Tổng hợp đề ôn tập thi THPTQG môn Sinh Học có đáp án (Đề số 11)
-
5535 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả thí nghiệm trên, người ta rút ra các kết luận:
(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.
(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen.
(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin
(4) Khi buộc cục nước đá vào lưng có lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen.
Số kết luận đúng là
Đáp án D
Trong các kết luận trên: Kết luận 1, 2, 3 đúng
Kết luận 4 sai vì khi buộc cục nước đá vào lưng có lông bị cạo, làm vùng lông bị cạo giảm nhiệt độ nên chúng có khả năng tổng hợp sắc tố melanin làm lông có màu đen chứ không phải do phát sinh đột biến gen làm lông có màu đen.
Câu 2:
Khi lai 2 cây thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản quả tím, dài, hoa trắng với quả trắng ,tròn, hoa đỏ đc F1 đồng loạt quả tím, tròn, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau ở F2 thu tỉ lệ:
45% cây quả tím, tròn, hoa đỏ
25% cây quả trắng, tròn, hoa đỏ
20% quả tím, dài, hoa trắng
5% cây quả tím, tròn, hoa trắng
5% cây quả tím, dài, hoa đỏ.
Biết 1 gen quy định 1 tính trạng, cấu trúc NST của hạt phấn ko thay đổi trong giảm phân. Kiểu gen của F1 là?
Đáp án A
Lai 2 cây thuần chủng tạo ra F1 100% quả tím, tròn, hoa đỏ nên các tính trạng này trội hoàn toàn so với quả trắng, dài hoa trắng.
Quy ước:
A_ quả tím; aa: hoa trắng
B_ quả tròn; bb: quả dài
D_ hoa đỏ; dd: hoa trắng
P thuần chủng (quả tím, dài hoa trắng) × (quả trắng,tròn, hoa đỏ)
⇒ F1: .
Kiểu hình quả dài hoa trắng chiếm tỷ lệ 20%
⇒ Tỉ lệ giao tử _bd chiếm tỷ lệ 20% × 2 = 40%
⇒ Hoán vị gen xảy ra giữa B-d, tần số hoán vị gen là 20%
Câu 3:
Khi cho lai hai thứ cây thuần chủng là hoa kép, màu trắng với hoa đơn, màu đỏ thì F1 gồm toàn cây hoa kép màu hồng. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau thì thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:
42% cây hoa kép, màu hồng;
24% cây hoa kép, màu trắng;
16% cây hoa đơn, màu đỏ;
9% cây hoa kép, màu đỏ;
8% cây hoa đơn, màu hồng;
1% cây hoa đơn, màu trắng.
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong tế bào sinh hạt phấn và tế bào sinh noãn đều giống nhau. Như vậy tần số hoán vị gen trong bài toán trên là
Đáp án C
P thuần chủng tương phàn, F1 đồng nhất nên F1 có kiểu gen dị hợp tất cả các cặp gen.
Xét riêng từng cặp tính trạng:
Hoa kép : hoa đơn = 3 : 1.
Hoa đỏ : hoa hồng : hoa trắng = 1 : 2 : 1.
Vậy 2 tính trạng đều di truyền theo quy luật phân li, hoa kép trội hoàn toàn so với hoa đơn. Hoa đỏ trội không hoàn toàn so với hoa trắng, kiểu gen dị hợp có màu hoa hồng.
Quy ươc: A – hoa kép, a – hoa đơn; BB – hoa đỏ, Bb – hoa hồng, bb – hoa trắng.
Tỉ lệ kiểu hình hoa đơn, màu trắng (aabb) là 1% = 0,1 ab x 0,1 ab
=> Có xảy ra hoán vị gen.
Tỉ lệ giao tử ab = 0,1 < 0,25
=> Đây là giao tử hoán vị.
Tần số hoán vị gen là 20%.
Câu 4:
Cho cây thân cao lai phân tích với cơ thể mang hai cặp gen lặn đời con thu được 75% cây thân thấp : 25% cây thân cao. Nếu cho giao phấn giữa cây thân cao bất kì với từng cây thân thấp của quần thể này thì tỉ lệ các kiểu hình có thể thu được là:
(1) 1 thân cao: 1 thân thấp.
