Thứ bảy, 18/05/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề ôn tập thi THPTQG môn Sinh Học có đáp án (Đề số 22)

  • 5290 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở vi khuẩn E.coli, prôtêin ức chế ngăn cản quá trình phiên mã bằng cách:

Xem đáp án

Đáp án A

Bình thường, gen điều hòa (R) tổng hợp một loại prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành (O), do đó gen cấu trúc ở trạng thái bị ức chế nên không hoạt động. Z,Y,A sẽ không thực hiện được phiên mã và dịch mã. Vì vậy, sản phẩm của cụm gen là lactaza không được tạo thành.


Câu 2:

Có những cấu trúc, những đặc điểm và những quá trình liên quan đến trao đổi khí:

1. hêmôglôbin và các sắc tố hô hấp khác

2. bề mặt mỏng và ẩm ướt

3. khuếch tán

4. hồng cầu

5. phổi và mang

Những cấu trúc, những đặc điểm và những quá trình cần thiết cho trao đổi khí ở tất cả các loài động vật là:

Xem đáp án

Đáp án A

Những cấu trúc, những đặc điểm và những quá trình cần thiết cho trao đổi khí ở tất cả các loài động vật là: 1, 2, 3.

4 sai vì Hồng cầu chỉ có ở trao đổi khí những loài thú bậc cao.

5 sai vì ở các loài động vật đơn bào và đa bào bậc thấp, sự trao đổi khí qua bề mặt cơ thể. Ở các loài côn trùng trao đổi khí qua hệ thống ống khí. Những loài này không cần phổi và mang.


Câu 3:

Giả sử trong một tế bào sinh tinh có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu là 44A + XY. Khi tế bào này giảm phân các cặp nhiễm sắc thể thường phân li bình thường, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là:

Xem đáp án

Đáp án C

Giả sử NST là 44A + XY

→ tiến hành giảm phân. Chỉ xét riêng cặp NST giới tính.

Khi bắt đầu bước vào giảm phân XY nhân đôi ở kì trung gian

→ XXYY

→ giảm phân I diễn ra bất thường, cặp NST giới tính không phân li

→ XXYY và O.

Giảm phân II diễn ra bình thường

→ XXYY

→ XY, và O

→ O.

22 cặp NST thường giảm phân và phân li bình thường.

44A → 22A (đơn).

Các loại giao tử có thể tạo thành là:

22A + XY và 22A.


Câu 4:

Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong các bằng chứng trên, bằng chứng A, B, C, đều là các bằng chứng sinh học phân tử.

Bằng chứng D là bằng chứng tế bào chứ không phải bằng chứng sinh học phân tử.


Câu 5:

Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,5%, trong đất là 0,2%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Nồng độ Ca2+ trong cây < trong đất

→ Cây hấp thụ Ca2+ bằng hình thức hấp thụ chủ động, cần tiêu tốn năng lượng.


Câu 6:

Xét 2 gen, mỗi gen có 2 alen là A, a và B, b. Kiểu gen nào sau đây không phù hợp:

Xem đáp án

Đáp án B

Kiểu gen Aa/Bb không phù hợp. Có thể viết lại đúng là AB/ab hoặc Ab/aB.


Câu 7:

Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết

Xem đáp án

Đáp án A

Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã. Nguồn vật chất và năng lượng đi vào quần xã, qua cơ thể các loài sinh vật đều được thể hiện qua quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.


Câu 8:

Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Xét các phát biểu của đề bài:

D đúng. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, kết quả là hình thành loài mới. Tiến hóa nhỏ sẽ không thể xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền vì khi điều kiện môi trường thay đổi, chọn lọc tự nhiên sẽ không có nguồn nguyên liệu để chọn lọc.

→ không thể hình thành nên được loài mới.

B sai vì các yếu tố ngẫu nhiên làm số lượng các cá thể của quần thể giảm đi một cách đột ngột, chúng có thể làm 1 alen nào đó biến mất khỏi quần thể. Do đó các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

C sai vì tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, kết quả là hình thành loài mới.

A sai vì lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật. Ở động vật có hệ thần kinh cao cấp và cơ chế xác định giới tính phức tạp nên khó có thể gây đa bội hóa.


Câu 9:

Trong ống tiêu hóa của ngựa, xenlulôzơ của tế bào thực vật

Xem đáp án

Đáp án D

Ngựa là loài động vật không nhai lại, vì vậy chúng chỉ có một dạ dày, giống như con người, nhưng ngựa khác người là có thể tiêu hóa được chất sơ cellulose (thành phần chủ yếu của cỏ). Không giống như động vật nhai lại, ngựa phân rã xenluloza trong manh tràng.


Câu 10:

Tác động của con người làm cho rừng lim nguyên sinh ở vùng Lạng Sơn bị biến đổi thành các rừng cây khác và cuối cùng thành trảng cỏ. Đây là

Xem đáp án

Đáp án B

Tác động của con người làm cho rừng lim nguyên sinh ở vùng Lạng Sơn bị biến đổi thành các rừng cây khác và cuối cùng thành trảng cỏ. Đây là diễn thế thứ sinh.

Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có 1 quần xã sinh vật từng sống. Quần xã này do những thay đổi của tự nhiên hoặc do hoạt động của con người đã khai thác tới mức hủy diệt. Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị hủy diệt.


Câu 11:

Thực vật hấp thụ kali dưới dạng:

Xem đáp án

Đáp án D

Kali là nguyên tố đại lượng trong cây. Chúng có một số đặc điểm sau:

- Nguồn cung cấp: rất giàu trong đất

- Dạng hấp thụ: muối Kali tan (K+)

- Vai trò:

+ Trong tế bào chất nó ảnh hưởng tới tính chất của hệ keo, từ đó ảnh hưởng tới các quá trình trao đổi chất

+ Liên quan qua trình tổng hợp sắc tố lá

+ Làm tăng tính chống chịu của cây ở nhiệt độ thấp, khô hạn

+ Tăng quá trình hô hấp

+ Xúc tiến hấp thụ NH4+

- Thiếu kali: lá úa vàng, mô thực vật chết dần, thành Tế bào và cutin mỏng, giảm khả năng hút nước.


Câu 12:

Một quần thể thực vật ở thế hệ P gồm 150 cá thể có kiểu gen AA, 250 cá thể có kiểu gen Aa và 100 cá thể có kiểu gen aa. Cho P giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được F1. Theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của F1 là

Xem đáp án

Đáp án D

Tổng số cá thể của quần thể:

150 + 250 + 100 = 500 cá thể

Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu:

0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa

Tần số alen A = 0,3 + 0,5/2 = 0,55

Tần số alen a = 1 - 0,55 = 0,45

Quần thể giao phối ngẫu nhiên, chỉ sau 1 thế hệ ngẫu phối thì quần thể sẽ cân bằng theo Hacđi-Vanbec.

Theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của F1 là:

(0,55)^2AA : 2.0,55.0,45Aa : (0,45)^2 aa

→ 0,3025 AA : 0,495 Aa : 0,2025 aa


Câu 13:

Quá trình hô hấp sáng là quá trình:

Xem đáp án

Đáp án C

Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tại lục lạp của thực vật C3, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều, E cacboxilaza

=> E oxigenaza oxi hóa ribulozo-1,5-diphotphat đến CO2 gây lãng phí sản phẩm của quang hợp.


Câu 14:

Phát biểu không đúng về đột biến gen là:

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 15:

Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở

Xem đáp án

Đáp án C

Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở thực vật có khả năng sinh sản sinh dưỡng, ít gặp ở động vật vì ở động vật có hệ thần kinh và cơ chế xác định giới tính phức tạp.


Câu 16:

Hệ sinh thái nào sau đây có tính đa dạng sinh học cao nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong các loại hệ sinh thái thì hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới luôn có tính đa dạng cao. Tính đa dạng gồm có đa dạng về thành phần loài, đa dạng về ổ sinh thái, phức tạp về mạng lưới dinh dưỡng,...


Câu 17:

Ở ruồi giấm, cho F1 giao phối thu được F2 có 25% ruồi đực mắt đỏ, cánh bình thường: 50% ruồi cái mắt đỏ cánh bình thường: 25% ruồi đực mắt trắng cánh xẻ. Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Nếu quy ước bằng 2 cặp alen (Aa, Bb) thì KG của ruồi giấm đời F1và qui luật di truyền chi phối cả 2 cặp tinh trạng lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án A

Ta thấy cả 2 tính trạng đều phân li không đều giữa 2 giới nên 2 gen quy định 2 tính trạng này đều nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y quy định.

Ruồi đực xuất hiện kiểu hinh aabb nên ruồi cái có tạo ra giao tử ab.

Ruồi cái 100% có kiểu hình A_B_  nên ruồi đực phải tạo ra toàn giao tử AB.

Vậy kiểu gen của ruồi đem lai là:  , quy luật di truyền liên kết với giới tính và liên kết hoàn toàn.


Câu 18:

Một bệnh nhân do bị cảm nên bị nôn rất nhiều lần trong ngày làm mất nhiều nước, mất thức ăn và mất nhiều dịch vị. Tình trạng trên gây mất cân bằng nội môi theo những hướng nào sau đây?

(1) pH máu tăng.

(2) Huyết áp giảm.

(3) Áp suất thẩm thấu tăng.

(4) Thể tích máu giảm.

Xem đáp án

Đáp án C

Cả 4 hướng nói trên đều đúng.

- Nôn nhiều làm mất nước trong dạ dày dẫn tới lượng nước được hấp thụ vào máu giảm

→ Gây giảm thể tích máu.

- Khi nôn nhiều làm mất nhiều dịch vị (mất nhiều HCl) thì lượng ion H+ trong máu giảm

→ làm tăng pH máu.

- Nôn nhiều gây mất muối dẫn tới làm giảm áp suất thẩm thấu của máu.

- Khi máu bị giảm áp suất thẩm thấu thì nước sẽ thẩm thấu vào các tế bào mô làm giảm thể tích máu dẫn tới giảm huyết áp.

- Nôn nhiều làm mất nước trong dạ dày dẫn tới lượng nước được hấp thụ vào máu giảm.

