Thứ bảy, 18/05/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề ôn tập thi THPTQG môn Sinh Học có đáp án (Đề số 9)

  • 5296 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi nói về các chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Chọn D.

Nguồn cung cấp cacbon trực tiếp cho quần xã sinh vật CO2, COđi vào quần xã thông qua quá trình quang hợp của thực vật


Câu 2:

Điểm giống nhau giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là:

Xem đáp án

Chọn B.

Điểm giống nhau giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là: đều làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể

- Yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, kể cả các kiểu gen có lợi và có hại

- Chọn lọc tự nhiên làm giảm sự đa dạng quần thể bằng cách loại bỏ đi các kiểu gen không thích nghi được với môi trường


Câu 3:

Xét các dạng đột biến sau:

(1) Mất đoạn NST

(2) Lặp đoạn NST

(3) Chuyển đoạn không tương hỗ

(4) Đảo đoạn NST

(5) Thể một

Có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay số lượng alen của cùng một gen trong tế bào?

Xem đáp án

Chọn D.

Các dạng đột biến có thể làm thay đổi số lượng alen của cùng 1 gen trong tế bào là: (1) (2) (5)

Đảo đoạn NST chỉ làm thay đổi sự sắp xếp của gen trên NST

Chuyển đoạn không tương hỗ làm cho 1 đoạn của NST này gắn và chiếc NST khác không cùng cặp tương đồng. Điều này không làm thay đổi số  lượng alen của cùng 1 gen trong tế bào.


Câu 4:

Phát biểu nào sau đây về quá trình phiên mã là không đúng?

Xem đáp án

Chọn A.

Trong quá trình phiên mã , ARN polimerase vừa có chức năng tháo xoắn, vừa có chức năng tổng hợp mạch ARN theo chiều 5’ – 3’


Câu 5:

Một bệnh di truyền hiếm gặp ở người do gen trên AND ti thể qui định. Một người mẹ bị bệnh sinh được một người con không bị bệnh. Biết rằng không có đột biến mới phát sinh. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trên là do:

Xem đáp án

Chọn C.

Gen ti thể là gen nằm trong tế bào chất, trong quá trình phân chia tế bào các gen tế bào chất không phân li đồng đều về các tế bào con như các gen trong nhân

Ở người mẹ bị bệnh nhưng sinh ra con không bị bệnh là do trong quá trình phân chi tế bào  tạo trứng thì trứng (để tạo ra người con không bị bệnh) không chứa các alen bị bệnh

=> người con đó không bị bệnh.


Câu 7:

Có bao nhiêu tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một phần của quần thể giao phối?

(1) Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê

(2) Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ

(3) Những con ong thợ lấy mật ở vườn hoa

(4) Những con cá sống trong cùng một cái hồ

(5) Những con voi ở khu bảo tồn Yok Đôn

Xem đáp án

Chọn B.

Tập hợp sinh vật được xem là 1 quần thể giao phối là (1) (5)

2 sai, gà bị nhốt ở 1 góc chợ thì ko thể giao phối một cách bình thường được

3 sai, những con ong mật đều là ong cái

4 sai, những con cá nói chung thì có thể không cùng 1 loài không là 1 quần thể


Câu 8:

Loại phân tử nào sau đây không chứa liên kết hidro?

Xem đáp án

Chọn C.

Loại phân tử không chứa liên kết hidro là mARN

Protein có liên kết H giữa các axit amin

tARN có liên kết H do phân tử là 1 chuỗi đơn nucleotit xoắn lại, các nucleotit trong chuỗi bắt cặp với nhau, tạo cấu trúc cuộn thùy.

AND có liên kết H giữa 2 mạch đơn


Câu 9:

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về công nghệ gen?

Xem đáp án

Chọn B.

A sai, thể truyền và đoạn gen cần chuyển phải được xử lý bằng cùng 1 loại enzim cắt giới hạn để chỗ nối của 2 bên là giống nhau

C sai, thể truyền có thể tồn tại trong vùng nhân của tế bào nhận. ví dụ như dùng virut để gắn đoạn gen cần chuyển vào

D sai, các gen đánh dấu được gắn vào thể truyền để giúp nhận định được các tế bào đã nhận được gen cần chuyển và có khả năng loại đi các tế bào chưa nhận được


Câu 10:

Sự kiện nào sau đây thuộc về đại Cổ sinh?

Xem đáp án

Chọn B.

Sự kiện thuộc về đại Cổ sinh là: B, thực vật có hạt xuất hiện, phát sinh bò sát


Câu 11:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thể sinh thái?

Xem đáp án

Chọn A.

Khi quần xã thay đổi

=> cấu trúc quần xã và điều kiện môi trường sống cũng thay đổi

=> mỗi điều kiện sống khác nhau thì sẽ phù hợp cho sự phát triển của một nhóm loài nhất định.

B sai, diễn thế thứ sinh vẫn có xảy ra theo chiều hướng giống diễn thế nguyên sinh, đó là tạo ra quần xã đa dạng và phong phú hơn

C sai, trong diễn thế nguyên sinh, quần xã xuất hiện sau thường có độ đa dạng cao hơn quần xã xuất hiện trước

D sai, trong diễn thế sinh thái sự biến đổi của quần xã diễn ra song song, có liên hệ qua lại với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh


Câu 12:

Hệ sinh thái nào sau đây có mức độ khô hạn nhất vùng ôn đới?

Xem đáp án

Chọn B.

Hệ sinh thái có mức độ khô hạn nhất là rừng địa trung hải

Thảo nguyên, hoang mạc, savan đều chỉ có ở vùng nhiệt đới


Câu 13:

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ưu thế lai?

Xem đáp án

Chọn C.

Để giải thích cho hiện tượng ưu thế lai, người ta đã đưa ra giả thuyết siêu trội

Nếu giả sử giải thích như trên theo tác động cộng gộp thì tại sao lại không lấy dòng thuần có toàn bộ là alen trội (AABBDD…) hoặc toàn bộ là alen lặn – đây là các dòng có kiểu hình biểu hiện ở mức cao nhất trong tác động cộng gộp


Câu 14:

Phát biểu nào sau đây về quá trình hình thành loài là đúng?

Xem đáp án

Chọn D.

D đúng vì tập tính chỉ hoạt động của sinh vật phản ứng với điều kiện của môi trường để tăng khả năng thich nghi của sinh vật với môi trường, tập tính chỉ có ở động vật.