(2) 5 thân cao : 3 thân thấp.
(3) 5 thân thấp : 3 thân cao.
(4) 3 thân thấp: 1 thân cao.
(5) 3 thân cao : 1 thân thấp.
(6) 3 trắng : 1 đỏ.
(7) 100% thân cao.
Số phương án đúng là:
Đáp án C
Cho cây thân cao lai phân tích với cơ thể mang hai cặp gen lặn đời con thu được 75% cây thân thấp : 25% cây thân cao
→ Tính trạng chiều cao thân tuân theo quy luật tương tác gen kiểu bổ sung 9 : 7.
Quy ước: A-B-: Cao, A-bb + aaB- + aabb: thấp.
Cây cao bất kì có thể có kiểu gen: AABB, AABb, AaBB, AaBb.
Cây thấp bất kì có thể có kiểu gen: AAbb, aaBB, Aabb, aaBb, aabb.
Khi đó: Phép lai: AABB với bất kì cây thân thấp nào thì đời sau cho 100% cao.
Phép lai: AABb x AAbb → 1 cao : 1 thấp.
AABb x aaBB → 100% cao
AABb x Aabb → 1 cao : 1 thấp
AABb x aaBb → 3 cao : 1 thấp
AABb x aabb → 1 cao : 1 thấp
Tương tự với cơ thể AaBb x các cây thân thấp sẽ cho tỉ lệ kiểu hình: 100% cao, 1 cao : 1 thấp, 3 cao : 1 thấp.
AaBb x AAbb → 1 cao : 1 thấp
AaBb x aaBB → 1 cao : 1 thấp
AaBb x Aabb → 3 cao : 5 thấp
AaBb x aaBb → 3 cao : 5 thấp
AaBb x aabb → 1 cao : 3 thấp
Vậy các kiểu hình có thể thu được là: 1, 3, 4, 5, 7
Câu 5:
Trong chọn giống, sự tương tác gen sẽ giúp con người mở ra khả năng
Đáp án D
Tương tác gen có thể làm xuất hiện nhiều kiểu hình mới con người có thể chọn lựa kiểu hình phù hợp nhất với mục đích sử dụng.
Câu 6:
Một gen có 3000 nu và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nu, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4193A và 6300 guanin. Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là:
Đáp án A
Số nucleotide từng loại của gen sau đột biến là:
A = 4193 : (23 – 1) = 599 = T
G = 6300 : (23 – 1) = 900 = X.
Câu 7:
Dưới đây là một số đặc điểm liên quan đến đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể:
I. Xảy ra ở cấp độ phân tử và thường có tính thuận nghịch.
II. Đa số là có hại và thường được biểu hiện ngay thành kiểu hình.
III. Có thể mất, thêm 1 đoạn ADN.
IV. Đa số ở trạng thái lặn nên khó phát hiện.
Có bao nhiêu điểm khác biệt giữa đột biến gen so với đột biến nhiễm sắc thể là:
Đáp án D
Đột biến gen xảy ra ở cấp độ phân và thường có tính thuận nghịch còn đột biến NST xảy ra ở cấp độ tế bào và không có tính thuận nghịch. Nội dung 1 đúng.
Đột biến gen đa số từ trội
→ lặn tồn tại trong thể dị hợp nên khó phát hiện. Nội dung 4 đúng.
Nội dung 2 sai. Đột biến gen thường không biểu hiện ngay ra thành kiểu hình.
Nội dung 3 sai. Đột biến gen thường chỉ ảnh hưởng đến một hay một vài cặp nucleotit.
Vậy có 2 nội dung đúng.
Câu 8:
Cho ruồi giấm có kiểu gen AB/ab XDXd giao phối với ruồi giấm có kiểu gen AB/abXDY. Ở đời F1, loại kiểu gen ab/ab XdY chiếm tỉ lệ 4,375%. Nếu cho ruồi cái AB/abXDXd lai phân tích thì ở đời con, loại kiểu gen ab/ab XDY chiếm tỉ lệ:
Đáp án C
Ở F1, kiểu gen XdY = 4,375%
⇒ = 0,175. Mà ruồi giấm chỉ hoán vị bên cái.
