Thứ bảy, 18/05/2024
IMG-LOGO

Chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh học cực hay có lời giải chi tiết (Chuyên đề 2)

  • 8383 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Thành phần nào dưới đây KHÔNG có trong cấu trúc của một gen điển hình ở tế bào nhân sơ?

Xem đáp án

Đáp án C

Thành phần KHÔNG có trong cấu trúc của một gen điển hình ở tế bào nhân sơ là gen khởi động 


Câu 2:

Loại đột biến nào sau đây được coi là đột biến dịch khung?

Xem đáp án

Đáp án C

Loại đột biến được coi là đột biến dịch khung là đột biến mất 1 cặp AT ở vùng mã hóa.


Câu 3:

Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST trong tế bào nhân thực, cấu trúc có đường kính là 2nm

Xem đáp án

Đáp án A

Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST trong tế bào nhân thực, cấu trúc có đường kính là 2nm sợi ADN.


Câu 5:

Các nhà khoa học cho rằng dạng vật chất di truyền đầu tiên sử dụng trong quá trình tiến hóa không phải là ADN mà là ARN. Dẫn liệu gần nhất để xác thực luận điểm trên:

Xem đáp án

Đáp án B

Các nhà khoa học cho rằng dạng vật chất di truyền đầu tiên sử dụng trong quá trình tiến hóa không phải là ADN mà là ARN. Dẫn liệu gần nhất để xác thực luận điểm trên là: Trong quá trình tổng hợp protein có sự tham gia trực tiếp của các dạng ARN mà không có sự tham gia của ADN.


Câu 6:

Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm của tiến hóa nhỏ:

Xem đáp án

Đáp án D

Đặc điểm KHÔNG phải là đặc điểm của tiến hóa nhỏ là hình thành các bậc phân loại trên loài (đây là đặc điểm của tiến hóa lớn).


Câu 7:

Kỷ Silua thuộc đại Cổ sinh bắt đầu cách đây khoảng 444 triệu năm với đặc điểm quá trình hình thành các lục địa, mực nước biển dâng cao và khí hậu nóng ẩm, trong đó đặc điểm các sinh vật điển hình bao gồm:

Xem đáp án

Đáp án C

Kỷ Silua thuộc đại Cổ sinh bắt đầu cách đây khoảng 444 triệu năm với đặc điểm quá trình hình thành các lục địa, mực nước biển dâng cao và khí hậu nóng ẩm, trong đó đặc điểm các sinh vật điển hình bao gồm: Sự kiện quan trọng nhất là cây có mạch xuất hiện và sự di cư của động vật lên cạn. 


Câu 9:

Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án B

Tập hợp sinh vật sau đây là quần thể sinh vật là tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây. 


Câu 10:

Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vực rừng ngập mặn cần giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam. Đây là biểu hiện của hiện tượng:

Xem đáp án

Đáp án B

Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vực rừng ngập mặn cần giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam. Đây là biểu hiện của hiện tượng là diễn thế thứ sinh (vẫn còn sinh vật ở quần xã trước đó)


Câu 11:

Trong số các đối tượng sống sau đây, đối tượng nào không hô hấp nhờ mang?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong số các đối tượng sống sau đây, đối tượng không hô hấp nhờ mang là giun đất.


Câu 12:

Ở một loài thực vật, alen A chi phối hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a chi phối hoa trắng; alen B chi phối thân cao trội hoàn toàn so với alen b chi phối thân lùn. Về mặt lí thuyết, để một cơ thể tự thụ phấn cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 9:3:3:1 thì điều kiện nào sau đây phải được đáp ứng?

Xem đáp án

Đáp án C

A hoa đỏ >> a hoa trắng; B thân cao >> b thân lùn.

Về mặt lí thuyết, để một cơ thể tự thụ phấn cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 9:3:3:1 thì cần điều kiện:

C. Hai cặp gen chi phối 2 cặp tính trạng nằm trên 2 cặp NST khác nhau, cơ thể đem lai dị hợp 2 cặp gen.


Câu 13:

Ở người, nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất?

Xem đáp án

Đáp án A

Ở người, nguyên nhân dẫn tới hiện tượng vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất: Tổng thiết diện của các mao mạch trong cơ thể là lớn nhất nên tốc độ máu chậm nhất.