Các hình thức phản  ứng của có thể với điều kiện của môi trường của thực vật được gọi là ứng động hoặc hướng động ( tham khảo SGK lớp 11 )

Phát biểu đúng là D

A sai, hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa dễ xảy ra hơn ở các loài có họ hàng gần gũi vì chúng có bộ gen gần gần giống nhau, nên các NST bắt cặp với nhau dễ dàng hơn

B sai, hình thành bằng con đường sinh thái diễn ra trong cùng 1 khu vực địa lý

C sai, thường xảy ra ở những loài có khả năng phát tán ( mạnh, không mạnh) nhưng vì 1 lý do nào đó quần thể bị chia cắt, tách ra 2 khu vực địa lý khác nhau vẫn có thể trở thành 1 dạng của hình thành loài bằng con đường địa lý


Câu 15:

Phát biểu nào sau đây về các bệnh, tật di truyền là không đúng?A. Các bệnh, tật di truyền có thể phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể

B. Các bệnh, tật di truyền có thể truyền qua được các thế hệ

C. Sự biểu hiện của các bệnh, tật di truyền không phụ thuộc vào môi trường

D. Các bênh, tật di truyền đều có nguyên nhân là sự biến đổi trong bộ máy di truyền

Xem đáp án

Chọn C.

Sự biểu hiện của các bệnh, tật di truyền có thể phụ thuộc vào môi trường ví dụ như hiện tượng bệnh pheniketon niệu. Mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào chế độ ăn có chứa nhiều pheninalanin hay không.


Câu 16:

Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên rừng?

(1) Thay thế dần các rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao

(2) Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ củi, gỗ cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp

(3) Tránh đốt rừng làm nương rẫy

(4) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn tự nhiên

(5) Xây dựng các nhà máy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng

Xem đáp án

Chọn B

Các biện pháp góp phần sử dụng tài nguyên rừng bền vững là: (2) (3) (4)

1 sai, hệ sinh thái rừng nguyên sinh được hình thành trong một quá trình lâu dài trong lịch sử , nếu thay thế rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao thì dễ gây mất câng bằng hệ sinh thái .

5 chưa đúng vì xây dựng nhà mấy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng sẽ dẫn đến phải chặt bỏ rừng đầu nguồn, có thể gây lũ lụt, xói mòn đất


Câu 17:

Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn A.

B sai, quan hệ cạnh tranh có thể xảy ra ngay cả khi môi trường cung cấp đủ nguồn sống: ví dụ như cạnh tranh để giành nhau con cái trong mùa sinh sản

C sai, quan hệ canh tranh không dẫn đến diệt vong. Nó giúp khống chế số lượng cá thể của quần thể, duy trì và đảm bảo số lượng cá thể trong quần thể luôn ổn định

D sai, khi số lượng xuống dưới mức tối thiểu, các cá thể muốn sống sót phải hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển


Câu 18:

Phát biểu nào sau đây không đúng về quan niệm của Dacuyn?

Xem đáp án

Chọn C.

Ngoại cảnh thay đổi mạnh là nguyên nhân gây nên những biến đổi của cơ thể sinh vật là học thuyết tiến hóa của Lamac


Câu 19:

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc trưng về thành phần loài của quần xã?

Xem đáp án

Chọn B

Loài ưu thế có ảnh hưởng lớn đến các loài khác chứ không có vai trò  khống chế sự phát triển của các loài khác

Thường thì vai trò khống chế là của các sinh vật đứng ở đỉnh tháp dinh dưỡng, sinh vật dinh dưỡng bậc cao nhất (được gọi là loài chủ chốt)


Câu 20:

Các quần thể tự thụ phấn lâu đời trong tự nhiên nếu không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác thì thường có đặc điểm:

(1) Có tần số alen không thay đổi qua các thế hệ

(2) Phân hóa thành những dòng thuần khác nhau

(3) Không chứa các gen lặn có hại

Phương án đúng là:

Xem đáp án

Chọn C.

Phương án đúng là 1, 2

Vì không có các nhân tố tiến hóa tác động nên quần thể sẽ phân hóa thành các dòng thuần và có tần số alen không thay đổi

Các alen lặn có hại đều sẽ được biểu hiện ra kiểu hình nhưng không bị đào thải khỏi quần thể


Câu 21:

Cho bảng sau đây về các nhân tố tiến hóa và các thông tin tương ứng:

Tổ hợp ghép đúng là

Xem đáp án

Chọn B.

Tổ hợp ghép đúng là: 1-b,2-d,3-a,4-c,5-e


Câu 22:

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội không hoàn toàn so với alen b quy định quả dài, kiểu gen Bb quy định quả bầu dục. Các cặp gen này phân li độc lập. Cho hai cây lai với nhau thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình cây thân thấp, bầu dục chiếm 25%. Có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên?

Xem đáp án

Chọn A.

A cao >> a thấp

B tròn >= b dài. kiểu gen Bb cho kiểu hình bầu

2 gen phân li độc lập

F1: aaBb = 25% =14= 1 x14 =1212

TH 1: 1x14 = 1Bb x 14aa (do không có phép lai nào cho đời con có tỉ lệ 14Bb)

1 Bb <=> P : BB x bb

14 aa <=> P : Aa x Aa

Vậy P: AaBB x Aabb

TH 2: 12 x12  = 12Bb  x 12aa

12 Bb <=> P: Bb x bb; Bb x BB; Bb x Bb

12 aa <=> P: Aa x aa

Vậy P: AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb/ AaBb x aaBB hoặc  aaBb x AaBB / Aa Bb x aa Bb

Vậy có 6 phép lai thỏa mãn


Câu 23:

Một học sinh khi quan sát sơ đồ bên dưới đã rút ra một số nhận xét như sau

:

1-Loài 2 không bị đột biến trong quá trình phát sinh các giao tử

2-Có thể đã xảy ra hai lần không hình thành thoi vô sắc trong quá trình phát sinh giao tử

3-Cá thể mang 3 đặc điểm của cả hai loài 1 và 2 nhưng thường bất thụ

4-Cá thể 4 có khả năng sinh sản hữu tính bình thường và được xem là loài mới

5-Cá thể 4 có kiểu gen đồng hợp về tất cả cặp gen

Số nhận xét chính xác là:

Xem đáp án

Chọn C.

Các nhận xét chính xác là: 1, 2, 3.

4 sai, do cá thể 4 mặc dù có khả năng sinh sản nhưng chưa được xem là loài mới, vì dù theo bất cứ con đường nào, loài luôn xuất hiện với ít nhất là 1 quần thể, một vài cá thể không thể được xem là loài mới.

5 sai, cá thể 4 không phải được tạo ra từ phương pháp lai xa và đa bội hóa

=> cá thể 4 không phải có kiểu gen đồng hợp.


Câu 24:

Ở một loài động vật có vú, khi cho giữa một cá thể đực có kiểu hình lông hung với một cá thể cái có kiểu hình lông trắng đều có kiểu gen thuần chủng, đời F1 thu được toàn bộ đều lông hung. Cho F1 ngẫu phối thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 37,5% con đực lông hung : 18,75% con cái lông hung: 12,5% con đực lông trắng : 31,25% con cái lông trắng. Tiếp tục chọn những con lông hung ở đời F2 cho ngẫu phối thu được F3. Biết rằng không có đột biến mới phát sinh. Về mặt lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng về F3?

