Tổng hợp đề ôn tập thi THPTQG môn Sinh Học có đáp án (Đề số 13)
-
5538 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn với alen b quy định hoa trắng. hai cặp gen này nằm trên 2 nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Các cây có kiểu gen đồng hợp thu được ở F1 chiếm tỉ lệ .
(2) Chọn ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho tự thụ phấn. Xác suất thu được cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F2 là .
(3) Chọn ngẫu nhiên 2 cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho giao phấn với nhau. Xác suất thu được cây thân thấp hoa trắng ở thế hệ F2 là .
(4) Chọn ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa trắng và một cây thân thấp, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho giao phấn với nhau. Xác suất thu được cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F2 là .
Đáp án A
Cây P có kiểu gen là AaBb tự thụ phấn tạo ra F1.
Tỉ lệ đồng hợp là:
AABB + AAbb + aaBB + aabb = .
Nội dung 1 sai.
Các cây thân cao, hoa đỏ ở F1 là:
4AaBb : 2AABb : 2AaBB : 1AABB.
Xác suất lấy một cây thân cao, hoa đỏ ở F1 tự thụ phấn thu được F2 thân cao hoa đỏ là:
.
Nội dung 2 đúng.
Chọn ngẫu nhiên 2 cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho giao phấn với nhau. Xác suất thu được cây thân thấp hoa trắng ở thế hệ F2 là :
.
Nội dung 3 đúng.
Các cây thân cao, hoa trắng ở F1:
1AAbb : 2Aabb; thân thấp, hoa đỏ: 1aaBB : 2aaBb.
Chọn ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa trắng và một cây thân thấp, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho giao phấn với nhau. Xác suất thu được cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F2 là:
.
Nội dung 4 sai.
Vậy có 2 nội dung đúng.
Câu 2:
Quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh có kiểu gen XDXd không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen giữa alen A và alen a. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là:
Đáp án C
Vì hoán vị gen xảy ra giữa A và a nên trong giảm phân I ABaB và abAb là các NST kép đi về 2 cực tế bào.
Nếu ở giảm phân I ABaB cùng đi về 1 phía với XD thì abAb cùng đi về 1 phía với Xdtạo thành 4 loại giao tử là:
ABXD, AbXd, aBXD, abXd
Nếu ở giảm phân I ABaB cùng đi về 1 phía với Xd thì abAb cùng đi về 1 phía với XDtạo thành 4 loại giao tử là:
ABXd, AbXD, aBXd, abXD.
Câu 3:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, alen B quy định quả chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chín muộn. Các gen đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và sự biểu hiện kiểu hình không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Tiến hành cho hai cây giao phấn với nhau (P). Ở thế hệ F1 gồm 4 kiểu hình và các cây hoa đỏ, quả chín sớm chiếm tỉ lệ 45%. Biết không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, nếu không xét đến vai trò bố mẹ thì số phép lai tối đa phù hợp với kết quả trên là
Đáp án C
Các gen quy định màu hoa và sự chín sớm thuộc NST thường
P F1 gồm 4 kiều hình trong đó đỏ sớm = 45% → vậy 2 gen quy định 2 tt này thuộc cùng 1 NST liên kết với nhau ko hoàn toàn.
Các phép lai có thể thỏa mãn:
AB//ab × ab//ab; f = 0,1 (do GAB = 0,45 -> G hoán vị = 0,05 -> f = 0,1)
hoặc AB//ab × Ab//ab; f = 0,2.
hoặc AB//ab × aB//ab; f = 0,2.