Câu 14:

Về mặt lí thuyết, tất cả các cơ thể dưới đây khi giảm phân không có trao đổi chéo đều tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau, ngoại trừ một trường hợp, đó là:

Xem đáp án

Đáp án D

Về mặt lí thuyết, tất cả các cơ thể dưới đây khi giảm phân không có trao đổi chéo đều tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau, ngoại trừ một trường hợp, đó là: AB/AB


Câu 15:

Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 5 và một nhiễm sắc thể của cặp số 9 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là:

Xem đáp án

Đáp án B

Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 5 và một nhiễm sắc thể của cặp số 9 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là: 2n + 1 + 1 và 2n – 1 – 1 hoặc 2n + 1 – 1 và 2n – 1 + 1. 


Câu 16:

Ở một cơ thể thực vật có kiểu gen AaBDbd, người ta tiến hành khảo sát quá trình giảm phân hình thành giao tử của 2000 tế bào sinh tinh trùng và nhận thấy có 36% số tế bào có hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo dẫn đến sự hoán vị giữa B và b. Tần số hoán vị và tỷ lệ giao tử nào dưới đây là phù hợp với các mô tả này?

Xem đáp án

Đáp án C

Ở một cơ thể thực vật có kiểu gen Aa AaBDbd, người ta tiến hành khảo sát quá trình giảm phân hình thành giao tử của 2000 tế bào sinh tinh trùng và nhận thấy có 36% số tế bào có hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo dẫn đến sự hoán vị giữa B và b. Tần số hoán vị và tỷ lệ giao tử nào dưới đây là phù hợp với các mô tả này? 

A. 36% và giao tử A BD chiếm 16% à sai, f=18% và A BD = 20,5%

B. 18% và giao tử a bD chiếm 16% à sai, f=18% và a bD = 4,5%

C. 18% và giao tử A bd chiếm 20,5% à đúng, f = 18% và A bd = 20,5%

D. 18% và có 3280 giao tử a bd à sai, f = 18% và tỉ lệ a bd = 20,5% tương đương 2000*4*20,5% = 1640 giao tử.


Câu 17:

Phương pháp tạo giống mới bằng kỹ thuật gây đột biến thực nghiệm thường được áp dụng trên đối tượng vi sinh vật hoặc cây trồng mà ít áp dụng trên đối tượng động vật vì:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp tạo giống mới bằng kỹ thuật gây đột biến thực nghiệm thường được áp dụng trên đối tượng vi sinh vật hoặc cây trồng mà ít áp dụng trên đối tượng động vật vì động vật có hệ thần kinh phát triển và cơ chế xác định giới tính bằng cặp nhiễm sắc thể giới tính, tác nhân gây đột biến thường ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của động vật nên ít được áp dụng. 


Câu 18:

Ở người và các động vật, ung thư xuất hiện do sự mất kiểm soát điều khiển chu kỳ tế bào, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ung thư như các nguyên nhân bên trong và nguyên nhân môi trường, đích cuối cùng chúng ảnh hưởng đến hệ gen của cá thể. Xét trên phương diện tiến hóa, khẳng định nào dưới đây về ung thư là chính xác ?

Xem đáp án

Đáp án B

Ở người và các động vật, ung thư xuất hiện do sự mất kiểm soát điều khiển chu kỳ tế bào, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ung thư như các nguyên nhân bên trong và nguyên nhân môi trường, đích cuối cùng chúng ảnh hưởng đến hệ gen của cá thể. Xét trên phương diện tiến hóa, các gen ung thư luôn biến đổi tần số alen của mình sau mỗi thế hệ người. 


Câu 19:

Quá trình hình thành loài thường trải qua nhiều giai đoạn trung trung gian, mỗi giai đoạn sự cách ly giữa các quần thể ngày càng được xác lập bền vững hơn cho đến khi có sự cách ly hoàn toàn về sinh sản. Trong số các hiện tượng chỉ ra dưới đây:

(1) Con lai giữa lừa và ngựa không có khả năng sinh sản.

(2) Chim sẽ cái không hứng thú với tiếng hót họa mi trống.

(3) Cấu tạo cơ quan sinh dục của chuột và voi khác nhau, không giao phối được.

(4) Nòi chim sẻ châu Á giao phối với chim sẻ châu Âu nhưng phôi tạo ra không phát triển được.

(5) Phượng ra hoa vào mùa hè, hoa sữa ra hoa vào mùa thu, chúng không thể giao phấn.