Xem đáp án

Chọn D.

P tc: đực hung tc x cái trắng tc

F1 : 100% lông hung

F1 x F1

F2: 37,5% đực hung : 12,5% đực trắng  6 đực hung : 2 đực trắng

      18,75% cái hung : 31,25% cái trắng 3 cái hung : 5 cái trắng

Do  F2 có tỉ lệ kiểu hình 2 giới không bằng nhau và xuất hiện 16 tổ hợp giao tử (9 hung : 7 trắng).

Tính trạng do 1 gen trên NST thường và 1 gen  nằm trên NST giới tính cùng tương tác bổ trợ (9:7) qui định.

Qui ước: A-B- = hung

A-bb = aaB- = aabb = trắng

Ở động vật có vú, con cái XX, con đực XY . Phép lai P giữa con đực thuần chủng lông hung (AAXBY-)  và con cái lông trắng (aaXbXb) xuất hiện F1 toàn bộ lông hung (A-XBX- và A-XBY-) thì con đực (AAXBY-) ở thế hệ P phải cho YB nên gen thuộc vùng tương đồng trên cặp NST giới tính XY.

P tc: đực hung (AAXBYB) x cái trắng (aaXbXb).

F1 toàn hung

F1: AaXBXb x AaXbYB

F2: 3A-: 1aa

      1 XBXb: 1 XbXb: 1XBYB: 1XbYB

Lông hung F2:

Giới cái: (AA : 2Aa) x

Giới cái: (AA : 2Aa) x

Lông hung F2 x lông hung F2:

Xét riêng từ cặp

(1AA : 2Aa) x (1AA : 2Aa)

F3: 4/9AA : 4/9Aa : 1/9aa

(XBXb) x (1XBYB: 1XbYB)

F3: 1/8XBXB 2/8XBXb : 1/8 XbXb : 3/8XBYB : 1/8XbYB

Vậy F3:          

Tỉ lệ lông hung thu được A-B- là 8/9 x 7/8 = 7/9

Tỉ lệ con đực lông hung là : 4/9

Tỉ lệ con cái lông hung, thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/18

Tỉ lệ con đực lông trắng chỉ mang các gen lặn là 0 ( vì đực có các kiểu gen XBYB và XbYB)


Câu 26:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có ba alen là A1, A2, A3 có quan hệ trội lặn hoàn toàn quy định (A1 quy định hoa vàng > A2 quy định hoa màu xanh > A3 quy định hoa trắng ). Cho cây lưỡng bội hoa vàng thuần chủng lai với cây lưỡng bội hoa trắng thuần chủng được F1. Cho cây F1 lai với cây lưỡng bội hoa xanh thuần chủng được F2. Gây tứ bội hóa F2 bằng coxisin thu được các cây tứ bội gồm các cây hoa xanh và các cây hoa vàng. Cho cây tứ bội hoa vàng và cây tứ bội hoa xanh ở F2 lai với nhau thu được F3. Cho biết thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, thể lưỡng bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử đơn bội. Phát biểu nào sau đây không đúng về đời F3?

Xem đáp án

Chọn D.

P: A1A1 x A3A3

F1: A1A3

F1 x xanh tc: A1A3 x A2A2

F2: 1A1A2 : 1A2A3

Tứ bội hóa F2

Vàng tứ bội F2 x Xanh tứ bội F2:

A1A1A2A2 x A2A2A3A3

A1A1A2A2 cho giao tử: 16A1A1 : 46 A1A216 A2A2

A2A2A3A3 cho giao tử: 16A2A246A2A316A3A3

Các kiểu gen qui định hoa xanh ở F3 là A2A2A2A2, A2A2A2A3, A2A2A3A3

A đúng

B đúng do cây A2A2A3Akhông cho giao tử A1A1

Tỉ lệ hoa xanh là 16

Tỉ lệ hoa xanh thuần chủng là 16 x 16

Vậy xanh thuần chủng / xanh = 16 

<=> C đúng

Các kiểu gen qui định hoa vàng là

A1A1A2A2    A1A1A2A3    A1A1A3A3

 A1A2A2A2    A1A2A2A3    A1A2A3A3

Phát biểu D là sai


Câu 28:

Ở một loài thực vật alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng; nêu trong kiểu gen có chứa alen A thì màu sắc hoa không được biểu hiện (hoa trắng), alen a không có khả năng này. Alen D quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định thân thấp. Cặp len B, b nằm trên NST số 1, cặp len A, a và D, d cùng nằm trên NST 2. Cho một cây hoa trắng thân cao giao phân với một cây có kiểu gen khác nhưng có cùng kiểu hình,đời con thu được 6 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa vàng, thân thấp chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng nếu có hoán vị gen  thì tần số của hai giới bằng nhau. Tần số hoán vị gen có thể là:

Xem đáp án

Chọn A.

Màu hoa có 3 loại KH: đỏ, vàng, trắng

Quy ước: A- B = A – bb : trắng; aaB- đỏ; aabb vàng

D :  cao >> d thấp

Chiều cao có 2 loại KH: cao, thấp

P: trắng, cao (A-D-) x trắng, cao (A-D-)

F1: đủ 6 loại kiểu hình

=>  Ít nhất 1 bên sẽ phải có alen B

F1 bb(aadd) = 1%

Xuất hiện bb <=> P: Bb x Bb hoặc Bb x bb

Xuất hiện adad <=> P: (Aa,Dd) x (Aa,Dd)

- TH 1: Bb x Bb

F1 bb = 25%

=>  (aa,dd) = 1% : 0,25 = 4%= 0,4 x 0,1 = 0,2 x 02

Với : 0,4 x 0,1 = 0,4 ad x 0,1 ad

=> Kiểu gen của P là: AdaD×ADad

Tần số hoán vị gen là 0,1 x 2 = 0,2 = 20 %

 

Với  : 0,2 ad x 0,2 ad

=> Kiểu gen P AdaB×AdaB (loại vì kiểu gen giống nhau)

TH 2 : Bb x bb

F1 bb = 50%

(aa,dd) = 1% : 0,5 = 2%

+/ Nếu 2 bên có kiểu gen giống nhau:

Giao tử ad = 0,02=0,141 

Tần số hoán vị gen là f = 28,28%

+/ Nếu 2 bên có kiểu gen khác nhau <=> ADad×AdaD

Đặt tần số hoán vị gen là 2x (x <= 0,25)

2 bên cho giao tử ad lần lượt bằng (0,5 – x) và x

Vậy tỉ lệ kiểu hình (aadd) là (0,5 – x).x = 0,02

Giải ra: x = 0,044

Vậy tần số hoán vị gen f = 8,8%


Câu 29:

Xét hai tế bào sinh tinh ở một loài (2n=8) có kiểu gen AaBbDdXEY thực hiện quá trình giảm phân, trong đó ở mỗi TB đều xảy ra hiện tượng cặp NST thường chứa cặp gen Aa không phân li ở lần phân bào I, NST giới tính Y không phân li ở lần phân bào 2, còn các NST khác đều phân li bình thường . Số loại giao tử tối đa được hình thành là:

Xem đáp án

Chọn B.