Câu 4:
Ở các con ong mật, xét tính trạng hình dạng cánh, alen A qui định cánh nguyên trội hoàn toàn so với alen a qui định cánh xẻ. Xét tính trạng kích thước cánh, alen B qui định cánh rộng trội hoàn toàn so với alen b cánh hẹp. Hai cặp gen này cùng nằm trên một NST thường và liên kết hoàn toàn với nhau. Cho ong cái cánh nguyên, rộng giao phối với ong đực cánh xẻ, hẹp thu được 100% cánh nguyên, rộng. Nếu cho ong cái F1giao phối với ong đực cánh nguyên, rộng. Xét các kiểu gen sau:
(1) (2)
(3) (4)
(5) (6)
(7) (8)
Số kiểu gen có thể có ở đời F2 là:
Đáp án C
Theo bài ra ta có:
P:
Cho F1 giao phối với con đực cánh nguyên rộng A_B_ có thể có kiểu gen là: AB
Các gen liên kết hoàn toàn, vậy các kiểu gen có thể xuất hiện ở đời F2 là: AB/AB, AB/ab.
Vậy chỉ có (5) và (6) thỏa mãn.
Câu 5:
Một cơ thể của một loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt có kiểu gen Aa. Cơ thể này giảm phân hình thành giao tử, vào kì giữa giảm phân I tất cả các tế bào sinh dục đều có cùng một kiểu sắp xếp nhiễm sắc thể, các giao tử tạo ra đều tham gia thụ tinh bình thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, đời con có thể có những kiểu gen nào sau đây?
Đáp án B
Loài cơ thể tự thụ phấn nghiêm ngặt có kg Aa BD//bd.
để gp bình thường cơ thể có 1 cách sắp xếp các NST trên MPXD nên có thể tạo 2 loại G: A BD và a bd
để cơ thể trên tự thụ phấn ta có:
(A BD : a bd × (A BD : a bd)
Đời con có kg: AA BD//BD và aa bd//bd và Aa BD//bd hoặc AA bd//bd và Aa BD//bd và aa BD//BD.
Câu 6:
Theo Menden, nội dung của quy luật phân li là:
Đáp án A
Nội dung quy luật phân ly (bằng thuật ngữ di truyền học hiện đại): Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này và còn 50% giao tử chứa alen kia
Câu 7:
Cho các nhân tố sau :
(1) Chọn lọc tự nhiên.
(2) Giao phối ngẫu nhiên.
(3) Giao phối không ngẫu nhiên.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(5) Đột biến.
(6) Di gen.
Có bao nhiêu nhân tố nói trên có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể ?
Đáp án B
Các nhân tố nói trên có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể là: (1), (3), (4), (6).
Câu 8:
Sự linh hoạt trong các hoạt động chức năng của ADN được đảm bảo bởi
Đáp án D
Sự linh hoạt trong hoạt động chức năng của ADN được đảm bảo bởi tính yếu của các liên kết hidro. Các liên kết hidro yếu có thể dễ dàng tách 2 mạch ra để thực hiện các chức năng sinh học(nhân đôi, phiên mã)
Câu 9:
Một gen có 4800 liên kết hidro và có tỉ lệ , bị đột biến thành alen có 4801 liên kết hidro và có khối lượng 108 × 104 đvC. Số nucleotide mỗi loại của gen sau đột biến là
Đáp án D
Gen có A/G = 1/2 và 2A + 3G = 4800
→ A = 600; G = X = 1200
→ Số Nu của gen là: 2. (600 + 1200) = 3600
Gen bị đột biến có khối lượng 108 . 10^4
→ Số Nu của gen là:(108.10^4)/300 = 3600 Nu
→ Như vậy, đột biến không làm thay đổi số Nu của gen
→ Đột biến liên quan đến 1 cặp gen, mà số liên kết hidro tăng 1
→ Đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng G -X
Vậy sau đột biến: A = T = 600 - 1 = 599
G = X = 1200 + 1 = 1201
Câu 10:
Ở ngô, màu sắc hạt do một cặp gen Aa quy định và trội hoàn toàn. Chiều cao của cây chịu sự chi phối của hai cặp gen Bb và Dd, cho cây F1 tự thụ phấn, F2 có tỷ lệ kiểu hình:
6 cây cao – hạt đỏ
6 cây thấp – hạt đỏ
3 cây cao – hạt trắng
1 cây thấp – hạt trắng
Kiểu gen của cây F1 như thế nào?