Các ví dụ về hiện tượng cách ly trước hợp tử bao gồm:

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Con lai giữa lừa và ngựa không có khả năng sinh sản à sai, đây là cách li sau hợp tử.

(2) Chim sẽ cái không hứng thú với tiếng hót họa mi trống à đúng

(3) Cấu tạo cơ quan sinh dục của chuột và voi khác nhau, không giao phối được. à đúng

(4) Nòi chim sẻ châu Á giao phối với chim sẻ châu Âu nhưng phôi tạo ra không phát triển được. à sai, đây là cách li sau hợp tử.

(5) Phượng ra hoa vào mùa hè, hoa sữa ra hoa vào mùa thu, chúng không thể giao phấn. à đúng


Câu 20:

Cho các đặc điểm dưới đây của một số loài thực vật:

(1) Rễ dài                    (2) Lá tiêu giảm, lá biến thành gai         (3) Tầng cutin dày

(4). Lá mọng nước      (5) Lá mỏng, bản rộng                             (6)Lá màu xanh đậm, ít lớp tế bào

Trong số các đặc điểm trên, số đặc điểm xuất hiện ở các thực vật sống ở vùng xa mạc khô, nóng bao gồm:

Xem đáp án

Đáp án D

Trong số các đặc điểm trên, số đặc điểm xuất hiện ở các thực vật sống ở vùng xa mạc khô, nóng bao là rễ dài (để lấy nước); lá tiêu biến, lá biến thành gai (giảm thoát hơi nước); tầng cutin dày (giảm thoát hơi nước qua tầng cutin); lá mọng nước (để dự trữ nước).


Câu 21:

Sử dụng các số liệu và các phân tích về số lượng, sinh khối và năng lượng tiêu thụ của một chuỗi thức ăn điển hình của một quần xã sinh vật có thể xây dựng được tháp sinh thái. Điều khẳng định nào dưới đây về tháp sinh thái là chính xác?

Xem đáp án

Đáp án D

A. Tháp số lượng luôn có dạng chuẩn, đáy rộng và đỉnh nhỏ. à sai, tháp số lượng với chuỗi có mối quan hệ kí sinh-vật chủ có dạng đáy hẹp, đỉnh rộng.

B. Từ tháp số lượng có thể tính toán được hiệu suất sinh thái của mỗi bậc dinh dưỡng. à sai, không thể tính hiệu suất sinh thái từ tháp số lượng.

C. Trong tháp năng lượng, các loài ở trên luôn cung cấp đầy đủ năng lượng cho các loài ở dưới. à sai, các loài dưới cung cấp năng lượng cho loài ở trên.

D. Tháp sinh thái xây dựng đối với quần xã sinh vật nổi trong nước, sinh khối của vi khuẩn, tảo thấp, sinh khối vật tiêu thụ cao, tháp sinh khối bị biến dạng. à đúng.


Câu 22:

Đối với quá trình nhân đôi của phân tử ADN, nguyên tắc bổ sung đóng vai trò quan trọng vì nó giúp:

Xem đáp án

Đáp án B

Đối với quá trình nhân đôi của phân tử ADN, nguyên tắc bổ sung đóng vai trò quan trọng vì nó giúp: Đảm bảo cho sự sao chép chính xác thông tin di truyền từ phân tử ADN mẹ sang phân tử ADN con, giúp cho phân tử ADN duy trì tính chất đặc trưng và ổn định của phân tử ADN từ thế hệ này sang thế hệ khác.


Câu 23:

Nghiên cứu tốc độ gia tăng dân số ở một quần thể người với quy mô 1 triệu dân vào năm 2016. Biết rằng tốc độ sinh trung bình hàng năm là 3%, tỷ lệ tử là 1%, tốc độ xuất cư là 2% và tốc độ nhập cư là 1% so với dân số của thành phố. Dân số của thành phố sẽ đạt gia trị bao nhiêu vào năm 2026?

Xem đáp án

Đáp án A

Tỉ lệ gia tăng trung bình hàng năm của thành phố là:

3% - 1% - 2% + 1% = 1% = 0,01.