Xét 2 cặp AaXEY:

- Trường hợp 1: 1 tế bào A.A a.a XE.XE và Y.Y. Giảm phân 2 NST Y không phân li sẽ cho 3 loại tế bào là: Aa XE; YY và O. Tổ hợp thêm cặp BbDd có thể cho được 3 loại giao tử. Ví dụ: Aa BDXE; bdYY và bd hoặc Aa bdXE; BDYY và BD…

- Trường hợp 2: 1 tế bào A.A a.a Y.Y và XE.XE. Giảm phân 2 NST Y không phân li sẽ cho 3 loại tế bào là: AaYY; Aa và XE. Tổ hợp thêm cặp BbDd có thể cho được 3 loại giao tử. Ví dụ: AaBdYY; AaBd và bDXE hoặc AabDYY; AabD và BdXE

Như vậy 1 tế bào  sinh tinh chỉ tạo ra tối đa 3 loại giao tử khác nhau nên 2 tế bào trên chỉ tạo được tối đa 6 loại giao tử.


Câu 30:

Ở một loài thưc vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp NST tương đồng số 1.Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài. Cặp gen Dd nằm trên cặp NST tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa 2 cây P đều thuần chủng được F1 dị hợp về ba cặp gen. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó có kiểu hình thân cao, hoa vàng, quả tròn chiếm 12%. Biết hoán vị gen xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử đực và cái với tần số bằng nhau và không có hiện tượng đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây không đúng ?

1-Tần số hoán vị gen là 20%

2-Kiểu hình chiếm tỉ lệ nhỏ nhất ở F2 là thân thấp, hoa vàng quả dài

3-Tỉ lệ cây cao, đỏ, tròn có kiểu gen dị hợp là 42%

4-Tỉ lệ kiểu hình mang đúng hai tính trạng trội ở F2 chiếm tỉ lệ 38,75%

Xem đáp án

Chọn B.

F1: (Aa,Bb)Dd

F1 x F1

F2 : A-bbD- = 12%

Có D- = 75%

=> A-bb = 0,12 : 0,75 = 0,16 = 16%

=> Kiêu hình aabb = 25% - 16% = 9%

=> Tỉ lệ giao tử ab0,09=0,3 

=> Tần số hoán vị gen là 40% <=> 1 sai

2. có tỉ lệ A-B- = 9% + 50% = 59%

            A-bb = aaB- = 16% và aabb = 9%

Tỉ lệ D - =75% , dd = 25%

Vậy kiểu hình có tỉ lệ thấp nhất là aabbdd

<=> thấp, vàng, dài <=> 2 đúng

3. Có tỉ lệ cao, đỏ, tròn A-B-D- = 0,59 x 0,75 = 0,4425

Tỉ lệ giao tử AB = ab = 30%

=>  Tỉ lệ kiểu gen ABAB = 0,3 x 0,3 = 0,09

=>  Tỉ lệ kiểu gen ABABDD = 0,09 x 0,25 = 0,0225

=>  Vậy tỉ lệ cao, đỏ, tròn dị hợp là 0,4425 – 0,0225 = 0,42 = 42%

=>  3 đúng

4 tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội ( A-B-dd + A-bbD- + aaB-D- ) là

0,59 x 0,25 + 0,09 x 0,75 + 0,09 x 0,75 = 0,2825 = 28,25%

4 sai

Các phát biểu không đúng là 1 và 4


Câu 31:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng khi nói về đột biến gen ?

1- Đột biến gen gây biến đổi ít nhất là 1 cặp nucleotit trong gen

2- Đột biến gen xảy ra tại những cặp nucleotit khác nhau luôn làm phát sinh các alen mới

3- Đột biến gen có thể làm biến đổi đồng thời một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật

4- Đột biến gen chỉ làm thay đổi cấu trúc mà không làm thay đổi lượng sản phẩm của gen

5- Đột biến gen không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào

6- Đột biến gen không làm thay đổi nguyên tắc bổ sung trong gen

Xem đáp án

Chọn A.

(1) đúng vì đột biến gen theo định nghĩa SGK, phải biến đổi ít nhất 1 cặp, cho dù thay thế cũng loại thì cũng tính là biến đổi.

(2) đúng, khi đã xảy ra tại những cặp nu khác sẽ là những biến đổi mới trong cấu trúc gen, do đó luôn trở thành cac alen mới.

(3) đúng, do hiện tượng đột biến ở các gen đa hiệu.

(4) sai, vì đột biến có thể xảy ra tại vùng vận hành có thể làm thay đổi lượng sản phẩm của gen (liên quan đến điều hòa hoạt động gen).

(5) đúng, Đột biến gen tạo ra alen mới thì chỉ là 1 trạng thái khác của gen nên không thể làm thay đổi số lượng gen trong tế bào.

(6) đúng, Đột biến gen là biến đổi ở đơn vị 1 hoặc1 số CẶP nu nghĩa là không thể làm thay đổi nguyên tắc bổ sung (tiền đột biến không phải là đột biến gen vì chỉ mới biến đổi trên 1 mạch).


Câu 36:

Cho hồ sơ phả hệ mô tả sự di truyền nhóm máu hệ ABO và một bệnh M ở người do 2 locut thuộc 2 cặp NST khác nhau quy định. Biết rằng, bệnh M trong phả hệ là do một trong 2 alen có quan hệ trội lặn hoàn toàn của một gen quy định; gen quy định nhóm máu 3 alen IA, IB, IO; trong đó alen IA quy định nhóm máu A, alen IB quy định nhóm máu B đều trội hoàn toàn so với alen IO quy định nhóm máu O và quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền về tính trạng nhóm máu với 4% số người có nhóm máu O và 21% số người có nhóm máu B

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Có 5 người chưa xác định được kiểu gen bệnh M

(2) Có tối đa 10 người mang kiểu gen đồng hợp về nhóm máu

(3) Xác suất để người III14 mang kiểu gen dị hợp về nhóm máu là 63,64%

(4) Khả năng cặp vợ chồng III13 và III14 sinh một đứa con mang kiểu gen dị hợp về cả hai tính trạng là 47,73%

Xem đáp án

Chọn C.