Đáp án C
Màu sắc hạt do Aa quy định và trội hoàn toàn. Chiều ao do Bb và Dd quy định.
F1 tự thụ phấn
→ tỷ lệ hạt đỏ : hạt trắng = 3 :1
→ dị hợp Aa × Aa
Tỷ lệ cây cao/cây thấp = 9/7
→ BbDd × BbDd
→ tương tác bổ sung. F2 có 16 tổ hợp
→ F1 tạo 4 loại giao tử
→ loại A
F1 dị hợp 3 cặp gen tự thụ nhưng F2 chỉ có 16 tổ hợp
→ Liên kết gen.
Chiều cao cây chịu sự chi phối của cả 2 cặp gen Bb và Dd
→ Vai trò của B và D là ngang nhau.
Aa liên kết với Bb hoặc Aa liên kết với Dd
→ Đáp án: B, C loại
Câu 11:
Tính trạng lông vằn và không vằn ở một nòi gà do một cặp alen A, a quy định, F1 đồng loạt một kiểu hình, F2 có 19 gà trống lông vằn : 11 gà mái lông vằn : 9 gà mái lông không vằn. Cho các phát biểu sau:
(1) Tính trạng lông vằn trội so với lông không vằn.
(2) Bố mẹ có vai trò ngang nhau trong việc truyền tính trạng cho con.
(3) Cặp NST giới tính của gà mái là XX, gà trống là XY.
(4) Cho các cá thể F2 lai ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có tỷ lệ phân li kiểu hình: 13 lông vằn : 3 lông không vằn.
Số kết luận đúng là
Đáp án C
Ở gà, gà mái là XX và gà trống là XY. Nội dung 3 sai.
Tỉ lệ phân li kiểu hình là: Lông vằn : lông không vằn = 3 : 1
⇒ Lông vằn trội hoàn toàn so với lông không vằn. Nội dung 1 đúng.
Mặt khác, tỉ lệ kiểu hình phân li không đều ở 2 giới, lông không vằn toàn gà mái nên tính trạng do gen nằm trên X không có alen tương ứng trên Y quy định. Nội dung 2 sai.
Kiểu gen của gà F1 là: XAXa × XAY.
F2: (1XAXA : 1XAXa) × (1XAY : 1XaY).
Cho F2 lai ngẫu nhiên với nhau, tỉ lệ lông không vằn tạo ra là: .
Tỉ lệ phân li kiểu hình là: 13 lông vằn : 3 lông không vằn. Nội dung 4 đúng.
Vậy có 2 nội dung đúng.
Câu 12:
Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh
Đáp án A
Cơ quan tương đồng là cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc chung trong quá trình phát triển phôi. Do vậy Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng trong quá trình phát triển phôi.
Phản ánh tiến hóa đồng quy là ý nghĩa của cơ quan tương tự chứ không phải cơ quan tương đồng.
Sự tiến hóa theo hướng tiêu giảm về cấu tạo và chức năng chỉ xảy ra ở 1 số sinh vật đặc biệt, do chúng sống trong điều kiện đặc biệt. Cơ quan tương đồng không có ý nghĩa này.
Sự phát triển cá thể là sự rút gọn sự phát triển của loài là ý nghĩa của quy luật phát sinh sinh vật chứ không phải cơ quan tương đồng.
Câu 13:
Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 gồm 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST bé. Loài bông trồng ở Mĩ được hình thành bằng con đường:
Đáp án A
Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 gồm 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST bé. Loài bông trồng ở Mĩ được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
P: bông châu Âu (26 NST lớn) x bông hoang dại ở Mĩ (26 NST bé)
GP: 13 NST lớn
13 NST bé
F1: 26 NST (13 NST lớn + 13 NST bé) đa bội tạo thành 52 NST gồm 26 NST lớn và 26 NST nhỏ
Câu 14:
Để xác định tuổi của hoá thạch có tuổi khoảng 50 000 năm thì người ta sử dụng phương pháp phân tích nào sau đây?