Vào năm 2026 – tức là sau 10 năm, dân số thành phố sẽ đạt:

1000000 x (1+0,01)x10 = 1104622 người


Câu 24:

Một đoạn phân tử ADN nhân thực chứa 5 đơn vị tự sao, trên mỗi đơn vị tự sao đó xuất hiện 10 đoạn okazaki trong quá trình tái bản. Về mặt lí thuyết, số đoạn mồi xuất hiện trong quá trình tái bản của toàn bộ phân tử ADN trong 3 lần liên tiếp là:

Xem đáp án

Đáp án A

Một đoạn phân tử ADN nhân thực chứa 5 đơn vị tự sao, trên mỗi đơn vị tự sao đó xuất hiện 10 đoạn okazaki trong quá trình tái bản. Về mặt lí thuyết, số đoạn mồi xuất hiện trong quá trình tái bản của toàn bộ phân tử ADN trong 3 lần liên tiếp là:

(10+2)x5x23 = 480


Câu 25:

Tại sao thực vật cần phải thực hiện pha sáng để hoàn thành quá trình quang hợp của mình?

Xem đáp án

Đáp án B

Thực vật cần phải thực hiện pha sáng để hoàn thành quá trình quang hợp của mình do pha sáng tích lũy quang năng thành hóa năng dưới dạng ATP và lực khử, cung cấp cho hoạt động của pha tối. 


Câu 26:

Ở một loài thực vật, alen A chi phối hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a chi phối hoa trắng, kiểu gen dị hợp tử cho kiểu hình hoa hồng. Theo lí thuyết, trong số các phát biểu dưới đây về các phép lai liên quan đến tình trạng màu hoa, phát biểu nào sai? Tất cả các phép lai đều tạo ra đời con có tỉ lệ kiểu gen giống với tỉ lệ kiểu hình.

Xem đáp án

Đáp án C

AA hoa đỏ; aa hoa trắng, Aa hoa hồng


Câu 27:

Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là

Xem đáp án

Đáp án A

2A + 3G = 1169

à A = T = 181; G = X = 269

Cặp gen Aa tự nhân đôi 2 lần, ở lần thứ 2, môi trường cung cấp 1083 A và 1617 G.

Ở alen a gọi số nu A là x, số nu G là y (x, y là số nguyên dương)

=> (181+x)*(22-1) = 1083

(269+y)*(22-1) = 1617

à x= 180; y= 270

à Đây là đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X


Câu 28:

Ở một loài thực vật, xét một gen A dài 408nm và có T = 2G. Gen A bị đột biến thành alen a có 2799 liên kết hydro. Và đột biến không làm thay đổi chiều dài của alen. Phép lai giữa 2 cơ thể đều dị hợp với nhau đời sau tạo ra các hợp tử, trong số các hợp tử tạo ra có 1 hợp tử chứa 2401T. Hợp tử trên có kiểu gen là:

Xem đáp án

Đáp án C

 T = 2G

à A = T = 800; G = X = 400

Gen a có 2799 liên kết hydro và chiều dài không đổi, ta có:

2A+2G = 2400

2A+3G = 2799

à A = T = 801; G = X = 399

Hợp tử có 2401 T (gọi số lượng gen A có trong hợp tử là x, số lượng gen  có trong hợp tử là y; x và y là số nguyên dương) à 800x+801y = 2401

Thử nghiệm với x, y à x=2, y= 1.

=> Kiểu gen của hợp tử là AAa


Câu 29:

Ở một loài động vật, màu sắc lông do 2 locus nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau chi phối. Kiểu hình của cá thể được chi phối theo mô hình: khi có đồng thời cả hai loại alen trội A                  B thì cho lông đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho                              lông hồng, còn khi không                         alen trội nào thì cho lông trắng. Cho cá thể lông hồng thuần chủng giao phấn với cá thể lông đỏ (P), thu được F gồm có tỷ lệ lông đỏ: lông hồng =1:1. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên?

(1) AAbb × AaBb                 (3) AAbb × AaBB         (5) aaBb × AaBB

(2) aaBB × AaBb          (4) AAbb × AABb        (6) Aabb ×AABb

Đáp án đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

(1) AAbb × AaBb à F1: 1 A_B_: 1 A_bb (1 đỏ: 1 hồng)

(2) aaBB × AaBb à F1: 1 A_B_: 1 aaB_ (1 đỏ: 1 hồng)

(3) AAbb × AaBB à F1: 100% A_B_ (100% đỏ)

(4) AAbb × AABb à F1: 1 A_B_: 1 A_bb (1 đỏ: 1 hồng)

(5) aaBb × AaBB à F1: 1 A_B_: 1 aaB_ (1đỏ: 1 hồng)

(6) Aabb ×AABb à F1: 1 A_B_: 1 A_bb (1 đỏ: 1 hồng)