- Xét bệnh M:

Người 2, 3, 10, 12 có kiểu gen mm

Người 5, 6, 7, 8 có kiểu gen Mm

Người 14 có kiểu gen Mm

Người 1, 4, 9, 11, 13 chưa rõ kiểu gen <=> (1) đúng

Người 13 có dạng (13MM : 23Mm)

Người 13 x 14 : (13MM : 23Mm) x Mm

Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con dị hợp là

23 x 12 +13 x12 = 12

- Xét nhóm máu:

Người 1, 2, 3, 4 có kiểu gen là IBIO (do sinh ra con có nhóm máu O)

Người 5, 8 nhóm máu O có kiểu gen IOIO

Người 6, 7, 11, 12, 13 nhóm máu B chưa biết kiểu gen: B-

Người 9, 10, 14 nhóm máu A chưa biết kiểu gen: A-

Vậy người tối đa có thể có kiểu gen đồng hợp là 5,8,6,7,11,12,13,9,10,14

Có 10 người <=> (2) đúng

+/ Quần thể :

4% số người mang nhóm máu O <=> tần số alen Ilà 0,2

Tần số alen IB là x thì tỉ lệ người mang nhóm máu B là x2 + 2.0,2.x = 0,21

Giải ra, x = 0,3

Vậy tần số alen Ilà 0,3

Tần số alen IA là 0,5

Cấu trúc quần thể với nhóm máu A là 0,25IAIA : 0,2IAIO

Vậy cặp vợ chồng 9 x 10 có dạng: (5/9 IAIA : 4/9 IAIO) x (5/9 IAIA : 4/9 IAIO)

Đời con theo lý thuyết : 49/81 IAIA : 28/81 IAIO : 4/81 IOIO

Người 14 có dạng: 7/11 IAIA : 4/11 IAIO

Vậy xác suất người 14 mang kiểu gen dị hợp về nhóm máu là 4/11 = 36,36%

ó (3) sai

+ Xét về nhóm máu: Cặp vợ chồng 6 x 7 có dạng: (1/3 IBIB : 2/3 IBIO) x (1/3 IBIB : 2/3 IBIO)

Đời con theo lý thuyết : 4/9 IBIB : 4/9 IBIO : 1/9 IOIO

Vậy người 13 có dạng (1/2 IBIB: 1/2 IBIO)

Cặp vợ chồng  13 x 14:   (1/2 IBIB: 1/2 IBIO)  x  (7/11 IAIA : 4/11 IAIO)

Giao tử : 3/4IB : 1/4 IO  9/11 IA : 2/11 IO

Tỉ lệ đời con đồng hợp là ¼ x 2/11 = 1/22

Tỉ lệ đời con dị hợp là 21/22

Xét về bệnh M: 13( 1/3AA : 2/3Aa) x 14 (Aa)

Vậy tỉ lệ sinh được con dị hợp 2 cặp gen là 1/2 x 21/22= 21/44 = 47,73%

=> (4) đúng


Câu 38:

Ở môt loài thực vật, tính trạng chiều cao do 2 cặp gen (A,a và B,b) nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định theo kiểu tương tác cộng gộp, trong đó mỗi alen trội làm chiều cao của cây tăng lên 10cm, tính trạng màu hoa do một cặp gen (D,d) quy định, trong đó D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với d quy định hoa trắng. Phép lai giữa 2 cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBbbDDdd x AABbbbDddd thu được đời F1. Cho rằng cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh giao tử lưỡng bội và các loại giao tử lưỡng có khả  năng thụ tinh bình thường. Theo lý thuyết, đời F1 có tối đa số loại kiểu hình và số loại kiểu gen lần lượt là

Xem đáp án

Chọn B.

AAaaBBbbDDdd x AAaaBbbbDddd

Aaaa x AAaa cho tối đa 5 loại kiểu gen AAAA , AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa (nhiều nhất là 4 alen trội, ít nhất là 0 alen trội)

BBbb x Bbbb cho tối đa 4 loại kiểu gen BBBb, BBbb, Bbbb, bbbb (nhiều nhất là 3 alen trội, ít nhất là 0 alen trội)

DDdd x Dddd cho tối đa 4 loại kiểu gen

Vậy phép lai cho tối đa 5 x 4 x 4 = 80 loại kiểu gen

Số loại kiểu hình về chiều cao là 8 ( từ 0 alen trội đến 7 alen trội )

Số loại kiểu hình về màu hoa là 2

Vậy có tất cả là 8 x 2 = 16 loại kiểu hình


Câu 39:

Ở một loài, trong quá trình giảm phân bình thường nếu có xảy ra hiện tượng trao đổi chéo tại 1 điểm ở hai cặp NST có thể tạo ra tối đa 4096 loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST. Có 4 hợp tử bình thường của loài này thực hiện quá trình nguyên phân liên tiếp với số lần bằng nhau. Khi quan sát các tiêu bản tế bào vào kỳ sau của lần nguyên phân cuối cùng, người ta đếm được 10240 NST đơn trong 248 tế bào. Biết rằng trong một lần nguyên phân đã xảy ra một lần thoi vô sắc không hình thành ở 1 tế bào. Số lượng tế bào bình thường sau khi kết thúc quá trình nguyên phân và lần nguyên phân bị xảy ra đột biến lần lượt là:

Xem đáp án

Chọn A.

Tối đa là 4096 loại giao tử, trao đổi chéo tại 1 điểm ở 2 cặp NST

Các cặp NST không trao đổi chéo tại ra 4096 : 4 :4 = 256 loại giao tử

Vậy số cặp NST không trao đổi chéo là log2 256 = 8

Vậy loài có 10 cặp NST <=> 2n = 20

Kì sau, các NST đã phân li nhưng chưa chia đôi tế bào

<=> trong 1 tế bào bình thường có 40 NST

Ở kì sau lần nguyên phân cuối cùng tạo ra được 10240 NST đơn

Giả sử nguyên phân bình thường thì ở kì sau này sẽ có 1024040 = 256 tế bào

nhưng chỉ có 248 tế bào

=>  Số tế bào đột biến là 256 – 248 = 8

Vậy số tế bào bình thường ở kì sau là 248 – 8 = 240

Vậy số tế bào bình thường sau khi kết thúc nguyên phân là 480

- Giả sử mọi thứ đều bình thường, ở lần nguyên phân này có 256 tế bào đang nguyên phân

Kết thúc nguyên phân sẽ tạo 512 tế bào

Vậy 4 tế bào đã trải qua tổng cộng số lần nguyên phân là 

log2(512:4)=7

Vậy chúng ta đang quan sát ở kì sau lần nguyên phân số 7

Trở về với bài toán

Kết thúc lần nguyên phân số 6 tạo ra 248 tế bào, giảm đi 8 tế bào so với bình thường

Vậy tế bào không phân li cách đây:

log2 8 =3 lần nguyên phân

Vậy tế bào không phân li ở lần nguyên phân thứ : 6 – 3 = 3

Vậy có 480 tế bào bình thường và tế bào xảy ra không phân li ở lần nguyên phân số 3


Câu 40:

Ở một loài côn trùng, tính trạng màu mắt do một gen có 2 alen quy định. Cho lai giữa một cá thể đực (XY) và một cá thể cái (XX) đều có kiểu hình mắt đỏ, F1 thu được tỉ lệ 75% mắt đỏ; 25% mắt trắng, trong đó tất cả các cá thể mắt trắng đều là con cái. Chọn ngẫu nhiên hai cá thể có kiểu hình mắt đỏ ở F1 cho giao phối với nhau được các ấu trùng F2. Xác suất để chọn được 3 ấu trùng F2 đều có kiểu hình mắt đỏ là bao nhiêu?