⇒ Tỉ lệ giao tử ab ở bên giới cái = 0,175 : 0,5 = 0,35.
⇒ Tần số hoán vị là: 1 – 0,35 × 2 = 0,3.
Nếu cho ruồi cái XDXd lai phân tích thì ở đời con, loại kiểu gen XDY chiếm tỉ lệ:
0,35 × 0,25 × 100 = 8,75%.
Câu 10:
Khi đem hai cơ thể hoa trắng thuần chủng lai với nhau thu được F1 đồng loạt hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỷ lệ 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng. Cho các cây ở F2 lai ngẫu nhiên với nhau. Nếu không xét đến vai trò của giới tính, thì có bao nhiêu phép lai có cho kiểu hình đời sau đồng nhất?
Đáp án D
Hoa trắng thuần chủng lai với nhau → F1 hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn → 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng
Cho F2 lai ngẫu nhiên → số phép lai có kiểu hình con lai đồng nhất là:
Đỏ × đỏ → kiểu hình đồng nhất: 5 phép lai (AABB × AABB; AABB × AaBB, AABB × AABb, AABB × AaBb , AaBB × AABb.)
Trắng × trắng → kiểu hình đồng nhất: 12 phép lai(AAbb × AAbb / AAbb × Aabb/ AAbb × aabb/AAbb × aaBB/ Aabb × Aabb/ Aabb × aabb/ aaBb × aaBb/ aaBb × aaBB / aaBb × aabb/ aaBB × aaBB/ aaBB × aabb/aabb × aabb)
Đỏ × trắng → kiểu hình đồng nhất: AABB lai với 5 KG có kiểu hình trắng
→ A-B-( hoa đỏ - 5 phép lai) + AaBB × AAbb + AABb × aaBB
→ tổng số có 7 phép lai đỏ × trắng.
Tổng sô phép lai khi cho F2 lai ngẫu nhiên ra kiểu hình đồng nhất là: 12 + 5 + 7 = 24.
Câu 11:
Có thể sử dụng phép lai thuận nghịch để phát hiện mấy quy luật trong các quy luật di truyền sau đây?
(1) Phân li độc lập.
(2) Liên kết gen và hoán vị gen.
(3) Tương tác gen.
(4) Di truyền liên kết với giới tính.
(5) Di truyền qua tế bào chât.
Đáp án C
Lai thuận nghịch là phép lai thay đổi vị trí của bố mẹ. Có nghĩa là lúc thì dụng kiểu hình A là kiểu hình của bố, kiểu hình B là của mẹ sau đó đổi lại.
Phép lai thuận nghịch có thể phát hiện được những quy luật di truyền:
+ Di truyền qua tế bào chất: Nếu đời con luôn có kiểu hình giống mẹ thì tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định.
+ Liên kết gen và hoán vị gen: Ví dụ như ở ruồi giấm hoán vị gen chỉ xảy ra 1 bên, dùng phép lai thuận nghịch có thể biết được các tính trạng phân li độc lập hay liên kết với nhau.
+ Di truyền liên kết giới tính
Câu 12:
Cho những ví dụ sau:
(1) Cánh dơi và cánh côn trùng.
(2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi.
(3) Mang cá và mang tôm.
(4) Chi trước của thú và tay người.
Những ví dụ về cơ quan tương đồng là
Đáp án A
Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
→ Vây ngực của cá voi và cánh dơi; chi trước của thú và tay người có kiểu cấu tạo giống nhau
→ cơ quan tương đồng.
- Cánh dơi và cánh côn trùng, mang cá và mang tôm có chức năng tương tự nhau những không có cùng nguồn gốc
→ Cơ quan tương tự.
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất?
Đáp án A
Quá trình hình thành đặc điếm mới thích nghi thường gắn liền chứ không phải tất yếu dẫn đến hình thành loài mới.
Sự thay đổi điều kiện sinh thái là nguyên nhân gián tiếp chứ không phải trực tiếp của sự hình thành loài mới.
Sự thay đổi điều kiện địa lí là nguyên nhân gián tiếp chứ không phải trực tiếp của sự hình thành loài mới.