Đáp án đúng là:  B


Câu 33:

Cây lanh Linum usitatissimum là giống cây lấy sợi phổ biến ở các nước châu Á, locus chi phối màu sắc hoa có 2 alen trong đó A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Hai locus khác mỗi locus 2 alen là B/b và D/d cùng chi phối chiều cao cây. Tiến hành phép lai phân tích cây dị hợp 3 locus có kiểu hình thân cao, hoa đỏ được đời con 71 cây thân cao, hoa đỏ: 179 thân cao, hoa trắng: 321 thân thấp, hoa trắng: 428 thân thấp, hoa đỏ. Kiểu gen của cây đem lai phân tích là:

Xem đáp án

Đáp án C

P: Cao, đỏ dị hợp 3 cặp gen lai phân tích

F1: 7% cao, đỏ : 18% cao, trắng : 32% thấp, trắng : 43% thấp, đỏ

Đỏ : trắng = 1: 1 → P: Aa

Cao : thấp = 1: 3 →P: BbDd

Tính trạng chiều cao cây do 2 cặp gen tương tác bổ sung cùng qui định theo cơ chế 9:7: B-D- = cao, B-dd = bbD- = bbdd = thấp.

Giả sử 3 gen phân li độc lập.

→F1 (1:1) x (1:3) ≠ đề bài

→ 2 trong 3 nằm trên 1 NST

Mà gen B và D vai trò tương đương

Giả sử cặp gen Aa và Bb nằm trên 1 NST

Có cao đỏ A-B-D- = 7%

Mà Dd x dd → D- =0,5

→ A-B- = 0,14 → P cho giao tử AB = 0,14 (phép lai phân tích)

→ P có kiểu gen là Ab//aB Dd và tần số hoán vị là f = 28%


Câu 34:

Theo dõi sự di truyền của 2 cặp tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen và di truyền trội hoàn toàn. Nếu F1 có tỷ lệ kiểu hình 7A-B- : 5A-bb : 1aaB- : 3aabb thì kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là

Xem đáp án

Đáp án D

F1 có tỷ lệ kiểu hình 7A-B- : 5A-bb : 1aaB- : 3aabb.

à aabb = 18,75%

A. , hoán vị 1 bên với f = 25% à sai, aabb= 37,5%*50% = 9/64

B. ; f = 37,5% à sai, aabb= 18,75%*50% = 9,375%

C. ; f = 8,65% à sai, aabb = 4,325%*4,325%= 0,187%

D. ; f = 25% à sai, aabb= 37,5%*50% = 3/16


Câu 35:

Ở một quần thể cây trồng sinh sản hữu tính, xét cấu trúc di truyền của một locus 2 alen trội lặn hoàn toàn là A và a có dạng 0,46AA+0,28Aa + 0,26aa. Một học sinh đưa ra một số nhận xét về quần thể này như sau:

(1) Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.

(2) Có hiện tượng tự thụ phấn ở một số các cây trong quần thể.

(3) Nếu quá trình giao phối vẫn tiếp tục như thế hệ cũ, tần số kiểu gen dị hợp sẽ được gia tăng.

(4) Tỷ lệ các cơ thể thuần chủng sẽ tăng dần theo thời gian.

(5) Quần thể có thể đang xảy ra hiện tượng thoái hóa giống.

(6) Tần số alen trội trong quần thể p = 0,6 và tần số alen lặn q = 0,4 Số lượng các nhận xét đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền à sai.

(2) Có hiện tượng tự thụ phấn ở một số các cây trong quần thể. à đúng.

(3) Nếu quá trình giao phối vẫn tiếp tục như thế hệ cũ, tần số kiểu gen dị hợp sẽ được gia tăng. à sai

(4) Tỷ lệ các cơ thể thuần chủng sẽ tăng dần theo thời gian. à đúng

(5) Quần thể có thể đang xảy ra hiện tượng thoái hóa giống. à đúng

(6) Tần số alen trội trong quần thể p = 0,6 và tần số alen lặn q = 0,4 à đúng.


Câu 36:

Theo định luật Hacđi - Vanbec, có bao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

(1) 0,5AA : 0,5aa.       (2) 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.          (3) 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa.

(4) 0,75AA : 0,25aa.           (5) 100% AA.                      (6) 100% Aa.