Xem đáp án

Chọn D.

P: XY đỏ x XX đỏ

F1: 25% mắt trắng, là con cái Xa Xa

Cái mắt trắng nhận Xa  cả từ bố và mẹ

Bố mẹ có kiểu gen: XA X x Xa YA 

=> XA Xa : Xa Xa : Xa Y: XA YA

Cho hai cá thể có kiểu hình mắt  đỏ :

XA X  x (12 Xa Y12 XA YA)

TH1: XA Xa x Xa Y → 34  đỏ : 14 trắng 

TH2: XA Xa x XA YA → 100% đỏ

Xác suất để sinh ra ấy trùng có kiểu hình mắt đỏ là :

1212343= 0,7109


Câu 41:

Có 3 tế bào sinh tinh của một cơ thể có kiểu gen AaBb thực hiện quá trình giảm phân bình thường giao tử, trong đó chỉ có 1 tế bào có xảy ra hiện tượng hóan vị gen thì tỉ lệ các loại giao tử nào sau đây có thể xuất hiện?

Xem đáp án

Chọn C.

1 tế bào có hiện tượng hoán vị gen cho tối đa 4 loại giao tử khác nhau với tỉ lệ 1: 1: 1: 1, trong đó có 2 liên kết và 2 hoán vị.

Tế bào giảm phân không có hoán vị gen cho tối đa 2 loại giao tử liên kết khác nhau với tỉ lệ 2: 2.

Theo dữ kiện đề bài, có 3 tế bào, trong đó 2 tế bào liên kết, 1 tế bào hoán vị nên:

- A đúng khi có mỗi tế bào phân li theo mỗi cách khác nhau, các giao tử liên kết và hoán vị đều không trùng nhau (kí hiệu 1a:1b:1c:1d, 2e:2f, 2g:2h).

- B đúng khi1 tế bào hoán vị trùng cách phân li với 1 tế bào liên kết, 1 tế bào liên kết khác (kí hiệu 1a:1b:1c:1d, 2a:2b, 2e:2f = 3:3:1:1:2:2).

- D đúng khi có 3 tế bào phân li theo cùng 1 cách, các giao tử liên kết đều trùng nhau (kí hiệu 1a:1b:1c:1d, 2a:2b, 2a:2b = 5:5:1:1).

- C sai vì ứng với trường hợp 2 tế bào hoán vị, 1 tế bào liên kết có cách phân li trùng với 1 trong 2 tế bào hoán vị (kí hiệu 1a:1b:1c:1d, 1e:1f:1g:1h, 2a:2b = 3:3:1:1:1:1:1:1).


Câu 42:

Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen, mỗi gen có hai alen; trên cặp nhiễm sắc thể giới tính xét một gen có 2 alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và một gen có 3 alen nằm trên vùng tương đồng của cặp NST giới tính XY. Nếu giả sử tất cả các kiểu gen đều có sức sống như nhau, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Số loại giao tử bình thường khi tối đa trong quần thể là 576

(2) Số kiểu gen bình thường tối đa trong quần thể là 39000

(3) Số kiểu gen dị hợp về tất cả cặp gen tối đa của giới cái là 54

(4) Số kiểu gen tối đa của dạng đột biến thể một trong quần thể là 55800

Xem đáp án

Chọn C.

3 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính

Trên các cặp NST thường, xét 2 cặp gen, mỗi gen có 2 alen

Cặp NST giới tính: xét 1 gen có 2 alen ở vùng không tương đồng NST giới tính X

1 gen có 3 alen ở vùng tương đồng cặp XY

1. Số giao tử tối đa là:

(2.2)3.(2.3+3) = 576

1 đúng

2. Số kiểu gen bình thường tối đa là:

 

2. đúng

3. Tách riêng từng cặp gen để tính số kiểu gen dị hợp:

- Số kiểu gen dị hợp trên từng NST thường với 2 cặp gen, mỗi gen gồm 2 alen là:

 

- Số kiểu gen dị hợp trên NST giới tính ở giới cái XX với 1 gen có 3 alen và 1 gen có 2 alen là:

 

Vậy số kiểu gen dị hợp tất cả cặp gen ở giới cái là : 23.6 = 38.

4. Số dạng đột biến tối đa thể một là

 

4. Đúng


Câu 43:

Một quần thể của một loài động vật sinh sản giao phối bao gồm các cá thể thân xám và thân đen. Giả sử quần thể này đang đạt trạng thái cân bằng di truyền về kiểu gen quy định màu thân, trong đó tỉ lệ cá thể thân xám chiếm 36%. Nếu người ta chỉ cho những con có kiểu hình giống nhau giao phối qua 2 thế hệ thì theo lý thuyết, tỉ lệ thân đen trong quần thể thu được là bao nhiêu? Biết rằng tính trạng màu thân do 1 gen quy định, thân xám trội hoàn toàn so với thân đen.

Xem đáp án

Chọn D.