→ Gây giảm thể tích máu từ đó làm giảm huyết áp.


Câu 19:

Ở phép lai ♀Aabb × ♂AaBb, ở đời con đã phát sinh một cây tứ bội có kiểu gen AAAabbbb. Đột biến được phát sinh ở

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 20:

Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, đặc điểm nào sau đây có ở cả enzim ARN – pôlimeraza và enzim ADN – pôlimeraza?

(1) Có khả năng tháo xoắn phân tử ADN.

(2) Có khả năng tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới theo chiều 5’ – 3’ mà không cần đoạn mồi.

(3) Có khả năng tách hai mạch của ADN mẹ.

(4) Có khả năng hoạt động trên cả hai mạch của phân tử ADN.

(5) Có khả năng lắp ráp các nuclêôtit của mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với các nuclêôtitcủa mạch ADN khuôn.

Phương án đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Xét các đặc điểm của đề bài:

Đặc điểm 1 sai vì cả 2 loại enzim ARN – pôlimeraza và enzim ADN – pôlimeraza đều không có khả năng tháo xoắn phân tử ADN, ADN tháo xoắn nhờ 1 loại enzim khác (helicase)

Đặc điểm 2 sai vì ADN – pôlimeraza tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới theo chiều 5’ – 3’ cần đoạn mồi.

Đặc điểm 3 sai vì cả 2 loại enzim ARN – pôlimeraza và enzim ADN – pôlimeraza đều không có khả năng tách hai mạch của ADN mẹ. Mà 2 mạch của ADN mẹ được tách bởi 1 loại enzim khác.

Đặc điểm 4, 5 có ở cả enzim ARN – pôlimeraza và enzim ADN – pôlimeraza


Câu 21:

Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây về một lưới thức ăn trong quần xã?

  (1) Quần xã có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn càng phức tạp.

  (2) Khi một mắt xích trong lưới thức ăn bị biến động về số lượng cá thể, thông thường thì quần xã có khả năng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.

  (3) Trong lưới thức ăn một loài sinh vật có thể tham gia nhiều chuỗi thức ăn.

  (4) Trong chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải thì thực vật có sinh khối lớn nhất.

Xem đáp án

Đáp án C

Lưới thức ăn trong quần xã:

(1) Quần xã có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn càng phức tạp

=> đúng do quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì các loài có mỗi quan hệ về dinh dưỡng với nhau càng phức tạp hay lưới thức ăn càng phức tạp.

(2) Khi một mắt xích trong lưới thức ăn bị biến động về số lượng cá thể, thông thường thì quần xã có khả năng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng

→ đúng vì hệ sinh thái là một hệ thống mở và tự hoàn thiện.

(3) Trong lưới thức ăn một loài sinh vật có thể tham gia nhiều chuỗi thức ăn

→ đúng, do trong lưới thức ăn , 1 sinh vật có thể là mắt xích chung trong nhiều chuỗi thức ăn.

(4) Trong chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải thì thực vật có sinh khối lớn nhất

→ sai, trong chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng sinh vật phân giải:

Mùn bã sinh vật →  Động vật ăn mùn bã sinh vật →  Động vật ăn thịt các cấp. nên trong chuỗi thức ăn này  sinh vật có sinh khối lớn nhất phải là động vật ăn mùn bã sinh vật.

Vậy số đáp án đúng: 1, 2, 3.


Câu 24:

Đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng nhận được F1 đồng loạt hoa đỏ, quả ngọt. Tự thụ phấn F1 thu được đời F2 xuất hiện 4 kiểu hình với số lượng: 1431 cây hoa đỏ, quả ngọt : 1112 cây hoa trắng, quả ngọt : 477 cây hoa đỏ, quả chua : 372 cây hoa trắng, quả chua. Biết vị quả được chi phối bởi một cặp gen. Cho các kết luận sau:

I. Tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật tương tác gen kiểu bổ sung.

II. Một trong hai tính trạng màu sắc hoa và tính trạng vị quả di truyền liên kết không hoàn toàn với nhau.

III. Cả ba cặp gen quy định hai cặp tính trạng nằm trên ba cặp NST tương đồng khác nhau, phân li độc lập và tổ hợp tự do với nhau.

IV. P có thể có 4 trường hợp về kiểu gen.

Số kết luận có nội dung đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

Tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ sung của hai cặp gen không alen.

+ Quy ước: A-B-: Hoa đỏ; A-bb, aaB- , aabb: Hoa trắng

+ F1: AaBb (hoa đỏ) x AaBb (hoa đỏ)

- Xét sự di truyền tính trạng vị quả: F2 phân li theo tỉ lệ 3 quả ngọt: 1 quả chua. Tính trạng vị quả di truyền theo quy luật phân li.

+ Quy ước: D: Quả ngọt; d: quả chua.

+ F1: Dd (quả ngọt) x Dd (quả ngọt)

- Xét sự di truyền đồng thời cả hai tính trạng:

F2 phân li theo tỉ lệ ≈ (27: 21: 9: 7) = (9:7) x (3: 1).

