tọa độ điểm này vào các hàm số C và D ta được đáp án C.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8:
Cho các đồ thị hàm số \[y = {a^x},y = {b^x},y = {c^x}(0 < a,b,c \ne 1)\] chọn khẳng định đúng:
Ta thấy:
- Hàm số \[y = {b^x}\] nghịch biến nên \[0 < b < 1\]
- Hàm số \[y = {a^x},y = {c^x}\]đồng biến nên \[a,c > 1 > b\], loại B và D.
- Xét phần đồ thị hai hàm số \[y = {a^x},y = {c^x}\] ta thấy phần đồ thị hàm số \[y = {c^x}\] nằm trên đồ thị hàm số \[y = {a^x}\] nên \[{c^x} > {a^x},\forall x > 0 \Leftrightarrow c > a\].
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9:
Cho hai hàm số \[y = {a^x},y = {b^x}\] với \[1 \ne a,b > 0\;\]lần lượt có đồ thị là (C1),(C2) như hình bên. Mệnh đề nào đúng?
Ta thấy: Đồ thị hàm số \[y = {b^x}\] đi xuống nên hàm số \[y = {b^x}\] nghịch biến nên 0<b<1.
Đồ thị hàm số \[y = {a^x}\] đi lên nên hàm số \[y = {a^x}\] đồng biến nên a>1.
Vậy 0<b<1<a.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10:
Hàm số \[y = {2^{\ln x + {x^2}}}\] có đạo hàm là
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11:
Cho hàm số \[y = {3^x} + \ln 3\]. Chọn mệnh đề đúng:
Ta có:\[y = {3^x} + \ln 3 \Rightarrow y' = {3^x}\ln 3\]
Lại có:\[y = {3^x} + \ln 3 \Rightarrow {3^x} = y - \ln 3 \Rightarrow y' = \left( {y - \ln 3} \right)\ln 3 = y\ln 3 - {\ln ^2}3\]
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12:
Cho giới hạn \[I = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{{e^{3x}} - {e^{2x}}}}{x}\], chọn mệnh đề đúng:
Ta có:\[I = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{{e^{3x}} - {e^{2x}}}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\left( {{e^{3x}} - 1} \right) - \left( {{e^{2x}} - 1} \right)}}{x}\]
\[ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \left[ {3.\frac{{{e^{3x}} - 1}}{{3x}} - 2.\frac{{{e^{2x}} - 1}}{{2x}}} \right] = 3.1 - 2.1 = 1\]
Do đó, thay I=1 vào các đáp án ta được đáp án B.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13:
Cho a là số thực dương khác 1. Xét hai số thực x1, x2. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Vậy khi \[a \ne 1\] thì \[\left( {a - 1} \right)\left( {{x_1} - {x_2}} \right) < 0\]
Đáp án cần chọn là: C
>Câu 14:
Cho hàm số \[f\left( x \right) = {2^x}{.7^{{x^2}}}\]. Khẳng định nào sau đây là khẳng định sai?
\[\begin{array}{l}f\left( x \right) < 1 \Leftrightarrow {2^x}{.7^{{x^2}}} < 1\\ \Leftrightarrow {7^{{x^2}}} < {2^{ - x}}\\ \Leftrightarrow {x^2}.\ln 7 < - x.\ln 2\\ \Leftrightarrow x\ln 2 + {x^2}\ln 7 < 0\\ \Leftrightarrow x + {x^2}{\log _2}7 < 0\\ \Leftrightarrow x{\log _7}2 + {x^2}\end{array}\]
Đối chiếu các đáp án thấy câu D sai.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15:
Cho các số thực dương a,b khác 1. Biết rằng đường thẳng y=2 cắt đồ thị các hàm số \[y = {a^x};y = {b^x}\;\] và trục tung lần lượt tại A,B,C sao cho C nằm giữa A và B, và AC=2BC. Khẳng định nào dưới đây đúng?