A xám >> a đen

Quần thể cân bằng di truyền

Tỉ lệ A- = 36%

Vậy tỉ lệ aa = 64%

Tần số alen a là 0,8

Cấu trúc quần thể là 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa

P: 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa

Chỉ cho các cá thể giống nhau giao phối qua các thế hệ 

Xám x xám: (0,04AA : 0,32Aa ) x (0,04AA : 0,32Aa )

<=> 0,36. [(19AA : 89Aa) x (19AA : 89Aa)]

Đời con: 0,36. (2581AA : 4081Aa : 1681aa)

<=> 19AA : 845Aa : 16225aa

Vậy F119AA : 845Aa : 3245aa

F1 x F1

Xám x xám:  (19AA : 845Aa ) x (19AA : 845Aa )

<=>1345 [(513AA : 813Aa) x (513AA : 813Aa)]

Đời con: 1345 . (81169AA : 72169Aa : 16169aa)

<=> 965AA : 865Aa : 16585aa

Cá thể lông xám chỉ được tạo ra từ bố mẹ có kiểu hình lông xám

=>  Tỉ lệ các cá thể lông đen trong quần thể là:

1 – (965AA : 865Aa ) = 4865aa


Câu 44:

Ở một quần thể thực vật ngẫu phối, alen A qui định khả năng sống được trên đất nhiễm mặn, a không có khả năng này. Một locut gen khác có alen B qui định màu hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định màu hoa trắng. Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường khác nhau. Người ta chuyển một quần thể P đang ở trạng thái cân bằng từ môi trường bình thường sang môi trường đất nhiễm mặn. Khi thống kê toàn bộ số cây ở thế hệ F3, người ta nhận thấy có 25 cây bị chết từ giai đoạn hai lá mầm, 768 số cây sống và cho hoa màu đỏ, 432 cây sống và cho hoa màu trắng. Biết không có đột biến mới phát sinh. Theo lý thuyết, khi sống trên môi trường có đất nhiễm mặn, tỷ lệ cây dị hợp về cả hai cặp gen ở quần thể P là:

Xem đáp án

Chọn B.

F3 còn sống: 0,64 đỏ : 0,36 trắng

<=>  0,64A-B- : 0,36A-bb

Do quần thể ngẫu phối, các gen phân li độc lập nên tần số alen B,b không bị ảnh hưởng

Vậy tần số alen b là 0,36=0,6

Tần số alen B là 0,4

Cấu trúc quần thể là 0,16BB : 0,48Bb : 0,36bb

F3 hạt : 1200 sống : 25 chết   

<=> 48 sống : 1 chết

<=> 48 A- : 1aa

Giả sử tần số alen a ban đầu là x

Sau 2 thế hệ, đến F2, tần số alen a là x1+3x 

Vậy tỉ lệ aa ở F3 (hạt ) sẽ là  = x1+3x2=149 

Giải ra, x = 0,25

Vậy ban đầu quần thể có tần số alen a là 0,25 và tần số alen A là 0,75

Vậy ban đầu quần thể có tần số alen a là 0,25 và tần số alen A là 0,75

Cấu trúc quần thể P là 0,5625 AA : 0,375Aa : 0,0625aa

Vậy tỉ lệ dị hợp 2 cặp gen ở P khi sống trên môi trường đất nhiễm mặn là

 0,48.0,3751-0,0625 = 19,2%


Câu 45:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng với quan điểm hiện tại về chọn lọc tự nhiên?

(1) Một đột biến có hại sẽ luôn bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể sau một số thế hệ.

(2) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tấn số alen của quần thể sinh vật nhân sơ chậm hơn so với các sinh vật nhân thực lưỡng bội.

(3) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định bằng cách tác động trực tiếp lên kiểu hình của sinh vật.

(4) Khi môi trường sống ổn định thì chọn lọc tự nhiên không thể làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.

(5) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố duy nhất có khả năng định hướng cho quá trình tiến hóa.

Xem đáp án

Chọn D.

Các phát biểu không đúng là: (1) (2) (4)

1 sai, đột biến có hại sẽ bị loại bỏ dần dần, nếu là đột biến do gen lặn gây ra thì nó có thể tồn tại ở trạng thái dị hợp với tần số rất nhỏ

2 sai, CLTN làm thay đổi tần số alen ở quần thể sinh vật nhân sơ nhanh hơn nhiều lần so với ở quần thể sinh vật nhân thực

4 sai, ki môi trường sống không thay đổi, CLTN vẫn tác động để sàng lọc, giữ lại các cá thể thích nghi nhất


Câu 46:

Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường qui định, bệnh máu khó đông do gen lặn b nằm trên NST giới tính X qui định. Ở một cặp vợ chồng,  bên phía người vợ có bố bị bệnh máu khó đông, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng. Bên phía người chồng có bố mẹ đều bình thường, có chú bị bệnh bạch tạng nhưng ông bà nội đều bình thường. Những người khác trong gia đình đều bình thường. Cặp vợ chồng này sinh được một đứa con gái bình thường, xác suất để đứa con này mang alen gây bệnh là bao nhiêu? Biết rằng mẹ của người chồng không mang alen gây bệnh bạch tạng.

Xem đáp án

Chọn A.

Xét bệnh bạch tạng:

- Bên vợ :

Bà ngoại bị bạch tạng

<=> mẹ vợ có kiểu gen là Aa

Ông nội bị bạch tạng => bố vợ có kiểu gen là Aa

Người vợ bình thường, nhưng chưa xác định chính xác được kiểu gen, có dạng là (13AA : 23Aa)

- Bên chồng :

Bố chồng bình thường, người chú bị bạch tạng, ông bà nội bình thường

=>  Ông bà nội có kiểu gen là Aa

=>  Người bố chồng có dạng (13AA : 23Aa)

Người mẹ chồng không có alen bệnh AA

Vậy người chồng có dạng (23AA : 13Aa)

- Cặp vợ chồng : (13AA : 23Aa) x (23AA : 13Aa)

Đời con theo lý thuyết là 59AA : 718Aa : 118aa

Con  bình thường mang alen bị bệnh chiếm tỉ lệ: 117

Con bình thường không mang alen gây bệnh là: 1017

Xét bệnh máu khó đông:

- Bên vợ: bố bị máu khó đông

=>  Người vợ có kiểu gen là XBXb

- Người chồng bình thường có kiểu gen là XBY

- Cặp vợ chồng: XBXb x XBY

Đời con theo lý thuyết: 14 XBXB14 XBXb : 14 XBY : 14 XbY

=>  Sinh ra con gái: 12 XBXB12 XBXb

Xác suất để cặp vợ chồng sinh được người con gái không mang alen bệnh (AAXBXB ) là: 

 1017.12 =  29,41%.

Vậy xác suất để người con mang alen gây bệnh là:

1 -  29,41% = 70,59%.


Câu 47:

Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen này qui định các enzim khác nhau cùng tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau:

Các alen lặn đột biến a, b, c đều không tạo ra được các enzim A, B, và C tương ứng. Khi các sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1. Cho các cây F­1 giao phần với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về mặt lý thuyết?

(1) Ở F2 có 8 kiểu gen qui định kiểu hình hoa đỏ

(2) Ở F2 có 12 kiểu gen qui định kiểu hình hoa trắng.

(3) Ở F, kiểu hình hoa vàng có ít kiểu gen qui định nhất.

(4) Trong số hoa trắng ở F2, tỉ lệ hoa trắng có kiểu gen dị hợp là 78,57%.

(5) Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2 tạp giao, tỉ lệ hoa trắng thu được ở đời lai là 29,77%.

Xem đáp án

Chọn A.