Vậy cả ba cặp gen quy định hai cặp tính trạng nằm trên ba cặp NST tương đồng khác nhau, phân li độc lập và tổ hợp tự do với nhau.

Kiểu gen của F1 là AaBbDd (Hoa đỏ, quả ngọt) suy ra kiểu gen của P có thể là

- P: AABBDD (Hoa đỏ, quả ngọt) x aabbdd (Hoa trắng, quả chua)

- P: AABBdd (Hoa đỏ, quả chua) x aabbDD (Hoa trắng, quả ngọt)

- P: AAbbDD (Hoa trắng, quả ngọt) x aaBBdd (Hoa trắng, quả chua)

- P: AAbbdd (Hoa trắng, quả chua) x aaBBDD (Hoa trắng, quả ngọt)

Xét các phát biểu của đề bài:

(1) đúng.

(2) sai.

(3) đúng.

(4) đúng.

→ Có 3 kết luận đúng trong số những kết luận trên


Câu 25:

Khi nói về nhân tố tiến hóa, xét các đặc điểm sau:

(1) Đều có thể làm xuất hiện cac kiểu gen mới trong quần thể.

(2) Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.

(3) Đều có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

(4) Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

(5) Đều có thể làm xuất hiện cae alen mới trong quần thể.

Số đặc điểm mà cả nhân tố di – nhập gen và nhân tố đột biến đều có là

Xem đáp án

Đáp án B

Số đặc điểm mà cả nhân tố di – nhập gen và nhân tố đột biến đều có là:

(1) Đều có thể làm xuất hiện cac kiểu gen mới trong quần thể.

(2) Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.

(4) Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

(5) Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.

Điều không phải là đặc điểm chung của đột iến và di nhập gen là (3) do đột biến làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.


Câu 26:

Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên:

(1) Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện.

(2) Sử dụng tối đa các nguồn nước.

(3) Tăng cường trồng rừng để cung cấp đủ nhu cầu cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp.

(4) Thực hiện các biện pháp: tránh bỏ hoang đất, chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất.

(5) Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ, khí đốt phục vụ cho phát triển kinh tế.

Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

Xem đáp án

Đáp án D

Nội dung 1 đúng. Gió là tài nguyên vĩnh cữu nên sử dụng gió để sản xuất điện góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Nội dung 2 sai. Nước là tài nguyên có hạn, sử dụng tối đa nguồn nước sẽ làm cạn kiệt nguồn nước sạch.

Nội dung 3, 4 đúng.

Nội dung 5 sai. Đây là những tài nguyên không tái sinh, cần sử dụng có kế hoạch hợp lí.

Vậy có 3 nội dung đúng.


Câu 28:

Cho các hiện tượng sau:

(1) Hai con sói đang săn một con lợn rừng.

(2) Những con chim hồng hạc đang di cư thành đàn về phương Nam.

(3) Những con sư tử đuổi bắt bầy nai rừng.

(4) Hiện tượng tách bầy của ong mật do vượt mức kích thước tối đa.

(5) Các cây chò trong rừng cử động cuống lá để đón ánh sáng.

(6) Gà ăn ngay trứng của mình ngay sau khi vừa đẻ xong.

(7) Khi gặp kẻ thù, trâu rừng xếp thành vòng tròn, đưa con già yếu và con non vào giữa.

(8) Các cây cùng loài mọc thành đám và liền rễ nhau trong lòng đất.

(9) Hiện tượng tự tỉa cành của thực vật trong rừng.

Số hiện tượng là qun hệ hỗ trợ là:

Xem đáp án

Đáp án B

Quan hệ hỗ trợ có thể cùng loài hoặc quan hệ hỗ trợ khác loài.

Quan hệ hỗ trợ giúp các cá thể hỗ trợ nhau kiếm ăn, săn mồi, sinh sống và chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường cũng như chống lại kẻ thù.

Những mối quan hệ hỗ trợ là:

Mối quan hệ 1: Hai con sói đang săn một con lợn rừng

Mối quan hệ 2: Những con chim hồng hạc di cư thành đàn về phương Nam.

Mối quan hệ 3: Những con sư tử đuổi bắt bầy nai rừng.

Mối quan hệ 7: Khi gặp kẻ thù trâu rừng xếp thành vòng tròn, đưa con già yếu và con non vào giữa.

Mối quan hệ 8: Các cây cùng loài mọc thành đám và liền rễ nhau trong lòng đất.

Những hiện tượng còn lại không phải mối quan hệ hỗ trợ, có thể là cảm ứng của thực vật (các cây chò trong rừng cử động cuống lá để đón ánh sáng) hoặc là cạnh tranh.

→ tự tỉa thưa hoặc ăn thịt lẫn nhau...


Câu 29:

Ở một loài cây ăn quả, khi lai giữa cây cao, hạt tròn với cây thân thấp, hạt dài, người ta thu được F1 đồng loạt là các cây cao, hạt tròn. Cho F1 tiếp tục giao phối, thu được đời F2 có 4 kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 826 cây cao, hạt tròn : 223 cây cao, hạt dài : 226 cây thấp, hạt tròn : 125 cây thấp, hạt dài. Biết mỗi gen quy định một tính trạng.