Câu 14:
Kỉ có dương xỉ phát triển mạnh là
Đáp án D
Kỉ có dương xỉ phát triển mạnh là kỉ Cacbon (Than đá).
Đặc điểm của hệ thực vật ở kỉ cacbon (than đá): dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện.
Câu 15:
Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng
Đáp án D
Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng khống chế sinh học.
Câu 16:
Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau là quan hệ
Đáp án A
Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau là quan hệ hỗ trợ cùng loài
→ giúp cây thông có khả năng chống chịu tốt hơn với điều kiện môi trường, dễ dàng lấy thức ăn hơn.
Câu 17:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài. Đem hai dòng thuần chủng tương phản lai với nhau, thu được F1. Đem các cơ thể F1 tạp giao với nhau, thu được F2 phân li theo tỷ lệ 3 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài; 1 cây thân cao, hoa trắng, quả dài; 6 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn; 2 cây thân cao, hoa trắng, quả tròn; 3 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn; 1 cây thân thấp, hoa trắng, quả tròn. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen của F1 là
Đáp án B
Ta thấy : Cao/thấp = 3:1
→ P dị hợp : Aa × Aa
Đỏ/trắng = 3:1 → P dị hợp: Bb × Bb
Tròn/dài = 3:1 → P dị hợp: Dd × Dd
→ P dị hợp về 3 cặp gen mà F1 có 16 tổ hợp = 4.4
→ Di truyền liên kết.
Xét tính trạng chiều cao và màu sắc: F1 có tỉ lệ Cao/thấp = 3:1
Đỏ/trắng = 3:1
→ Ta thấy tính trạng chiều cao x màu sắc = kết quả F1
→ 2 tính trạng chiều cao và màu sắc PLĐL
Xét tính trạng chiều cao và hình dạng: Ở F1 có tỉ lệ:
1 cao, dài : 2 cao, tròn : 1 thấp, tròn
→ Tính trạng Chiều cao và hình dạng di truyền liên kết.
Mà F1 không xuất hiện thấp, trắng, dài
→ Không có cặp alen aa, bb, dd
→ Kiểu gen F1 là
Câu 18:
Trong một quần thể số lượng cá thể lớn, giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc tự nhiên, không đột biến, không có di nhập gen, tần số tương đối của các alen thuộc một gen nào đó sẽ xảy ra như thế nào?
Đáp án D
Trong một quần thể số lượng lớn, giao phối ngẫu nhiên và không có chọn lọc tự nhiên, không đột biến, không di nhập gen thỏa mãn định luật Hacdi - Vanbec.
Tần số tương đối của các alen thuộc một gen nào đó sẽ được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác
Câu 20:
Cho các biểu hiện sau về hệ sinh thái, số phát biểu đúng là:
I. Hệ sinh thái là tập hợp của quần thể và môi trường vô sinh của nó.
II. Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh như một cơ thể.
II. Hệ sinh thái là một động lực mở và tự điều chỉnh.
IV. Các sinh vật tương tác với nhau tạo nên chu trình địa hóa và sự biến đổi năng lượng.
Đáp án C
– Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã)
VD: Hệ sinh thái ao hồ, đồng ruộng, rừng……
– Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định nhờ các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.
– Trong hệ sinh thái, trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã – sinh cảnh chúng biểu hiện chức năng của 1 tổ chức sống, trong đó quá trình “đồng hóa” do sinh vật tự dưỡng, cong quá trình “dị hóa” do sinh vật phân giải thực hiện.
– Kích thước của một HST rất đa dạng:
+ HST có thể nhỏ như 1 giọt nước ao; 1 bể cá cảnh
+ HST lớn nhất là Trái Đất
– Trong HST có sự gắn kết giữa các sinh vật với các NTST của môi trường tạo thành 1 chu trình sinh học hoàn chỉnh.
Xét các phát biểu của đề bài:
Các phát biểu 2, 3, 4 đúng.
(1) sai vì hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã) chứ không phải là tập hợp của quần thể và môi trường vô sinh của nó.
→ Có 3 phát biểu đúng.