Ta có: C(0;2)
\[\begin{array}{*{20}{l}}{{a^x} = 2 \Rightarrow x = {{\log }_a}2 \Rightarrow A({{\log }_a}2;2)}\\{{b^x} = 2 \Leftrightarrow x = {{\log }_b}2 \Rightarrow B({{\log }_b}2;2)}\end{array}\]
Vì C nằm giữa A và B và
\[AC = 2BC \Leftrightarrow \overrightarrow {AC} = - 2\overrightarrow {BC} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{ - lo{g_a}2 = 2.lo{g_b}2}\\{0 = 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow - \frac{1}{{lo{g_2}a}} = 2.\frac{1}{{lo{g_2}b}}\]
\[ \Leftrightarrow lo{g_2}b = - 2lo{g_2}a \Leftrightarrow lo{g_2}b = lo{g_2}{a^{ - 2}} \Leftrightarrow b = {a^{ - 2}}\]
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16:
Gọi m là GTLN của hàm số \[f(x) = {e^{{x^3} - 3x + 3}}\;\] trên đoạn \[\left[ {0;2} \right]\]Chọn kết luận đúng:
Ta có:
\[f\prime (x) = (3{x^2} - 3){e^{{x^3} - 3x + 3}} = 0 \Leftrightarrow 3{x^2} - 3 = 0\]
\( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 1 \in [0;2]}\\{x = - 1 \notin [0;2]}\end{array}} \right.\)
\[f\left( 0 \right) = {e^3};f\left( 1 \right) = e;f\left( 2 \right) = {e^5}\]nên\[\mathop {\min }\limits_{\left[ {0;2} \right]} f\left( x \right) = f\left( 1 \right) = e\] và\[\mathop {\max }\limits_{\left[ {0;2} \right]} f\left( x \right) = f\left( 2 \right) = {e^5}\]
Vậy\[m = {e^5}\]
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17:
Gọi m,M lần lượt là GTNN, GTLN của hàm số \[y = {e^{2 - 3x}}\] trên đoạn \[\left[ {0;2} \right].\]Mệnh đề nào sau đây đúng?
Ta có:\[f'\left( x \right) = - 3{e^{2 - 3x}} < 0,\forall x \in R\]
Do đó hàm số f(x) lên tục và nghịch biến trên \[\left[ {0;2} \right]\]
Do đó\[m = \mathop {\min }\limits_{\left[ {0;2} \right]} f\left( x \right) = f\left( 2 \right) = \frac{1}{{{e^4}}};M = \mathop {\max }\limits_{\left[ {0;2} \right]} f\left( x \right) = f\left( 0 \right) = {e^2} \Rightarrow M.m = \frac{1}{{{e^2}}}\]
Đáp án cần chọn là: C
</>
Câu 18:
Cho hai số thực dương x,y thỏa mãn \[{2^x} + {2^y} = 4\]. Tìm giá trị lớn nhất PmaxPmax của biểu thức\[P = (2{x^2} + y)(2{y^2} + x) + 9xy\].
Ta có:
\[\begin{array}{l}4 = {2^x} + {2^y} \ge 2\sqrt {{2^x}{{.2}^y}} \\ \Rightarrow 2 \ge \sqrt {{2^x}{2^y}} \\ \Rightarrow 4 \ge {2^{x + y}}\\ \Rightarrow 0 < x + y \le 2\\ \Rightarrow {(x + y)^2} \le 4\end{array}\]
Lại có\[x + y \ge 2\sqrt {xy} \Rightarrow xy \le 1\]
\[\begin{array}{*{20}{l}}{ \Rightarrow P = 4{x^2}{y^2} + 2{x^3} + 2{y^3} + 10xy}\\{ = 4{{\left( {xy} \right)}^2} + 10xy + 2\left( {{x^3} + {y^3}} \right)}\\{ = 4{{\left( {xy} \right)}^2} + 10xy}\\{ + 2.\left( {x + y} \right).\left[ {{{\left( {x + y} \right)}^2} - 3xy} \right]}\\{ \Rightarrow P \le 4{{\left( {xy} \right)}^2} + 10xy + 2.2.\left( {4 - 3xy} \right)}\\{ \Rightarrow P \le 4{{\left( {xy} \right)}^2} - 2xy + 16}\end{array}\]
Đặt \[xy = t \Rightarrow 0 < t \le 1\]
Xét hàm số \[f\left( t \right) = 4{t^2} - 2t + 16\] trên\[\left( {0;1} \right]\]
\[ \Rightarrow f\left( t \right) \le \max \left\{ {f\left( 1 \right),f\left( 0 \right)} \right\} = 18\]
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi x = y = 1.