Có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau:

(1) Hai cặp tính trạng kích thước thân và hình dạng hạt được di truyền theo quy luật phân li độc lập.

(2) Có hiện tượng hoán vị gen với tần số 30%.

(3) Cây F1 có kiểu gen dị hợp tử đều ABab.

(4) P có thể có 2 trường hợp về kiểu gen.

(5) Nếu giao phối F1 với cá thể khác chưa biết kiểu gen, thu được F2 có tỉ lệ: 40% cây cao, hạt tròn : 10% cây cao, hạt dài : 35% cây thấp, hạt tròn : 15% cây thấp, hạt dài thì cây đem lai với F1 có kiểu gen aBab

Xem đáp án

Đáp án D

Quy ước: A-thân cao, a-thân thấp; B-hạt tròn, b-hạt dài.

Tỉ lệ cây thân thấp, hạt dài aabb là:

125 : (826 + 223 + 226 + 125)= 0,09

= 0,3ab × 0,3ab.

F1 có kiểu gen , f = 40%.

Nội dung 1, 2 sai; nội dung 3 đúng.

Nội dung 4 sai. F1 có kiểu gen thì P là:  .

Đem F1 lai với một cây khác chưa biết kiểu gen, ta có:

Thân cao : thân thấp = 1 : 1

Cây đem lai có kiểu gen aa.

Hạt tròn : hạt dài = 3 : 1

Cây đem lai có kiểu gen Bb.

Vậy kiểu gen của cây đem lai là: aBab . Nội dung 5 đúng.

Vậy có 2 nội dung đúng.


Câu 30:

Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:

(1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.

(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.

(4) Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5'→ 3'.

(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y.

(6) Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.

Có bao nhiêu đặc điểm đúng:

Xem đáp án

Đáp án A

Xét các đặc điểm của đề bài.

1 đúng, Diễn ra ở trong nhân, tại kỳ trung gian của quá trình phân bào vì tại kỳ đó vật chất di truyền được dãn xoắn cực đại nên sự tổng hợp ADN giữa Nu mạch khuôn và nu môi trường nội bào.

2 đúng, Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn

3 đúng, Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới nên 2 phân tử mới được tổng hợp ra mang trình tự giống hệt với phân tử ADN ban đầu.

4 đúng, Mạch đơn mới luôn được tổng hợp theo chiều 5'→ 3'.

5 sai, Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 1 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y, 1 mạch mới tổng hợp gián đoạn

6 đúng. Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.

Vậy có 5 phát biểu đúng trong số những phát biểu trên.


Câu 31:

Ở đậu Hà Lan, tính trạng hoa đỏ là do gen A qui định trội hoàn toàn so với gen a qui định hoa trắng, gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho 2 cây có kiểu hình khác nhau giao phấn với nhau được F1, sau đó cho các cây F1 ngẫu phối liên tiếp đến F4 thu được 180 cây hoa trắng và 140 cây hoa đỏ. Chọn ngẫu nhiên một cây hoa đỏ ở F4 cho tự thụ phấn thu được các quả. Nếu giả sử mỗi quả đều chứa 3 hạt thì xác suất để cả 3 hạt trong cùng một quả khi đem gieo đều mọc thành cây hoa đỏ là:

Xem đáp án

Đáp án C

F4 thu được 180 cây hoa trắng và 140 cây hoa đỏ

= 9/16aa: 7/16A-

q(a) = 3/4 = 0,75

qa = 0,75; pA=0,25

Tỷ lệ cây đỏ lần lượt là:

0,0625AA : 0,375Aa

= 1/7AA + 6/7Aa = 1.

Khi chọn ngẫu nhiên 1 cây hoa đỏ ở F4 cho tự thụ phấn thì có các trường hợp:

+ Trường hợp 1: Nếu cây có kiểu gen AA tự thụ phấn thì 100% toàn hạt đỏ

XS của TH này là: 1/7. 100% = 1/7

+ Trường hợp 2: Nếu cây có kiểu gen Aa thì xác suất 100% hạt đỏ là:

6/7*(3/4)^3 = 81/224

Vậy tổng XS = 1/7+ 81/224 = 113/224 = 50,45%


Câu 32:

Ở thế hệ thứ nhất của một quần thể giao phối, tần số của alen A ở cá thể đực là 0,9. Qua ngẫu phối, thế hệ thứ 2 của quần thể có cấu trúc di truyền là:

P2: 0,5625 AA + 0,375 Aa + 0,0625 aa = 1

Nếu không có đột biến, di nhập gen và chọn lọc tự nhiên xảy ra trong quần thể thì cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ nhất (P1) sẽ như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Tần số alen A ở thế hệ thứ 2:

pA = 0,5625 + 0,375/2 = 0,75

qa = 1 - 0,75 = 0,25

Ở thế hệ thứ nhất, tỉ lệ giao tử đực mang alen A là 0,9

→ tỉ lệ giao tử đực mang alen a là 0,1.

Gọi tỉ lệ giao tử cái mang alen A là x, tỉ lệ giao tử cái mang alen a là 1 - x.