Câu 21:
Cho các phát biểu sau:
I. Trong nông nghiệp, việc trồng cây nhãn và nuôi ong đồng thời là ứng dụng của quan hệ hợp tác.
II. Việc ứng dụng của quan hệ cộng sinh là trồng luân canh, xen canh các cây hoa màu với các cây họ đậu.
III. Mô hình "Tôm ôm cây đước" là một ứng dụng của quan hệ hội sinh giữa các loài.
IV. Trồng rau thường xen kẽ với tỏi là một ví dụ về việc ứng dụng của quan hệ ức chế - cảm nhiễm trong nông nghiệp.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án D
Nội dung 1 đúng. Ong lấy hút mật từ hoa nhãn đồng thời giúp nhãn thụ phấn, cả 2 loài đều có lợi đây chính là mối quan hệ hợp tác.
Nội dung 2 đúng. Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu sẽ tổng hợp một lượng đạm lớn cung cấp cho đất, các cây hoa màu khác sẽ có chất dinh dưỡng để phát triển.
Nội dung 3 đúng. Khi trồng thêm cây đước thì tôm sẽ có thêm nơi để sinh sống, số lượng tôm nhiều lên nhưng không ảnh hưởng gì đến cây đuốc.
Nội dung 4 đúng. Tỏi khi sống nó sẽ tiết ra các chất ức chế hoạt động của một số vi sinh vật xung quanh, nên khi trồng tỏi xen kẽ rau sẽ không bị các vi sinh vật gây hại gây bệnh.
Vậy có 4 nội dung đúng.
Câu 22:
Cho các phát biểu sau về quá trình hô hấp ở thực vật
I. Quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật trải qua các giai đoạn: Đường phân hiếu khí và chu trình Krebs.
II. Trong quá trình hô hấp, đường phân xảy ra trong ti thể và kị khí
III. Trong giai đoạn phân giải đường, nguyên liệu của hô hấp là glucozo được phân giải đến sản phẩm đơn giản nhất chứa 3 nguyên tử cacbon là axit piruvic.
IV. Kết quả của giai đoạn đường phân, từ một phân tử glucozo đã tạo được 2 phân tử axit piruvic và 3ATP.
Số phát biểu có nội dung đúng là
Đáp án A
I - Sai. Vì quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật trải qua các giai đoạn: Đường phân và hô hấp hiếu khí.
II - Sai. Trong quá trình hô hấp, đường phân xảy ra trong tế bào chất và kị khí.
III - Đúng. Quá trình dường phân tạo ra Axit piruvic (CH3COCOOH) + 2ATP + 2H2O.
IV - Sai. Quá trình dường phân từ glucozo tạo ra 1 phân tử ra 2 Axit piruvic (CH3COCOOH) + 2ATP + 2H2O.
Câu 23:
Cho các chất: Chuỗi peptit tương đối ngắn, khoáng, lipit đơn giản, axit amin, đường saccarozo, vitamin (A, D, E, K), tinh bột, nước, glixerol, đường đơn, axit béo.
Số chất được hấp thụ và vận chuyển vào con đường bạch huyết là:
Đáp án B
Các axit béo, glixerol, vitamin tan trong dầu (A, D, E, K) thấm qua tế bào lông ruột, theo mạch bạch huyết ngực, dổ vào tĩnh mạch dòn trái đến tĩnh mạch chủ trên về tim.
Trong các chất trên của đề bài: Có 3 chất: vitamin A, D, E, K; glixerol; axit béo được hấp thụ và vận chuyển vào con đường bạch huyết.
Câu 24:
Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là
Đáp án D
Cấu tạo của TB lông hút:
+ Bản chất là do các TB biểu bì kéo dài ra
+ Thành TB mỏng không thấm cutin
+ Chỉ có 1 không bào trung tâm lớn
+ Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt đọng hô hấp của rễ mạnh
Câu 25:
Có một số ví dụ về sự biến động số lượng sinh vật sau:
(1) Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian trong năm.
(2) Dịch cúm H5N1 làm chết hàng loạt gà.
(3) Tảo tăng số lượng khi được chiếu sáng vào ban ngày, còn ban đêm chúng giảm về số lượng.
(4) Rươi tìm nhau và sinh sản vào khoảng ngày 20 tháng 9 đến mùng 5 tháng 10 âm lịch.