Đáp án C
Để xác định tuổi của hoá thạch có tuổi khoảng 50 000 năm thì người ta sử dụng phương pháp phân tích Xác định đồng vị phóng xạ cácbon 14 có trong mẫu hoá thạch
→ chọn đáp án B.
Cacbon 14 có thời gian bán rã khoảng 5730 năm, vì vậy phân tích hàm lượng 14C trong hóa thạch người ta có thể xác định được tuổi của hóa thạch lên tới 75000 năm. Nếu phân tích urani 238 với thời gian bán rã khoảng 4,5 tỉ năm thì chúng ta có thể xác định được tuổi hóa thạch có độ tuổi hàng trăm triệu năm, thậm chí hàng tỉ năm.
Câu 15:
Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án D
Trong các phát biểu trên, phát biểu B sai vì phân bố theo nhóm rất thường gặp trong thiên nhiên khi môi trường không đồng nhất và các cá thể có khuynh hướng tụ tập lại với nhau thành nhóm hay thành những điểm tập trung. Đây là hình thức phân bố phổ biến trong tự nhiên.
Câu 16:
Loại diễn thế xảy ra trên môi trường không có quần xã hay có số sinh vật không đáng kể được gọi là:
Đáp án B
Loại diễn thế xảy ra trên môi trường không có quần xã hay có số sinh vật không đáng kể được gọi là diễn thế nguyên sinh.
Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
Những diễn thế còn lại đều khởi đầu từ môi trường đã có sinh vật sinh sống.
Biến đổi nguyên thủy không thuộc diễn thế.
Câu 17:
Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai DdEe x DdEe liên kết hoàn toàn sẽ cho kiểu gen mang 4 alen trội và 4 alen lặn ở đời con chiếm tỉ lệ
Đáp án C
Trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định 1 tính trạng trội hoàn toàn.
Phép lai: DdEe x DdEe tỷ lệ kiểu gen mang 4 alen trội và 4 alen lặn ở đời con.
Tách riêng từng phép lai: x và DdEe x DdEe.
Con có kiểu gen có 4 trội, 4 lặn
→ có các trường hợp sau:
+ 4 alen trội phép lai 1 và 4 alen lặn phép lai 2:
+ 4 alen lặn phép lai 1 và 4 alen lặn phép lai 2:
+ 2 alen trội phép lai 1 + 2 alen trội phép lai 2:
Tỷ lệ con mang 4 alen trội và 4 alen lặn là:
Câu 18:
Định luật Hacđi-Vanbec không có ý nghĩa là
Đáp án C
Định luật Hacdi - Vanbec phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể.
Quần thể ngẫu phối cân bằng di truyền sẽ tuân theo công thức: p2 + 2pq + q2 = 1.
Định luật Hacdi Vanbec giúp giải thích vì sao trong thiên nhiên có những quần thể ổn định qua thời gian dài.
Từ công thức p2 + 2pq + q2 = 1. có thể từ tỷ lệ kiểu hình suy ra tỷ lệ kiểu gen và tần số các alen của quần thể.
Câu 20:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?
(1) Mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa nhưng không thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt.
(2) Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và cùng chung sống trong một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài.
(3) Ở mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ, vật kí sinh thường phụ thuộc nguồn dinh dưỡng từ vật chủ.
(4) Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa.
Đáp án A
Các phát biểu đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã là: (2), (3), (4).
(1) sai vì mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi thúc đẩy sự tiến hóa của cả vật ăn thịt và con mồi.
Câu 21:
Trong các phát biểu sau:
1. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hơn
2. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa
3. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào
4. Điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh
5. Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao
Có bao nhiêu phát biển đúng về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?
Đáp án D
Nhận định 1, 2, 4, 5 đúng.
Câu 22:
Thành phần chủ yếu của dịch mạch rây là
Đáp án C
Thành phần của dịch mạch rây: Chủ yếu là đường saccarozơ (chiếm 95%) và các chất khác như: các axít amin, hoocmon thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali.