Sau khi ngẫu phối ta có:

pA = 0,9x + [0,9.(1-x) + 0,1x]/2 = 0,75

→ x = 0,6.

Vậy thành phần kiểu gen của quần thể thứ nhất là:

0,54AA : 0,42Aa : 0,04aa = 1


Câu 33:

Ở bí, hai cặp alen phân li độc lập tương tác với nhau cùng quy định tính trạng hình dạng quả. Trong kiểu gen có mặt đồng thời A và B biểu hiện bí quả dẹt, chỉ có A hoặc B biểu hiện bí quả tròn, không có alen trội biểu hiện bí quả dài. Gen D quy định thân cao, alen d quy định thân thấp. Cho bí thân cao, quả dẹt tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ: 3 cây thấp, quả dẹt: 5 cây cao, quả tròn: 6 cây cao, quả dẹt: 1 cây thấp, quả tròn: 1 cây cao, quả dài. Kiểu gen của P là

Xem đáp án

Đáp án D

Cao:thấp = 3:1 và dẹt:tròn:bầu = 9:6:1

Vậy P dị hợp về 3 cặp gen.

Nhận thấy (cao:thấp) (dẹt:tròn:bầu) không cho ra đúng kết quả phân ly kiểu hình như giả thiết nên có thể kết luận rằng. Gen D liên kết với một trong 2 gen A và B.

Trường hợp dị hợp tử đều BD/bd x BD/bd sẽ được (3B-D- : 1bbdd)

Vậy khi kết hợp với Aa x Aa sẽ cho (3B-D-:1bbdd)(3A-:1aa) = 9A-B-D- (mà trong tỷ lệ kiểu hình không có cái nào ra 9 cả) nên trường hợp dị hợp tử đều là loại.

Do vậy ta chỉ có thể chọn trường hợp dị hợp tử chéo là Bd/bD.

Do chức năng gen A và B là giống nhau nên ta có thể đổi B thành A, trở thành Ad/aD


Câu 34:

Khi lai 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản được F1, cho F1 lai với nhau, điều kiện để F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 là:

1. Số lượng cá thể đem phân tích phải lớn.

2. Tính trạng đem lai phải trội, lặn hoàn toàn.

3. Mỗi cặp gen nằm trên NST tương đồng.

4. Tính trạng do một gen quy định.

5. Kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau.

Số điều kiện đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Khi lai 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản được F1 cho F1 lai với nhau, để F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 chứng tỏ đây là những điều kiện nghiệm đúng của định luật phân li và chỉ xét 1 cặp gen quy định 1 cặp tính trạng.

Trong các nội dung của đề bài, các nội dung 1, 2, 4, 5 đúng

(3) sai vì ở đây chỉ xét 1 cặp gen trên 1 cặp NST. Còn mỗi cặp gen nằm trên NST tương đồng là điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập.


Câu 35:

Sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh trên độc lập với di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra

Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ II7 và II8 trong phả hệ này sinh ra đứa con trai mang nhóm máu O và không bị bệnh?

Xem đáp án

Đáp án C

Cặp bố mẹ I.1 và I.2 không bị bệnh sinh ra con bị bệnh

Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường.

Quy ước: A-bình thường, aa-bị bệnh.

Người II.7 không có bố mẹ không bị bệnh nhưng có chị gái bị bệnh aa nên bố mẹ của người này có kiểu gen dị hợp Aa.

Người II.7 không bị bệnh nên có kiểu gen là: AA :  Aa.

Người I.1 và I.2 sinh ra con có nhóm máu O và AB nên kiểu gen của 2 người này là: IAIO và IBIO.

Người II.7 sinh ra từ cặp vợ chồng này có nhóm máu A nên sẽ có kiểu gen là: IAIO.

Người II.8 không bị bệnh nhưng có bố bị bệnh aa, luôn được nhận 1 gen bệnh từ bố, do đó kiểu gen của người này là Aa.

Cặp bố mẹ I.3 và I.4 đều có nhóm máu B và sinh con ra nhóm máu O nên kiểu gen của họ là IBIO.

Người II.8 sinh ra từ cặp bố mẹ này, có nhóm máu O nên có kiểu gen là: IBIB : IBIO.

Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ II.7 và II.8 trong phả hệ này sinh ra đứa con trai mang nhóm máu O và không bị bệnh là: 5/72


Câu 36:

Ở một loài, gen A quy định tính trạng thân cao, gen a quy định tính trạng thân thấp; gen B quy định tính trạng chín sớm, gen b quy định tính trạng chín muộn; gen D quy định tính trạng quả dài, gen d quy định tính trạng quả tròn. Mỗi cặp gen nói trên nằm trên một cặp NST và các tính trạng trội là hoàn toàn. Khi lai cây có kiểu gen đồng hợp tử về tính trạng thân cao, dị hợp tử về hai tính trạng chín sớm và quả dài với cây có kiểu gen dị hợp tử về hai tính trạng thân cao, chín sớm và quả tròn. Cho các kết luận sau:

(1) Số loại kiểu gen ở đời F1 là 8 loại kiểu gen.