(5) Số lượng muỗi ít vào mùa đông, nhiều vào mùa hè.
(6) Nhiều loài sinh vật bị chết sau siêu bão Haiyan ở Philippin năm 2013.
Số ví dụ là ví dụ về biến động có chu kì là
Đáp án B
Xét các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể:
(1) là dạng biến động theo chu kì mùa.
(2) là dạng biến động không theo chu kì. Do dịch cúm thường xảy ra vào cuối mùa đông, đầu xuân đối với gà và các loại động vật, nhưng đối với cúm H5N1 chỉ là 1 dạng cúm và nó xảy ra trong vài năm 2011 2014, hiện tại dịch đã được khống chế.
(3) là dạng biến động theo chu kì ngày đêm.
(4) là dạng biến động theo chu kì mùa.
(5) là dạng biến động theo chu kì mùa.
(6) là dạng biến động không theo chu kì do siêu bão Haiyan ở Philippin là trường hợp đặc biệt, chỉ xảy ra vào năm 2013. Nó không xảy ra mang tính chất chu kì.
Vậy trong các ví dụ trên, có 4 vú dụ về biến động có chu kì là: 1, 3, 4, 5.
Câu 26:
Xét các phát biểu sau:
(1) Quá trình nhân đôi ADN, nếu có sự xuất hiện bazo nito dạng hiếm có thể dẫn tới đột biến gen.
(2) Đột biến gen trội xảy ra ở tế bào sinh dưỡng khi ở dạng dị hợp cũng được biểu hiện ra kiểu hình gọi là thể đột biến.
(3) Đột biến gen muốn phát sinh thì ADN phải nhân đôi trong môi trường có các tác nhân đột biến.
(4) Đột biến gen được phát sinh ở pha S của chu kì tế bào.
(5) Đột biến gen sau khi xảy ra sẽ được nhân lên nhờ quá trình nhân đôi của ADN và được di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
Đáp án A
Trong các phát biểu trên:
Các phát biểu 1, 2, 4 đúng.
Phát biểu (3) sai vì đột biến gen có thể phát sinh khi môi trường không có các tác nhân gây đột biến, do rối loạn quá trình sinh lí, sinh hóa trong tế bào.
Phát biểu (5) sai vì nếu đột biến xảy ra ở các tế bào sinh dưỡng thì sẽ không được di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính mà di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản sinh dưỡng.
→ Có 3 phát biểu đúng.
Câu 27:
Môi trường là
Đáp án C
Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Có 4 loại môi trường:
+ Môi trường trên cạn
+ Môi trường đất
+ Môi trường nước
+ Môi trường sinh vật.
Câu 28:
Loại bông trồng ở Mỹ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ được hình thành từ loài bông châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn và loài bông hoang dại ở Mỹ có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST nhỏ bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với loài bông trồng ở Mỹ?
(1) Mang vật chất di truyền của loài bông châu Âu và loài bông hoang dại ở Mỹ.
(2) Trong tế bào sinh dưỡng các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể tương đồng.
(3) Có khả năng sinh sản hữu tính.
(4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.
Đáp án B.
Đây là cách hình thành loài bằng con đường lai xa rồi đa bội hóa. Lấy giao tử n1 lai với n2 tạo thành n1n2 tiến hành đa bội hóa tạo thành 2n12n2. Cây lai sinh ra mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài.
Nội dung 1 đúng.
Nội dung 2 sai. NST tồn tại thành từng nhóm, và mỗi nhóm chỉ có 2 NST tương đồng vì trong mỗi tế bào chứa bộ NST lưỡng bội của 2 loài.
Nội dung 3 đúng.
Nội dung 4 đúng. Do sau khi thụ tinh tiến hành đa bội hóa nên cây lai tạo ra đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.
Vậy có 3 nội dung đúng.
Câu 29:
Khi nói về liên kết gen và hoán vị gen có các phát biểu sau
(1) Xét trên toàn bộ cơ thể, nếu có các gen liên kết với nhau sẽ không xảy ra hiện tượng biến dị tổ hợp.
(2) Các gen nằm trên cùng một NST luôn di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết.
(3) Sự hoán vị gen xảy ra ở kì đầu giảm phân I giữa 2 cromatit chị em.