Câu 23:
Quá trình hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí (lên men) đều tạo năng lượng nhưng:
Đáp án A
Quá trình hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí (lên men) đều tạo năng lượng nhưng khác nhau ở sản phẩm cuối cùng và giá trị năng lượng thu được.
Hô hấp hiếu khí là quá trình ôxi hóa các phân tử hữu cơ, mà chất nhận electron cuối cùng là ôxi phân tử ở vi sinh vật nhân thực, chuỗi chuyền êlectron ở màng trong ti thể, còn ở vi sinh vật nhân sơ diễn ra ngay trên màng sinh chất.
Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải đường là CO2 và H2O. Ở vi khuẩn, khi phân giải một phân tử glucôzơ tế bào tích lũy được 38 ATP, tức là chiếm 40% năng lượng của phân tử glucôzơ. Có một số vi sinh vật hiếu khí, khi môi trường thiếu một số nguyên tố vi lượng làm rối loạn trao đổi chất ờ giai đoạn kế tiếp với chu trình Crep. Như vậy, loại vi sinh vật này thực hiện hô hấp không hoàn toàn.
Hô hấp kị khí là quá trình phân giải cacbohiđrat để thu năng lượng cho tế bào, chất nhận êlectron cuối cùng của chuỗi chuyền electron là một phân tử vô cơ không phải là ôxi phân tử. Ví dụ chất nhận electron cuối cùng là NO3- trong hô hấp nitrat, là SO42- trong hô hấp sunphat.
Câu 24:
Một cơ thể mang cặp NST giới tính XY, trong quá trình giảm phân hình thành tinh trùng khi nghiên cứu trên cặp NST giới tính người ta đã phát hiện thấy một số ít tế bào rối loạn phân li NST ở lần giảm phân I, nhóm tế bào khác rối loạn phân li NST ở lần giảm phân II. Cơ thể trên có thể cho ra những loại tinh trùng nào cho dưới đây?
Đáp án C
Rối loạn phân ly ở GPI thì sẽ tạo ra các loại G là XY và O.
Rối loạn phân ly ở GPII thì sẽ tạo ra các lọai G là XX YY và O
Còn các tế bào bình thường khác sẽ tạo ra 2 loại G là X và Y.
Câu 25:
Một loài động vật có 5 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd, Ee, Hh. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể một?
I. ABbDdEeHh.
II. AaaBbDdEeHh.
III. AaBbDEeHh.
IV. AaBbDdEeHh.
V. AaBbDdEeHhh.
VI. AaBbDdEeh.
Đáp án B
I. ABbDdEeHh → thể một (2n – 1)
II. AaaBbDdEeHh → thể ba (2n +1)
III. AaBbDEeHh → thể một (2n – 1)
IV. AaBbDdEeHh → Bình thường, lưỡng bội (2n)
V. AaBbDdEeHhh → thể ba (2n + 1)
VI. AaBbDdEeh → thể một (2n – 1).
→ I, III, VI là thể một.
Câu 26:
Điều nào không đúng với cấu trúc của gen?
Đáp án A
Trong các kết luận trên, vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát quá trình phiên mã chứ không phải mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát quá trình dịch mã.
Câu 27:
Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, xét các kết luận sau:
(1) vùng có khí hậu nhiệt đới, tất cả các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và số lượng tầng giống nhau
(2) Sự phân tầng làm giảm sự cạnh tranh và tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường
(3) Ở tất cả các khu hệ sinh học, các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và sự phân tầng tương tự nhau
(4) Sự phân tầng gắn liền với sự thu hẹp ổ sinh thái của các loài trong quần xã
Có bao nhiêu kết luận đúng
Đáp án C
Xét các phát biểu của đề bài:
(1) sai vì trong vùng nhiệt đới có nhiều khu sinh học khác nhau: Rừng mưa nhiệt đới, savan, hoang mạc, sa mạc. Các khu sinh học này có cấu trúc phân tầng và số lượng tầng khác nhau.
(2) đúng. Phân tầng làm phân li ổ sinh thái, giảm nhẹ sự cạnh tranh và tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.