Vậy\[{P_{\max }} = 18 \Leftrightarrow x = y = 1\]
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19:
Cho hàm số \[f(x) = {(3 - \sqrt 2 )^{{x^3}}} - {\left( {3 - \sqrt 2 } \right)^{ - {x^2}}}\]. Xét các khẳng định sau:
Khẳng định 1: \[f(x) > 0 \Leftrightarrow {x^3} + {x^2} > 0\]
Khẳng định 2: \[f(x) > 0 \Leftrightarrow x > - 1\]
Khẳng định 3: \[f(x) < 3 - \sqrt 2 \Leftrightarrow {(3 - \sqrt 2 )^{{x^3} - 1}} < 1 + {\left( {\frac{{3 + \sqrt 2 }}{7}} \right)^{{x^2} + 1}}\]
Khẳng định 4:\[f(x) < 3 + \sqrt 2 \Leftrightarrow {(3 - \sqrt 2 )^{{x^3} + 1}} < {(3 - \sqrt 2 )^{1 - {x^2}}} + 7\]
Trong các khẳng định trên, có bao nhiêu khẳng định đúng?
Cơ số\[3 - \sqrt 2 > 1\]
Ta có
\[f\left( x \right) > 0 \Leftrightarrow {\left( {3 - \sqrt 2 } \right)^{{x^3}}} - {\left( {3 - \sqrt 2 } \right)^{ - {x^2}}} > 0 \Leftrightarrow {x^3} > - {x^2} \Leftrightarrow {x^3} + {x^2} > 0\]
suy ra khẳng định 1 đúng.
Ta có
\[f\left( x \right) > 0 \Leftrightarrow {\left( {3 - \sqrt 2 } \right)^{{x^3}}} - {\left( {3 - \sqrt 2 } \right)^{ - {x^2}}} > 0 \Leftrightarrow {x^3} > - {x^2} \Leftrightarrow {x^3} + {x^2} > 0\]
\[ \Leftrightarrow {x^2}(x + 1) > 0 \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x > - 1}\\{x \ne 0}\end{array}} \right.\] suy ra khẳng định 2 sai.
Ta có
\[\begin{array}{l}f(x) < 3 - \sqrt 2 \Leftrightarrow {(3 - \sqrt 2 )^{{x^3}}} - {(3 - \sqrt 2 )^{ - {x^2}}} < 3 - \sqrt 2 \\ \Leftrightarrow \frac{{{{(3 - \sqrt 2 )}^{{x^3}}}}}{{3 - \sqrt 2 }} - \frac{{{{(3 - \sqrt 2 )}^{ - {x^2}}}}}{{3 - \sqrt 2 }} < 1\\ \Leftrightarrow {(3 - \sqrt 2 )^{{x^3} - 1}} < 1 + {(3 - \sqrt 2 )^{ - {x^2} - 1}}\\ \Leftrightarrow {(3 - \sqrt 2 )^{{x^3} - 1}} < 1 + {\left( {\frac{1}{{3 - \sqrt 2 }}} \right)^{{x^2} + 1}}\\ \Leftrightarrow {(3 - \sqrt 2 )^{{x^3} - 1}} < 1 + {\left( {\frac{{3 + \sqrt 2 }}{7}} \right)^{{x^2} + 1}}\end{array}\]
suy ra khẳng định 3 đúng.
Ta có
\[\begin{array}{l}f(x) < 3 + \sqrt 2 \Leftrightarrow {(3 - \sqrt 2 )^{{x^3}}} - {(3 - \sqrt 2 )^{ - x2}}^{} < 3 + \sqrt 2 \\ \Leftrightarrow {(3 - \sqrt 2 )^{{x^3}}}(3 - \sqrt 2 ) - {(3 - \sqrt 2 )^{ - x2}}(3 - \sqrt 2 ) < (3 + \sqrt 2 )(3 - \sqrt 2 )\\ \Leftrightarrow {(3 - \sqrt 2 )^{{x^3} + 1}} < {(3 - \sqrt 2 )^{1 - x2}} + 7\end{array}\]
Suy ra khẳng định 4 đúng.
Vậy có 3 khẳng định đúng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20:
Cho hàm số \[f\left( x \right) = \frac{1}{{3 + {2^x}}} + \frac{1}{{3 + {2^{ - x}}}}\]. Trong các khẳng định, có bao nhiêu khẳng định đúng?