(4) Tần số hoán vị gen chỉ được xác định nhờ phép lai phân tích.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
Đáp án D
Xét các phát biểu của đề bài:
(1) sai vì các gen liên kết với nhau vẫn có thể xảy ra biến dị tổ hợp. Ví dụ:
→ đời con xuất hiện và là các biến dị tổ hợp.
(2) sai vì các gen trên cùng 1 NST vẫn có thể xảy ra hoán vị gen.
(3) sai vì sự hoán vị gen xảy ra ở kì đầu giảm phân I giữa 2 cromatit không chị em.
(4) sai vì tần số hoán vị gen ngoài được xác định nhờ phép lai phân tích còn được xác định nhờ phép lai giữa F1 x F1.
→ không có phát biểu nào đúng trong số những phát biểu trên.
Câu 30:
Sự xâm nhập chất khoáng chủ động vào cây phụ thuộc vào
Đáp án D
Một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao (ion kali) di chuyển ngược chiều gradien nồng độ, xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
Câu 31:
Cho các kết luận sau:
(1) Không gây độc hại đối với cây trồng, vật nuôi.
(2) Không độc nông phẩm và ô nhiễm môi trường.
(3) Cung cấp các nguyên tố khoáng với hàm lượng rất lớn mà cây khó hấp thụ được hết.
(4) Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.
Kết luận không đúng khi nói về hậu quả khi bón liều lượng phân bón hóa học cao quá mức cần thiết cho cây là:
Đáp án B
Bón nhiều phân sẽ làm cho nồng độ chất tan ở trong dung dịch đất cao hơn so với nồng độ chất tan ở trong tế bào cây trồng, làm cho rẽ không hút được nước từ ngoài môi trường vào mà nước lại đi ra ngoài tế bào nên làm cho cây bị héo, và chết.
Mặt khác khi dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.
→ (1), (2) không đúng
Câu 32:
Khi nói về quá trình dịch mã những phát biểu nào sau đây không đúng?
(1) Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này diễn ra trong tế bào chất của sinh vật nhân thực và nhân sơ.
(2) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
(3) Trong quá trình dịch mã, nhiều riboxom có thể cùng tham gia tổng hợp 1 chuỗi polipeptit gọi là hiện tượng poliriboxom.
(4) Quá trình dịch mã kết thúc khi tARN bổ sung với một trong bộ ba kết thúc trên mARN.
Đáp án B
(3) Sai. Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm riboxom gọi là poliribôxôm giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
(4) Sai. Quá trình dịch mã kết thúc khi ARN-polimeraza di chuyển đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc (UAG, UGA, UAA) thì dừng phiên mã và phân tử ARN vừa tổng hợp được giải phóng.
Câu 33:
Để xác định chính xác thể đa bội sử dụng phương pháp:
Đáp án B
Để xác định chính xác thể đa bội sử dụng phương pháp quan sát và đểm số lượng NST để biết chúng thuộc dạng đa bội chẵn hay lẻ
Câu 34:
Ở người, theo dõi sự di truyền tính trạng lông mi ở phả hệ sau:
Xác suất cặp vợ chồng III.4 và III.5 sinh ra con trai lông mi thẳng là bao nhiêu?
Đáp án D
Bố mẹ lông mi cong sinh ra con lông mi thẳng
⇒ Lông mi cong trội hoàn toàn so với lông mi thẳng.
Quy ước A quy định lông mi cong, a quy định lông mi thẳng.
Cặp bố mẹ II.3 và II.4 lông mi cong sinh ra con gái III.3 lông mi thẳng
⇒ Cặp bố mẹ này đều có kiểu gen dị hợp Aa.
Người con gái III.4 lông mi cong có kiểu gen là: Aa : AA.
Người chồng III.5 lông mi thẳng có kiểu gen là aa.
Xác suất cặp vợ chồng III.4 và III.5 sinh ra con trai lông mi thẳng là:
Câu 35:
Khi nói về đặc điểm chung của đột biến đảo đoạn NST và đột biến lệch bội dạng thể một có các nội dung sau:
(1) Không thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
(2) Không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên NST.
(3) Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
(4) Không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.