(3) sai vì các khu sinh học khác nhau có cấu trúc phân tầng và sự phân tầng khác nhau.
(4) đúng. Khi đi từ vùng cực đến vùng xích đạo thì độ đa dạng tăng lên, sự phân tầng ngày càng sâu sắc, ổ sinh thái ngày càng thu hẹp lại.
Vậy có 2 nội dung đúng là: 2, 4.
Câu 28:
Hiện nay người ta thường sử dụng biện pháp nào để bảo quản nông sản, thực phẩm?
I. Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao, gây ức chế hô hấp.
II. Bảo quản bằng cách ngâm đối tượng vào dung dịch hóa chất thích hợp.
III. Bảo quản khô.
IV. Bảo quản lạnh.
V. Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 cao.
Số phương án đúng là
Đáp án A
- Hô hấp tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản, do đó làm giảm số lượng và chất lượng trong quá trình bảo quản.
- Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.
- Hô hấp làm tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.
Các biện pháp bảo quản
Để giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu (không giảm đến 0 vì đối tượng bảo quản sẽ chết) người ta thường sử dụng ba biện pháp bảo quản sau đây:
III. Bảo quản khô
Biện pháp bảo quản này thường sử dụng để bảo quản các loại hạt trong các kho lớn. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13 – 16% tuỳ theo từng loại hạt.
IV. Bảo quản lạnh
Phần lớn các loại thực phẩm, rau quả được bảo quản bằng phương pháp này. Chúng được giữ trong các kho lạnh, tủ lạnh ở các ngăn có nhiệt độ khác nhau. Ví dụ: khoai tây ở , cải bắp ở , cam chanh ở , các loại rau khác là
I. Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao
Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả bảo quản cao. Biện pháp này thường sử dụng các kho kín có nồng độ cao hoặc đơn giản hơn là các túi pôliêtilen. Tuy nhiên, việc xác định nồng độ thích hợp (không thấp quá vì không tác dụng, không quá cao vì ức chế hoàn toàn hô hấp) là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản.
II - Sai. Vì phương pháp này gây độc cho nông sản.
V sai vì khi nồng độ O2 tăng thì hô hấp tăng.
Câu 29:
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung không đúng trong số những phát biểu dưới đây:
I. Ở chim ăn hạt và gia cầm, sự biến đổi cơ học của thức ăn không có ý nghĩa gì về tiêu hóa.
II. Tại dạ dày của chim ăn hạt và gia cầm vẫn xảy ra sự biến đổi hóa học thức ăn.
III. Quá trình tiêu hóa xảy ra ở dạ dày (mề) quan trọng hơn so với ruột non.
IV. Dạ dày cơ biến đổi cơ học, còn dạ dày tuyến có vai trò biến đổi hóa học về thức ăn của chim ăn hạt và gia cầm.
Đáp án D
I – Sai. Vì ở chim ăn hạt và gia cầm, sự biến đổi cơ học có tầm quan trọng, nhưng quan trọng hơn là tiêu hóa hóa học ở ruột non. Khi ăn chúng nuốt ngay thức ăn, đưa đầy diều và tiêu hóa dần. Diều không có dịch tiêu hóa, chỉ có dịch nhày làm trơn và mềm thức ăn, giúp sự tiêu hóa dễ dàng hơn tại ruột non.
II - Đúng. Vì dạ dày cơ biến đổi cơ học, còn dạ dày tuyến có vai trò biến đổi hóa học về thức ăn của chim ăn hạt và gia cầm.
III - Sai. Vì ở ruột chứa nhiều enzim tiêu hóa đầy đủ các chất lipit, protein, gluxit...
→ Quá trình tiêu hóa ở ruột non quan trọng hơn ở dạ dày (mề)
IV - Đúng.
Câu 30:
Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
Đáp án C
Dòng năng lượng trong hệ sinh thái:
Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
→ Sai, SV truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào môi trường SV là SV sản xuất.
Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường→ Sai, NL được truyền từ SV sản xuất tới SV tiêu thụ rồi tới SV phân giải và trở lại MT.
Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn
→ đúng, đây là phát biểu của hiệu suất sinh thái.
Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại
→ NL không được truyền đầy đủ lên các bậc dinh dưỡng trên nên không trở thành chu trình.
Câu 31:
Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.
Biết rằng không xảy ra đột biến. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng III. 15 và III. 16 sinh con không mang gen gây bệnh là:
Đáp án C
Dựa vào sơ đồ phả hệ ta thấy bệnh biểu hiện ở cả giới nam và nữ.
Bố mẹ bình thường, con bị bệnh
→ Bệnh do gen lặn quy định nằm trên NST thường.
Quy ước: A: bình thường; a: bị bệnh.
II.9 và II.10 có kiểu gen Aa
→ III. 15 bình thường có kiểu gen 1/3AA, 2/3Aa
→ 2/3A, 1/3a.
I.5 và I.6 có kiểu gen Aa.
→ II.2 bình thường có kiểu gen 1/3AA, 2/3Aa
→ 2/3A, 1/3a.
II.11 có kiểu gen Aa
→ A= 1/2; a = 1/2
→ con có kiểu gen: 2/6 AA; 3/6Aa ; 1/6 aa.
Vì III.16 bình thường có kiểu gen: 2/5 AA; 3/5 Aa
→ 7/10 A; 3/10a.
III. 15 x III.16 sinh con không mang gen gây bệnh là:
AA = 2/3. 7/10 = 7/15.
Câu 32:
Cho các phát biểu sau về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể:
(1) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
(2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
(3) Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
(4) Cạnh tranh cùng loài không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
(5) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu, còn non có thể bị đào thải khỏi quần thể.
Những phát biểu nào trên đây là đúng?
Đáp án D
Nội dung 1 sai. Cạnh tranh làm giảm kích thước của quần thể.
Nội dung 2 đúng. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì các cá thể trong quần thể sẽ cạnh tranh với nhau để dành nguồn sống.
Nội dung 3 đúng.
Nội dung 4 sai. Cạnh tranh cùng loài thường xuyên xảy ra, nó giúp cho số lượng và phân bố các cá thể trong quần thể giữ ở mức hợp lí, phù hợp với khả năng cung cấp của môi trường.
Nội dung 5 đúng. Trong quan hệ cạnh tranh, cá thể yếu sẽ bị đào thải.
Có 3 nội dung đúng.
Câu 33:
Quan sát hình ảnh sau đây:
Có bao nhiêu nhận xét về hình ảnh trên là đúng?
(1) Cấu trúc (1) có chứa 8 phân tử histon và được gọi là nuclêôxôm.
(2) Chuỗi các cấu trúc (1) nối tiếp với nhau được gọi là sợi nhiễm sắc với đường kính 11 nm.
(3) Cấu trúc (2) được gọi là sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn) với đường kính 300 nm
(4) Cấu trúc (3) là mức cuộn xoắn cao nhất của nhiễm sắc thể và có đường kinh 700 nm.
(5) Cấu trúc (4) chỉ xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kỳ giữa của quá trình nguyên phân.
(6) Khi ở dạng cấu trúc 4, mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tử ADN mạch thẳng kép.
Đáp án D
(1). Đúng. Cấu trúc (1) là phân tử ADN mạch kép chiều ngang 2nm, quấn 1 vòng (chứa 146 cặp nuclêôtit) quanh khối prôtêin (8phân tử histon) tạo nên nuclêôxôm.
(2) Sai. Các nuclêôxom nối với nhau bằng 1 đoạn ADN và 1 phân tử prôtêin histôn tạo nên sợi cơ bản có chiều ngang 11nm.
(3) Sai. Cấu trúc (2) là sợi nhiễm sắc với đường kính 30 nm.
(4) Sai. Cấu trúc (3) là sợi siêu xoắn chưa phải mức cuộn xoắn cao nhất của NST. Nó có đường kính là 300nm.