1) \[f\prime (x) \ne 0,\forall x \in R\]
2) \[f\left( 1 \right) + f\left( 2 \right) + ... + f\left( {2017} \right) = 2017\]
3) \[f({x^2}) = \frac{1}{{3 + {4^x}}} + \frac{1}{{3 + {4^{ - x}}}}\]
Ta có:
\[f'\left( x \right) = \frac{{ - {2^x}\ln 2}}{{{{\left( {3 + {2^x}} \right)}^2}}} + \frac{{{2^{ - x}}\ln 2}}{{{{\left( {3 + {2^{ - x}}} \right)}^2}}} \Rightarrow f'\left( 0 \right) = 0\] nên khẳng định (1) sai.
\[f\left( x \right) = \frac{{{2^x} + {2^{ - x}} + 6}}{{\left( {3 + {2^x}} \right)\left( {3 + {2^{ - x}}} \right)}} = \frac{{{2^x} + {2^{ - x}} + 6}}{{3\left( {{2^x} + {2^{ - x}}} \right) + 10}}\]
Đặt \[t = {2^x} + {2^{ - x}} \ge 2\sqrt {{2^x}{{.2}^{ - x}}} = 2\] thì\[\frac{{{2^x} + {2^{ - x}} + 6}}{{3\left( {{3^x} + {2^{ - x}}} \right) + 10}} = \frac{{t + 6}}{{3t + 10}}\]
Xét\[g\left( t \right) = \frac{{t + 6}}{{3t + 10}},g'\left( t \right) = - \frac{8}{{{{\left( {3t + 10} \right)}^2}}} < 0\] nên hàm số nghịch biến trên\[\left[ {2; + \infty } \right)\]
\[ \Rightarrow g\left( t \right) \le g\left( 2 \right) = \frac{{2 + 6}}{{3.2 + 10}} = \frac{1}{2} < 1\] hay\[f\left( x \right) < 1,\forall x\]
Suy ra\[f\left( 1 \right) < 1,f\left( 2 \right) < 1,...,f\left( {2017} \right) < 1\]
\[ \Rightarrow f\left( 1 \right) + f\left( 2 \right) + ... + f\left( {2017} \right) < 2017\] nên (2) sai.
\[f\left( {{x^2}} \right) = \frac{1}{{3 + {2^{{x^2}}}}} + \frac{1}{{3 + {2^{ - {x^2}}}}} \ne \frac{1}{{3 + {4^x}}} + \frac{1}{{3 + {4^{ - x}}}}\] (chẳng hạn x=1) nên (3) sai.
Do đó không có khẳng định nào đúng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21:
Tìm tập xác định D của hàm số \[y = \sqrt {1 - {3^{{x^2} - 5x + 6}}} \].
Hàm số xác định\[ \Leftrightarrow 1 - {3^{{x^2} - 5x + 6}} \ge 0 \Leftrightarrow {3^{{x^2} - 5x + 6}} \le 1\]
\[ \Leftrightarrow {x^2} - 5x + 6 \le 0 \Leftrightarrow 2 \le x \le 3\]
Vậy tập xác định của hàm số là\[D = [2;3]\]
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22:
Tính đạo hàm của hàm số \[y = f\left( x \right) = {x^\pi }.{\pi ^x}\] tại điểm x=1.
Đạo hàm\[f'\left( x \right) = {\left( {{x^\pi }} \right)^\prime }.{\pi ^x} + {x^\pi }.{\left( {{\pi ^x}} \right)^\prime } = \pi .{x^{\pi - 1}}.{\pi ^x} + {x^\pi }.{\pi ^x}.\ln \pi \]
Suy ra \[f'\left( 1 \right) = {\pi ^2} + \pi \ln \pi \]
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23:
Tập tất cả các giá trị của tham số a để hàm số \[y = {\left( {a - 2} \right)^x}\] nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) là:
Hàm số \[y = {\left( {a - 2} \right)^x}\] nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) khi và chỉ khi \[0 < a - 2 < 1 \Leftrightarrow 2 < a < 3\]
Vậy tập các giá trị của tham số aa để hàm số đã cho nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) là (2;3).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 24:
Hàm số nào sau đây nghịch biến trên \[\left( { - \infty ; + \infty } \right)\]?