Có bao nhiêu đặc điểm có nội dung đúng?
Đáp án A
Xét các đặc điểm của tế bào:
(1) không phải là đặc điểm chung của đột biến đảo đoạn NST và đột biến lệch bội dạng thể một vì đột biến đảo đoạn không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào nhưng đột biến lệch bội dạng thể một sẽ làm giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
(2) là đặc điểm chung của đột biến đảo đoạn NST và đột biến lệch bội dạng thể một
(3) sai vì cả đột biến đảo đoạn và đột biến lệch bội đều không làm xuất hiện các alen mới. Các alen mới xuất hiện do đột biến gen.
(4) đúng vì cả 2 dạng đột biến đều không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.
Vậy có 2 đặc điểm có nội dung đúng là các đặc điểm 2, 4.
Câu 36:
Hậu quả của đột biến mất đoạn lớn NST là
Đáp án C
Đột biến lặp đoạn làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
Đột biến mất đoạn làm mất gen nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống của cơ thể.
Đột biến mất đoạn thường gây chết hoặc giảm sức sống.
Câu 37:
Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn ở động vật có túi tiêu hoá so với động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là
Đáp án C
Những ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá:
- Trong ống tiêu hoá, dịch tiêu hoá không bị hoà loãng với nước và dễ tiêu hoá
- Nhờ thức ăn đi theo một chiều nên ông tiêu hoá hình thành các bộ phận chuyên hoá, thực hiện các chức năng khác nhau như tiêu hoá cơ học, tiêu hóa hoá học, hấp thụ thức ăn. Trong khi đó túi tiêu hoá thì không có sự chuyên hoá như vậy.
Câu 38:
Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ở động vật?
Đáp án D
Động vật cần nhiều năng lượng để thực hiện các chức năng sống của mình. Do đó cần nhiều oxi để thực hiện quá trình hô hấp cung cấp năng lượng cho các cơ quan hoạt động. Vậy nên động vật phải có cơ quan hô hấp có cấu tạo làm cho khả năng hô hấp diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.
Nội dung sai là: Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích cơ thể nhỏ. Vì khi tỉ lệ S/V nhỏ, cơ quan hô hấp sẽ không đảm bảo cung cấp được đủ ôxi cho hoạt động của cơ thể.
Câu 39:
Một phân tử ADN tự nhân đôi liên tiếp 5 lần, mỗi gen con phiên mã 2 lần sẽ tạo ra số phân tử ARN là
Đáp án B
Phân tử ADN tự nhân đôi liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra 25 = 32 phân tử ADN con
Gen phiên mã 2 lần tạo ra số phân tử ARN là: 2.32 = 64 phân tử
Câu 40:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể thế hệ xuất phát (P) có 10% cây hoa trắng. Sau một thế hệ thấy số cây hoa trắng trong quần thể chiếm tỉ lệ 9%. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
Theo đề bài, quần thể không không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa
→ Quần thể không chịu tác động của các nhân tố: Đột biến, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên → Quần thể sẽ chịu ảnh hưởng của giao phối ngẫu nhiên
→ Qua n thế hệ giao phối thì tần số alen của quần thể không thay đổi và chỉ qua 1 thế hệ ngẫu phối, từ quần thể không cân bằng sẽ trở về trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec.
Sau một thế hệ thấy số cây hoa trắng (aa) trong quần thể chiếm tỉ lệ 9%
→ tần số alen a trong quần thể là: 0,3, tần số alen A = 1 - 0,3 = 0,7.
Giả sử quần thể ban đầu có cấu trúc: xAA + yAa + 0,1aa = 1 mà a = 0,3
→ + 0,1 = 0,3
→ y = 0,4, x = 1 - 0,4 - 0,1 = 0,5.
Vậy quần thể ban đầu có cấu trúc: 0,5AA + 0,4Aa + 0,1aa.
Quần thể sau giao phối có cấu trúc: 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa = 1.
Ở thế hệ xuất phát cây có kiểu gen đồng hợp chiếm: AA + aa = 0,5 + 0,1 = 0,6 = 60%.
F3 cân bằng có cấu trúc: 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa = 1.
Trong số các cây hoa đỏ cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ:
= 53,8%.