Xem đáp án

Đáp án A

(1) 0,5AA : 0,5aa. à không cân bằng

(2) 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. à cân bằng

(3) 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa. à không cân bằng

(4) 0,75AA : 0,25aa. à không cân bằng

(5) 100% AA. à cân bằng

(6) 100% Aa. à không cân bằng


Câu 37:

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một tính trạng trong một gia đình:


Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1).  Có 12 người trong phả hệ có thể xác định chính xác được kiểu gen từ các thông tin có trong phả hệ.

(2).  Những người không mắc bệnh là những người có thể không mang alen gây bệnh.

(3). Gen chi phối tính trạng bệnh nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y do tỷ lệ bị bệnh ở nam giới xuất hiện ít hơn.

Ở thệ hệ thứ 2, cặp vợ chồng không bị bệnh có ít nhất một người có kiểu gen dị hợp.

Xem đáp án

Đáp án D

(1) Có 12 người trong phả hệ có thể xác định chính xác được kiểu gen từ các thông tin có trong phả hệ. à sai, chỉ có 10 người biết chắc chắn kiểu gen.

(2) Những người không mắc bệnh là những người có thể không mang alen gây bệnh à đúng

(3) Gen chi phối tính trạng bệnh nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y do tỷ lệ bị bệnh ở nam giới xuất hiện ít hơn à sai

(4) Ở thệ hệ thứ 2, cặp vợ chồng không bị bệnh có ít nhất một người có kiểu gen dị hợp à đúng


Câu 38:

Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

(2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.

(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy.

(4) Áp dụng công nghệ, nâng cao hiệu suất khai thác tài nguyên

Xem đáp án

Đáp án D

(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước. à đúng

(2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh. à sai

(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. à đúng

(4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy. à sai.

(5) Áp dụng công nghệ, nâng cao hiệu suất khai thác tài nguyên à đúng


Câu 39:

Khi nói về quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể động vật và các khía cạnh liên quan, cho các phát biểu dưới đây:

(1). Hiệu quả trao đổi khí trong phổi người cao hơn so với phổi chim.

(2). Trao đổi khí ở chim là hệ thống trao đổi khí kép, dòng khí chỉ đi một chiều qua phổi.

(3). Bề mặt trao đổi khí của các loài càng dày và ẩm thì hiệu quả trao đổi khí càng cao.

(4). Phương thức hô hấp của côn trùng khác biệt so với các loài động vật có xương sống, chúng không cần sắc tố hô hấp trong máu.

Số lượng các phát biểu chính xác là:

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Hiệu quả trao đổi khí trong phổi người cao hơn so với phổi chim. à đúng (nếu chỉ xét ở phổi thì hiệu quả trao đổi khí ở phổi người cao hơn)

(2) Trao đổi khí ở chim là hệ thống trao đổi khí kép, dòng khí chỉ đi một chiều qua phổi. à đúng

(3) Bề mặt trao đổi khí của các loài càng dày và ẩm thì hiệu quả trao đổi khí càng cao. à sai

(4) Phương thức hô hấp của côn trùng khác biệt so với các loài động vật có xương sống, chúng không cần sắc tố hô hấp trong máu. à sai.


Câu 40:

Vận dụng kiến thức sinh trưởng, phát triển và sinh sản thực vật nào dưới đây vào trồng trọt là chính xác?

(1). Chiếu sáng cho cây ngày dài trong điều kiện ngày ngắn có thể khiến chúng ra hoa trái vụ.

(2). Làm tổn thương các cơ quan sinh dưỡng có thể kích thích quá trình chuyển pha từ pha sinh dưỡng sang pha sinh sản.

(3). Bón càng nhiều phân đạm cho cây thì tốc độ ra hoa kết trái càng nhanh.

(4). Bấm bớt ngọn cây có thể dẫn tới làm tăng năng suất cây trồng.

Số lượng các phát biểu chính xác là:

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Chiếu sáng cho cây ngày dài trong điều kiện ngày ngắn có thể khiến chúng ra hoa trái vụ. à đúng

(2) Làm tổn thương các cơ quan sinh dưỡng có thể kích thích quá trình chuyển pha từ pha sinh dưỡng sang pha sinh sản. à đúng

(3) Bón càng nhiều phân đạm cho cây thì tốc độ ra hoa kết trái càng nhanh. à sai

(4) Bấm bớt ngọn cây có thể dẫn tới làm tăng năng suất cây trồng. à đúng

 


Bắt đầu thi ngay