(5) Sai. Cấu trúc (4) có thể xuất hiện ở trong các quá trình khác.
(6) Sai. Mỗi nhiễm sắc thể nếu nhân đôi chứa 2 crômatit, mỗi crômatit có một sợi phân tử ADN.
Câu 34:
Ở một loài động vật, gen A nằm trên NST thường quy định chân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định chân thấp. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 300 con đực mang kiểu gen AA, 100 con cái mang kiểu gen Aa, 150 con cái mang kiểu gen aa. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể chân cao, xác suất thu được 1 cá thể thuần chủng là:
Đáp án D
Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối
Giới đực: 300AA
→ alen A = 1.
Giới cái: 100Aa, 150 aa → 2/5Aa, 3/5aa.
→ alen A = 1/5; a = 4/5.
Tần số alen của cả quần thể:
.
Ngẫu phối khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền:
→ CTQT: 0,36AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể chân cao gồm:
Xác suất được 1 cá thể thuần chủng là:
Câu 35:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn với alen d quy định quả vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Tính theo lí thuyết, phép lai P: trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số 20%, giữa các alen E và e có tần số 40%, cho F1 có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả vàng, tròn chiếm tỉ lệ
Đáp án B
Đây là dạng bài tập hoán vị gen mà được giải bằng phương pháp tính nhanh.
Vì kiểu gen 2 bên giống nhau và tần số hoán vị hai bên như nhau nên ta áp dụng công thức:
Với x2 là tỷ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn.
Kiểu hình mang 2 tính trạng trội tạo ra: 50% + x2, kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn (trội – lặn hoặc lặn – trội) = 50% - 2x2.
Ta thấy phép lai P: là sự tổ hợp của hai phép lai nhỏ:
F1_1: thân cao, hoa tím
F1_1: Quả vàng, tròn
Vậy F1 có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả vàng, tròn = thân cao, hoa tím x quả vàng, tròn
= 51% x 16% = 8,16%
Câu 37:
Ống tiêu hóa của động vật ăn thực vật dài hơn của động vật ăn thịt vì thức ăn của chúng
Đáp án B
Thực vật là loại thức ăn khó tiêu, cứng, ít chất dinh dưỡng. Vì vậy, ruột dài để tiêu hóa hiệu quả, hấp thu triệt để chất dinh dưỡng. Ngoài ra, ở động vật ăn cỏ dạ dày đơn (thỏ) có manh tràng rất dài có vai trò quan trọng trong việc trợ giúp tiêu hóa.
Còn thịt là loại thức ăn dễ tiêu, mềm, giàu chất dinh dưỡng → không cần ruột dài.
Câu 38:
Tế bào ban đầu có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là AaBbDd tham gia nguyên phân. Giả sử một NST của cặp Aa và một NST của cặp Bb không phân ly trong nguyên phân. Có thể gặp các tế bào con có thành phần nhiễm sắc thể là:
Đáp án B
TB AaBbDd tham gia nguyên phân
Aa không phân ly trong ngp tạo tế bào AAa,a, Aaa, A (1 cặp nhân đôi nhưng không được phân chia)
Bb không phân ly trong ngp tạo tế bào BBb, b, Bbb, B
Các tế bào con có thể sinh ra:AAaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và aBBbDd.
Câu 39:
Cho các phương pháp sau:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ đối với cây giao phấn.
(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(3) Lai giữa các dòng thuần khác nhau tạo ra F1.
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
(5) Lai xa và đa bội hóa.
Số phương pháp dùng để tạo ra thể song nhị bội là:
Đáp án D
Thể song nhị bội là cơ thể mang hai bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau dạng: 2A + 2B.
Phương pháp để tạo thể song nhị bội đó là đem dung hợp tế bào trần hoặc lai xa và đa bội hóa.
Câu 40:
Vai trò chủ yếu của photpho đối với cây:
Đáp án D
Vai trò chủ yếu của photpho đối với cây: Thành phần của axitnucleic, ATP, photpholipit.
Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng là những vai trò của Kali