Quy ước:

A-B-C: Đỏ

A-B-cc: Vàng

Các kiểu gen còn lại quy định hoa vàng

P: AABBCC x aabbcc

F1: AaBbCc

F1 x F1

F2:

Tỉ lệ hoa đỏ là 343=2764

Tỉ lệ hoa vàng là 342×14=964

Tỉ lệ hoa trắng là 1-2764-964=2864

Số kiểu gen qui định hoa đỏ A-B-C- là 2 x 2 x 2 = 8 ( A- <=> AA và Aa)

1 đúng

Số kiểu gen qui định hoa vàng A-B-cc là 2 x 2 x 1 = 4   

Số kiểu gen tối đa về 3 gen là 3 x 3 x 3 = 27

Vậy số kiểu gen tối đa quy định hoa trắng là 27 – 8 – 4 = 15

2. sai

 Đúng Trắng F2 có tỉ lệ trắng thuần chủng ( aabbcc, aabbCC, aaBBcc, aaBBCC, AAbbcc, AAbbCC) là 

143×6=332

Vậy tỉ lệ trắng F2 dị hợp là 2864-664=2264

Vậy tỉ lệ trắng dị hợp / trắng = 2228 = 78,57%

4 Đúng

Đỏ F2 tạp giao: (AA : 2Aa).(BB  : 2Bb).(CC : 2Cc) 

(AA : 2Aa) x (AA : 2Aa)

Đời con: 89A- : 19aa

Tương tự 89B - : 19bb

89C- : 19cc

Vậy đỏ F3512729 

Vàng F3 =64729

Trắng F3 =153729  = 20,98%

5 sai

Vậy có 3 phương án đúng 1, 3, 4


Câu 48:

Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3.106 kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hóa được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác 10% năng lượng tích lũy trong tảo, cá ăn giáp xác khai thác được 15% năng lượng của giáp xác. Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn A.

Trong chuỗi thức ăn: Tảo => Giáp xác => cá 

Giáp xác là loài sinh vật có sinh khối lớn nhất (tham khảo SGK 12 nâng cao /238)

Năng lượng tích lũy ở bậc sinh khối lớn nhất – giáp xác là

3.10x 0,3% x 10% = 900 kcal/m2/ngày

A đúng

Bậc dinh dưỡng có sự thất thoát năng lượng nhỏ nhất là ở bậc 3 – cá. Do chúng đã khai thác được 15% năng lượng tích lũy của giáp xác – là sự khai thác được chiếm tỉ lệ cao nhất

B sai

C năng lượng được tích lũy ở sinh vật tiêu thụ bậc 2 (bậc dinh dưỡng 3) là

3.10x 0,3% x 10% x 15% = 135 kcal/m2 / ngày

Sinh vật tiêu thụ bậc 3 thuộc bậc dinh dưỡng 4, sẽ phải có năng lượng tích lũy được nhỏ hơn năng lượng được tích lũy trong cá

C sai

Sinh vật sản xuất tích lũy được: 3.10x 0,3% = 9000 = 9.103 kcal/m2/ngày

D sai


Câu 49:

Ở một loài thực vật, quả tròn trội hoàn toàn so với quả dẹt, hạt trơn trội hoàn toàn so với hạt nhăn. Thực hiện phép lai P giữa cây có quả tròn, hạt trơn với cây quả dẹt, hạt trơn, đời F1 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình cây có quả tròn, hạt trơn chiếm tỉ lệ 40%. Trong trường hợp giảm phân bình thường, phát biểu nào sau đây đúng về F1?

Xem đáp án

Chọn A.

A tròn >> a dẹt

B trơn >> b nhăn

P: tròn, trơn(A-B-)  x dẹt, trơn (aaB- )

F1 có 4 loại kiểu hình nên ta có: P có kiểu gen Aa, Bb  x aa, Bb

F1: tròn trơn  A-B-  = 40%

=> có xảy ra hoán vị gen

Giả sử AB =  x => Ab = 0,5 – x

Ta có: x  + (0,5 – x ) 0,5 = x + 0,25 – 0,5 x = 0,4

=> x = 0,3

=> AB > 0,25; AB là giao tử liên kết.

=> P có kiểu gen ABab×aBab

Ta có: ABab có hoán  vị gen cho tỉ lệ giao tử:

AB = ab = 0,3 và Ab = aB = 0,2

aBab => Ab = aB = 0,5 .

A-bb = Aa,b b = 0,2 x 0,5 = 0,1

A-B - = 0,4

aaB- = 0,5 aB x ( 0,2 aB + 0,3 ab) + 0,2 aB x 0,5 ab = 0,35

aabb = 0,3 ab x 0,5 ab = 0,15

=>  Cây tròn, hạt nhăn có tỉ lệ kiểu hình nhó nhất


Câu 50:

Ở một loài cá, tiến hành một phép lai giữa cá vảy đỏ, to thuần chủng với cá vảy trắng, nhỏ thu được F1 đồng loại có kiểu hình vảy đỏ to. Cho con cái F1 lai phân tích tu được như sau

Ở giới đực : 121 vảy trắng, nhỏ : 118 vảy trắng, to : 42 vảy đỏ, nhỏ : 39 vảy đỏ, to .

Ở giới cái: 243 vảy trắng, nhỏ : 82 vảy đỏ, nhỏ .

Biết ở loài này , con cái là thể dị giao tử , con đực là giới đồng giao. Nếu cho những con cái chỉ chọn những con cá vảy trắng, nhỏ ở Fb đem tạp giao thì tỉ lệ cá thể cái có kiểu hình vảy trắng, nhỏ không chứa alen trội là bao nhiêu

Xem đáp án

Chọn A.

Phép lai phân tích :

- Xét trắng/Đỏ = 3/1

=> Tương tác bổ sung kiểu 9:7. (A-B-: Đỏ, A-bb = aaB- = aabb: Trắng)

- Xét nhỏ/ To = 3/1

=> Tương tác bổ sung kiểu 9:7. (D-E-: Đỏ, D-ee = ddE- = ddee: Trắng)

 - Vì tính trạng vảy phân bố không đều ở 2 giới (chỉ xuất hiện ở giới cái) nên

=> Tính trạng này do gen NST X quy định.

- F1 lai phân tích: AaBbDdXEY x aabbddXeXe

- Đực trắng - nhỏ: (1/3Aabb ; 1/3aaBb ; 1/3aabb) (XEXe)

- Cái trắng - nhỏ: (1/3Aabb ; 1/3aaBb ; 1/3aabb) (1/2DdXeY ; 1/2ddXeY)

- Tỉ lệ các loại giao tử: ab= 2/3; dXe = 1/2; dY = 3/8

=> Cái trắng – nhỏ không mang alen lặn là (aabbddXeY) = 2/3 x 2/3 x 1/2 x 3/8 = 1/12


Bắt đầu thi ngay