(2) F1 có tỉ lệ kiểu gen là: 2:2:2:2:1:1:1:1.

(3) Kiểu gen gen dị hợp về cả 3 cặp gen ở F1 chiếm tỉ lệ 1/8.

(4) Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở F1 chiếm tỉ lệ 3/8.

(5) Lai thân cao, chín sớm, quả dài với thân thấp, chín muộn, quả tròn thì sẽ có 8 trường hợp có thể xảy ra.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Cây có kiểu gen đồng hợp tử về tính trạng thân cao, dị hợp tử về hai tính trạng chín sớm và quả dài có kiểu gen là: AABbDd.

Cây có kiểu gen dị hợp tử về hai tính trạng thân cao, chín sớm và quả tròn có kiểu gen là: AaBbdd.

P: AABbDd x AaBbdd.

Số loại kiểu gen là:

2 x 3 x 2 = 12

=> Nội dung 1 sai.

Tỉ lệ kiểu gen của F1 là:

(1 : 1) x (1 : 2 : 1) x (1 : 1)

=> Nội dung 2 sai.

Kiểu gen gen dị hợp về cả 3 cặp gen ở F1 chiếm tỉ lệ:

1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8.

=> Nội dung 3 đúng.

Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và một tính trạng lặn là:

3/4 x 1/2 + 1/4 x 1/2 = 1/2

=> Nội dung 4 sai.

Thân thấp, quả tròn, chín muộn chỉ có 1 kiểu gen là aabbdd nhưng cây thân cao, chín sớm, quả dài có tổng số:

2 x 2 x 2 = 8 kiểu gen

=> có 8 trường hợp

=> Nội dung 5 đúng.

Có 2 nội dung đúng.


Câu 37:

Khi nói về đặc điểm của mã di truyền:

(1) Tính thoái hoá của mã di truyền có nghĩa là mỗi côđon có thể mã hoá cho nhiều loại axit amin.

(2) Mã di truyền là mã bộ ba.

(3) Mã di truyền có tính phổ biến.

(4) Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.

(5) Ở sinh vật nhân thực, côđon 3'AUG5' có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hoá axit amin mêtiônin.

(6) Côđon 3'UAA5' quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.

(7) Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra 24 loại côđon mã hoá các axit amin.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Xét các phát biểu của đề bài:

(1) sai vì tính thoái hóa của mã di truyền nghĩa là có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho 1 axit amin (trừ AUG và UGG).

(2), (3) đúng.

(4) sai vì mã di truyền có tính phổ biến, tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, trừ 1 vài ngoại lệ.

(5) sai vì Ở sinh vật nhân thực, côđon 5'AUG3' chứ không phải 3'AUG5' có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hoá axit amin mêtiônin.

(6) sai vì côđon 5'UAA3' chứ không phải Côđon 3'UAA5' quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.

(7) đúng. Với 3 loại nucleotit A, U, G có thể tạo ra 3^3 = 27 bộ ba khác nhau.

Trong đó có 3 bộ ba kết thúc không mã hóa axit amin là UAA, UAG, UGA

→ chỉ còn lại 24 loại côđon mã hoá các axit amin.

Vậy các nhận định 2, 3, 7 đúng.


Câu 38:

Cho biết P đều thuần chủng khác nhau về 3 cặp gen tương phản, F1 chỉ xuất hiện một loại kiểu hình cây cao, quả ngọt, tròn. Cho F1 lai với cây khác có kiểu gen chưa biết, thu được thế hệ lai gồm:

1562 cây thân cao, quả chua, dài

1558 cây thân cao, quả ngọt, tròn

521 cây thân thấp, quả ngọt, tròn

518 cây thân thấp, quả chua, dài

389 cây thân cao, quả chua, tròn

392 cây thân cao, quả ngọt, dài

131 cây thân thấp, quả ngọt, dài

129 cây thân thấp, quả chua, tròn

Biết rằng: A quy định thân cao, a quy định thân thấp; B quy định quả ngọt, b quy định quả chua; D quy định quả tròn, d quy định quả dài.

Cho các phát biểu sau:

(1) Quy luật di truyền phân li độc lập chi phối sự biểu hiện hai cặp tính trạng kích thước thân và vị quả.

(2) Quy luật di truyền hoán vị gen chi phối sự phát triển hai cặp tính trạng vị quả và hình dạng quả.

(3) P có thể có hai trường hợp về kiểu gen.

(4) Có xảy ra hiện tượng hoán vị gen với tần số 20%.

(5) Kiểu gen của F1 là: AaBDbd

(6) Tỉ lệ kiểu gen ABAb ở F2 là 10%.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:

Thân cao : thân thấp = 3 : 1.

Quả ngọt : quả chua = 1 : 1.

Quả tròn : quả dài = 1 : 1.

Do P đều thuần chủng khác nhau về 3 cặp gen tương phản, F1 chỉ xuất hiện một loại kiểu hình cây cao, quả ngọt, tròn nên thân cao, quả ngọt, tròn trội hoàn toàn so với thân thấp, quả chua, dài. F1 dị hợp tất cả các cặp gen.