Do \[0 < \frac{2}{e} < 1\]nên hàm số \[y = {\left( {\frac{2}{e}} \right)^x}\] nghịch biến trên\[\left( { - \infty ; + \infty } \right)\]Đáp án cần chọn là: C
Câu 25:
Tính đạo hàm của hàm số \[y = {6^x}\]
\[y = {6^x} \Rightarrow y' = {6^x}\ln 6.\]
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26:
Tập xác định của hàm số \[y = {2^x}\] là:
Tập xác định của hàm số \[y = {2^{x\;}}\] là \(\mathbb{R}\).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 27:
Cho hàm số \[y = {e^{2x}} - x\]Chọn khẳng định đúng.
TXĐ: \[D = \mathbb{R}\]
Ta có:\[y' = 2{e^{2x}} - 1 = 0 \Leftrightarrow {e^{2x}} = \frac{1}{2}\]
\[ \Leftrightarrow 2x = \ln \frac{1}{2} = - \ln 2 \Leftrightarrow x = - \frac{1}{2}\ln 2 = - \ln \sqrt 2 \]
BBT:
Dựa vào BBT ta thấy hàm số đồng biến trên \[\left( { - \ln \sqrt 2 ; + \infty } \right)\]Đáp án cần chọn là: A
Câu 28:
Tìm tất cả các giá trị thực của m để hàm số \[y = {2^{{x^3} - {x^2} + mx + 1}}\] đồng biến trên (1;2)
Ta có:\[y = {2^{{x^3} - {x^2} + mx + 1}} \Rightarrow y' = \left( {3{x^2} - 2x + m} \right){2^{{x^3} - {x^2} + mx + 1}}\]
⇒ Hàm số đã cho đồng biến trên\[\left( {1;\,\,2} \right) \Leftrightarrow y' \ge 0\,\,\forall x \in \left( {1;\,\,2} \right)\]
\[ \Leftrightarrow (3{x^2} - 2x + m){2^{{x^3} - x2 + mx + 1}} \ge 0\forall x \in (1;2)\]
\[ \Leftrightarrow 3{x^2} - 2x + m \ge 0\forall x \in (1;2)\]
\( \Leftrightarrow {\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{\Delta \prime \le 0}\\{\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\Delta \prime \ge 0}\\{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{{x_1} < {x_2} \le 1}\\{2 \le {x_1} < x2}\end{array}} \right.}\end{array}} \right.}\end{array}} \right._{}} \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{\Delta \prime \le 0}\\{\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\Delta \prime \ge 0}\\{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{x_1} + {x_2} < 2}\\{({x_1} - 1)({x_2} - 1) \ge 0}\end{array}} \right.}\\{\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{x_1} + {x_2} > 4}\\{({x_1} - 1)({x_2} - 1) \ge 0}\end{array}} \right.}\end{array}} \right.}\end{array}} \right.}\end{array}} \right.\)</>
\( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{\Delta \prime \le 0}\\{\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\Delta \prime \ge 0}\\{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{x_1} + {x_2} < 2}\\{{x_1}{x_2} - ({x_1} + {x_2}) + 1 \ge 0}\end{array}} \right.}\\{\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{x_1} + {x_2} > 4}\\{{x_1}{x_2} - ({x_1} + {x_2}) + 1 \ge 0}\end{array}} \right.}\end{array}} \right.}\end{array}} \right.}\end{array}} \right.\)</>
\( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{1 - 3m \le 0}\\{\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{1 - 3m \ge 0}\\{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{2}{3} < 2}\\{\frac{m}{3} - \frac{2}{3} + 1 \ge 0}\end{array}} \right.}\\{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{x}{3} > 4(ktm)}\\{\frac{m}{3} - \frac{4}{3} + 4 \ge 0}\end{array}} \right.}\end{array}} \right.}\end{array}} \right.\)</>
\( \Rightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{m \ge \frac{1}{3}}\\{\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{m \le \frac{1}{3}}\\{\frac{m}{3} \ge - \frac{1}{3}}\end{array}} \right.}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{m \ge \frac{1}{3}}\\{\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{m \le \frac{1}{3}}\\{m \ge - 1}\end{array}} \right.}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{m \ge \frac{1}{3}}\\{ - 1 \le m \le \frac{1}{3}}\end{array} \Leftrightarrow m \ge - 1.} \right.\)
Đáp án cần chọn là: B