Quy ước A – thân cao, a – thân thấp. B – quả ngọt, b – quả chua. D – quả tròn, d – quả bài.

Xét tình trạng kích thước thân và vị quả:

Thân cao quả ngọt : thân thấp quả ngọt : thân cao quả chua : thân thấp quả chua

= (1558 + 392) : (521 + 131) : (1562 + 389) : (518 + 129)

= 3 : 1 : 3 : 1

=> (3 : 1) x (1 : 1).

Tích tỉ lệ phân li riêng bằng tỉ lệ phân li chung nên 2 cặp tính trạng này phân li độc lập.

=> Nội dung 1 đúng.

Quả chua, dài : quả ngọt, dài : quả chua, tròn : quả ngọt, tròn.

= (1562 + 518) : (392 + 131) : (389 + 129) : (1558 + 521)

= 0,4 : 0,1 : 0,1 : 0,4.

=> (1 : 1) x (1 : 1)

=> Có xảy ra hoán vị gen

=> Nội dung 2 đúng.

Do tỉ lệ:

quả ngọt : quả chua = quả tròn : quả dài = 1 : 1

nên cây khác sẽ có kiểu gen về 2 tính trạng này là bd//bd.

Vậy đối với 2 tính trạng này đây là phép lai phân tích, tỉ lệ phân li kiểu hình sẽ là tỉ lệ giao tử tạo ra của cây F1.

Tỉ lệ quả chua, dài (aabb) = 0,4

=> Tỉ lệ giao tử bd ở F1 là 0,4 > 25%

=> Đây là giao tử liên kết

=> F1 có kiểu gen là BD//bd, tần số hoán vị gen là 20%

=> Nội dung 4 đúng.

F1 có kiểu gen dị hợp tất cả các cặp gen

=> KG của F1 là: Aa BD//bd.

=> Nội dung 5 đúng.

Tỉ lệ thân cao : thân thấp = 3 : 1

=> Cây đem lai có KG là Aa bd//bd.

Để tạo ra F1 có kiểu gen như trên thì cây P có thể là AA BD//BD x aa bd//bd hoặc aa BD//BD x AA bd//bd. Nội dung 3 đúng.

Nội dung 6 sai do A phân li độc lập với B.

Có 5 nội dung đúng.


Câu 39:

Cho các phát biểu sau đây:

(1) Mỗi một mã di truyền chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

(2) Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X.

(3) Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin.

(4) Phân tử tARN và rARN là những phân tử có cấu trúc mạch kép.

(5) Ở trong tế bào, trong các loại ARN thì rARN có độ bền lớn nhất.

Có bao nhiêu phát biểu nói trên có nội dung đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Nội dung 1: đúng. Đây là tính đặc hiệu của mã di truyền.

Nội dung 2: đúng.

Nội dung 3: đúng.

Nội dung 4: sai. ARN có cấu tạo mạch đơn, chỉ có 1 số loại ARN ở virus có mạch kép.

Nội dung 5: đúng. Trong rARN có 70% các nu liên kết bổ sung cho nhau, trong 3 loại ARN thì rARN có liên kết hidro nhiều nhất nên có cấu trúc bền vững nhất.

Vậy có 4 nội dung đúng.


Câu 40:

Quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBdbD không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là:

(1) ABd, aBD, abD, Abd.

(2) ABd, abD, aBd, AbD.

(3) ABD, aBd, abD, Abd.

(4) ABd, ABD, abd, abD.

(5) aBd, abd, ABD, AbD.

(6) ABD, abd, aBD, Abd.

(7) aBd, aBD, AbD, Abd.

(8) ABd, abD, aBd, AbD.

Số nội dung đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

TH1: Nếu hoán vị gen xảy ra giữa B và b.

(Bd bd) và (bD BD) là 2 NST kép đã xảy ra trao đổi chéo.

Cặp Aa nhân đôi tạo thành AAaa.

Nếu AA đi cùng (Bd bd) còn aa đi cùng (bD BD) thì sau khi quá trình giảm phân kết thúc sẽ tạo ra các loại giao tử là: ABd, aBD, abD, Abd.

=> Nội dung 1 đúng.

Nếu aa đi cùng (Bd bd) còn AA đi cùng (bD BD) thì sau khi quá trình giảm phân kết thúc sẽ tạo ra các loại giao tử là: aBd, abd, ABD, AbD.

=> Nội dung 5 đúng.

TH2: Nếu hoán vị gen xảy ra giữa D và d.

(Bd BD) và (bD bd) là 2 NST kép đã xảy ra trao đổi chéo.

Nếu AA đi cùng (Bd BD) còn aa đi cùng (bD bd) thì sau khi quá trình giảm phân kết thúc sẽ tạo ra các loại giao tử là: ABd, ABD, abd, abD.

Nếu aa đi cùng (Bd BD) còn AA đi cùng (bD bd) thì sau khi quá trình giảm phân kết thúc sẽ tạo ra các loại giao tử là: aBd, aBD, AbD, Abd.

=> Nội dung 7 đúng.

Vậy có 4 nội dung thỏa mãn với yêu cầu của đề bài.


Bắt đầu thi ngay